Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

2636 người đang online, trong đó có 133 thành viên. 05:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42434 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    'Tuýt còi' ngân hàng mẹ bơm vốn cho công ty chứng khoán

    Theo Ủy ban Chứng khoán, việc hỗ trợ vốn quá mức giữa ngân hàng mẹ và công ty chứng khoán gây rủi ro lớn với thị trường tài chính. Cơ quan quản lý cũng đã yêu cầu các nhà băng sớm thu hồi nguồn vốn này.
    > Không dễ xóa sổ công ty chứng khoán
    > 6 công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt


    [​IMG]

    Nhận định này được Ủy ban Chứng khoán đưa ra sau khi tiến hành kiểm tra tài chính tại một số công ty chứng khoán thuộc ngân hàng như Nông nghiệp (Agriseco), Công thương (VietinbankSC) và BIDV (BSC). Theo Phó chủ tịch Nguyễn Đoan Hùng thì phần hỗ trợ lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất được ghi nhận ở Agriseco.
    Không tiết lộ số tiền hỗ trợ cụ thể là bao nhiêu nhưng trao đổi với VnExpress.net, ông Hùng cho biết các khoản tiền này chủ yếu được cung ứng thông qua các nghiệp vụ như môi giới, giao dịch trái phiếu… Việc kiểm tra tại Agriseco được Ủy ban tiến hành vào cuối năm 2011. Sau đó, công việc tiếp tục được triển khai tại 2 công ty chứng khoán khác là VietinbankSC và BSC. Tuy nhiên, kết quả tại VietinbankSC không thấy nhiều sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng mẹ trong khi BSC vẫn đang trong quá trình tổng hợp kết quả.
    Tuy vậy, đại diện Ủy ban Chứng khoán vẫn nhận định việc ngân hàng bơm vốn cho công ty chứng khoán hiện khá phổ biến. “Các công ty chứng khoán hiện có vốn chủ sở hữu khoảng 36.000 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 100.000 tỷ, chưa kể đến các công ty quản lý quỹ… thì việc luân chuyển vốn thiếu giám sát là rất rủi ro”, ông nhận định.
    Cũng theo Phó chủ tịch Nguyễn Đoan Hùng thì việc giám sát luân chuyển vốn giữa các thị trường tiền tệ - chứng khoán - bảo hiểm đang là mối lo chung của các cơ quan giám sát tài chính quốc tế, được thể hiện tại Hội nghị ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO) tháng 5 vừa qua tại Trung Quốc. Về phía Việt Nam, sau khi phát hiện những trường hợp hỗ trợ nêu trên, Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính đã có văn bản đề xuất Chính phủ yêu cầu các ngân hàng thu hồi các phần vốn “bơm” cho công ty chứng khoán, thu hẹp phạm vi các khoản hỗ trợ sau này.
    Ngoài ra, để kiểm soát tài chính của các công ty chứng khoán, kể từ 1/7, Ủy ban đã đưa vào áp dụng Thông tư 226, theo đó, tiến hành phân loại các công ty thành 3 nhóm: kiểm soát đặc biệt, trung bình, khá - dựa trên báo cáo tài chính 6 tháng, một năm. Theo ông Hùng, hiện có 7 công ty nằm trong diện kiểm soát đặc biệt (có tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng rủi ro dưới 120%). Trước đó, Ủy ban Chứng khoán đã công bố 6 trong số này, bao gồm: Chứng khoán Cao su, Vina, Hà Nội, Trường Sơn, Đà Nẵng và Mê Kông.
    Nhật Minh
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Khâm phục tốc độ bác @tridunghtvc .:)):)):))
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Khà khà ....=))=))=))=))
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :)):)):)):)):)):))
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Cười hoài vậy bác đang full tiền hay full chứng??;))
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Đồng minh tự nhiên của Việt Nam


    SGTT.VN - Kiểu dụ nước ngoài vào đấu thầu chín lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến quan hệ quốc tế có nguy cơ quay lại thời kỳ trung cổ. May mà nhiều nước trên thế giới vẫn cần tới một hải lộ an toàn và bình yên. Họ chính là những đồng minh tự nhiên và lâu dài của Việt Nam.
    [​IMG]
    Tàu thăm dò dầu khí của CNOOC rời cảng Thanh Đảo, phía đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tổ chức nghiên cứu thông tin tình báo toàn cầu Stratfor vạch rõ Bắc Kinh đang sử dụng CNOOC làm lá bài để vừa thực thi các tuyên bố về chủ quyền, vừa vơ vét nguồn năng lượng ở Biển Đông. Ảnh: Getty Images
    Từ ngày 9 – 13.7 này, tại Phnom Penh diễn ra nhiều hội nghị quan trọng của ASEAN. Dư luận chú ý tới ba hội nghị ngoại trưởng của Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN và Đối tác ASEAN – Mỹ. Vấn đề thời sự nóng hổi lâu nay, tuy đang thảo luận, đã bộc lộ nhiều dấu hiệu cho thấy các nước thành viên ASEAN đang cố gắng vượt qua trở ngại để tìm kiếm một quan điểm thống nhất, đó là làm thế nào để giải quyết hoà bình các tranh chấp tại Biển Đông.
    Các nước đều muốn Biển Đông bình yên
    Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko trong buổi tiếp phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi đầu tháng này, đã ủng hộ lập trường của Việt Nam về bảo đảm hoà bình, ổn định và tự do, an toàn hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về luật Biển năm 1982 của Liên hiệp quốc.
    Trong ngày 6.7, đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae đã tuyên bố rằng, Ấn Độ tự xem mình là một thành tố không thể tách rời tiến trình phát triển khu vực này. Ấn Độ đã công khai tái khẳng định vị trí thiết yếu của Biển Đông trong việc bảo đảm an ninh năng lượng cho New Delhi, và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Lời nhắc nhở của Ấn Độ về nhu cầu tôn trọng luật quốc tế được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang chống lại việc giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật quốc tế.
    Ngày 7.7, theo AFP một viên chức Chính phủ Mỹ vừa tuyên bố tại Bắc Kinh, Mỹ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảm căng thẳng ở Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN sắp tới tại Campuchia. Tuyên bố với báo giới, viên chức này cho rằng, có một nguy cơ rất lớn, gây tổn hại cho sự tin cậy giữa các nước mà trên đó sự thịnh vượng đã được xây dựng tại châu Á. Viên chức Chính phủ Mỹ cũng ghi nhận là các vấn đề về Biển Đông rất phức tạp, bởi vì những tranh chấp này khơi dậy tinh thần dân tộc mạnh mẽ ở các quốc gia có liên hệ.
    Trong một phát biểu mới đây nhất, Tổng thống Philippines Benigno Aquino công khai yêu cầu Trung Quốc hãy thành thật hơn sau khi Trung Quốc cáo buộc Philippines là bên đã gây nên mọi căng thẳng ở Biển Đông. Tổng thống Aquino nói không úp mở: “Tôi không rõ Bắc Kinh quy kết “các tuyên bố gây hấn” do chúng tôi đưa ra là gì, nhưng tôi biết chắc phía Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố gây hấn này nhiều lần hơn. Trung Quốc nên đối trọng lại những gì họ nói bằng sự chân thật”. Theo một đánh giá gần đây, chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông đang buộc Philippines nhanh chóng tăng cường sức mạnh quân sự, chuyển hướng quân đội từ mục tiêu chống phiến quân sang tự vệ, chống ngoại xâm.
    Tổ chức Dự báo chiến lược Stratfor (Mỹ) vừa cảnh báo các công ty quốc tế cần dè chừng với các dự án mời thầu của Trung Quốc. Stratfor vạch rõ Bắc Kinh sử dụng CNOOC làm lá bài để vừa thực thi các tuyên bố về chủ quyền, vừa vơ vét nguồn năng lượng ở Biển Đông. Nhìn bề ngoài, việc mời thầu của Trung Quốc có vẻ như một lời đề nghị hoà hoãn, nhưng thật ra lại kèm theo một cái giá. Cái giá đó là ngầm thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế nước khác.
    Lần này, khi ngoại trưởng Clinton đi thăm một loạt nước châu Á, cùng với chuyến thăm của ông Panetta tháng trước, Washington muốn tái khẳng định sự quan tâm của nước Mỹ đến khu vực không chỉ trên lời nói, nhất là trước yêu cầu tái cân bằng quyền lực. Quan hệ đối tác Mỹ – ASEAN vì vậy, đòi hỏi những động lực mới.
    Thái độ lấn lướt của Trung Quốc đối với các nước láng giềng phải chăng là một trong những động lực mới đó. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, trong một hội thảo mới đây, cũng đã thấy có “sự quá đà” trong một bộ phận hoạch định chính sách ở Bắc Kinh.
    Nhiều lời kêu gọi phải giúp đỡ các nước nhỏ đã được gióng lên. Nhật và Úc đề nghị được hỗ trợ Philippines tăng cường khả năng tuần tra, giám sát trên biển.
    Bà Catharin Dalpino, một chuyên gia tại trung tâm Nghiên cứu quốc tế của đại học Johns Hopkins, nói: “Không phải chỉ gia tăng cách tiếp cận, mà phải tìm ra giao điểm của các quyền lợi để giúp cho các quan hệ liên minh tiến triển trong thế kỷ này”. Theo bà, cách thức Mỹ xem xét vai trò của mình ở châu Á sẽ khác với trước kia. “Sẽ không phải là một điều gì chúng ta đã thấy trong thời Chiến tranh lạnh, mà là một điều gì mới mẻ, nhỏ hơn, nhậm lẹ hơn, có tính cách bền vững về mặt chính trị cho các đối tác và đồng minh của chúng ta”, bà Dalpino kết luận.
    Trần Hiếu Chân

Chia sẻ trang này