KSV Nắm giữ 55% CTCP Đất hiếm Lai Châu chủ mỏ Đất hiếm Đông Pao

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi typhuCKVN, 05/06/2019.

5143 người đang online, trong đó có 676 thành viên. 12:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 3):
  2. FanBMW,
  3. Ngotanh
Chủ đề này đã có 15590 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Giới thiệu về công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu - Vimico

    1. Lịch sử hình thành:
    Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu – Vimico được thành lập từ năm 2008, là Công ty con của Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin. Với nhiệm vụ chính là thăm dò, khai thác, chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, Tam Đường, Lai Châu. Trải qua 05 năm thành lập, được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền từ Trung ương và địa phương cùng với chỉ đạo sát sao của HĐQT, Công ty mẹ, Công ty đã thực hiện được các nhiệm vụ sau:
    - Hoàn thành Đề án thăm dò bổ sung đánh giá toàn bộ trữ lượng mỏ đất hiếm Đông Pao – Tam Đường – Lai Châu.
    - Được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc giao quản lý toàn bộ mỏ đất hiếm Đông Pao để làm cơ sở xin cấp phép khai thác mỏ.
    - Thỏa thuận hợp tác với đối tác Nhật Bản theo chủ trương của Chính phủ về việc khai thác, chế biến thân quặng F3 mỏ đất hiếm Đông Pao nhằm phát triển ngành công nghiệp đất hiếm Việt Nam.
    2. Ngành, nghề kinh doanh:
    + Khảo sát, thăm dò, khai thác, tuyển luyện, chế biến, kinh doanh đất hiếm và các loại khoáng sản khác;
    + Tư vấn thiết kế mỏ, tư vấn đầu tư khai thác, tuyển luyện, chế biến các loại khoáng sản. Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực địa chất, khai thác mỏ và luyện kim;
    + Thiết kế, chế tạo, gia công, sửa chữa, xuất nhập khẩu các loại hàng hoá, vật tư, thiết bị thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản và luyện kim;
    + Dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá;
    + Xây dựng và sửa chữa các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt và xây lắp điện;
    + Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
    3. Biểu tượng:



    [​IMG]

    Đa sắc

    [​IMG]
    Đơn sắc

    4. Tên giao dịch quốc tế:
    Tên đầy đủ: LAI CHAU - VIMICO rare earth joint stock company
    Tên viết tắt: LAVRECO
    5. Địa chỉ liên lạc:
    Thị trấn Tam Đường, Huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu.
    Tel: (02313) 753.154 - Fax: (02313) 753.152
    Email: tchc.lavreco@gmail.com
    Website: www.lavreco.vn
  2. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    KSV
    Tổng Công ty Khoáng sản TKV - CTCP (UpCOM)

    http://s.cafef.vn/upcom/KSV-tong-cong-ty-khoang-san-tkv-ctcp.chn

    Lịch sử hình thành và phát triển
    ( 14/11/2017 - 10:33 )
    Sau 10 năm đổi mới (từ năm 1986) Đảng và Chính phủ đã có chủ trương thành lập các Tổng công ty để thúc đẩy quá trình tích tụ vốn, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chuẩn bị tốt cho hội nhập quốc tế. Thực hiện chủ trương đó, ngày 27/10/1995 theo Quyết định số 1118/QĐ – TCCBĐT của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công thương) Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Khoáng sản Quý hiếm Việt Nam và Tổng công ty Phát triển Khoáng sản.
    Ngày 18/02/2003 theo Quyết định của Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Đá quý và Vàng đã sáp nhập vào Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Ngày 26/12/2005 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 345/QĐ – TTg về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, theo đó Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam trở thành Tổng công ty Khoáng sản – TKV – Công ty con của Tập đoàn và hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
    Ngày 15/06/2010 Bộ Công thương có Quyết định 3169/QĐ – BCT chuyển đổi Tổng công ty Khoáng sản – TKV sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên và có tên mới là Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin.
    Ngày 30/12/2014 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2388/QĐ – TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin, theo đó từ ngày 06/10/2015 Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và có tên mới là Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP với các nội dung chính sau:
    – Tên Tiếng Việt: Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP
    – Tên rút gọn: Tổng công ty Khoáng sản – TKV
    – Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN – MINERALS HOLDING CORPORATION
    – Tên viết tắt: VIMICO
    – Địa chỉ: Số 193, đường Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
    – Điện thoại: 024.62876666; Fax: 024.62883333
    – Website: www.vimico.vn
    typhuCKVN đã loan bài này
  3. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    THÔNG BÁO TỔ CHỨC CHÀO HỢP TÁC ĐẦU TƯ
    Về việc hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tổng ô xít đất hiếm >90% TREO từ quặng nguyên khai đất hiếm khai thác tại mỏ đất hiếm Đông Pao, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
    Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu – Vimico (LAVRECO) tổ chức Phiên chào hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tổng ô xít đất hiếm >90% TREO từ quặng nguyên khai đất hiếm khai thác tại mỏ đất hiếm Đông Pao, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu vào hồi 9 giờ 00 phút ngày 20/9/2018 tại Văn phòng Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu – Vimico, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
    Kính mời đại diện các Nhà đầu tư có đủ điều kiện, năng lực và có nhu cầu tham gia để hợp tác đầu tư chế biến thành tổng oxit đất hiếm có hàm lượng >90% TREO từ quặng nguyên khai đất hiếm, cụ thể như sau:
    1. Thông tin chi tiết về Phiên chào đầu tư:
    1.1. Sản phẩm: Quặng nguyên khai đất hiếm được sản xuất tại mỏ đất hiếm Đông Pao.
    1.2. Số lượng:
    Số lượng quặng nguyên khai hàm lượng tối thiểu 4% TREO đảm bảo cho Nhà đầu tư sử dụng để chế biến được tối thiểu 5.000 tấn và được tối đa 10.000 tấn tổng oxit đất hiếm/năm.
    1.3. Thời gian hợp tác đầu tư :
    - Thời gian hợp tác đầu tư chế biến theo giấy phép khai thác LAVRECO được cấp phép khai thác mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
    1.4. Địa điểm hợp tác đầu tư: xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
    1.5. Hệ số tính giá K và Công thức tính giá quặng nguyên khai đất hiêm:
    Quy định tại Văn bản “Công thức tính giá, Hệ số tính giá và Giá” kèm theo.
    3. Thời gian, địa điểm nhận Hồ sơ và đăng ký tham gia đấu giá: Từ 14 giờ 00 phút ngày 10/9/2018 đến 16 giờ 00 phút 19/9/2018 (trong các ngày làm việc hành chính) tại:
    - Phòng Kế hoạch – Đầu tư, Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu – Vimico, Bản Hua Bó, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
    4. Địa chỉ thông báo và niêm yết thông tin đấu giá hàng hoá: Thông tin Phiên đấu giá hàng hóa được thông báo trên Thời báo Tài chính Việt Nam; trang Webside lavreco.vn.
    Địa chỉ liên hệ: Phòng Kế hoạch – Đầu tư, Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu – Vimico, số điện thoại: 02133.753.154; Fax: 02133.753.152 trong giờ làm việc hành chính.

    Nguồn : Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu - Vimico
    typhuCKVN đã loan bài này
  4. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Công ty CP Đất hiếm Lai Châu – VIMICO đã được BTNMT cấp phép khai thác mỏ đất hiếm Đông Pao
    Thứ bảy - 14/02/2015 12:40
    Như đã biết, năm 2012, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu – Vimico đã được Chính phủ nhất trí giao quản lý toàn bộ vùng mỏ đất hiếm Đông Pao, Lai Châu lớn nhất cả nước để nhằm triển khai các thủ tục cấp phép xin cấp phép mỏ theo quy định và xây dựng tổ hợp khai thác, chế biến đất hiếm. Trải qua rất nhiều sự cố gắng nỗ lực của tập thể CBCNV Công ty cũng như sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các Bộ ngành, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng Việt Nam và Công ty mẹ Tổng công ty Khoáng sản – Vinacomin (KSV) thì sau khi được sự nhất trí của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Công văn số 10295/VPCP –KTN ngày 23/12/2014 về việc đồng ý cấp phép mỏ, ngày 30/12/2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy phép khai thác mỏ đất hiếm Đông Pao, Lai Châu cho Công ty trên quy mô 04 thân quặng (F3, F7, F9, F10) với trữ lượng là 1,1 triệu tấn đất hiếm, 4,2 triệu tấn barit, 6,0 triệu tấn fluorit và thời gian cấp phép là 30 năm. Đây được coi là bước ngoặt lớn và là cơ sở quan trọng để Công ty triển khai việc xây dựng tổ hợp khai thác, chế biến đất hiếm đầu tiên của nước ta nhằm đưa ngành công nghiệp đất hiếm vươn tới một mốc phát triển mới.
    Tuy nhiên do hiện nay trong nước chưa có cơ sở nào khai thác, chế biến đất hiếm nào được triển khai, trong khi đó công nghệ chế biến đất hiếm rất phức tạp, thị trường tiêu thụ khó khăn, vốn đầu tư lớn. Do vậy để triển khai tổ hợp khai thác, chế biến đất hiếm Đông Pao một cách có hiệu quả nhất làm cơ sở cho việc phát triển ngành công nghiệp đất hiếm non trẻ Việt Nam, trong thời gian tới Công ty sẽ triển khai việc xây dựng tổ hợp khai thác, chế biến đất hiếm với quy mô công suất phù hợp với thị trường bằng hình tự thực hiện và mời gọi các đối tác trong và ngoài nước có đủ năng lực, công nghệ để cùng hợp tác đầu tư.
    Nguồn tin: Tin Công ty
    --- Gộp bài viết, 05/06/2019, Bài cũ: 05/06/2019 ---
    [​IMG]
    typhuCKVN đã loan bài này
  5. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Mỏ Đất hiếm Đông Pao có tổng diện tích hơn 11km2. Mỏ sẽ được khai thác lộ thiên, tuyển khoáng và thủy luyện có công suất quặng nguyên khai là 1.088.000 tấn.
    Ngày 26/9, ông Bùi Văn Huyền, Giám đốc Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu - VIMICO cho biết văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 7263/VPCP-KTN của Thủ tướng Chính phủ, đồng ý về nguyên tắc giao cho Công ty được quản lý toàn bộ mỏ đất hiếm Đông Pao ở huyện Tam Đường (Lai Châu).

    Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo Công ty khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản.

    Hiện nay Công ty khai thác khoáng sản Lavreco đã lập xong Dự án đầu tư khai thác, chế biến đất hiếm mỏ Đông Pao với phương pháp khai thác lộ thiên, tuyển khoáng và thủy luyện có công suất quặng nguyên khai là 1.088.000 tấn.

    Sản phẩm cuối cùng là một số oxit riêng rẽ và oxit phức hợp với số lượng tương đương 30.000 TR2O3/năm. Đồng thời, Công ty đang khẩn trương, gấp rút hoàn thành báo cáo đánh giá an toàn bức xạ, báo cáo đánh giá tác động môi trường...

    Trong vài tháng tới, Công ty khai thác khoáng sản Lavreco có thể bắt đầu triển khai xây dựng nền công nghiệp khai thác, chế biến đất hiếm và quản lý bảo vệ mỏ, góp phần giữ vững trật tự an ninh trong khu mỏ hiện nay.

    Tại Lai Châu, đất hiếm có nhiều tại phía Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe (Phong Thổ) và Đông Pao (Tam Đường). Mỏ Đất hiếm Đông Pao - mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam, có tổng diện tích hơn 11km2.

    Theo các nhà chuyên môn, đất hiếm gồm 17 nguyên tố, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ôtô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, ra đa, tên lửa.../.

    Theo Công Hải
    TTXVN
    typhuCKVN đã loan bài này
  6. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Nhật Bản tìm nguồn cung đất hiếm từ Việt Nam
    Việt Nam được đánh giá có trữ lượng đất hiếm lớn. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, đất hiếm có nhiều tại Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (tỉnh Lai Châu), Mường Hum (tỉnh Lào Cai), Yên Phú (tỉnh Yên Bái)...
    Chính phủ Nhật Bản cùng các doanh nghiệp nước này cam kết sẽ hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong nghiên cứu và khai thác đất hiếm.

    Bằng chứng mới nhất thể hiện cam kết này là Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ đất hiếm Việt Nam-Nhật Bản, do Nhật Bản tài trợ toàn bộ phần trang thiết bị đã được khánh thành tại cơ sở 2, Viện Công nghệ xạ hiếm ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội).

    Trung tâm có chức năng nghiên cứu và phân tích quặng đất hiếm ở Việt Nam.

    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Ichiro Takahana, Cục trưởng Cục Năng lượng và Tài nguyên Nhật Bản cho biết, việc hợp tác này sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị công nghệ cao toàn cầu, đồng thời Nhật Bản có cơ hội mua được các loại đất hiếm của Việt Nam với số lượng lớn phục vụ cho phát triển công nghệ cao.

    Trước thời điểm đưa Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ đất hiếm Việt Nam-Nhật Bản vào hoạt động, Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao Nhật Bản đã hợp tác với Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu - VIMICO lập “Dự án Khai thác chế biến đất hiếm thân quặng F3, ở mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”, với mục tiêu đạt sản lượng 10.000 tấn đất hiếm thân quặng F3/năm…

    Dự án này trở thành một trong số những dự án quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản nhằm cung ứng đất hiếm của Việt Nam cho Nhật Bản và các nước khác. Điều này đã được thể hiện tại văn bản thỏa thuận về hợp tác đất hiếm giữa Nhật Bản và Việt Nam được Thủ tướng hai nước ký kết vào tháng 10/2011.

    Việt Nam được đánh giá có trữ lượng đất hiếm khá lớn. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, tại Việt Nam, đất hiếm có nhiều tại Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (tỉnh Lai Châu), Mường Hum (tỉnh Lào Cai), Yên Phú (tỉnh Yên Bái)...

    Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, cho dù Việt Nam có tiềm năng tài nguyên đất hiếm lớn, nhưng chưa có mỏ đất hiếm nào được đưa vào khai thác và sản xuất.

    “Chính vì vậy, Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ đất hiếm Việt Nam-Nhật Bản sẽ trở thành cơ sở vật chất không thể thiếu trong quy trình áp dụng công nghệ của Nhật Bản để phân ly và chiết tách phần đất hiếm từ thân quặng thu được tại mỏ đất hiếm được khai thác lần đầu tiên tại Việt Nam và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản”, ông Thanh nói.

    “Việt Nam có tiềm năng đất hiếm lớn, trong khi nhu cầu về đất hiếm của Nhật lại cao. Việc hợp tác chặt chẽ giữa hai nước vừa mang lại lợi ích cho cả hai bên, lại tránh độc quyền đất hiếm của một quốc gia nào đó”, ông Ichiro Takahana chia sẻ.

    Nhiều năm qua, Nhật Bản đã nhập khẩu tới 97% lượng đất hiếm từ Trung Quốc. Tuy nhiên, do việc Trung Quốc thông báo sẽ hạn chế xuất khẩu đất hiếm, khiến cho các nước nhập khẩu mặt hàng này, trong đó có Nhật Bản nỗ lực tìm các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam.

    Nỗ lực đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Nhật Bản để khai thác đất hiếm càng được đẩy mạnh hơn khi Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1652/QĐ-BCT điều chỉnh nội dung một số quy định về quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani theo hướng cho phép tăng sản lượng khai thác và cho phép hợp tác liên doanh với Nhật Bản.
    Cụ thể, quyết định này cho phép nâng công suất khai thác mỏ đất hiếm Đông Pao (Lai Châu) giai đoạn 2008-2015 từ 200.000 tấn quặng/năm lên 720.000 tấn quặng/năm...

    Theo Hải Yến
    Đầu tư
    typhuCKVN đã loan bài này
  7. ngoclanstock

    ngoclanstock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/11/2015
    Đã được thích:
    1.670
    thật à
  8. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    THƯ MỜI GỌI HỢP TÁC VỀ CHẾ BIẾN TIÊU THỤ ĐÁT HIẾM VÀ BARIT, FLUORIT
    https://lavreco.vn/index.php/vi/tho...HE-BIEN-TIEU-THU-DAT-HIEM-VA-BARIT-FLUORIT-7/
    Cập nhật vào : Thứ tư - 10/05/2017 16:08 Share |lavreco@gmail.com Website: lavreco.vn
    Giám đốc: Vũ Tiến Tú
    2. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
    Ngày 30/12/2014, LAVRECO được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác mỏ đất hiếm Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu số 3220/GP-BTNMT. Thời gian cấp phép là 30 năm, diện tích cấp phép 132,74 ha.
    Trữ lượng được cấp phép là:
    + Đất hiếm (TR2O3): 1.079.524 tấn
    + Barit (BaSO4): 4.211.248 tấn
    + Fluorit (CaF2): 6.044.077 tấn
    Mỏ đất hiếm Đông Pao là mỏ đất hiếm nhóm nhẹ, gồm 04 nguyên tố chính: La, Ce, Pr, Nd.
    LAVRECO đang triển khai đầu tư tổ hợp khai thác, chế biến quặng đất hiếm, sản phẩm là tinh quặng đất hiếm ≥ 38% TR2O3 và các khoáng sản đi kèm là tinh quặng barit ≥ 93% BaSO4, tinh quặng fluorit ≥ 85% CaF2. Dự kiến đầu năm 2019, LAVRECO sẽ sản xuất và có sản phẩm. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm như sau:
    - Tinh quặng barit ≥ 93% BaSO4 và tinh quặng fluorit ≥ 85% CaF2 sẽ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
    - Tinh quặng đất hiếm ≥ 38% TR2O3 sẽ tiêu thụ theo 02 phương án, cụ thể:
    + Phương án 1: LAVRECO sẽ bán tinh quặng đất hiếm cho các nhà máy chế biến tổng oxyt đất hiếm trong nước và xuất khẩu.
    + Phương án 2: LAVRECO mời gọi các doanh nghiệp có đủ điều kiện năng lực tài chính, thị trường, công nghệ hợp tác đầu tư chế biến tổng oxyt đất hiếm trong nước.
    Các Quý doanh nghiệp trong và ngoài nước nếu có nhu cầu quan tâm hợp tác sản xuất tổng oxyt đất hiếm hoặc tiêu thụ sản phẩm đề nghị liên hệ với LAVRECO để thống nhất phương án hợp tác và tiêu thụ sản phẩm.
    Rất mong nhận được sự quan tâm của các Quý doanh nghiệp./.
    typhuCKVN đã loan bài này
  9. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Công ty CP đất hiếm Lai Châu – Vimico ký kết Biên bản ghi nhớ với đối tác Nhật Bản về hợp tác khai thác , chế biến đất hiếm
    https://lavreco.vn/index.php/vi/new...an-ve-hop-tac-khai-thac-che-bien-dat-hiem-15/
    Thứ ba - 28/05/2013 22:54

    Ngày 17/5, tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đã diễn ra Lễ ký biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác-chế biến đất hiếm giữa Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu (VIMICO) và Công ty phát triển đất hiếm Đông Pao Nhật Bản.


    (BLC)- Lễ ký kết được Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu – Vimico và Công ty phát triển đất hiếm Đông Pao Nhật Bản tổ chức sáng nay (17/5).

    Dự lễ ký kết gồm có: Đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; HĐND - UBND huyện Tam Đường; Tổng Công ty khoáng sản – Vinacomin (Hà Nội); Ban dự án đất hiếm Tập đoàn Toyota Tsuho (Nhật Bản).

    [​IMG]

    Đại diện Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu - Vimico và Công ty phát triển đất hiếm Đông Pao Nhật Bản
    ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm.


    Đất hiếm là một trong những loại khoáng sản quý hiếm, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như: Công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin… Tỉnh ta, đất hiếm có nhiều ở xã Nậm Xe (Phong Thổ) và ở xã Bản Hon (Tam Đường).

    Tại buổi lễ, đại diện 2 Công ty đã ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao (xã Bản Hon). Theo đó, 2 Công ty sẽ thực hiện khai thác, chế biến đất hiếm qua 2 giai đoạn.

    Giai đoạn I: cùng tham gia thực hiện “Dự án khai thác chế biến đất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”; cùng quyết định: quy trình tuyển quặng, quy trình chế biến, địa điểm đặt nhà máy chế biến…

    Giai đoạn II: 2 Công ty tiếp tục đàm phán các khoản mục về thành lập Công ty liên doanh với tên dự định là “Công ty TNHH hai thành viên Việt-Nhật” (viết tắt là JVC).

    Trong thực hiện Biên bản ghi nhớ, 2 Công ty cam kết bảo mật các thông tin Dự án khai thác, chế biến thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao.

    Phát biểu tại buổi lễ ký kết, đồng chí Bùi Quang Vinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường khẳng định: Sự kiện trên có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần không nhỏ vào việc thắt chặt tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản. Đồng chí cũng yêu cầu, trong quá trình khai thác, chế biến Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu-Vimico và Công ty Phát triển Đất hiếm Đông Pao Nhật Bản phải đảm bảo môi trường sinh thái; ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực địa phương; thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, an ninh khu vực mỏ khai thác theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam...

    Nguồn tin: Tin Báo Lai Châu
    typhuCKVN đã loan bài này
  10. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    VIMICO sẽ quản lý toàn bộ mỏ đất hiếm lớn nhất VN
    https://lavreco.vn/index.php/vi/news/Doi-tac/VIMICO-se-quan-ly-toan-bo-mo-dat-hiem-lon-nhat-VN-17/

    Thứ ba - 28/05/2013 23:03

    Mỏ Đất hiếm Đông Pao có tổng diện tích hơn 11km2. Mỏ sẽ được khai thác lộ thiên, tuyển khoáng và thủy luyện có công suất quặng nguyên khai là 1.088.000 tấn.
    Ngày 26/9, ông Bùi Văn Huyền, Giám đốc Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu - VIMICO cho biết văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 7263/VPCP-KTN của Thủ tướng Chính phủ, đồng ý về nguyên tắc giao cho Công ty được quản lý toàn bộ mỏ đất hiếm Đông Pao ở huyện Tam Đường (Lai Châu).

    Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo Công ty khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản.

    Hiện nay Công ty khai thác khoáng sản Lavreco đã lập xong Dự án đầu tư khai thác, chế biến đất hiếm mỏ Đông Pao với phương pháp khai thác lộ thiên, tuyển khoáng và thủy luyện có công suất quặng nguyên khai là 1.088.000 tấn.

    Sản phẩm cuối cùng là một số oxit riêng rẽ và oxit phức hợp với số lượng tương đương 30.000 TR2O3/năm. Đồng thời, Công ty đang khẩn trương, gấp rút hoàn thành báo cáo đánh giá an toàn bức xạ, báo cáo đánh giá tác động môi trường...

    Trong vài tháng tới, Công ty khai thác khoáng sản Lavreco có thể bắt đầu triển khai xây dựng nền công nghiệp khai thác, chế biến đất hiếm và quản lý bảo vệ mỏ, góp phần giữ vững trật tự an ninh trong khu mỏ hiện nay.

    Tại Lai Châu, đất hiếm có nhiều tại phía Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe (Phong Thổ) và Đông Pao (Tam Đường). Mỏ Đất hiếm Đông Pao - mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam, có tổng diện tích hơn 11km2.

    Theo các nhà chuyên môn, đất hiếm gồm 17 nguyên tố, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ôtô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, ra đa, tên lửa.../.
    Công Hải (TTXVN)
    typhuCKVN đã loan bài này

Chia sẻ trang này