1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Lạm phát phi mã...nguyên vật liệu tăng vọt....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NQHN81, 29/03/2008.

4227 người đang online, trong đó có 308 thành viên. 00:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1253 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. NQHN81

    NQHN81 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Đã được thích:
    123
    Lạm phát phi mã...nguyên vật liệu tăng vọt....

    Tìm giải pháp chặn ?ocơn lốc? giá thép

    Ngày 14-03-2008, 22:03:14 GMT+7

    Trong tháng 2, do ảnh hưởng của giá phôi thị trường thế giới, giá thép của các DN sản xuất trong nước đã tăng thêm khoảng 500.000- 750.000 đồng/tấn so với tháng trước đó. Hiện giá thép bán ra trên thị trường (đã có thuế GTGT) dao động từ 17- 17,2 triệu đồng/tấn. Theo Bộ Công Thương, giá thép biến đọng là do giá phôi NK có xu hướng tăng cao

    Thương Mại - Từ đầu năm 2008, để xiết chặt XK, phía Trung Quốc đã nâng thuế XK mặt hàng này từ 15% lên 25%. Hiện nay, giá chào phôi thép Q235 Trung Quốc ở mức 750- 760 USD/tấn, tăng 10- 25 USD/tấn so với tháng 2/2008. Đồng thời giá thép phế- nguyên liệu chính để sản xuất phôi- cũng tăng mạnh. Thời điểm này, giá thép phế chào bán về đến Việt Nam khoảng 490- 500 USD/tấn (CFR), tăng khoảng 20 USD so với tháng trước và tăng gần 100 USD/tấn so với cuối năm 2007.

    Nguồn http://www.vinametal.com





    Giá thép tăng cao ghê cơ....
    Sẵn tiện đang có 74 tấn thép tấm,dùng để đóng tàu cần bán.Giá thỏa thuận.Vui lòng pm....Hoặc contact nqhn2001@yahoo.com
  2. tiendaiphat

    tiendaiphat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    2
    đánh bỏ mẹ thằng Nhân giờ
  3. locphat6899

    locphat6899 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    203
    Với những gì bác viết em khẳng định con SMC em đầu tư sẽ tăng liên tục 50 phiên(biên độ 1%) đến giá 90 cho coi.
  4. tiendaiphat

    tiendaiphat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    2
    mày là cái thằng ăn mày tao lạ *** gì, sáng nào chẳng lê đít qua nhà tao bới cơm thừa canh cặn, đánh bỏ mẹ thằng Nhân bây giờ
  5. NQHN81

    NQHN81 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Đã được thích:
    123
    Sao ku biết tên anh?
    Nhưng mà xê ra nhé....
  6. NQHN81

    NQHN81 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Đã được thích:
    123
    Ăn mày được ít thép,đang cần bán đây....
    Chửi quá coi chừng bị lock nha ku con....
  7. locphat6899

    locphat6899 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    203
    Hình như bên đó muốn lên bang chủ là phải chui háng và bị nhổ nước miếng vào mặt hay sao ý nhỉ?
  8. meyeusu

    meyeusu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Tin từ 14/3 đưa lên đây làm gì nữa, ko thấy giá thép đang down à, thức thời đi cụ
  9. muathucauca

    muathucauca Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    204
    Tin mới luôn :

    Toàn cầu hóa lạm phát?



    n Kiều Oanh


    Lạm phát đang lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

    Từ những khu vực kém phát triển nhất thế giới như châu Phi, tới những nền kinh tế đầu tàu như Nhật Bản và Mỹ, ?ocơn lốc? lạm phát đang thỏa sức hoành hành.

    Theo số liệu chính thức của cơ quan thống kê Zimbabwe, tỷ lệ lạm phát tại quốc gia châu Phi này là 66.000% trong năm 2007. Còn tính ở thời điểm tháng 3 này, tỷ lệ lạm phát ở đây đã là 100.000% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Một lít xăng ở Zimbabwe đầu tuần có giá 25 triệu đôla Zimbabue, cuối tuần có giá 30 triệu, sang tuần sau có giá 40 triệu! Một ổ bánh mỳ có giá 10 triệu! Còn lương bình quân của một công nhân nông trại là 30 triệu!

    Không ai rõ Chính phủ Zimbabwe đã tính tỷ lệ lạm phát theo cách nào vì trong các cửa hàng ở nước này hầu như chẳng có thứ gì để bán, nhưng những chỉ số này cho thấy, chắc chắn Zimbabwe là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới hiện nay.

    Đây rõ ràng là lý do tuyệt vời để những người đứng đầu các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể tổ chức một cuộc họp về chủ đề lạm phát ở Harare, thủ đô của Zimbabwe. Nhưng thực ra, vẫn còn những lựa chọn tuyệt vời khác, tuy có phần ?okém? hơn Harare chút ít, để tổ chức một sự kiện như vậy.

    Lạm phát ở Nga, Việt Nam, Argentina và Venezuela hiện đều ?ovững vàng? ở mức 2 con số. Và đó mới chỉ là một vài trong rất nhiều ví dụ.

    Đến cả Nhật Bản, một nước từ lâu vẫn diễn ra tình trạng giảm phát (giá cả đi xuống), đến lúc này lạm phát cũng đã xuất hiện. Tháng 2 vừa qua, lạm phát của Nhật là 1%, cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, có nhiều khả năng Nhật Bản sẽ tiếp tục hạ thay vì tăng lãi suất đồng Yên vì lo ngại nền kinh tế trong nước sẽ rơi vào suy thoái theo kinh tế Mỹ.

    Tại Trung Quốc, các cơ quan chức năng cũng đang hết sức lo ngại về tỷ lệ lạm phát ở mức trên 7%, ngang với mức ở Ấn Độ. Hiện Trung Quốc đã phải áp đặt các biện pháp kiềm chế giá cả.

    Năm ngoái, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ - nền kinh tế số một thế giới - là 4%, cao kỷ lục trong 17 năm qua.
    Nhiều người đứng đầu ngân hàng trung ương và kinh tế học cho rằng, tốc độ lạm phát tăng vọt trên phạm vi toàn cầu chỉ là một hiện tượng nhất thời do giá thực phẩm, nhiên liệu và các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

    Đúng là giá nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào chủ chốt từ đầu năm đến nay đã tăng 25 - 50%. Nhưng nếu các ngân hàng trung ương cho rằng, lạm phát chỉ đơn thuần là sản phẩm của tình trạng thiếu hụt nguồn cung hàng hóa trong ngắn hạn, thay vì do chính sách tiền tệ lỏng lẻo, có lẽ họ đã nhầm.

    Và có một sự thật là, lạm phát và cả các dự báo lạm phát tại phần lớn các quốc gia trên thế giới sẽ còn tăng cao, trừ phi các ngân hàng trung ương bắt đầu áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.

    Nước Mỹ hiện chính là nơi mà lạm phát được ?oxuất khẩu? đi toàn thế giới. Phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà đất và tín dụng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phải liên tục cắt giảm lãi suất trong thời gian qua để ngăn nền kinh tế khỏi rơi vào suy thoái. Và tác dụng phụ của chính sách này chắc chắn sẽ là mức độ lạm phát cao hơn, thậm chí trong vòng nhiều năm.

    Lạm phát tại Mỹ sẽ được kiềm chế bên trong biên giới nước Mỹ nếu như không có quá nhiều nước từ Trung Đông cho tới châu Á neo buộc đồng tiền của họ vào USD. Các quốc gia khác như Nga và Argentina, trên danh nghĩa không neo buộc đồng nội tệ vào USD, nhưng trên thực tế lại cố gắng ngăn không cho tỷ giá giữa USD và đồng nội tệ biến động quá mạnh.

    Kết quả là, bất cứ khi nào FED cắt giảm lãi suất, các nước trong ?okhối USD? này cũng chịu áp lực phải cắt giảm lãi suất theo, vì lo ngại đồng nội tệ sẽ bị lên giá do giới đầu tư tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn. Theo "cơ chế" này, chính sách tiền tệ nới lỏng của Mỹ đã góp phần thúc đẩy lạm phát tại khoảng 60% số nước trên thế giới. Nhưng cho dù kinh tế các nước Trung Đông và châu Á hiện đều tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với nước Mỹ và lạm phát tại các nền kinh tế đang nổi lên đều đã tăng cao, chính sách kích thích tiền tệ tích cực lại là thứ mà nước Mỹ cần lúc này.

    Đề cao nhiệm vụ chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chủ trương tăng lãi suất. Nhưng có lẽ ECB sẽ dừng lại việc tăng lãi suất vì lo ngại nếu tiếp tục tăng làm vậy, Euro sẽ còn tăng giá cao hơn nữa so với USD. Và nếu kinh tế Mỹ suy thoái thật, ECB cũng sẽ phải bắt đầu cắt giảm lãi suất.

    Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Nếu kinh tế Mỹ chuyển từ suy thoái nhẹ sang suy thoái sâu, những áp lực giảm phát trên phạm vi toàn cầu sẽ hóa giải bớt những áp lực lạm phát mà thế giới đang phải đối mặt. Giá các loại nguyên vật liệu khi đó sẽ sụt giảm và giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ sẽ ngừng tăng do tỷ lệ thất nghiệp công suất dư thừa tăng lên.

    Nhưng dĩ nhiên, một giai đoạn suy thoái của kinh tế Mỹ sẽ khiến FED phải tiếp tục cắt giảm lãi suất thêm nữa, khiến vấn đề lạm phát rốt cục sẽ trầm trọng hơn.

    Còn nếu kinh tế Mỹ chỉ suy thoái nhẹ trong khi kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục tăng mạnh, những áp lực lạm phát sẽ vẫn nặng nề thêm. Trong trường hợp đó, tốc độ lạm phát sẽ dễ dàng đạt tới mức của những năm 1980, nếu không muốn nói là mức của những năm 1970 tại phần lớn các quốc gia trên thế giới.

    Tới lúc này, nhiều người cho rằng, thà lạm phát cao trong một vài năm còn hơn là suy thoái nhẹ trong một thời gian ngắn. Nhưng có lẽ họ đã quên mất những cái giá phải trả do lạm phát cao và việc khó khăn thế nào để giải quyết được tình trạng đó.

    ----
    Em nhớ các bậc tiền bối kể chuyện lạm phát ở Nga...có một cụ già mang một giỏ tiền đi mua bánh mì...đến trạm xe buýt, cụ mêt quá ngủ quên...lúc tỉnh dậy thì thấy cái giỏ tre đã mất, chỉ còn lại một đống tiền dưới chân...

    Ở VN năm nay liệu có xảy ra thế không ? mới quý I đã 9,19 % vướt cả dự kiến tăng trưởng cả năm 9% (nghe nói còn hạ mục tiêu xuống 7,5%)
  10. BigboySM

    BigboySM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Đã được thích:
    0
    CẬP NHẬT: 2008-03-28 09:55:38 (GMT+7)

    Sẽ chưa tăng giá 10 mặt hàng thiết yếu


    [​IMG]

    Từ nay đến tháng 6/2008 sẽ chưa tăng giá 10 mặt hàng thiết yếu, trừ khi có trường hợp đột biến giá.

    Tối 27/3, Thủ tướng *************** đã khẳng định như vậy sau khi nghe ý kiến đóng góp của các phó thủ tướng, lãnh đạo một số bộ, ngành chức năng. 10 mặt hàng trên bao gồm: xăng dầu, điện, than, nước sạch, vé xe buýt, vé tầu hỏa, vé máy bay, xi măng, sắt thép, học phí và viện phí.

    Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và nhân dân cả nước cùng chung sức vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, cần đẩy mạnh tiết kiệm, nhất là đối với các cơ quan hành chính nhà nước, trước mắt cần thực hiện tiết kiệm 10% mức tiêu thụ xăng dầu.

    Thủ tướng cũng yêu cầu lực lượng quản lý thị trường và các hiệp hội ngành hàng tăng cường quản lý giá, bán theo giá niêm yết và xử phạt nghiêm minh đối với những doanh nghiệp, cửa hàng bán không đúng giá niêm yết.

    Để bình ổn giá lương thực, Thủ tướng nêu rõ, năm nay chỉ xuất khẩu tối đa 3,5 triệu tấn gạo và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa ký thêm hợp đồng xuất khẩu gạo.

    Để hạn chế nhập siêu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu như dệt may, giày da, thủy sản? vay đủ vốn ngoại tệ cần thiết.

    Với một số mặt hàng khoáng sản xuất khẩu như dầu thô, than cần điều chỉnh thuế suất lên mức thích hợp. Đối với nhập khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát, những mặt hàng nhập khẩu như ô tô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, phụ tùng xe gắn máy, điện tử, điện lạnh? cần tăng thuế nhập khẩu và hạn chế cho vay ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng này, nhất là ô tô nguyên chiếc cần đánh thuế cao hơn nữa.


    (Theo Website Chính phủ)

    ------------------------------------------------


    Để biết thêm chi tiết, xem thêm tại đây :

    http://www10.ttvnol.com/f_319/1034070/trang-1.ttvn



    Được BigboySM sửa chữa / chuyển vào 12:22 ngày 29/03/2008

Chia sẻ trang này