Lại một chỉ thị 03 nữa của NHNN - Thanh tra các ngân hàng thương mại về khối lượng cầm cố chứng khoá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieuthiotc, 05/05/2008.

6380 người đang online, trong đó có 692 thành viên. 08:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2065 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Lại một chỉ thị 03 nữa của NHNN - Thanh tra các ngân hàng thương mại về khối lượng cầm cố chứng khoán và bất động s

    Lượng cổ phiếu cầm cố tại các ngân hàng thương mại dường như có khối lượng cực lớn, lớn hơn rất nhiều so với báo cáo của các ngân hàng báo cáo cuối năm 2007. Tới đây NHNN sẽ phải gửi các đoàn thanh tra tới các ngân hàng này để kiểm tra thực tế tình hình cầm cố chứng khoán và tiện thể kiểm tra cầm cố bất động sản, nghe đòn là có ngân hàng cho cầm cố đến 50% tổng số cho vay ... con số thật là khủng khiếp. Đã đến lúc không thể tin vào các báo cáo láo của ngân hàng, việc này ai cũng biết ... chỉ thắc mắc một điều là không ai dám làm, tuy nhiên ung nhọt cần phải xác định rõ ràng và phải cắt bỏ dù có đau đớn ... việc này cần phải làm ngay nếu không hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi, nhất là khi quả bong bóng bất động sản mà nổ thì ... cả hệ thống sẽ teo huyền tèo.
  2. NYSE6868

    NYSE6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Đã được thích:
    7
    Thanh tra phạt nặng bọn này đi ... mk làm STB của em dư bán sàn hơn 700 k ...
  3. BaDung2

    BaDung2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ đạo việc này từ hồi mình đi du ngoạn Châu Âu thế mà bây giờ cu Rầu mới cho triển khai. Thế này thế bố anh SH cũng mất thiêng khi lên báo chí tung hô đáy rồi, đáy rồi. Giờ thì ai tin khả năng thủng đâu, vá đấy của chúng mình nữa?
    Chiều nay họp nhé! Họp khẩn cứu hệ thống tài chính!
  4. khunglongmax

    khunglongmax Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    16
    trước khi họp mời cùng xem dự thảo phương án xử lý: Phạt cho tồn tại
    a. đồng ý: nhà đầu tư thiếu thông tin tiếp tục chít
    b. ko cho tồn tại: chít tất
    c.
  5. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Nguy cơ "nổ bong bóng" bất động sản


    Thị trường nhà đất Việt Nam chứa đựng quá nhiều bất ổn, "bong bóng" BĐS đang tăng ảo lên gấp đôi, gấp ba giá trị thực, nếu nhà nước không sớm có biện pháp kiểm soát thị trường, "bong bóng" sẽ ?onổ? và toàn bộ hệ thống tài chính sẽ "tiêu tan".

    TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cảnh báo.

    "Bong bóng" nhà đất tăng ảo

    Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thị trường BĐS tại Việt Nam đang tăng ảo. Thực ra, giá nhà đất ở Việt Nam đang bị giới đầu cơ đẩy lên cao ngất.


    TS. Lê Xuân Nghĩa: BĐS đang bị các NĐT làm giá quá cao.
    Giá nhà đất chỉ ?onóng? tập trung vào một số khu vực nhà ở có thu nhập cao, ở những vị trí tốt và trên thực tế đã bị nhà đầu tư đẩy giá lên cao hơn so với nhu cầu thật.

    Ngoài ra, trong thời gian qua, sự tụt dốc không phanh của thị trường chứng khoán, và những biến động khó lường của giá vàng đã khiến dân đầu cơ đổ xô vào thị trường BĐS, gây nên cơn sốt nóng bất thường cho thị trường.

    Thực tế thời gian trước đây, có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ sẵn sàng thế chấp để vay ngân hàng tới 70% vốn để mua vài căn nhà, cầu vượt cung thổi giá đất tăng chóng mặt. Nhưng việc Nhà nước tăng mức lãi suất cao đã khiến không ít người phải bỏ cuộc, không dám "ôm" BĐS.

    Tuy nhiên, thị trường BĐS thời gian qua được ví như TTCK nên các nhà đầu tư cũng có tâm lý đầu tư kiểu "bầy đàn". Vì vậy cũng cần cảnh báo nhà đầu tư là thị trường BĐS rất chóng sinh lời, nhưng cũng đầy rủi ro.

    Theo ông Nghĩa, hậu quả của "bong bóng" nhà đất là vô cùng nghiêm trọng.

    Tại Mỹ, Chính phủ Mỹ đã phải chi đến 1.000 tỷ USD để cứu thị trường tài chính khi "bong bóng" BĐS vượt giá trị thực 10-11%. Còn tại Việt Nam, theo tính toán của chuyên gia này, "bong bóng" BĐS không chỉ tăng vài chục % mà đã tăng ảo lên gấp đôi, gấp ba giá trị thực. Trong khi mấy năm gần đây, các NHTM đã lại mở rộng cho vay cho vay BĐS.

    Theo số liệu các của các ngân hàng thương mại, tính đến hết tháng 6/2005, dư nợ cho vay mua sắm nhà ở và kinh doanh BĐS có thể chiếm khoảng 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

    Tuy nhiên, theo ông Nghĩa dư nợ tín dụng cho vay BĐS chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm", thực chất việc dùng BĐS để thế chấp vay đã chiếm tới 50% tài sản ngân hàng.

    ?oMà 50% tổng tài sản ngân hàng đã bằng cả GDP của cả Việt Nam, không Nhà nước nào có thể cứu vãn được. Còn để sụp đổ thì tiêu tan toàn bộ hệ thống tài chính?- ông Nghĩa cảnh báo.

    Thị trường tạm "đóng băng" ?là tốt?

    Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam, yếu tố thị trường trong kinh doanh BĐS đã tăng lên khá cao và có khả năng xảy ra tình trạng như các nước khác trong Đông Nam Á năm 1997. "Chúng ta phải cố gắng xử lý không để điều đó xảy ra tại Việt Nam", ông Võ nói.


    Thị trường nhà đất "đóng băng" có khi lại là... điều tốt!

    Thực tế, thị trường BĐS trong thời gian qua đã bị giới đầu cơ làm giá quá nhiều. Vì vậy, khi Chính phủ thực hiện siết chặt tín dụng, hạn chế cho vay đầu tư kinh doanh BĐS, tăng lãi suất cho vay hay điều chỉnh một số loại thuế hạn chế đầu cơ thì nguy cơ bị "đóng băng" BĐS là rất khó tránh khỏi.

    Thị trường nhà đất rõ ràng đã có dấu hiệu chững lại, song nếu Nhà nước nới lỏng việc kiểm soát cho vay, thị trường này sẽ sốt trở lại một cách nhanh chóng.



    Ông Võ cũng thừa nhận khuyết điểm lớn nhất của nền kinh tế hiện nay là quản lý kém hiệu quả. Do vậy, về dài hạn thì việc xử lý vấn đề vấn đề BĐS không phải ở chỗ Nhà nước đưa ra các mệnh lệnh hành chính hay quy định một mức giá trần để thị trường có thể bình ổn ngay được. Cách quản lý như vậy chỉ tồn tại ở thời bao cấp và phi thị trường.



    Biện pháp được xem là hữu hiệu cho thị trường BĐS thời điểm này theo ông Võ cần phải thực hiện sớm chính sách tăng nguồn cung về nhà ở cho các đối tượng. Một khi nguồn cung được đáp ứng đầy đủ, tất yếu cầu sẽ tự động điều chỉnh lại, và giá BĐS cũng trở về giá trị thực của nó.



    Có bong bóng, ắt có xì hơi, nhưng xì hơi thế nào cho ?ovẹn cả đôi đường? thì theo ông Nghĩa, Chính phủ cần kiên quyết nếu không ?ohệ thống tài chính có thể sẽ trở nên bất ổn nếu Chính phủ không kiên quyết xì hơi quả bóng BĐS. Bởi thế, để thị trường đóng băng tạm thời không phải là điều quá xấu, đó cũng là cách hay để chọc quả bóng này xì hơi từ từ mà không gây nổ?.


  6. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Nhiều ngân hàng đang thua lỗ từ đầu tư chứng khoán
    n Nguyễn Đức


    Nhiều công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại đang thua lỗ từ đầu tư chứng khoán. Bài học gì cho chiến lược kinh doanh?

    Nếu như trong các năm 2005-2006 và 3 tháng đầu năm 2007, đầu tư tài chính là một lĩnh vực được coi là hiệu quả, hay "siêu lợi nhuận" của không ít công ty cổ phần, ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán nhờ thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu liên tục tăng cao, thì từ cuối năm 2007 đến nay, tình hình lại diễn ra ngược lại, khiến hàng loạt doanh nghiệp đang thua lỗ nặng trong mảng đầu tư này.

    Điển hình là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), nếu trong các năm 2005 - 2006 và 3 tháng đầu năm 2007 đã thu lãi hàng trăm tỷ đồng, thì quý 1/2008 đã công bố số lỗ hơn 100 tỷ đồng do đầu tư vào lĩnh vực tài chính. Hay như Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà đầu tư 17,7 tỷ đồng vào khoảng 10 mã chứng khoán trên sàn, nay cũng đang thâm thủng nặng số vốn bỏ ra.

    Các khoản đầu tư chứng khoán đều lỗ

    Trong năm 2007, Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu (Eximbank) bán 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho 17 đối tác chiến lược trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín, với giá bán gấp 8 lần mệnh giá, tương đương với 4.000 tỷ đồng. Eximbank thu được khoản chênh lệch 3.500 tỷ đồng thặng dư vốn.

    Song hiện nay giá cổ phiếu của Eximbank trên thị trường OTC chỉ còn 36.000 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 50%. Như vậy 17 doanh nghiệp nói trên đã "thâm thủng" mất hơn 2.200 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn và trung bình, các công ty chứng khoán sớm khai trương hoạt động trong các năm 2005 - 2006 và quý 1/2007 đều có những khoản lợi nhuận kếch sù do đầu tư vào chứng khoán, cổ phiếu, nhưng hiện nay thì không ít công ty chứng khoán đang lỗ nặng, ít nhất hiện đang có khoảng 6 công ty chứng khoán "rao bán".

    Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh đã xin rút hồ sơ thành lập công ty chứng khoán, một số công ty khác cũng đang tạm dừng tiến trình xin phép thành lập công ty chứng khoán. Có vị giám đốc công ty chứng khoán của một ngân hàng thương mại Nhà nước đã "mượn tiền" của công ty để đầu tư chứng khoán cho cá nhân, nhưng năm 2007 đã bị thua lỗ nặng, không hoàn trả được tiền "mượn" nên đã phải rời nhiệm sở!

    Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, trong các năm 2005 - 2006 và quý 1/2007, đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, góp vốn liên doanh... cũng đã đóng góp vị trí thứ hai về lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, đối với một số ngân hàng thương mại cổ phần đây là nguồn đóng góp vị trí số một.




    Từ cuối năm 2007 đến nay thị trường chứng khoán đi xuống khiến nhiều doanh nghiệp đang thua lỗ nặng trong mảng đầu tư này



    Tuy nhiên, từ quý 2/2008 đến nay, chứng khoán giảm giá rất mạnh. Trong danh mục tài sản có, hay danh mục đầu tư của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần đều có số vốn không nhỏ đầu tư vào chứng khoán, nên chắc chắn kết thúc năm 2008, báo cáo tài chính sẽ hiện rõ con số lỗ lớn về mảng đầu tư tài chính này, bởi vì mỗi ngân hàng đều đầu tư hàng trăm, nghìn tỷ đồng vào chứng khoán.

    Dẫn đầu về đầu tư tài chính là Ngân hàng Thương mại Cổ phần á châu (ACB), trong Bảng báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thời điểm 31/12/2007 có khoản mục chứng khoán sẵn sàng để bán là 1.658 tỷ đồng, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn là 7.474 tỷ đồng và chứng khoán kinh doanh là 504 tỷ đồng, nhưng dự phòng giảm giá chứng khoán chỉ có 2.713 triệu đồng. Tổng cộng trị giá sổ sách danh mục đầu tư chứng khoán của ACB là 9.636 tỷ đồng, chiếm 23,2% tổng dư nợ cho vay và đầu tư 41.446 tỷ đồng của ngân hàng này.

    Một số ngân hàng thương mại cổ phần khác tạm xếp vào nhóm thứ hai về đầu tư tài chính, cũng có giá trị sổ sách các loại chứng khoán khá lớn. Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam á, thời điểm 31/12/2007 có số vốn đầu tư vào chứng khoán lên tới 3.968 tỷ đồng, thế nhưng trong Bảng cân đối kế toán khoản mục "Dự phòng giảm giá chứng khoán" tại thời điểm đó thì không để đồng nào.

    Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VP Bank chứng khoán tự doanh là 132 tỷ đồng và chứng khoán đầu tư là 1.678 tỷ đồng.

    Ngân hàng Thương mại Cổ phần quốc tế (VIB) cũng có tổng số tiền đầu tư vào chứng khoán là 6.676 tỷ đồng, của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải là 2.169 tỷ đồng, của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương là 6.842 tỷ đồng.

    Là một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô còn khiêm tốn và mới chuyển từ mô hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên đô thị, nhưng Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) hết năm 2007 có số vốn đầu tư vào chứng khoán sẵn sàng để bán là 1.098 tỷ đồng và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là 2.561 tỷ đồng, tổng cộng số tiền đầu tư vào chứng khoán lên tới 3.569 tỷ đồng, bằng 52,5% so với dư nợ cho vay vốn đối với khách hàng là 6.800 tỷ đồng.

    Hay thận trọng như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), nhưng đến hết năm 2007 cũng có số vốn đầu tư vào chứng khoán đến ngày đáo hạn là 2.103 tỷ đồng và chứng khoán sẵn sàng để bán là 373 tỷ đồng, tổng cộng số tiền đầu tư vào chứng khoán lên tới 2.676 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm 2006. Khiêm tốn như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông cũng có giá trị sổ sách số tiền đầu tư vào chứng khoán là 169 tỷ đồng...

    Bài học gì cho chiến lược kinh doanh?

    Nhìn chung, các ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn đầu tư vào chứng khoán rất lớn. Song hiện nay giá chứng khoán so với cuối năm 2007 đã giảm khoảng 50% và đang tiếp tục có xu hướng giảm, đến cuối năm 2008 sẽ giảm bao nhiêu hay tăng trở lại thì không ai khẳng định chắc chắn được.

    Bởi vậy các ngân hàng thương mại cổ phần bị lỗ lớn trong danh mục đầu tư chứng khoán là điều đã nhìn thấy trước được. Ngân hàng thương mại cổ phần nào càng đầu tư lớn vào chứng khoán thì càng bị lỗ nặng.

    Về nguyên lý hạch toán kế toán và theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp nói chung trong đó có các ngân hàng thương mại, đầu tư vào chứng khoán nhưng phải để khoản dự phòng giảm giá chứng khoán, nhưng hầu như trong quản trị tài chính "họ quên" đi khoản này, nên năm tài chính đó "lãi giả" cao, còn năm tài chính kế tiếp hay khi bán chứng khoán thì đương nhiên khoản "lỗ thật" sẽ rất lớn.

    Đồng thời cũng theo nguyên lý, các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại chỉ nên dành một tỷ lệ vốn khiêm tốn, nhất định để đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán, mà phải tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính của mình, song thực tế khi theo lợi nhuận quá cao thì họ "chạy theo" xu hướng đầu tư nói trên.

    Bởi vậy, hiện nay cũng như tới đây khi kết thúc năm tài chính 2008, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cổ phần và công ty chứng khoán sẽ phải rút ra nhiều bài học về chiến lược kinh doanh của mình.
  7. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Tiếp tục giám sát chặt cho vay chứng khoán, bất động sản

    Lại 1 cái 03 nữa ... quả này phải cho mấy thằng ngân hàng lởm đi ma cao ... gặp quả sao quả tạ 03 thì về dưới mệnh giá hết ...

    17:43'' 05/05/2008 (GMT+7)
    - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa tiếp tục ban hành Chỉ thị 03/2008/CT-NHNN về việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

    Theo đó, NHNN yêu cầu tiếp tục thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán; thanh tra các hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng.


    Cho vay kinh doanh chứng khoán, BĐS tiếp tục bị kiểm soát chặt. (Ảnh: VNN)


    Đồng thời, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu triển khai thanh tra đối với một số tổ chức tín dụng về quản trị điều hành; chấp hành các tỷ lệ an toàn; quản trị rủi ro; hoạt động kiểm toán và kiểm soát nội bộ... Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức tín dụng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật để nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý đồng bộ trước mọi diễn biến trên thị trường.

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng nhà nước chi nhánh địa phương kiểm soát trong việc mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Đối với các tổ chức tín dụng được yêu cầu thực hiện đúng các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn; thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng các quy định hiện hành; việc mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động phù hợp với khả năng của từng tổ chức tín dụng.
  8. BaDung2

    BaDung2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Chỉ để thấy, cách điều hành của chúng ta có vấn đề nặng:
    * Một mặt chúng ta kêu cứu TTCK, phải thế này, phải thế kia. Biện pháp chẳng thấy gì mới nhưng mặt khác lại phun luôn cái TC03 của bố Ràu này thì TTCK lại tèo đến 400 mất trừ phi đóng cửa.
    Chán cho cách điều hành trống xuôi, kèn ngược quá.
    Ôi, các bố LĐ ơi, các bố ngồi với nhau bàn bạc cho dân con đỡ khổ. Chúng con đã 7 tháng nay sống trong cảnh thua lỗ rồi. Các bố có hiểu cảnh tán gia bại sản là gì ko?
    Con chán mấy bố đến tận cổ rồi....
  9. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Quả 03 này chưa thấy nói đến xử lý như thế nào???? Nếu có sai phạm thì làm kiểm điểm giống TKV hả trời????

  10. sieuthiotc

    sieuthiotc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    10
    Thôi thế là xong, ngân hàng đi đời nhà ma hết rồi ....

Chia sẻ trang này