lãng -tử :Thị trường có thể bật lên không ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luat101959, 24/02/2008.

6497 người đang online, trong đó có 1159 thành viên. 14:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1137 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. luat101959

    luat101959 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Đã được thích:
    0
    lãng -tử :Thị trường có thể bật lên không ?

    Các vấn đề chưa giải quyết xong nhưng thị trường đã xuống tương đối sâu .Một số thông tin hỗ trợ bắt đầu được đưa ra ,khối lượng giao dịch tăng khá .Các tay to đỡ các mã lớn để giữ thị trường .Mốc 67x tỏ ra khá hiệu quả ,không dễ gì bị xuyên thủng .Khả năng thị trường bật lên trên 7xx là khá lớn .

    "Không thể vì kiểm soát lạm phát mà hy sinh chứng khoán"





    Đó là ý kiến của ông Lê Hải Trà, Thành viên HĐQT Sở GDCK TP. HCM

    Sáng thứ Năm (21/2), tôi có đọc bài báo về Báo cáo của HSBC, trong đó các tác giả của Báo cáo tỏ ra lo ngại về hai vấn đề: doanh nghiệp Việt Nam tận thu tiền bán cổ phần và chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm chống lạm phát. Cá nhân tôi cho rằng, cần nhìn nhận đa chiều hơn về quan điểm doanh nghiệp Việt Nam tận thu từ TTCK.

    Thông thường, khi bán hàng hóa, người bán nào chẳng muốn chọn thời điểm hợp lý, có lợi nhất cho mình để tung hàng ra bán ở mức giá tốt nhất. Khi diễn biến thị trường thay đổi, việc điều chỉnh linh hoạt cung hàng, thay đổi kế hoạch phát hành cũng là điều hợp lý và nên làm. Nhưng mối quan tâm lớn và có tác động nhiều hơn cả lại ở những giải pháp chống lạm phát.

    Có thể hiểu được trong bối cảnh như hiện nay, đây là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, bởi tác động của nó có ảnh hưởng lớn tới đại bộ phận dân cư. Tuy nhiên, thắt chặt tiền tệ đến mức khắc khổ và dường như chỉ áp dụng một giải pháp duy nhất là hút tiền từ lưu thông có thể gây ra những hệ luỵ kéo dài. Thứ nhất, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Dễ hiểu khi lãi suất cho vay của các ngân hàng lên tới 12%/năm. Để thu hút được nhà đầu tư mua cổ phần, doanh nghiệp phải làm ra lợi nhuận với tốc độ tăng ít nhất 25% (như vậy, NĐT mới có lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng). Trong nền kinh tế như hiện nay, thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp có thể tạo ra tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao như vậy? Thứ hai, lãi suất tiền tệ tăng, lãi suất chiết khấu dòng tiền cao hơn, giá cổ phiếu giảm mạnh, cộng với hệ số lạm phát cao thì giá trị tài sản tài chính có thể được định giá thấp. Những yếu tố cộng hưởng như vậy tác động tiêu cực đến TTCK là điều có thể thấy rõ.

    Tôi có đọc ở đâu đó ý kiến "vì lạm phát phải hy sinh chứng khoán", nhưng bốc thuốc như vậy liệu có đúng liều? Trung Quốc đã từng có bài học về vấn đề này và hệ luỵ của nó với TTCK không chỉ 1-2 năm, mà kéo dài tới nửa thập kỷ.
  2. luat101959

    luat101959 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Thực hiện giải pháp đồng bộ xử lý tình hình Thị trường chứng khoán hiện nay

    --------------------------------------------------------------------------------


    ND - Sau Tết Nguyên đán, giá cổ phiếu giảm mạnh. Gần đây mức độ giảm giá tăng lên và diễn ra liên tục trong nhiều phiên, chỉ số Vn-Index xuống còn 687,10 điểm vào ngày 22-2. Trước tình hình diễn biến phức tạp của thị trường, ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN đã viết bài phân tích về vấn đề này.


    Sự xuống giá của thị trường chứng khoán (TTCK) bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, tác động trên cả khía cạnh cung và cầu, trong đó yếu tố tâm lý đóng vai trò rất lớn.


    Việc ổn định lại hoạt động của TTCK trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề cấp bách và cần có những giải pháp đồng bộ của các bộ, ngành trên các lĩnh vực kiểm soát lạm phát, thị trường tín dụng, thị trường bất động sản, chính sách tài khóa và chi tiêu chính phủ, v.v... Chúng ta không nên đặt ra vấn đề hay câu chữ "cứu thị trường chứng khoán", hay "hy sinh thị trường chứng khoán cứu lạm phát" như một số báo đưa ra, mà cần có chính sách tổng thể để có thể xử lý tình hình hiện tại mà không ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của TTCK và nền kinh tế nói chung.


    TTCK Việt Nam tuy còn non trẻ, nhưng đang trở thành một thể chế quan trọng trong nền kinh tế, với mức vốn hóa hơn 41% GDP, trong năm qua riêng mức huy động vốn (cổ phiếu, trái phiếu, đấu giá) đạt 120.000 tỷ đồng. Mặc dù số lượng các công ty niêm yết trên hai sàn chỉ khoảng 272 công ty và số lượng các nhà đầu tư mở tài khoản chỉ khoảng 300.000, nhưng nói đến TTCK chúng ta không chỉ nói đến công ty niêm yết, mà cần phải đề cập đến hàng nghìn công ty cổ phần vàcác cổ đông của các công ty này trên thị trường không chính thức. Sự mất ổn định TTCK sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp (DN), đến công tác cổ phần hóa và tăng trưởng chung của nền kinh tế trong những năm tới và đặc biệt là lòng tin của công chúng đầu tư trong và ngoài nước.


    Ðể ổn định lại hoạt động của TTCK, theo chúng tôi cần nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau:


    Ðiều chỉnh lại một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng) cho phù hợp với tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước hiện nay. Vấn đề lạm phát: việc kiểm soát lạm phát thông qua việc áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ là cần thiết, nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế vi mô. Lạm phát hiện nay là kết quả của việc tăng trưởng lượng tiền cung ứng và tín dụng trong những năm trước đây cũng như những yếu kém và hiệu quả thấp trong sản xuất kinh doanh, đầu tư. Việc huy động vốn quá dễ dàng của các DN trên thị trường tự do cũng dẫn đến sức ép đầu tư tràn lan, làm giảm hiệu quả của các DN này cùng lúc là nguyên nhân tác động đến lạm phát. Bởi vậy quá trình chống lạm phát không chỉ bằng các giải pháp từ phía ngân hàng, mà cần có sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có cả vấn đề kiểm soát các hoạt động huy động, sử dụng vốn và vấn đề đầu tư các dự án, cả trong hoạt động chi tiêu chính phủ.


    Các giải pháp kiểm soát lạm phát hiện nay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có độ trễ để phát huy tác dụng, không vì chưa thấy tác dụng mà tiếp tục gia tăng và xiết chặt hơn nữa. Bởi vì nếu muốn có tác dụng ngay lập tức thì sẽ gây "sốc" với DN và nền kinh tế. Các giải pháp hạn chế tín dụng, nâng dự trữ bắt buộc là giải pháp cần thiết và phù hợp. Riêng vấn đề tỷ giá, cần tiếp tục cho đồng Việt Nam lên giá hơn so với hiện nay để giảm sức ép mua ngoại tệ, kích thích nhập khẩu, từ đó giảm sức ép lạm phát và thúc đẩy quá trình cải cách trong hoạt động xuất khẩu. Vấn đề tăng lãi suất đã và đang được sử dụng, nhưng cũng cần tính ở mức độ phù hợp để tránh tác động mạnh đến tăng trưởng. Hiện nay, lãi suất quốc tế giảm nếu chênh lệch lãi suất trong nước quá lớn cộng với việc giữ không cho đồng Việt Nam lên giá sẽ thúc đẩy thêm luồng vốn ngoại tệ đổ vào các khối trái phiếu, đặc biệt các tín phiếu ngắn hạn, từ đó sức ép mua ngoại tệ sẽ gia tăng.


    Về vấn đề kiểm soát tín dụng, NHNN đang làm tốt vấn đề này để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên cần có sự phân biệt đối với các dự án có hiệu quả thực sự, đặc biệt trên tổng mức tín dụng cho phép cần có sự điều chỉnh bên trong cho phù hợp để có thể vẫn giữ và nới lỏng hơn kênh cho vay chứng khoán, từ đó hỗ trợ cho TTCK không bị "tổn thương" quá mức. Thông thường các nước đều nới lỏng tín dụng cho kênh chứng khoán khi thị trường sụt giảm và thắt chặt hơn khi thị trường quá "nóng".


    Ðối với thị trường bất động sản, cách ứng xử của ngân hàng hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên cần kết hợp các giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản. Ðồng thời việc kiểm soát thị trường này cũng nên từ từ từng bước, tránh dẫn đến sự "đông lạnh", ảnh hưởng đến các ngân hàng, các DN.


    VỀ luồng vốn ngoại tệ nước ngoài: đồng thời với việc cho đồng Việt Nam lên giá hơn nữa, NHNN cần đẩy mạnh hơn việc mua vào ngoại tệ trong thời hạn ít nhất một tháng. Ưu tiên mua ngoại tệ cho mục đích kiều hối, đầu tư trực tiếp, góp vốn đầu tư chiến lược, đầu tư vào TTCK để hỗ trợ cho thị trường không bị giảm sút. Cùng với mua ngoại tệ, NHNN thực hiện hút tiền về thông qua việc phát hành tín phiếu, trái phiếu.


    Trong thời gian tới, nếu luồng ngoại tệ vượt quá mức độ hấp thụ của nền kinh tế, NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xác định tổng hạn mức ngoại tệ đầu tư gián tiếp và phân bổ hạn mức trên cơ sở phân loại các tổ chức đầu tư nước ngoài (QII) theo các tiêu chí thích hợp, các tổ chức lớn đầu tư lâu dài sẽ được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, việc đưa ra giải pháp này cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng quy mô luồng vốn nước ngoài, tránh gây "sốc" với thị trường. Trước mắt, chủ yếu tăng cường chế độ báo cáo, tính công khai, minh bạch và nắm bắt kịp thời chính xác luồng vốn này.


    Về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room), trước mắt vẫn duy trì mức sở hữu 49% với công ty niêm yết, nghiên cứu các tỷ lệ sở hữu đối với ngân hàng lên 33-35% để tạo kích thích cho TTCK. Ðối với chứng khoán chưa niêm yết, có hai phương án xử lý nâng từ mức 30% (theo luật khuyến khích đầu tư trong nước trước đây) lên 40% hoặc thực hiện phân loại DN với các tỷ lệ áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, việc phân loại DN cũng sẽ khó khăn vì hiện nay một DN hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Trước mắt có thể phân loại theo một số nhóm nhất định (không quá chi tiết) dựa trên hoạt động chính của DN.


    Ðể hỗ trợ sức "cầu" cho TTCK, nghiên cứu cho phép chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài hoạt động sớm hơn ở Việt Nam, nhưng cho phép quản lý luồng vốn huy động ở nước ngoài nhằm thu hút và quản lý tốt hơn luồng vốn này.


    Về hoạt động đấu giá (IPO) hiện nay, do chưa có giải pháp "kích cầu" đối với TTCK, việc đưa các DN nhà nước lớn ra đấu giá sẽ khó thành công và không khỏi tác động mạnh đến thị trường. Tuy nhiên, trì hoãn việc IPO cũng làm chậm lại quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tiến trình cải cách hiện nay. Bởi vậy, cần nghiên cứu chuyển sang chào bán theo phương thức thỏa thuận cho đối tác chiến lược. Nếu lựa chọn đúng đối tác chiến lược, phải nắm giữ trong thời hạn ba năm thì sẽ bớt lượng cung hàng ra thị trường. Ðồng thời giúp cho DN tăng cường quản trị công ty, hoạt động có hiệu quả hơn và Nhà nước và DN sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong tương lai. Ðể tránh thất thoát tài sản nhà nước do áp dụng phương thức thỏa thuận, cần yêu cầu các DN cổ phần hóa phải công bố công khai và chi tiết hơn các thông tin về DN và vấn đề định giá DN cần được các tổ chức chuyên nghiệp xác định một cách công khai, minh bạch.


    Về hoạt động quản lý TTCK: cần sớm triển khai thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại TTGDCK Hà Nội để tăng cường quản lý và tính thanh khoản cho thị trường OTC, giảm bớt tình trạng đóng băng đối với cổ phiếu OTC. Ðồng thời sớm áp dụng một số nghiệp vụ ký quỹ để tạo ra tín hiệu và sức cầu cho thị trường. Bên cạnh đó cần tăng cường hoạt động thanh tra và xử phạt, nhất là đối với các hành vi thao túng giá, gây mất lòng tin trên thị trường.


    Vấn đề tâm lý và công tác tuyên truyền: hiện nay thị trường đã điều chỉnh rất sâu, giá cả chứng khoán đã trở nên hấp dẫn hơn, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đầu tư nước ngoài trên thị trường chính thức vẫn được duy trì (đạt mức 8,5 tỷ USD vào cuối tháng 1-2008 so với mức 6,5 tỷ USD vào tháng 10-2007), hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN niêm yết nhìn chung là tốt. Các nhà đầu tư không nên quá nhạy cảm trước một vài thông tin cũng như trước việc kiểm soát lạm phát của NHNN. Các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền tốt hơn và các cơ quan quản lý thực hiện công khai, minh bạch trong việc ban hành và tuyên truyền các chính sách, giải pháp. Các chính sách, giải pháp mới cần đưa ra thăm dò, lấy ý kiến trước để các DN và đối tượng chịu tác động có cơ hội điều chỉnh, từ đó các giải pháp dễ được tiếp thu hơn và không gây sốc về tâm lý.
  3. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
    Không hô hào Down nữa hả Bác ?
    Em nhớ Bác là người hô hào ghê nhất cơ mà
  4. Cancaucom08

    Cancaucom08 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Mua con gì lãi nhiều hả các bác ?










    Được Cancaucom08 sửa chữa / chuyển vào 23:57 ngày 25/02/2008
  5. luat101959

    luat101959 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Đã hô up đâu ,chỉ là dự đoán có bật không thôi .Chỉ cần bật là cũng kiếm .Tay to đỡ thị trường thì nhặt mấy xu lẻ của tay to .
    Từ hồi nọ tôi hô down có cơ sở ,ai đã theo thì tránh được mất xèng .Nên vote cho tôi !






    Được luat101959 sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 25/02/2008
  6. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
    Chả vote rồi còn gì
  7. nam_vbard

    nam_vbard Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Đã được thích:
    19
    P3 có hiện tượng xả hàng của BigBoys
  8. chung_khoan

    chung_khoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Bán đấu giá mỏ than ngon nhất Việt Nam, chiều nay hết hạn đăng ký đấu giá:

    THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN RA CÔNG CHÚNG CÔNG TY THAN VÀNG DANH ?" TKV

    1. Tên doanh nghiệp bán đấu giá: Công ty than Vàng Danh - TKV

    Địa chỉ: 185 Đường Nguyễn Văn Cừ - Vàng Danh - Uông Bí - Quảng Ninh.

    2. Ngành nghề kinh doanh chính: Khai thác, chế biến, tiêu thụ than; Vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ; Xây lắp các công trình thuộc mỏ; Sản xuất vật liệu xây dựng; Quản lý và khai thác cảng; Sửa chữa máy, thiết bị mỏ

    3. Vốn điều lệ: 123.340.000.000 đồng.

    4. Số lượng cổ phần bán đấu giá: 2.466.800 cổ phần (mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần).

    5. Giá khởi điểm: 30.000 đồng/cổ phần.

    6. Điều kiện tham dự đấu giá: tổ chức và cá nhân đủ điều kiện theo Điều 6, Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ.

    7. Thời gian và địa điểm đăng ký và nộp tiền đặt cọc:
    Từ 8h30 ngày 04/02/2008 đến 15h30 ngày 25/02/2008


    Tp. Hà Nội

    - Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam
    Địa chỉ: Tầng 3, 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

    Địa chỉ: 94 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    - Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

    Địa chỉ: 57 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    - Công ty Cổ phần Chứng khoán ALPHA

    Địa chỉ: 2 Phạm Ngũ Lão, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nôi

    - Công ty Cổ phần Chứng khoán NHTMCP Đông Nam Á

    Địa chỉ: 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nôi

    Tp. Hồ Chí Minh

    - Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam

    Địa chỉ: Lầu 2, Toà nhà Starview, 63A Nam Kỳ khởi Nghĩa, Quận 1Tp.Hà Nội

    Lầu 2, Toà nhà ITAXA, 126 Nguyễn Thị Mimh Khai, Q3, Tp. HCM

    - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

    Địa chỉ: 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

    - Công ty Cổ phần Chứng khoán NHTMCP Đông Nam Á

    Địa chỉ: 81 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
  9. luat101959

    luat101959 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến tại khu vực 66x-67x khá gay cấn ,ưu thế về bên cung nhưng không quá chênh lệch .Chỉ cần có tác động nhẹ thì lại lệch về bên mua .Cái gì làm lệch cán cân này ? PVFC chăng ?Hay là tin từ bộ trưởng V V Ninh ?



    Được luat101959 sửa chữa / chuyển vào 07:53 ngày 28/02/2008

Chia sẻ trang này