Lại Quyết Sai thì vẫn còn chưa lên được

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nambuna2, 24/02/2008.

2541 người đang online, trong đó có 366 thành viên. 08:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 587 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. nambuna2

    nambuna2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Lại Quyết Sai thì vẫn còn chưa lên được

    http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/02/770128/

    Ai đang gánh chi phí chống lạm phát?
    09:42'' 24/02/2008 (GMT+7)

    - Theo các chuyên gia, các nhóm giải pháp chống lạm phát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua là hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng việc NHNN ?obắt buộc? các ngân hàng thương mại (NHTM) phải cho mình vay tiền với lãi suất thấp 7,8%/năm chẳng khác nào dồn chi phí chống lạm phát sang khối NHTM.

    Ngân hàng Nhà nước chơi... "không đẹp"

    Mô tả ảnh. Nguồn: www.vsolutions.vn
    Ảnh: VNN
    Khi một quốc gia đang lâm vào tình trạng lạm phát, NHNN sẽ tìm cách giảm lượng cung tiền đang được lưu thông trên thị trường bằng việc thắt chặt tiền tệ. NHNN có thể sử dụng những công cụ truyền thống như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, phát hành tín phiếu, trái phiếu ra công chúng? để có thể ?ohút? tiền về.

    Chính sách phát hành tín phiếu mới đây của NHNN về mặt nguyên tắc là đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh lạm phát đang trong tình trạng mất kiểm soát.

    Việc phát hành tín phiếu là một dạng vay tiền của NHNN. Khi cần ?ogom? tiền về, NHNN sẽ tìm cách vay tiền của các tổ chức tín dụng bằng cách phát hành tín phiếu. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này một cách tốt đẹp NNNN cần phải áp dụng một lãi suất đủ cao để có thể ?ohấp dẫn? người mua tín phiếu.

    Theo thông báo chính thức thì NHNN sẽ phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc bằng đồng Việt Nam với lãi suất 7,8%/năm (thấp hơn lãi suất huy động vốn hiện nay tại các ngân hàng) đối với các tổ chức tín dụng. Số tín phiếu trên sẽ được phân bổ cho 41 tổ chức tín dụng theo quy mô, tỷ trọng huy động vốn bằng đồng VN, trong đó có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần.

    TIN LIÊN QUAN

    * Thắt chặt tiền ra lưu thông: NHNN tăng lãi suất
    * Không thể đồng thời giảm lạm phát và giải cứu chứng khoán
    * Các ngân hàng họp gấp bàn về vấn đề lãi suất
    * Lãi suất tăng cao và hàng loạt tác động không mong đợi
    * Thực hư việc ngân hàng hạn chế cho vay

    Việc vừa phát hành hơn 20 ngàn tỷ đồng tín phiếu, một số tiền rất lớn, lại vừa bắt buộc các tổ chức tín dụng mua với giá rẻ (lãi suất thấp chỉ có 7,8%/năm) trong khi các ngân hàng thương mại phải ?ohuy động vốn? trong dân với lãi suất cao thể hiện sự chơi ?okhông đẹp? của NHNN trong nền kinh tế thị trường.

    Trong tình trạng thiếu tiền mặt hiện nay, đồng loạt các ngân hàng thương mại (NHTM) phải tăng lãi suất huy động vốn lên tới gần 10%/năm (lãnh lãi cuối kỳ) thì việc NHNN ?obắt buộc? các NHTM phải cho mình vay tiền với lãi suất chỉ vỏn vẹn có 7,8%/năm chẳng khác nào hành động lấy tiền ?otrắng trợn? của các NHTM bỏ vào ?otúi? NHNN.

    Cần "thuận mua, vừa bán"

    Đáng lý ra NNHN phải đem số tiền 20.300 tỷ đồng đó ra đấu thầu (có thể làm thành từng giai đoạn) với mức lãi suất cao chẳng hạn như trên 10%. Khi các ngân hàng thương mại cảm thấy lợi nhuận từ các tín phiếu đó đủ cao, họ sẽ rất ?ovui lòng? mua vào bởi tín phiếu của NHNN vừa an toàn hơn nhiều so với việc cho vay ngoài thị trường. Làm như thế thì mới được gọi là ?othuận mua, vừa bán?, một nguyên tắc căn bản của người vay và người cho vay trong nền kinh tế thị trường.

    NHTM cũng là doanh nghiệp được thành lập với mục đích tìm kiếm lợi nhuận chứ không phải là nơi để NHNN muốn ?olấy tiền? thì cứ ban hành quy định rồi thỏa sức ?olấy tiền?.

    1
    Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng nóng. (Ảnh: Phạm Hải)

    Theo một nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, Sacombank bị ?obắt buộc? mua 1.200 tỉ đồng tín phiếu. Nếu NHNN tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, ?othuận mua, vừa bán?, lãi suất của các tín phiếu đó có thể lên tới 10%/năm thì có lẽ Sacombank mới đồng ý mua. Nếu với lãi suất ?ohợp lý? 10% thì Sacombank sẽ không phải chịu ?olỗ? mất: 2,2%/năm tiền lời.

    Bằng một phép tính đơn giản có thể nhận thấy trong năm tài chính 2008 tới, Sacombank sẽ mất đi một một khoảng lợi nhuận trước thuế là 26,4 tỉ đồng. Việc kinh doanh lời lỗ của ngân hàng này ảnh hưởng đến túi tiền hàng ngàn cổ đông, đáng lý các cổ đông Sacombank phải có được 26,4 tỉ đồng đó, đằng này nó lại chui vào ?otrong túi? của NHNN.

    Tình cảnh của các ngân hàng (NH) khác cũng ?ochua xót? không kém. NH Đầu tư và Phát triển (BIDV), NH Công thương và NH Ngoại thương phải mua 3.000 tỉ đồng mỗi đơn vị. Kế đến là ACB với 1.500 tỉ đồng. Các NH khác gồm Techcombank, Eximbank, Đông Á... mỗi đơn vị được phân bổ mua 500 tỉ đồng.

    Khi lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2008 giảm đi, giá cổ phiếu của các ngân hàng cũng có nguy cơ giảm theo, nhất là trong bối cảnh hiện nay các ngân hàng phải ?ođua? nhau tăng lãi suất tiền gửi.

    Việc ?ocưỡng ép? mua tín phiếu với lãi suất thấp của NHNN chứng tỏ rằng những người đề ra chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn còn suy nghĩ theo lối tư duy cũ, lối tư duy của mệnh lệnh, quan liêu. Trong khi các công cụ của thị trường (tăng lãi suất để hấp dẫn các ngân hành mua tín phiếu, tổ chức đấu thầu giữa các ngân hàng) vẫn còn có thể thực hiện được thì việc áp đặt một chính sách thắt chặt tiền tệ, chuyển gánh nặng ?ochi phí chống lạm phát? đáng lý ra NHNN phải gánh sang cho các ngân hàng thương mại là không hợp lý.

    Việc áp dụng chính sách tiền tệ mệnh lệnh và hành chính trên khiến cho thị trường tiền tệ bị bóp méo và biến dạng. Điều này có thể dẫn đến một hệ quả không mong muốn đó là các ngân hàng phải lên kế hoạch dự trữ tiền mặt để mua tín phiếu bắt buộc làm tăng khả năng khủng hoảng thanh khoản ở các ngân hàng thương mại. Nếu lỡ như một NHTM nào đó vì lý do này mà bị thua lỗ thậm chí phá sản vì mất khả năng thanh khoản thì hậu quả đó ai sẽ là người gánh chịu?

    Kinh nghiệm cho thấy việc chống lạm phát ở các quốc gia trên thế giới luôn luôn rất tốn kém. Bởi vì để rút tiền về NHNN luôn phải trả một chi phí rất cao. Do đó, chi phí lãi suất cao mà NHNN phải trả nên được coi là chi phí chống lạm phát, một khoản chi phí mà ngân sách nhà nước cần phải gánh chịu bởi lẽ việc chống lạm phát có lợi cho tất cả mọi người đóng góp vào ngân sách.

    Còn việc đề ra chính sách tín phiếu bắt buộc như hiện nay của NHNN chính là hành vi đẩy chi phí chống lạm phát sang cho khối ngân hàng thương mại. Đó là điều không hay và không nên làm trong một nền kinh tế đang vận động theo những quy luật thị trường.

    *
    Bạch Huỳnh Duy Linh
  2. tenluoi

    tenluoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Đã được thích:
    91
    úp lên cho bà con bàn luận
  3. newsways

    newsways Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Việc NHNN ép các NHTM mua tín phiếu là vớ vẩn rồi, lại còn lãi suất liên ngân hàng là 14% mà lãi suất tín phiếu là 7,8% lại càng vớ vẩn hơn. Do đó còn lâu TT mới tăng được .
  4. five_mart

    five_mart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Ko ép thì còn lâu các NHTM mới mua

Chia sẻ trang này