1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Liệu chúng ta có phải là những con gà

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vietnam_ktqd, 28/03/2008.

3390 người đang online, trong đó có 69 thành viên. 04:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 341 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. vietnam_ktqd

    vietnam_ktqd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Liệu chúng ta có phải là những con gà

    Quyền lực ngầm trên sàn CK - Bài 2: Chiêu độc để... lãi to (13:58 27/03/2008)

    Nhờ có bàn tay đánh bóng của K. mà các cổ phiếu SJS, FPT, BMC, TCT... có những ngày tăng giá liên tục và đạt được đỉnh giá rất cao trước khi xì hơi.
    Bản in Gửi đi
    Trong số trước, Báo Pháp Luật TP.HCM đã có bài phản ánh công ty chứng khoán K. có tiềm lực mạnh để thao túng, làm giá cổ phiếu ngay từ khâu xác định giá trị doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, thị trường chứng khoán niêm yết còn bị thổi giá lên, dìm giá xuống không chỉ một mình K. mà còn có các quỹ đầu tư nước ngoài (Tây).

    ?oThổi? giá lên cao để bán

    Giới kinh doanh chứng khoán không chỉ biết đến công ty chứng khoán K. nhờ tài ngoại giao giỏi của ông chủ tịch hội đồng quản trị để mua cổ phiếu giá gốc, bán giá ngọn mà công ty này còn rất nổi tiếng với những chiêu cò mồi, đánh bóng cổ phiếu rất giỏi. Ngoài K., thị trường chứng khoán còn có sự đóng góp của những thế lực ngầm khác nữa là mấy ông Tây. Anh T. làm nghề môi giới tự do chứng khoán ở quận 1 (TP.HCM) so sánh K. chỉ nổi đình nổi đám so với các công ty trong nước thôi. Quyền lực ngầm trên sàn hiện nay mấy ông Tây vừa rất mạnh mà còn lưu manh gấp 10 lần K.. Thế nhưng suy cho cùng, cả hai nhóm này đều có chung một điểm là có tài thổi bất cứ một cổ phiếu nào tăng thì nó tăng, muốn cổ phiếu nào giảm thì nó giảm. Cả hai nhóm này đều dùng quyền lực của mình để tận dụng lòng tham và nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để kiếm lời. Vì vậy, kinh nghiệm của anh T. trong đầu tư chứng khoán là muốn thắng lại thì phải phán đoán được ý đồ của họ.

    Theo anh T., Tây thường thích tập trung thao túng những cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn như VNM, STB, PPC... Còn K. lại thích tập trung vào việc thổi giá những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ hơn như SJS, FPT, BMC... Thị trường đi lên hoặc đi xuống đều là cơ hội tốt để Tây và K. làm giá một cách dễ dàng. Cách kiếm tiền của họ cũng bình thường là mua rẻ, bán đắt nhưng cái khác của họ là muốn bán thì bọn nó đẩy giá lên, còn khi nào muốn mua thì dìm giá xuống. Tuy nhiên, những cổ phiếu do K. thổi giá lại nhằm đến việc thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước chiếm đa số, còn Tây thì ngược lại. Những cổ phiếu như SJS, FPT, TCT, BMC... có bàn tay của K. đã tăng giá ầm ầm và được liệt vào danh sách những cổ phiếu ?ohiếm?. Khi đó nhóm cổ phiếu này tăng trần liên tục mà lượng mua bán hàng ngày rất ít. Nhờ ưu thế nắm giữ nhiều cổ phiếu nên những lệnh mua bán của K. thường xuyên được khớp lệnh trước nhà đầu tư cá nhân cho dù thị trường sốt nóng hay nguội lạnh.

    ?oĐạp? giá xuống để mua rẻ

    Nói đến đây, anh T. còn lấy dẫn chứng cụ thể. Ở thời điểm thị trường bắt đầu sôi động cuối năm 2006, cổ phiếu SJS lên sàn có giá hơn 100.000 đồng. Chỉ sau một thời gian, SJS đã bị làm giá khi giá cứ tăng trần liên tục lên tới mức 728.000 đồng/cổ phiếu mới chia tách. Sau chia tách, giá của SJS cứ tăng trần. Nếu tính chung giá trị sau chia tách, cổ phiếu SJS bị đẩy lên tới mức 1,2 triệu đồng/cổ phiếu rồi mới quay đầu giảm. Tương tự, K. cùng mấy ông Tây lại tiếp tục phi vụ mới khi nhúng tay vào nhóm FPT, BMC, TCT, LBM làm cho giá tăng chóng mặt. Khi đó rất nhiều nhà đầu tư cùng có chung một nhận định là những cổ phiếu này bị làm giá. Dù biết là làm giá nhưng nhiều người vẫn mua vào khi thấy giá nó cứ tăng liên tục. Cổ phiếu LBM, một cổ phiếu bình thường cũng tăng trần liên tục 20 phiên liên tiếp do nhà đầu tư bị ngộ nhận việc LBM được phép khai thác mỏ boxit có trữ lượng lớn ở Lâm Đồng. Khi đó tin đồn lợi nhuận LBM sẽ đạt tương đương với BMC được tung ra.

    Mọi người chỉ bừng tỉnh khi tất cả nhóm cổ phiếu kể trên đều ?oxì hơi? giảm mạnh, bán tháo chạy cũng không kịp. Lúc thị trường lên là vậy! Còn khi thị trường giảm mạnh thì K. lại làm động thái dìm giá cổ phiếu xuống thấp hơn nữa để mua vào giá rẻ. Theo tiết lộ của anh T., những ngày gần đây đang có hiện tượng hàng loạt cổ phiếu cũng đang có dấu hiệu bị làm giá. Với lợi thế kiếm lời khi thị trường tăng mạnh, K. cũng như mấy ông Tây lại tung tiền ra mua vào những cổ phiếu giá rẻ. Điển hình là nhóm cổ phiếu blue-chip như FPT, SJS, DPM... cũng đang bị các đại gia ?ođè? xuống rất thấp. Giá FPT xuống dốc chỉ còn 109.000 đồng, DPM còn 50.000 đồng và SJS còn 118.000 đồng/cổ phiếu. Những cổ phiếu tốt mới lên sàn như DQC của Điện Quang cũng cùng chung số phận. Ngày đầu niêm yết, cổ phiếu DQC có giá tới 290.000 đồng/cổ phiếu nhưng nay cũng bị ?ođạp? xuống còn 107.000 đồng/cổ phiếu.


    Quyền lực ngầm trên sàn CK - Bài 3: Tung đòn trong phiên IPO (14:09 27/03/2008)

    Nhà đầu tư nhỏ chết mà không biết vì sao mình chết!
    Bản in Gửi đi
    Bằng những màn đi đêm vô cùng lợi hại với những nhân vật quyền lực, ông trùm muốn thổi giá hay đạp giá một loại cổ phiếu nào đó chẳng có gì là khó khăn. Nói chung, ông trùm muốn thế nào thì thị trường sẽ phải như thế ấy!

    Ngoài các khoản siêu lợi nhuận mà công ty chứng khoán thu về như chúng tôi đã đề cập trong các số báo trước, những khoản tiền tỷ khác mà các ông trùm cổ phiếu kiếm được còn có nguồn gốc từ những trò ?oảo thuật? trong đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) cho các doanh nghiệp khách hàng.

    Nhét lệnh giờ chót

    Từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007 là thời kỳ kênh chứng khoán Việt Nam huy hoàng. Khi ấy nhà đầu tư bỏ tiền mua bất kỳ cổ phiếu nào cũng thắng lớn. Chính vì vậy mà các cuộc IPO của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ luôn thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư tham gia.

    Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng về các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, đã có không ít đại gia, công ty chứng khoán biết chớp thời cơ thu lợi khi tham gia đấu giá, dồn phần thiệt cho nhà đầu tư nhỏ. Một trong những thủ thuật đó là nhét lệnh (bỏ thêm phiếu đấu giá) vô thùng phiếu vào giờ chót khi đã biết 70% kết quả và biết giá đấu bình quân cổ phần.

    Anh H. - nhân viên phụ trách IPO của một công ty chứng khoán tại TP.HCM kể, thời điểm kênh chứng khoán sôi động, rất nhiều nhà đầu tư nhỏ tham gia đấu giá cổ phần IPO đã bị nhiều đại gia hay các công ty chứng khoán ?odắt mũi?. Những chuyện như tung tin đánh bóng doanh nghiệp, chơi đòn kích giá đánh vào tâm lý đám đông để các nhà đầu tư bỏ một mức giá đấu cao... chỉ là mẹo vặt. Cái rất lớn chính là thủ thuật nhét lệnh. Đây là thủ thuật ?oăn đấu giá? rất tinh vi.

    Sở dĩ chuyện khuất tất này xảy ra được là vì khi các công ty chứng khoán đứng ra làm đại lý đấu giá cổ phần cũng là lúc nhà đầu tư bỏ phiếu xong. Trước khi niêm phong, đưa thùng phiếu về sở giao dịch để kiểm, nhân viên các công ty này có thể nhét thêm lệnh vào để được trúng giá mua cổ phần. Khoảng thời gian từ khi hết hạn bỏ phiếu đến lúc thùng phiếu quay về sở có khi mất cả ngày. Vì vậy, nếu các đại lý đấu giá làm ?oảo thuật? thì nhà đầu tư nhỏ lẻ xem như thua trắng. Thậm chí ngay khi các thùng phiếu có niêm phong đã đưa về sở để kiểm thì nhân viên các công ty chứng khoán vẫn có thể nhét thêm lệnh vào được. Họ thủ sẵn phiếu đấu giá trong người, chờ đến lúc mở niêm phong thùng phiếu, lanh tay bỏ thêm vào thì có trời mới biết.

    Chuyện bỏ thêm phiếu đấu giá vào còn diễn ra khủng khiếp nếu doanh nghiệp đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tổ chức đấu tại các công ty chứng khoán. Đã có nhiều phiên đấu giá trong thời gian qua diễn ra như vậy và phần thắng cuối cùng bao giờ cũng rơi vào tay các công ty chứng khoán. Đó là chưa kể do có lợi thế thông tin, bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán có thể quyết định nhanh việc nên hay không nên mua cổ phần đơn vị IPO. Nếu thấy giá bất lợi, họ sẽ hủy, xin rút tiền cọc.

    Ngoài ra, còn những thủ thuật khác trong đấu giá do chính nhân viên công ty chứng khoán ăn lẻ. Chẳng hạn họ gọi điện thoại cho người thân gom cổ phần ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp khi giá đấu thành công chưa công bố.

    Doanh nghiệp tự làm giá

    Các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tham gia IPO doanh nghiệp chẳng những đã thua trắng các công ty chứng khoán tự doanh mà nhiều khi lại ?odính chưởng? từ chính doanh nghiệp IPO. Chiêu đầu tiên doanh nghiệp IPO thường làm là thổi giá. Nhà đầu tư nhỏ lẻ nếu không có thông tin, không có điều kiện thẩm định giá trị doanh nghiệp sẽ hớ hàng ngay khi doanh nghiệp tung ra chiến dịch PR tên tuổi. Đã có nhiều nhà đầu tư ôm hận vì trả giá cao cho cổ phiếu hạng ruồi.

    Anh Nguyễn Sơn, một nhà đầu tư tại sàn Beta, cho biết trước đây anh đã ôm vào một đống cổ phần của một công ty thuộc ngành may do công ty này công bố nhiều dự án bất động sản đang triển khai khá hấp dẫn. Thế nhưng đợi mãi vẫn không thấy công ty triển khai gì, ngay cả đến khi cổ phiếu đã niêm yết trên sàn mà dự án cũng không hề động tĩnh. Vậy là xem như góp vốn vào không hiệu quả.

    Còn chiêu thứ hai thì ngược lại, doanh nghiệp IPO nhưng lại không muốn bán cổ phần. Giám đốc một công ty quản lý quỹ đầu tư nước ngoài cho biết thực tế nhiều doanh nghiệp có tiềm năng tốt về thương hiệu, mối quan hệ kinh doanh, nhà xưởng, máy móc... nhưng lại tự định giá trị thấp để rồi âm thầm bán cổ phần. Các doanh nghiệp chơi trò này cũng đăng bố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng luật nhưng lại bố cáo giới hạn ở những nơi ít người biết để hạn chế người tham gia. Hoặc cũng công bố thông tin nhưng chỉ xì thông tin bán cổ phần trong một thời gian rất ngắn rồi tiến hành bán gấp khiến nhà đầu tư có biết cũng trở tay không kịp.

    Vợ tổ chức đấu giá, chồng mua cổ phần (!?)
    Hiện tượng nội gián trong đấu giá cổ phần cũng làm nhức nhối những nhà đầu tư chân chính. Điển hình như vụ IPO của một doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tại Hà Nội cách đây hai năm. Vụ này khá tai tiếng khi người trúng đấu giá lại là chồng của giám đốc công ty chứng khoán đứng ra tư vấn, tổ chức đấu giá cho doanh nghiệp.
    Trong vụ đấu giá kể trên, chuyện nội gián đã sờ sờ và có người tố cáo lên Ủy ban Chứng khoán nhà nước nhưng kết quả xử lý cứ kéo dài dây dưa khi nhiều cơ quan có thẩm quyền đá qua đá lại. Mới đây, người tố cáo việc trên cho Pháp Luật TP.HCM biết ông quá nản với cách xử lý của các cơ quan có trách nhiệm nên quên luôn vụ việc, dù đến nay ông vẫn chưa nhận được kết quả xử lý cuối cùng.



    Quyền lực ngầm trên sàn CK - Bài cuối: Broker ?orỉa? nhà đầu tư (14:19 27/03/2008)

    Nở rộ tình trạng broker (nhân viên môi giới chứng khoán) ?omượn? tiền trong tài khoản nhà đầu tư để kiếm lời.
    Bản in Gửi đi
    Ơ? tầm cao, các ?obố già? của các công ty chứng khoán có cách thao túng riêng để kiếm những khoản lợi kếch xù. Còn ở tầm ?ocò con?, các broker cũng không thiếu chiêu ngầm để hốt bạc. Những broker trẻ này hầu hết là sinh viên mới ra trường, chỉ hưởng mức lương khoảng 300 USD/tháng. Thế nhưng sau một thời gian làm việc tại sàn, có người đã có trong tay hàng triệu USD.

    Ăn tiền ?obo? cũng giàu to

    Ở thời điểm 2006-2007; khi chứng khoán đang sốt, chỉ cần qua một đêm tài khoản nhà đầu tư đã đẻ thêm vài phần trăm lợi nhuận. Vì vậy, nhà đầu tư tranh mua, tranh bán rất gay gắt. Lẽ đương nhiên khi đó nhân viên nhập lệnh làm không hết việc, để sót lệnh, mất lệnh hay đặt được lệnh mà không khớp là chuyện thường tình.

    Thế nhưng dù quá tải mấy đi nữa thì những ?ođại gia? vẫn giao dịch mua bán bình thường nhờ sau lưng họ có sự hậu thuẫn của nhân viên nhập lệnh và đại diện tại sàn. Nhóm nhân viên này luôn ưu tiên chèn lệnh ?ođại gia? trước, bất kể thời gian, bất kể thị trường nóng như thế nào. Nếu khéo chiều lòng ?ođại gia? thì nhân viên nhập lệnh sẽ được một khoản ?othưởng? không nhỏ. Chính khoản này đã góp phần làm nên những tỷ phú trẻ trên sàn.

    Nhân viên nhập lệnh có khả năng làm lợi cho nhà đầu tư tới 100% lợi nhuận chỉ trong vòng một tháng. Khách hàng của họ mỗi lần giao dịch lên tới hàng chục tỷ đồng. Sau mỗi lần tổng kết tài khoản, các nhân viên thường đòi khách phải chia cho ít nhất 50% lợi nhuận. Sở dĩ các broker có thể nắm chắc phần thắng để tư vấn cho khách ruột của mình là vì họ ?oăn theo? những đợt làm giá mà công ty họ đang làm.

    Về phía khách hàng, anh Trần Văn Hạnh, đầu tư ở sàn V., cho biết mấy tháng vừa qua đã rất nhiều lần đặt lệnh bán cổ phiếu với giá sàn nhưng lệnh không được khớp. Lệnh bán rẻ thì không khớp nhưng lệnh bán đắt hơn lại vẫn khớp bình thường. Đem thắc mắc này đến gặp nhân viên môi giới của công ty chứng khoán thì chỉ nhận được trả lời vu vơ cho xong chuyện. Trường hợp này, anh Hạnh cho rằng nhân viên công ty chứng khoán đã hủy lệnh bán của mình để ưu tiên cho lệnh của người khác. Rồi có nhiều lần anh Hạnh đã thông báo hủy lệnh mua bán nhưng hôm sau công ty chứng khoán vẫn cứ thông báo lệnh đã khớp.

    Mượn cổ phiếu của khách để ?onấu cháo?

    Khi sàn chứng khoán eo xèo, các broker vẫn có thể kiếm tiền bằng đủ cách. Trong đó phổ biến là chiêu sử dụng nghiệp vụ bán khống, mượn tiền trong tài khoản của khách hàng mở tại công ty mình để giao dịch, sau đó khi có lợi nhuận thì bán đi. Đây cũng chính là nguyên nhân xảy ra vụ ẩu đả tại Công ty Chứng khoán L. vừa qua khi khách hàng kiểm tra tài khoản thấy mất một số tiền lớn mà trong một thời gian dài anh ta không hề giao dịch.

    ?oCó lần tài khoản chứng khoán của tôi tự nhiên có thêm 200 triệu đồng. Hôm sau, một nhân viên của công ty chứng khoán điện thoại xin nhận lại số tiền đó. Nhiều khi chứng khoán của nhà đầu tư còn bị broker mượn hàng tháng trời mới trả. Cho nên rút kinh nghiệm, lâu nay tôi đã không cho mượn? - anh Trần Văn Hạnh tại sàn V. cho biết.

    Cách đây gần một tháng, chị Phạm Thị Phượng cũng phải làm một trận rùm beng tại sàn chứng khoán Công ty B. vì cổ phiếu của mình không bán được. Theo chị Phượng, nhân viên công ty chứng khoán có gọi điện thoại hỏi mượn 50.000 cổ phiếu nhưng chị từ chối. Vì chuyện từ chối này mà mấy ngày sau chị đặt lệnh bán đều nhận được thông báo không khớp lệnh. Bực mình, chị Phượng đến công ty để hỏi cho rõ thì nhận được câu trả lời là tài khoản lưu ký cổ phiếu của chị bị sai. Do vậy, khi công ty gửi tài khoản sang trung tâm lưu ký chứng khoán thấy sai họ đã trả về (!?).

    Tìm hiểu sự việc ở các công ty chứng khoán, chúng tôi cũng thấy hiện tượng hủy lệnh, sửa lệnh, vay mượn chứng khoán diễn ra rất phổ biến. Nhiều nhân viên công ty chứng khoán đang lợi dụng tài khoản của nhà đầu tư để kinh doanh kiếm lời. Trong đó có rất nhiều broker vay mượn cổ phiếu nhằm phục vụ cho các ?ođại gia? quen thuộc để mua cổ phiếu khi tài khoản của mình rỗng hoặc mua vượt số tiền trong tài khoản.

    Các chuyên gia cho biết hệ thống kiểm soát của ngành chứng khoán là rất lỏng lẻo, từ các sở giao dịch, trung tâm đến các công ty chứng khoán. Việc phát hiện lỗi chủ yếu chỉ dựa vào hệ thống kiểm soát của công ty chứng khoán cho nên nhân viên lợi dụng tài khoản của nhà đầu tư rất dễ dàng.

    Cổ phiếu không cánh mà bay
    Anh H., một nhà đầu tư ở Hà Nội còn gặp trường hợp tồi tệ hơn khi cổ phiếu trong tài khoản không cánh mà bay. Anh cho biết một lần kiểm tra tài khoản tại Công ty Chứng khoán V., anh phát hiện bị mất 200 cổ phiếu. Những lần sau truy cập không được và được thông báo sai mật khẩu. Liên lạc với công ty chứng khoán thì được trả lời là tài khoản đang bị... âm tiền. Nhưng một ngày sau, vẫn mật khẩu cũ anh lại truy cập vào được và thấy tài khoản của mình đã có đủ số cổ phiếu cũ của mình.

Chia sẻ trang này