Làn sóng đầu tư mới ngoài chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieudubao, 03/05/2012.

3508 người đang online, trong đó có 298 thành viên. 00:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 438 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Trước nguy cơ cứ ném tiền vào chứng mà cứ phập phù được không bằng tiền gửi NH, mất 40% là khá cao nhiều người đang lặng lẽ nhảy sang lĩnh vực SJC khả năng tháng 7 lên > 49.
  2. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Nghị định mới ban hành về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng là văn bản bắt đầu có hiệu lực trong tháng này (từ ngày 25/5). Đây là văn bản quan trọng, tạo những thay đổi cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trong thời gian tới.

    Nghị định này quy định nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; Ngân hàng Nhà nước tổ chức quản lý và sản xuất vàng miếng qua các hạn mức từng thời kỳ; cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán…
  3. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Vàng sẽ sớm cán mốc 46 triệu đồng/lượng
    Cập nhật lúc :12:29 PM, 02/05/2012
    (ĐVO) Giá vàng trong nước sau kỳ nghỉ lễ đã để mất mốc 43 triệu đồng/lượng do đà giảm của vàng thế giới. Sau khi tăng 5 phiên liên tục, vàng thế giới đã hạ nhiệt trong phiên giao dịch hôm qua khi vàng giao ngay tại thị trường New York đóng cửa ở mức 1.663,2 USD/ounce, giảm 2,1 USD/ounce.

    Lúc 10h24, vàng miếng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn giao dịch mua – bán tương ứng ở mức 42,74 – 42,94 triệu đồng/lượng. Tại thị trường Hà Nội, vàng miếng SJC bán ra cao hơn chút đỉnh, ở mức 42,96 triệu đồng, mua vào vẫn giữ nguyên 42,74 triệu đồng.

    Sáng nay, các công ty vàng bạc đá quý ngừng hoạt động trong thời gian nghỉ lễ như SJC, PNJ, Sacombank-SBJ… đều đã mở cửa trở lại. Hầu hết các doanh nghiệp vàng đều niêm yết giá mở cửa hôm nay ở mức trên 43 triệu đồng, sau đó bắt đầu hạ giá và vàng trong nước nhanh chóng để mất mốc này.

    Lúc 10h hơn, vàng miếng SJC của Công ty Phú Quý giao dịch ở mức mua vào 42,87 triệu đồng/lượng và bán ra 42,97 triệu đồng, giảm 130.000 đồng/lượng so với hôm qua. Các thương hiệu vàng khác cũng có mức giảm giá tương tự.


    [​IMG]
    Theo dự báo của HSBC, giá vàng trong nước trung bình năm nay có thể tương ứng khoảng 45 triệu đồng/lượng.
    So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước đang cao hơn gần 1,3 triệu đồng/lượng. Các doanh nghiệp vàng đều cho biết, sau 3 – 4 ngày nghỉ lễ, họ mới mở cửa lại, song sáng nay hầu như không có khách đến giao dịch. Cả thị trường vàng miếng và vàng trang sức đều trầm lắng.

    Giá vàng thế giới đã quay đầu giảm trong phiên giao dịch hôm qua, kết thúc chuỗi 5 phiên tăng giá liên tục trước đó. Lúc đóng cửa tại New York, giá vàng giao ngay giảm 2,1 USD/ounce so với phiên liền trước, còn 1.663,2 USD/ounce. Trong phiên giao dịch, đã có lúc giá vàng lên mức 1.672,8 USD/oz, cao nhất trong 2 tuần.
    Sáng nay trong phiên châu Á, vàng tiếp tục giảm giá. Lúc 10h05 giờ Việt Nam, giá vàng hạ thêm 3,5 USD, còn 1.659,7 USD/ounce.
    Một điều đáng chú ý đối với giới đầu tư vàng trong nước là Ngân hàng HSBC vừa mới hạ dự báo giá vàng năm 2012 nhưng vẫn bày tỏ lạc quan về xu hướng thị trường trong nửa cuối năm.

    Trong báo cáo phát đi ngày 30/4, HSBC đã giảm dự báo giá vàng năm 2012 xuống 5% còn 1.760 USD/ounce do nhu cầu thấp từ Ấn Độ và khả năng có chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) ở Mỹ ngày càng mong manh.

    HSBC tuy nhiên dự báo giá sẽ tăng trong nửa cuối năm nay do đồng Euro mạnh lên, những căng thẳng địa chính trị và các chính sách nới lỏng tiền tệ tiếp tục được duy trì bên cạnh nhu cầu dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương.

    Với mức giá trung bình 1.760 USD/ounce trong năm 2012, nếu quy đổi tương đương ra VND, giá vàng trong nước sẽ tương ứng khoảng 45 triệu đồng/lượng (1 ounce vàng xấp xỉ 0,82 lượng). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Bảo Tín Minh Châu, giá vàng trong nước thường cao hơn thế giới cả triệu đồng mỗi lượng, nên khả năng vàng về 46 triệu đồng là không xa.
  4. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Vì sao hàng loạt “quan” ngân hàng “ngã ngựa”?
    Chức vụ cao, lại làm việc trong ngành nghề có mức lương vào hàng ‘khủng’ nhất nhưng vì hám lợi, hàng loạt quan chức các ngân hàng bỗng chốc ‘trắng tay’.
    Giám đốc, Phó giám đốc BIDV Phú Yên bị cách chức

    Mới đây nhất, ngày 24/4, ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh tỉnh Phú Yên, cho biết: Hội đồng quản trị của BIDV Việt Nam đã có quyết định cách chức đối với ông Nguyễn Công (SN 1956), Giám đốc BIDV Chi nhánh tỉnh Phú Yên.

    Ngoài ra, BIDV Việt Nam cũng có quyết định cách chức Phó giám đốc BIDV Phú Yên đối với ông Nguyễn Văn Tuyến và cảnh cáo Phó giám đốc Nguyễn Duy Sinh vì có sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động tài chính - tín dụng.

    Trước đó, Đoàn kiểm tra của BIDV Việt Nam phát hiện Chi nhánh BIDV Phú Yên có nhiều khoản cho vay thiếu minh bạch, dẫn đến khả năng mất vốn. Điều này góp phần làm cho tình trạng nợ xấu tăng cao ở Chi nhánh BIDV Phú Yên trong thời gian ông Công làm giám đốc từ năm 2003 đến nay.

    Hiện, cơ quan chức năng cũng đang tiến hành điều tra, làm rõ trách nhiệm của ông Công và một số thuộc cấp liên quan đến việc vợ chồng Hồ Minh Hậu - Phạm Thị Ái Loan - hiện đang bị Interpol truy nã quốc tế - bởi hành vi lừa đảo các ngân hàng với số tiền lên đến hơn 400 tỷ đồng rồi bỏ trốn.

    Giám đốc Ngân hàng Phương Nam lĩnh án chung thân

    Do "ỉm" hơn 15 tỷ đồng tiền vay của nhiều chủ nợ, tháng 8/2011, nguyên giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Nam, Trần Thị Gái đã bị TAND Hà Nội tuyên phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    [​IMG]
    Giám đốc ngân hàng Phương Nam lĩnh án chung thân do "ỉm" 15 tỷ đồng.

    Theo cáo buộc của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, khi đương chức Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam, bà Gái đã vay, chiếm đoạt hơn 15,2 tỷ đồng của 5 chủ nợ. Cụ thể, từ tháng 4 đến 7/2007, bà Gái 12 lần vay tiền của ông Phạm Quang Tuấn (quận Hai Bà Trưng), tổng cộng hơn 12,8 tỷ đồng. Trong số này, người vay chỉ trả nợ được gần 6 tỷ đồng. Trong tháng 10/2007, bà Gái tiếp tục chiếm đoạt tiền của ông Nguyễn Toán Hùng (huyện Gia Lâm) khi vay 2,4 tỷ đồng và nhận tiền 1,2 tỷ đồng tiền bán nhà nhưng không chịu giao nhà...

    Với tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và không có khả năng hoàn trả, nguyên Giám đốc Ngân hàng Phương Nam, Trần Thị Gái đã bị tuyên phạt tù chung thân.

    Giám đốc VietinBank Trà Vinh bị khởi tố

    Ngày 25/11/2011, Cơ quan cảnh sát điều tra ******* tỉnh Trà Vinh đã tống đạt quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Ngô Công Bình - giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Trà Vinh (51 tuổi).

    Trước đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có quyết định đình chỉ công tác đối với ông Ngô Công Bình và ông này đã bị bắt tại nhà riêng ở khóm 3 phường 4, TP Trà Vinh vì có dấu hiệu “tham ô tài sản”.

    Cụ thể, ông Ngô Công Bình chỉ đạo bà Ngô Thị Thanh Vân - Phó giám đốc và cấp dưới lập hơn 600 hồ sơ khống chiếm đoạt khoảng 2,2 tỉ đồng từ việc chi hoa hồng môi giới huy động vốn. Những hồ sơ này ông Bình chỉ đạo bà Trần Thị Hạnh Dung (phó phòng kế toán - phụ trách phòng) lấy thông tin từ các khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, lập khống hồ sơ và rút tiền.

    Ông Bình cũng chỉ đạo bà Nguyễn Thị Hòa - Phó phòng kho quỹ tiền tệ, chuyển toàn bộ số tiền hoa hồng môi giới vào tài khoản của bà Hòa. Khi khám xét trụ sở Ngân hàng Vietinbank Trà Vinh, cơ quan điều tra đã tịch thu một số lượng vàng và hơn 700 triệu đồng trong tài khoản của bà Hòa.

    Ông Bình cũng chỉ đạo trích tiền từ quỹ lương hơn 600 triệu đồng để chi cho công tác huy động vốn, nhưng không hề có chứng từ và lập khống kế hoạch hội nghị khách hàng 6 tháng đầu năm 2011 để chiếm đoạt số tiền dự kiến mua làm quà tặng cho khách hàng.

    Phó tổng ngân hàng BIDV hầu tòa

    Khoảng đầu tháng 2/2010, cả nước như rúng động bởi thông tin Đoàn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam bị bắt do lợi dụng chức vụ để trục lợi nhiều tỷ đồng.

    [​IMG]
    Đoàn Tiến Dũng tại tòa.

    Có trình độ kỹ sư Đại học Xây dựng và thạc sĩ Học viện ngân hàng cộng thêm kinh nghiệm làm việc trong ngành 23 năm, Đoàn Tiến Dũng đang giữ chức vụ cao tại một ngân hàng lớn thuộc tốp nhất nhì trong nước,bỗng dưng mất chức, mất quyền lại vướng vào vòng lao lý vì cái tội hám tiền.

    Theo điều tra của cơ quan *******, từ năm 2006 đến năm 2008 ông Hoàng Văn Khánh, Tổng giám đốc công ty cổ phần Dệt may xuất khẩu Hải Phòng đã vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng BIDV Hải Phòng số tiền trên 45 tỷ đồng. Sau đó, ông Khánh quyết định bán tài sản thế chấp là bãi cảng container tại quận Hải An (TP.Hải Phòng) với giá 57 tỷ đồng.

    Sau khi hoàn tất hợp đồng, bên mua đã chuyển 57 tỷ đồng vào tài khoản của công ty Cổ phần Dệt may Xuất khẩu Hải Phòng tại Chi nhánh Ngân hàng BIDV Hải Phòng. Tuy nhiên, khi ông Hoàng Văn Khánh đề nghị được thực hiện thủ tục rút tiền mặt và chuyển khoản thì lãnh đạo ngân hàng BIDV Hải Phòng không đồng ý. Tiếp đó, ông Đoàn Tiến Dũng Phó TGĐ ngân hàng BIDV đòi ông Khánh phải "lót tay" 5 đến 7 tỷ đồng thì việc mới được giải quyết.

    Ông Khánh chấp nhận và chuyển cho ông Dũng cùng đồng bọn tổng số hơn 6 tỷ đồng, chia làm 3 lần. Tuy nhiên, ông Đoàn Tiến Dũng vẫn đòi thêm 1 tỷ đồng.

    Sáng ngày 2/2/2010, tại một quán phở trên phố Giảng Võ, Hà Nội khi ông Đoàn Tiến Dũng đang nhận 1 tỷ đồng tiền hối lộ thì bị lực lượng thuộc Phòng PC15 ******* Hà Nội bắt quả tang.
  5. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Đường cao tốc mau hư
    Nhiều đường cao tốc mới đưa vào khai thác hoặc sử dụng tạm thời đã xuất hiện những hư hỏng khiến dư luận bức xúc.
    >> Phí làm đường cao tốc: Đắt hơn cả Mỹ
    [​IMG]
    Vết nứt trên đại lộ Thăng Long (ảnh chụp tháng 5/2011, đoạn hầm chui qua đường sắt) - Ảnh: Lâm Hoài
    Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đại lộ Thăng Long, rồi đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, thậm chí là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang thi công đều có vấn đề về chất lượng.
    Tốn tiền nhiều, đường vẫn xấu
    Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương là một tuyến đường có vốn đầu tư lớn, được thiết kế theo đúng chuẩn nhưng chất lượng công trình lại có vấn đề ngay khi bắt đầu khai thác. Bằng chứng là chỉ một thời gian ngắn sau khi đưa vào sử dụng thì mặt đường đã liên tục xuất hiện ổ gà, thậm chí ổ voi. Hàng ngàn sự cố, tai nạn do nổ vỏ, hỏng máy, xe cùng chiều đâm nhau, xe lao xuống ruộng hay lao vào dải phân cách liên tục xảy ra.
    Tình hình nghiêm trọng đến mức tháng 10/2011, Ban An toàn giao thông tỉnh Long An phải đi khảo sát, đếm số ổ gà, ổ voi để có căn cứ kiến nghị Tổng công ty Cửu Long khắc phục khẩn cấp. Kết quả đếm sơ sơ đoạn qua địa bàn tỉnh Long An có khoảng... 500 cái “ổ” các loại. Đó là chưa kể vô số ổ gà trên đường dẫn dài 22km ở hai đầu TP.HCM và Tiền Giang.
    Theo báo cáo của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, tháng 2/2010, sau bốn tháng đưa vào khai thác, trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã xuất hiện năm vị trí lún tập trung tại điểm tiếp giáp giữa phần nền đường và phần công trình có móng cọc, phải cho bù lún nền đường bằng giải pháp rải lớp nhựa đường tạo nhám. Dù đã được bù lún, đường cao tốc vẫn liên tục hư hỏng và xuất hiện nhiều ổ gà trải dài trên nhiều kilômet đường.
    Cuối tháng 12/2010, trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT giải trình do địa chất khu vực phức tạp với những biến đổi bất thường, khi đưa vào khai thác thì xuất hiện hiện tượng lún nền đường. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, đơn vị thiết kế có khảo sát địa chất nhưng không phát hiện được sự thay đổi bất thường, chủ nhiệm đồ án cũng chưa lường hết sự thay đổi địa chất để yêu cầu bổ sung khảo sát.
    Bộ GTVT đã chỉ đạo chủ đầu tư dự án theo dõi kịp thời bù lún để đảm bảo độ bằng phẳng và an toàn trong quá trình khai thác đường cao tốc. Thế nhưng năm 2010 và 2011, đường cao tốc tiếp tục xuất hiện nhiều ổ gà và lún sụt mặt đường trên nhiều đoạn, kể cả đường nhánh nối từ Bình Thuận (quốc lộ 1 - Nguyễn Văn Linh) đến đầu đường cao tốc ở Chợ Đệm (Bình Chánh) mới hoàn thành cũng có tình trạng mặt đường bị lún. Tới cuối năm 2011, khi dư luận lên tiếng về tình trạng đường cao tốc không bảo đảm an toàn, Bộ GTVT quyết liệt chỉ đạo chủ đầu tư dự án sửa chữa đường cao tốc phải hoàn thành việc sửa chữa đường trước ngày thu phí vào cuối tháng 2/2012.
    Dù vậy, đến thời điểm cuối tháng 4/2012 công việc khắc phục tình trạng nham nhở trên mặt đường vẫn chưa xong. Hiện tại trên tuyến vẫn còn rất nhiều cái “ao” hình chữ nhật thấp hơn mặt đường chừng 2cm. Theo Trung tâm Quản lý đường cao tốc, đó là những nơi bị hư hỏng nặng đang được sửa chữa. Dự kiến đến ngày 15/5 sẽ hoàn tất việc sửa chữa mặt đường chính thuộc phạm vi 40km có thu phí.
    Chưa làm xong đã hỏng
    Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (sau này đổi tên là đại lộ Thăng Long, Hà Nội) còn một số hạng mục chưa hoàn thành và được thông xe khai thác tạm vào tháng 10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đến khoảng tháng 4/2011, tình trạng lún nứt mặt đường đã xuất hiện nhiều đoạn từ km8 đến km9. Thời điểm đó, tổng thầu và đại diện chủ đầu tư giải thích do phải thi công trên những đoạn có nền đất yếu nên đường vẫn tiếp tục lún theo quy phạm. Đến thời điểm hiện nay, các nhà thầu đã tiến hành bù vênh, khắc phục tình trạng lún nứt và rải lớp bêtông tạo nhám. Tuy nhiên, do thiếu tiền nên việc thi công lớp tạo nhám cũng chưa xong toàn bộ. Bên cạnh đó, hiện tượng nứt lớp bêtông ximăng ở mặt hầm chui (km7+538) cũng xuất hiện và đang được cơ quan chức năng đánh giá, khắc phục.
    Với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, ngay lễ thông xe khai thác tạm 20km đầu tuyến, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bày tỏ sự không hài lòng về chất lượng và yêu cầu lập tổ công tác rà soát, xử lý kỹ thuật với đoạn đường đã hoàn thành và 30km đang tiếp tục xây dựng. Dự án này cũng là một trong bốn dự án được kiểm tra về mặt chất lượng theo chỉ đạo của bộ trưởng. Kết luận sơ bộ của đoàn kiểm tra cho thấy trong quá trình thi công có nhiều sai sót. Đến nay, những điểm không bằng phẳng và lún ở phần đường đầu cầu, đầu cống trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được nhà thầu khắc phục.
    Dự án BOT càng hư hỏng nhiều
    Tình trạng dự án vừa hoàn thành đã hư hỏng không chỉ xảy ra ở những công trình do ngành giao thông làm chủ đầu tư mà xảy ra trầm trọng hơn ở một số dự án theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Đơn cử, một dự án “khủng” theo hình thức BOT đang bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư và bộc lộ những khiếm khuyết chất lượng là dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính VN (VIDIFI) làm nhà đầu tư.

    Gói thầu đầu tiên của dự án được khởi công vào tháng 5/2008 và dự kiến toàn tuyến sẽ khai thác vào năm 2011 nhưng đến nay chín gói thầu của dự án chưa có gói thầu nào vượt quá 45% tiến độ. Bên cạnh đó tuyến đường cao tốc này (có tổng mức đầu tư ban đầu 24.566 tỉ đồng, dài 105,5km, sáu làn xe) cũng tăng tổng mức đầu tư trên 40% và đang chờ cơ quan chức năng thẩm định để điều chỉnh.
    Trong khi đó, Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng vừa có văn bản yêu cầu VIDIFI khắc phục những tồn tại trong việc thi công đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau khi cơ quan này kiểm tra một số gói thầu trong tháng 3 vừa qua. Cụ thể, thiết bị thi công trên hiện trường không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng thi công. Tại công trình cầu Lạch Tray, đoàn kiểm tra của hội đồng nghiệm thu cho biết công tác bảo quản cốt thép đã gia công đang chờ đổ bêtông ở một số dầm chưa tốt, cốt thép bị han gỉ nhiều. Tại cầu Thanh An, nhà thầu thi công cũng để cốt thép chờ của trụ cầu bị gỉ nhiều, không đánh gỉ cốt thép trước khi đổ bêtông...
    Dự án BOT quốc lộ 1 tuyến tránh TP Hà Tĩnh do Tập đoàn Sông Ðà đầu tư cũng bị hư hỏng nặng nề ngay sau khi đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường có chiều dài 16,3km được khởi công vào tháng 11/2005, dự kiến đưa vào sử dụng tháng 5/2008 nhưng do chậm tiến độ nên đến đầu năm 2009 mới hoàn thành và xuống cấp nghiêm trọng. Tổng mức đầu tư của dự án gần 460 tỉ đồng, khi đưa vào khai thác, dự án vẫn còn hai hạng mục trị giá gần 160 tỉ đồng chưa thi công xong do vướng mặt bằng và do năng lực nhà thầu yếu. Với dự án này, Bộ GTVT đã yêu cầu nhà đầu tư phải hoàn chỉnh việc sửa chữa trước quý 2/2012 và phải thi công xong toàn dự án trước quý 3/2012
  6. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Chứng khoán chiều 2/5: Rầm rầm chốt lời “hàng nóng”

    [​IMG] LAN NGỌC
    02/05/2012 15:45 (GMT+7)
    [​IMG] VN-Index đã dao động cực mạnh trong buổi chiều nay.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (2)

    Cả hai sàn chiều nay đón nhận một đợt xả hàng ồ ạt trên diện rộng. Blue-chip tiếp tục đà giảm buổi sáng, còn nhóm “hàng nóng” có dấu hiệu phân phối đỉnh.

    Kịch trần rồi giảm sàn là biến động dữ dội của nhiều cổ phiếu đầu cơ, nhất là của nhóm khoáng sản trong ngày hôm nay. Không chỉ dừng lại ở tín hiệu như buổi sáng, buổi chiều lượng hàng có nhu cầu chốt lời đã gia tăng đột biến ở nhiều mã.

    Dẫn đầu về thanh khoản của HSX là hai cổ phiếu KSS và BGM, vượt xa cả những mã trước đây có thanh khoản rất cao thuộc nhóm blue-chip quen thuộc. Hai cổ phiếu này khớp lệnh tương ứng 64,5 tỷ đồng và 60,5 tỷ đồng. KSS đã tăng trần gần như liên tục 10 phiên và hôm nay đã chứng kiến thanh khoản đột biến. Khoảng 4,8 triệu KSS đã được sang tay, trong đó có gần 2,1 triệu là chạy được ở giá trần. Lực bán mạnh đã đè giá cổ phiếu này rơi về giá sàn và xuất hiện lực bắt đáy hoặc đảo hàng nhất định.

    BGM, LCG, KTB trên HSX cũng là những mã có dao động cực mạnh tương tự. Hàng loạt mã cổ phiếu thuộc nhóm ngày khoáng sản khác cũng bị xả hàng mạnh và giá giảm hết biên độ trong phiên. BMC, KSH, KSA cũng đều có thanh khoản đột biến.

    Đợt xả hàng ồ ạt xuất hiện ngay những phút đầu tiên của phiên buổi chiều. Tốc độ giao dịch có chuyển biến đáng kinh ngạc, rất bất ngờ với hành động hạ giá mạnh. Nhóm cổ phiếu lớn lình xình yếu vào buổi sáng bị ảnh hưởng mạnh về tâm lý và lượng cung cũng gia tăng rất nhanh. Gần như toàn bộ thị trường đều xuất hiện khối lượng bán lớn, dù sức mua nâng đỡ có khác nhau. Nhìn chung ngay cả ở những cổ phiếu còn giữ được màu xanh thì cũng có thanh khoản đột biến, biểu hiện cụ thể của ý đồ chốt lời.

    Giá trị khớp lệnh hai sàn đã tăng vọt, HSX ghi nhận 1.670 tỷ đồng. HNX đạt 889,3 tỷ đồng. Như vậy lượng tiền vào thêm trong buổi chiều tại HNX khoảng 347 tỷ đồng và HSX là 726,8 tỷ đồng. Tốc độ gia tăng giá trị khớp lệnh như vậy là rất cao. Tuy nhiên điểm xấu là Index của hai sàn đều chứng một đợt tụt áp chóng mặt. VN-Index sụt giảm 0,8% chỉ trong vòng 16 phút đầu tiên buổi chiều và HNX-Index cũng giảm xấp xỉ 1% trong thời gian tương đương.

    Trên HNX, cổ phiếu HBB vẫn là mã có quy mô khớp lệnh lớn nhất, đạt xấp xỉ 80,8 tỷ đồng. Tuy nhiên thực tế buổi chiều HBB chỉ khớp thêm được 1,4 tỷ đồng nữa và khối lượng dư bán sàn vẫn rất cao. SCR đứng thứ hai HNX với 67,4 tỷ đồng nhưng giá rơi sàn vào buổi chiều. PVX, VND, KLS cũng khớp rất mạnh nhưng giá giảm thêm. Trên HSX, ngoài những mã khoáng sản bị xả hàng mạnh, những blue-chip như SSI, DPM cũng bị đè xuống giá thấp nhất hoặc sát đáy.

    Biến động giá tiếp tục gia tăng cường độ giảm trong buổi chiều ở nhiều mã tiếp tục phản ánh chiến thuật thu hồi lợi nhuận càng nhanh càng tốt của số đông nhà đầu tư. Có lẽ đây là những người đã cố gắng chờ đợi thị trường kìm nén tâm lý tích cực qua kỳ nghỉ, và không tin tưởng gì vào con sóng sẽ kéo dài tiếp. Tâm lý này đã được đề cập đến trước kỳ nghỉ, nhưng mới chỉ là sự phân hóa nhất định trong quan điểm và chưa hoàn toàn tin tưởng vào xu hướng. Khi thị trường không cho thấy một sự bùng nổ như ý, lượng cổ phiếu đã về và đang tích lũy trong tài khoản được dịp bung ra rất mạnh.
  7. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Chuyên gia phản đối đề án xây trụ sở Bộ GTVT 1.000 tỷ đồng

    "Tôi tin với một Bộ trưởng bộ GTVT có lương tâm, các cán bộ có lương tâm thì 1.000 tỷ đồng để phủ kín đường nhựa sẽ khiến họ hạnh phúc hơn là việc ngồi trong trụ sở hoành tráng".

    >> Bộ trưởng Thăng duyệt đề án hơn 200 tỉ đồng hiện đại hóa Bộ GTVT
    >> 'Khi QH bàn về rượu bia thì Bộ Giao thông của ông Thăng im lặng'
    >> Chưa thu phí hạn chế phương tiện trong năm 2012
    >> 'Nhiều tiền mua ô tô, đừng kêu chuyện thu phí...'
    Như báo chí đã đưa tin, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng vừa phê duyệt đề án trị giá 223.000 tỉ đồng để hiện đại hóa trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển đội tàu biển, máy bay, đào tạo nguồn nhân lực theo đề án công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
    Trong đó, đầu tư trụ sở văn phòng bộ là 1.000 tỉ đồng và các tổng cục, cục là hơn 4.800 tỉ đồng. Ngay sau khi đề án được phê duyệt, đã có khá nhiều thông tin trái chiều về đề án này. Để hiểu rõ vấn đề hơn, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về vấn đề này.
    [​IMG]
    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Chia sẻ trang này