Lãi suất tăng thêm 50% nhưng ttck không đột quỵ như lầm tưởng. KLGD phiên 3 là 200 tỷ gấp 3 lần 2 ph

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi FM100mhz, 19/05/2008.

7495 người đang online, trong đó có 902 thành viên. 12:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 644 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. FM100mhz

    FM100mhz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất tăng thêm 50% nhưng ttck không đột quỵ như lầm tưởng. KLGD phiên 3 là 200 tỷ gấp 3 lần 2 phiên trước cộng lại!

    VNINDEX ngày: 19/05/2008 (TTTT: Đóng cửa)
    Đợt 1: 454.27 -5.77 -1.25% Tổng GT: 58.83 tỷ Đợt 2: 453.95 -6.09 -1.32% Tổng GT: 126.86 tỷ Đợt 3: 455.67 -4.37 -0.95% Tổng GT: 324.16 tỷ

    giao dịch thoả thuận:

    Mã CK Giá KL
    ACL 29.5 82,580
    BMI 27.4 34,460
    FPT 67.5 39,000
    FPT 68.5 70,000
    HPG 58 88,320
    MPC 20.3 46,410
    PPC 33.3 234,360
    PVD 82 98,900
    SBT 12 30,000
    SJS 73 65,000
    SMC 33.7 102,100
    SSI 37.9 85,440
    STB 27.4 154,650
    TRC 66 60,000
    TTF 37.2 60,000
    VSH 30.1 90,760


    Lãi suất tăng có "khủng"?



    Theo logic thông thường, lãi suất luôn đi ngược hướng với TTCK: Khi lãi suất huy động tiền gửi tăng, người dân sẽ có xu hướng giảm các khoản đầu tư và gửi tiền vào hệ thống NH do mức độ rủi ro thấp. Lãi suất huy động tăng đồng nghĩa với lãi suất cho vay tăng và DN sẽ phải gánh chịu chi phí cao hơn, giảm hiệu quả sản xuất.



    Việc tăng lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% thoáng nhìn có vẻ là một con số lớn nhưng thực tế theo tính toán của NHNN, đây là mức phản ánh tình hình thị trường. Mặt khác, con số 8,75% lâu nay vẫn chỉ mang tính danh nghĩa chứ không có tác động thực tế vì lãi suất được định hướng điều hành theo cơ chế thoả thuận giữa các NH. Do đó, việc tăng lên 12% không hàm chứa sự thay đổi gì lớn trong vấn đề lãi suất.



    Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường nội tệ liên NH, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, bình quân lãi suất huy động của các TCTD.



    "Lãi suất cơ bản 12% theo tính toán của chúng tôi là đã bám sát thị trường. Ví dụ, hiện lãi suất thị trường mở cũng là 12%/năm. Lãi suất liên NH thấp nhất ngày 16/5 là 11%, trung bình là 14-16%. Bình quân đầu vào của các TCTD tính đến cuối tháng 4 chỉ trên 9%" - ông Giàu cho biết. Như vậy, việc điều chỉnh lãi suất cơ bản về mặt con số là sự "chính thức hoá" các mức lãi suất hiện tại.



    Việc bỏ quy định về trần lãi suất huy động (12%), nhưng thay vào đó là "siết" bằng trần lãi suất cho vay (150% lãi suất cơ bản) tạo dư địa lớn hơn cho các NH trong việc ấn định lãi suất.



    Ngay sau cuộc họp báo công bố điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN, NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), cũng họp báo công bố điều chỉnh lãi suất từ ngày 19/5 với mức dưới 6 tháng là 13,3%/năm, từ 6-12 tháng là 13,5%/năm, trên 12 tháng là 13%/năm. Dự báo tuần này nhiều ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động.



    Tác động tới CK: Tốt trong dài hạn



    Theo bình luận của một số chuyên gia tài chính, việc điều chỉnh lãi suất này chủ yếu lại mang ý nghĩa về thay đổi cơ chế điều hành. Bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội NH nhận định, cơ chế mới "vừa đảm bảo lãi suất cơ bản không bị chết cứng, phù hợp thị trường, có hiệu lực cao".



    Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhà đầu tư tài chính (Vafi) thì cho rằng, khả năng việc tăng lãi suất huy động sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, đồng thời giải pháp này sẽ góp phần quan trọng hơn là bình ổn thị trường tiền tệ:



    "Việc hút tiền từ thị trường sẽ không phải quá lo lắng vì lãi suất có thể tăng lên 13-14%/năm, nhưng các NH sẽ phải tự cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng và trần lãi suất cho vay 18%. DN sản xuất sẽ được lợi do chi phí đầu vào giảm xuống. Theo tôi, một vài tháng nữa mặt bằng lãi suất sẽ bình ổn hơn.



    Nhìn chung, thị trường tiền tệ sẽ có chuyển biến tích cực hơn thời gian tới. Độ ổn định của thị trường này sẽ tác động tốt đến TTCK. Vừa qua, TTCK gánh chịu sự rối loạn từ thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ. Đặc biệt là lãi suất liên NH tăng quá cao và biến động quá nhanh khiến người ta có cảm giác bất an như dấu hiệu rối loạn hệ thống, lo ngại sự mất thanh khoản của hệ thống".



    Cơ chế điều hành lãi suất mới cũng trở thành một công cụ điều tiết quan trọng và TTCK có cơ sở để tham chiếu. Định kỳ hàng tháng NHNN sẽ công bố lãi suất cơ bản và mức lãi suất này sẽ tác động đến lãi suất cho vay, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở.



    Lãi suất cơ bản sẽ phản ánh tập trung hơn các mối quan hệ trên thị trường tiền tệ và TTCK có căn cứ đánh giá tốt hơn cũng như cơ quan quản lý có công cụ để tác động vào thị trường thông qua việc điều chỉnh lãi suất.



    Tính thanh khoản của các NH vẫn đảm bảo



    Trả lời báo chí về những tin đồn liên quan đến khả năng mất thanh khoản của một số NH và "một danh sách theo dõi đặc biệt" về các NH này, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định: Hệ thống NH nói chung hoàn toàn bình thường:



    "Số liệu ngày 16/5 cho thấy thanh khoản thừa 22.000 tỷ đồng. Chúng tôi theo dõi rất kỹ và luôn có được bức tranh toàn cảnh mức độ thanh khoản của các NH mỗi ngày và có xử lý ngay, chẳng hạn chừng nào còn 3.000-5.000 tỷ đồng là bơm tiền vào. Hiện nay có cục bộ NH này thiếu, đi vay ngắn hạn một hai ngày thì đó cũng là kinh tế thị trường. NHNN cũng đã kiểm tra tất cả các đơn vị vay cao này xem có khó khăn một - hai ngày thật không. Theo báo cáo của GĐ NHNN chi nhánh Hà Nội tối 16/5 thì không có vấn đề gì".



    Liên quan đến lo ngại cho vay bất động sản, ông Giàu cho biết tỉ lệ dư nợ cho vay này hiện chiếm 11% tổng dư nợ. Dư nợ xấu của toàn ngành NH là 1%.
  2. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    Thủ dâm tinh thần!!!

Chia sẻ trang này