Lãi suất căng như dây đàn,chứng khoán về đâu?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tmtprivate, 16/02/2008.

3242 người đang online, trong đó có 247 thành viên. 00:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1000 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. tmtprivate

    tmtprivate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất căng như dây đàn,chứng khoán về đâu?

    Lãi suất thị trường vốn đang căng như dây trước hàng loạt biện pháp siết vốn của NHNN, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, xem link:

    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=0cdc6678d1c484

    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=4e80fe998192d4

    Có ngân hàng để đảm bảo thanh khoản ngừng hoàn toàn hoạt động cho vay, lãi suất cho vay cầm cố sổ tiết kiệm lên đến 1,7% là điều hoàn toàn có thật, thị trường như dậy sóng:

    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=01&id=31870eb8d1fded

    Thanh tra NHNN cũng đã bắt đầu vào cuộc siết chặt và thu hồi vốn cho vay kinh doanh bất động sản.

    Tình hình như thế, vốn đâu cho thị trường chứng khoán dù mở hẳn chỉ thị 03, lãi suất đấu thầu vốn đỉnh điểm tưởng như điên rồ lên đến 25%/năm. Vậy, ngân hàng "đói vốn" trầm trọng, một số ngân hàng lâm vào tình trạng mất thanh khoản.

    Tiền đâu cho chứng khoán, thị trường sẽ về đâu? Chúng ta cho ý kiến, nhớ vote em nhé.
  2. tmtprivate

    tmtprivate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Rút hơn 20.000 tỷ đồng vốn, thị trường có biến động?

    n Minh Đức


    Vốn VND đang căng thẳng, lãi suất huy động tăng cao, các ngân hàng lại đứng trước kế hoạch bị rút hơn 20.000 tỷ đồng.

    Sau loạt biện pháp tăng dự trữ bắt buộc, đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát khi đưa ra kế hoạch hút 20.300 tỷ đồng trong lưu thông về.

    Theo nhà điều hành chính sách tiền tệ, chỉ số giá tiêu dùng năm nay dự báo có nguy cơ tăng ở mức cao (riêng tháng 1 tăng 2,38%), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện biện pháp mạnh, phát hành tín phiếu bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng để rút tiền trong lưu thông về.

    Ngày 17/3 tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm, phân bổ cho từng tổ chức tín dụng theo quy mô, tỷ trọng huy động vốn bằng đồng Việt Nam của từng tổ chức tín dụng.

    Có 41 tổ chức tín dụng thuộc đối tượng bắt buộc phải mua tín phiếu này. Riêng các tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn không thuộc đối tượng mua bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ Tín nhân dân trung ương, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, các tổ chức tín dụng có số dư vốn huy động bằng VND đến ngày 31/1/2008 từ 1.000 tỷ đồng trở xuống.

    Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng được ?omiễn? phải sử dụng hợp lý nguồn vốn được miễn tham gia mua tín phiếu để tăng cường mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn.

    Từ nay đến thời điểm phát hành, các tổ chức tín dụng còn 1 tháng để chuẩn bị, bố trí vốn để mua tín phiếu theo chỉ tiêu được phân bổ; đáng chú ý là loại tín phiếu này không được sử dụng trong các giao dịch tái cấp vốn với Ngân hàng Nhà nước.

    Thị trường sẽ biến động?

    Như vậy, trong bối cảnh khan hiếm tiền đồng tại nhiều ngân hàng thương mại, sau khi phải ?ocất kho? theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới, khó khăn hơn khi mượn vốn Ngân hàng Nhà nước từ lãi suất mới, các ngân hàng sẽ phải đáp ứng một lượng vốn lớn theo kế hoạch trên.

    Phía sau kế hoạch rút tiền về của Ngân hàng Nhà nước là lo ngại lãi suất huy động trên thị trường sẽ càng thêm căng thẳng. Riêng trong ngày hôm nay, một số ngân hàng cổ phần lại tiếp tục có thêm thông báo mới về tăng lãi suất.

    Với thị trường chứng khoán, lo ngại thiếu tiền đồng quy đổi cho vốn ngoại tham gia đầu tư lại thêm căng thẳng. Tin xấu này sẽ càng tạo thêm áp lực cho những phiên giao dịch sắp tới.

    Với riêng tỷ giá, quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tỷ giá VND/USD liên tục sụt giảm, hiện tỷ giá của các ngân hàng thương mại chỉ còn 15.957 VND; tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng đứng trước khả năng mất mốc 16.000 VND.

    Dự báo, trong thời gian tới, thị trường tiền tệ sẽ tiếp tục căng thẳng, thể hiện cụ thể ở biến động của lãi suất và tỷ giá. Thị trường chứng khoán có thể sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định.

    Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, đối với các tổ chức tín dụng, việc phát hành tín phiếu lần này ?osẽ có tác động nhất định đến cung - cầu vốn nhưng lãi suất thị trường tiền tệ sẽ ít biến động do Ngân hàng Nhà nước trả lãi suất tín phiếu ở mức hợp lý, kỳ hạn phát hành ngắn hạn, thời điểm phát hành vào sau Tết nguyên đán khi việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng theo tính quy luật hàng năm?.

    Nhận định trên cũng thường thấy khi nhà điều hành tăng dự trữ bắt buộc hay đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt. Còn trên thực tế, lãi suất trên thị trường liên tục biến động từ cuối năm 2007 đến đầu năm nay. Hệ lụy là chi phí vay vốn của dân cư, doanh nghiệp có thể tăng cao, đội giá thành sản phẩm - dịch vụ và cả khả năng rủi ro tín dụng gia tăng khi nhiều nhu cầu vay bất chấp cả lãi suất cao.
  3. minh2333

    minh2333 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Nổi lửa lên đi... Nổi lửa lên đi... Nổi lửa lên đi

    http://vneconomy.vn/?home=vneconomy&page=category&catid=410
  4. Anh_trai_76

    Anh_trai_76 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Đã được thích:
    0
    Vốn căng thẳng hiện tại là do nhu cầu vay lớn, không phải do thắt chặt tiền tệ. Thực tế những động thái thắt chặt vừa qua không mạnh.Tăng dự trữ bắt buộc từ 5 lên 10% mới lớn, chứ từ 10 lên 11% thì không có gì lớn. Lãi suất chiết khấu cũng chỉ tăng nhẹ.
  5. tmtprivate

    tmtprivate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Đúng như anh_trai76 nói, chưa mạnh đâu, đây chỉ là bước 1 của NHNN, thứ 2 là bóp cổ cho chết và thứ 3 là sáp nhập, các thằng nhỏ sẽ chết nay mai thôi. Bác Giàu mới lên, quyết định cương quyết không dễ gỡ bỏ. Ít nhất vài tháng tới thị trường vẫn đói vốn nghiêm trọng, tốt nhất lui về nghỉ ngơi hơn là đối đầu với Bác Giàu
  6. tmtprivate

    tmtprivate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    0
  7. tmtprivate

    tmtprivate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Tối nay VTV đã đưa tin lãi suất đấu thầu vốn lên 30%/năm, tương đương 2.5%/tháng rồi đó. Một số ngân hàng ngừng cho vay hoặc cho vay lên đến 2%. Các ngân hàng sắp tăng lãi suất huy động đợt 2, tăng khuyến mại và thỏa thuận lãi suất ngoài. Theo bác, còn tiền cho chứng khoán không? Hay phải dùng ngoại tệ mua chứng khoán như báo Thanh niên đề cập đây, xem link:

    http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/Chungkhoan/2008/2/17/226285.tno
  8. shrekhn

    shrekhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Đã được thích:
    0
    ơ nếu mà tăng ls thì tèo hả
  9. tmtprivate

    tmtprivate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán ngày 18/2: Ồ ạt ?obắt dao rơi?

    n Lan Ngọc

    Một phiên giảm mạnh trong dự tính, nhưng bất ngờ tập trung ở xu hướng ồ ạt ?obắt giao rơi? ngay từ đầu phiên.

    Kế hoạch rút 20.300 tỷ đồng bằng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước được xem là một ?ocú hích? mạnh mẽ đối với lãi suất trên thị trường. Biến động mạnh của lãi suất và tình trạng khan vốn tại các ngân hàng đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán.

    Thêm vào đó, thông tin IPO Habeco chính thức công bố, tạo thêm căng thăng nguồn cung và đáng chú ý là khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng về định hướng dãn cung mà nhà điều hành thị trường đưa ra trước đó.

    Những tác động trên cùng với bối cảnh suy giảm kéo dài vừa qua đã đẩy thị trường vào một phiên lao dốc. Trên 90% mã tại sàn Tp.HCM đồng loạt giảm mạnh, trong đó có trên 50% mã giảm sàn.

    Chỉ số VN-Index ?orơi tự do? ngay từ đợt 1, mất tới 31,23 điểm; kết thúc phiên với mức giảm gia tăng lên 33,46 điểm, còn 782,57 điểm. Qua phiên này, mốc 800 điểm một lần nữa bị xuyên thủng đẩy lo ngại, bởi thị trường đang khan hiếm thông tin hỗ trợ.

    Hầu hết những cổ phiếu lớn có ảnh hưởng đến VN-Index như STB, FPT, SJS, VNM, PPC, DPM, HPG, VIC, SSI? đều giảm mạnh và phần lớn nằm ở giá sàn; ngay cả khi có thông tin hỗ trợ từ kết quả kinh doanh đầu năm tốt (như trường hợp STB của Sacombank).

    Những hiện tượng mới đây như VSC, TPC, SFI? cũng không thể tránh được một phiên xuống giá mạnh.

    Đà giảm nói trên đã nằm trong dự tính của nhiều nhà đầu tư, khi tin xấu xuất hiện cuối tuần qua. Nhưng bất ngờ đã xẩy ra khi đón xu hướng giảm phiên này, nhiều nhà đầu tư đã vào cuộc ?obắt dao rơi?.

    Ngay trong đợt 1 đã có trên 2,6 triệu đơn vị được giao dịch. Sự bùng nổ tập trung trong đợt 2 khi có tới 10 triệu đơn vị. Và kết thúc đợt 3, có trên 12,6 triệu đơn vị trị giá 931,7 tỷ đồng được khớp.

    Những con số trên cho thấy một không khí sôi động thực sự, nhiều nhà đầu tư đã cùng xác định điểm hẹn mua vào tranh thủ giá thấp. Phía sau đó là kỳ vọng một đợt sóng mới sẽ lặp lại tương tự như diễn biến của tuần giao dịch trước thềm nghỉ Tết vừa qua.

    Với đà giảm của phiên hôm nay, tâm lý bi quan và hoang mang ít nhiều đã xuất hiện trên sàn. Ngược lại, sự đột biến về khối lượng và giá trị giao dịch lại hé mở những hy vọng về khả năng chuyển biến ngay trong tuần này.

    Khối lượng và giá trị cũng có chuyển biến tích cực trên sàn Hà Nội khi có gần 4,5 triệu cổ phiếu với giá trị trên 332 tỷ đồng giao dịch. Đáng lo ngại là chỉ số HASTC-Index tại đây giảm mạnh tới 12,38 điểm, xuống còn 269,7 điểm.

    Giá cổ phiếu lớn nhỏ tại đây đều đồng loạt giảm mạnh, chiếm tỷ lệ trên 90%. Tại đây cũng chỉ có vẻn vẹn 4 mã tăng giá nhẹ, gồm DAC, HCC, KBC, SD2 và VC6.
  10. tmtprivate

    tmtprivate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Đua lãi suất: Những chuyển động mới?
    n Minh Đức


    ?oBão? lãi suất tăng cấp, các ngân hàng đưa ra những giải pháp mới và có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ nhượng bộ.

    Trong ngày 18/2, thông tin lãi suất ngân hàng bạn trở thành tin nhắn nhộn nhịp của nhiều nhân viên tín dụng. Đây cũng là ngày cao trào của đợt biến động lãi suất từ sau kỳ nghỉ Tết.

    Chưa có điểm dừng

    Mở đầu tuần mới, thị trường ngân hàng dồn dập đón nhận thông tin tăng lãi suất. Với một ngân hàng, lần tăng thứ ba liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy ba tuần là tần suất điều chỉnh chưa từng có nhiều năm trở lại đây. Đỉnh cao lãi suất cũng chưa có điểm dừng.

    SCB, VPBank, Eximbank, ACB, Sacombank? lần lượt thông báo tăng mạnh lãi suất huy động VND. Mặt bằng lãi suất định hình quanh mốc 9,6%/năm (tương ứng 0,8%/tháng) tuần trước sau quyết định của Techcombank, VIB Bank? dâng thêm một mức mới. Trong các thông báo, thông tin ?olà ngân hàng có lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay? nhanh chóng bị lỗi thời.

    Cuối tuần trước, đỉnh cao được xác định ở biểu lãi suất mới của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank); mức lãi suất bậc thang cao nhất của kỳ hạn 24 tháng VND lên tới 10,15%/năm. Nhưng ngay trong ngày 18/2, những con số cao hơn tiếp tục được công bố.

    Chỉ riêng lãi suất kỳ hạn 12 tháng của của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã lên tới 10,44%/năm. Đây là ngân hàng có 3 quyết định điều chỉnh liên tiếp chỉ trong vòng chưa đây 1 tháng qua. Nhưng thông tin ?ocao nhất trên thị trường? trong thông báo nhanh chóng thuộc về Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), kỳ hạn 12 tháng chính thức đánh dấu mốc 10,5%.

    Và đỉnh cao có thể chưa dừng lại, khi hai thành viên có ảnh hưởng lớn trong khối cổ phần là Ngân hàng Á châu (ACB) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã vào cuộc, gia tăng thêm áp lực cạnh tranh.

    Trên thị trường liên ngân hàng, đỉnh cao lãi suất qua đêm 30% được đề cập đến cuối tuần qua cũng nhanh chóng bồi thêm mốc mới. Kỷ lục của ngày giao dịch 18/2 đã lên đến 33%.

    Những sắc thái mới

    Đi cùng với lãi suất cao, VPBank củng cố thêm sức cạnh tranh bằng sản phẩm mới ?oTiết kiệm bù lạm phát?. Đây là ngân hàng đầu tiên đưa ra loại sản phẩm này, thu hút sự chú ý của người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát cao.

    Cụ thể, ngoài mức lãi suất ban đầu, khách hàng sẽ được VPBank cam kết bù thêm một phần hoặc toàn bộ phần chênh lệch lãi suất giữa lãi suất tiền gửi và tỷ lệ lạm phát thực tế. Với sản phẩm này, lãi suất mà ngân hàng trả có thể lên tới 12% kỳ hạn 12 tháng.

    Ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPBank, cho biết đây là một sản phẩm được xây dựng theo bối cảnh mới, có thể được sử dụng linh hoạt trong quý I/2008 (thời điểm căng vốn tại các ngân hàng thương mại).

    Trong khi đó, SCB lại có một hình thức huy động đáng chú ý và khá hấp dẫn đối với những nguồn vốn nhàn rỗi trong ngắn hạn. Đó là việc áp lãi suất cao cho các khoản tiền gửi tính theo ngày, từ 2 đến 6 ngày, từ 0,35% đến 0,55%. Ngoài ra, ngân hàng này còn áp dụng hình thức cộng thêm lãi suất cho các khoản tiền tái gửi kỳ hạn 3 đến 12 tháng.

    Dự báo một năm khó khăn

    Thông tin lãi suất trong ngày 18/2 liên tục được các ngân hàng cập nhật để có ứng xử phù hợp. Đại diện một số thành viên tại miền Bắc cũng đã ngồi lại với nhau, thông qua Hiệp hội Ngân hàng, để cùng tìm hướng tháo gỡ khó khăn.

    Ông Lê Đắc Sơn cho biết ngay cả khi trả mức lãi suất tới 33% trên thị trường liên ngân hàng cũng khó lòng vay được vốn. Những ngân hàng dư dật cũng hạn chế mở hầu bao bởi còn lo dự phòng cho chính mình. Trong khi đó, ông Sơn cho biết Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có hỗ trợ.

    Sau khi điều chỉnh tăng lãi suất, một số ngân hàng đã bắt đầu có vốn để đáp ứng nhu cầu vay bức thiết của khách hàng ruột. Tại VPBank, sau kỳ ?obế quan? từ trước Tết, bắt đầu tư ngày 18/2, hoạt động cho vay được nối lại nhưng chỉ dành cho những khách hàng đã có quan hệ tín dụng trước đó. Với riêng cho vay thuộc lĩnh vực bất động sản, cửa vẫn đóng.

    Trao đổi với VnEconomy, ông Sơn cho rằng thời điểm khó khăn hiện nay sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2008. Lãi suất cho vay cũng buộc phải tăng cao và hậu quả là doanh nghiệp và người dân vay vốn phải gánh chịu.

    Tại cuộc họp nói trên của đại diện các ngân hàng phía Bắc, khó khăn về vốn ảnh hưởng đến hoạt động cũng là vấn đề được đề cập đến. Đáng chú ý là một kiến nghị đã được đưa ra, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạm lùi thời điểm phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Có thể kiến nghị này sẽ được xem xét.

    Liên quan đến kế hoạch phát hành tín phiếu nói trên, nhà phân tích kinh tế Huỳnh Thế Du, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (Mỹ), lo ngại rằng Ngân hàng Nhà nước quá mạnh tay thắt chặt tín dụng đúng thời điểm nền kinh tế cần tiền nhất. Từ đây có thể dẫn tới mất thanh khoản cục bộ và ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.

Chia sẻ trang này