LAF - KẺ NÀO ĐÃ VÙI HOA DẬP LIỄU ????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NgoanVCB, 22/05/2007.

2416 người đang online, trong đó có 59 thành viên. 02:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 597 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. NgoanVCB

    NgoanVCB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    805
    LAF - KẺ NÀO ĐÃ VÙI HOA DẬP LIỄU ????

    Ngành điều Việt Nam: Đứng đầu thế giới mà lo!
    (theo báo Sài gòn giải phóng)

    Sau hạt tiêu đen, giờ đến lượt điều nhân vươn lên đứng đầu thế giới. Thông tin từ hội nghị về tiêu chuẩn, chất lượng hạt điều tổ chức ở Florida (Mỹ) từ 26 đến 29-4-2007 cho biết: Sản lượng điều xuất khẩu của VN là 130.000 tấn nhân điều, của Ấn Độ là 118.000 tấn. Chất lượng được đánh giá là tốt. Như vậy VN đã vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân.

    Đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều nhưng các nhà sản xuất, xuất khẩu VN chẳng những chưa vui mà còn lo canh cánh vì 2 năm liên tiếp vừa qua các nhà chế biến xuất khẩu điều thua lỗ nặng: năm 2005 lỗ 1.000 tỷ đồng, năm 2006 lỗ khoảng 300 tỷ đồng, còn năm 2007 dự báo hòa vốn hoặc có lãi chút ít! Làm ăn trong thời buổi hội nhập toàn cầu giá cả thị trường lên xuống khó lường, lời lỗ là chuyện bình thường. Đằng này thua lỗ của ngành điều VN trong mấy năm vừa qua là hoàn toàn do ta, vì lợi ích cục bộ, vì làm ăn gian dối, vì thiếu sự hợp tác tất cả cho lợi ích chung của đất nước.

    Theo các nhà sản xuất chế biến điều VN lăn lộn nhiều năm với hạt điều với thương trường, thua lỗ tựu trung do mấy nguyên nhân sau đây:

    ?" Nguyên liệu chế biến (điều thô) kém chất lượng. Các nhà cung cấp nguyên liệu mua điều thô của nông dân về ngâm nước hoặc trộn tạp chất rồi mới bán cho các xí nghiệp chế biến để đạt lợi nhuận cao. Các xí nghiệp, nhà máy để có nguyên liệu sản xuất, để thực hiện các hợp đồng ký kết với khách hàng đành phải mua. Hậu quả là tỷ lệ thành phẩm so với nguyên liệu cao nên giá thành cao.

    ?" Vụ điều thường rộ và chỉ kéo dài trong vài tháng. Lúc này các nhà máy chế biến phải có vốn để mua điều thô. Mà các nhà máy thường thiếu vốn tự có nên phải vay ngân hàng, vay càng nhiều càng tốt để thu mua được nhiều nguyên liệu (điều thô), từ đó dẫn đến tình trạng tranh mua quyết liệt đẩy giá nguyên liệu lên cao hơn giá trị thực (giá xuất khẩu có lãi).

    ?" Ngành chế biến điều là ngành thâm dụng lao động và chỉ sản xuất theo thời vụ và thu nhập không cao nên khó giữ chân người lao động. Mặt khác không nhà máy nào dám nuôi quân cả năm. Bởi vậy chỉ đến khi vào vụ các nhà máy mới thuê lao động. Để có lao động các nhà máy lại tranh nhau đẩy giá thuê nhân công lên.

    Từ các nguyên nhân trên làm chi phí tăng lên, làm cho giá thành nhân điều cao hơn giá xuất khẩu. Ngành điều VN lỗ mấy năm liền là vì vậy.

    Cây điều là thế mạnh của nông nghiệp VN, là nguồn thu nhập không nhỏ của nông dân. Mặt hàng nhân điều đang đứng đầu thế giới. Một cơ hội hiếm có. Để giữ vị trí này ngoài sự nỗ lực của bản thân ngành điều rất cần sự tiếp sức tháo gỡ những bất hợp lý từ cấp quản lý vĩ mô.
  2. DominicVN

    DominicVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Kinh doanh công ty phá sản - Nghệ thuật làm giàu mới


    Nguồn tin: Tuổi Trẻ Online
    Digg!

    Cha con MittalTại các nền kinh tế đang chuyển đổi, những ?othợ săn? ít mua cổ phần các công ty ?osao? mà chuyên lùng mua các công ty ?osắp chết? - công ty phá sản. Dưới đây là một thí dụ.

    Chủ công nghiệp thép lớn nhất thế giới (chiếm 10% sản lượng toàn cầu) là ông trùm Lakshmi 56 tuổi và cậu con trai Aditya Mittal 31 tuổi. Như bố, thép đã ?ongấm? vào máu Aditya từ thời trẻ. Aditya vẫn còn chập chững khi cùng gia đình dọn sang Indonesia, nơi anh học tại Trường quốc tế Surabaya. Thời niên thiếu, Aditya cùng cha đi khắp nhà máy, Aditya cũng thường được bố thuật lại những chuyến giao dịch, về những công ty mà ông mua và được bố đưa đến văn phòng để hóng chuyện.

    Từ buôn đồng nát

    Hai cha con thống trị một trong những doanh nghiệp lâu đời và cốt lõi nhất lịch sử công nghiệp thế giới. Với 45% cổ phần (trị giá 33 tỉ USD) trong Tập đoàn thép Arcelor Mittal, họ trở thành một trong những gia đình giàu nhất thế giới.

    Không như nhiều doanh nghiệp gia đình vốn thường chứng kiến tình trạng bất tín giữa cha và con (có khi cha hất con ra rìa hoặc con lập mưu lật đổ cha), nhà Mittal là một ngoại lệ đặc biệt. Lakshmi luôn tạo điều kiện và ?okhông gian? đủ rộng để Aditya tung hoành trong việc xây dựng và điều hành công ty. Phần mình, Aditya đủ thông minh và tự tin để học hỏi kinh nghiệm từ cha. Tính đến đời Aditya, gia đình Mittal đã có bốn thế hệ sống bằng công nghiệp thép, được khởi nghiệp từ ông cố nội với nghề mua sắt phế liệu tại Karachi.

    Sau này, gia đình dọn sang Ấn Độ, Mohan Lal Mittal - bố Lakshmi - bắt đầu bỏ nghề ve chai đồng nát và chuyển sang sản xuất dầu thực vật tại Uttar Pradesh. Không lâu sau, Mohan cùng hai người bạn hùn vốn mua một xưởng cán thép sập tiệm tại Howrah gần Calcutta. Khi công việc làm ăn của nhà Mohan thuận lợi, Chính phủ Ấn Độ tiến hành chính sách quốc hữu hóa công nghiệp thép đối với các công ty thành lập sau thời điểm Ấn Độ giành độc lập.

    Hãng thép nhà Mohan lao đao, và họ chỉ vực dậy khi chính phủ cho phép tư nhân tham gia một phần trước tình hình thiếu hụt nguồn thép. Dù trình độ chỉ trung học, Mohan nhanh chóng nắm cơ hội và trở thành một trong những ông chủ thép Ấn Độ đầu tiên đầu tư mạnh cho hiện đại hóa sản xuất. Đầu thập niên 1970, Chính phủ Ấn một lần nữa làm khó dễ công nghiệp thép tư nhân, Mohan dời hãng thép sang Surabaya (Indonesia)...

    Đến mua ?oxác chết? rồi ?ohồi sinh? chúng

    Tiep 2 tong thong MyMột trong những thủ thuật quen thuộc của Lakshmi là mua các hãng thép sắp phá sản và hồi sinh nó bằng thiết bị hiện đại cũng như phương pháp quản trị mới. Thành công đầu tiên là mua Hãng thép Iscott tại Trinidad & Tobago, lúc đó đang lỗ 1 triệu USD/ngày! Chỉ một năm, Lakshmi đã tăng gấp đôi sản lượng Iscott.

    Tiếp theo, năm 1992, Lakshmi sang Mexico, mua Hãng thép Sicartsa với giá 220 triệu USD. Tương tự, ba năm sau, Lakshmi mua Karaganda (công ty thép nhà nước Kazakhstan) với giá 450 triệu USD. Năm 2006, Mittal Steel mua Arcelor (hãng thép lớn nhất châu Âu, sáp nhập từ một loạt hãng thép của Pháp, Bỉ, Luxembourg và Tây Ban Nha) với giá 22,6 tỉ USD.

    Về lý thuyết, bất cứ ai có tiền cũng có thể đầu tư vào một cơ sở sản xuất sắp phá sản và vực nó dậy bằng chiến thuật thay đổi thiết bị cũng như lập bộ máy quản trị mới. Tuy nhiên, ít người mạo hiểm như Lakshmi Mittal. Hơn nữa, ông thật sự có một bí quyết trong thao tác biến một công ty ?obệnh? thành một công ty ?okhỏe? và thậm chí phát triển liên tục.

    Chuyên gia phân tích công nghiệp thép Jeremy Fletcher thuộc Ngân hàng Credit Suisse First Boston nói rằng doanh nghiệp Mittal là ?ocông ty thép hoạt động hiệu quả nhất thế giới?, và Hãng kiểm toán Goldman Sachs cũng cho rằng họ là ?omột trong những hãng tiên phong, nếu không nói là nơi tiên phong, trong việc chiếm lĩnh thị trường thép toàn cầu?.

    Trong khi Lakshmi đi khắp thế giới gặp gỡ đối tác, Aditya ở nhà nghiền ngẫm từng chi tiết thương vụ. Chính gương mặt búng ra sữa này đã trực tiếp tiến hành vụ sáp nhập giữa Mittal Steel và Arcelor. Nhiệm vụ số một của anh hiện thời là thực hiện cam kết đạt mức lãi 5,3 tỉ USD cho Arcelor Mittal vào năm 2008. Từ tháng 8-2006, Aditya đã có mặt trong hội đồng quản trị để giám sát hoạt động kinh doanh tại châu Mỹ (bốn nhà máy tại Mỹ và loạt nhà máy tại Canada, Mexico, Chile, Argentina và Brazil).

    Châu Á cũng đang trong tầm ngắm của Aditya, chẳng hạn công ty thép khổng lồ Posco của Hàn Quốc. Hiện thời, Mittal sở hữu 33% trong Hãng thép Hunan Valin (Trung Quốc) và chuẩn bị xây một nhà máy tại Orissa (Ấn Độ)...

Chia sẻ trang này