Liệu VN INDEX có khả năng xuống 200 điểm ??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ongvang1789, 10/12/2008.

4367 người đang online, trong đó có 288 thành viên. 12:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 284 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. ongvang1789

    ongvang1789 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Liệu VN INDEX có khả năng xuống 200 điểm ??

    theo mọi người Vn có khả năng chạm 200 điểm ko , theo tôi thì khả năng này có thể xảy ra khi mà khoai tây càng ngày càng tháo chạy, và chưa biết khi nào mới quay lại, như 2 đợt sóng trước thì toàn do bàn tay của khoai tây mới lên, giờ khoai tây buồn khoai tây bỏ đi
    ko biết khi nào trở lại !
  2. manhsy

    manhsy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2008
    Đã được thích:
    10
    Khả năng VNI chạm 200 theo em là rất nhỏ.,và càng không thể trong tháng 12 này,vậy không nên nhìn quá xa,từ giờ đến hết tháng khả năng có sóng, cứ chiến đi ,cuối tháng rồi tính tiếp.
  3. toctem1979

    toctem1979 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Không thể xuống được. Tài sản quốc gia không thể rẻ rúng đến thế
  4. muataochin

    muataochin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    30/11/2008
    Đã được thích:
    1.209
    Có gì là lạ đâu nếu các nhà ĐT không tự cứu lấy mình. Nên nhớ TT xuống đều không phải vì bên bán bán tháo mà do lực mua quá yếu. Vậy chúng ta hãy kiềm chế bán ra giá thấp đi xem sao!
  5. tiencua68

    tiencua68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Đã được thích:
    0
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=16544[/url]

    Ngày 10-12-2008, 16:37
    WB đánh giá tăng trưởng của Việt Nam năm 2009 là 6,5%
    (ĐTCK) Ngày 10/12/2008, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo kinh tế mới nhất về Việt Nam và khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo này, nền kinh rế Việt Nam vẫn được các chuyên gia của WB đánh giá là ổn định và có khả năng duy trì được mức tăng trưởng cao 6,5% trong năm 2009.

    Sẵn sàng đối phó với khủng hoảng

    Theo các chuyên gia của WB, các quốc gia Đông Á hiện đã có sự chuẩn bị tốt hơn so với khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư nước ngoài rút lại đột ngột các tài sản lưu động, kết hợp với việc nhà đầu tư trong nước tháo chạy vốn ở một số nước đã đẩy các nền kinh tế này quay lại vùng nguy hiểm mà họ chỉ vừa mới thoát ra vài năm trước đó. Hoàn toàn không có sai lầm gì, nhưng các quốc gia trong khu vực này vẫn phải chịu chi phí vốn tăng lên vùn vụt trên các thị trường quốc tế, đe dọa khả năng cung cấp tài chính cho các chương trình phát triển và phá hủy những nỗ lực xóa đói giảm nghèo trong khu vực.

    Để kìm hãm tác động trước mắt của khủng hoảng đến khả năng thanh khoản trong nước, hầu hết mọi chính phủ của các quốc gia Đông Á đã mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua một loạt các công cụ và bơm thêm những khoản tiền lớn vào hệ thống ngân hàng. Mặc dù nhờ vào hành động nhanh nhạy này mà mối nguy trước mắt đối với các nền kinh tế trong khu vực đã được ngăn chặn, nhưng các ngân hàng và doanh nghiệp tại đây vẫn phải đương đầu với áp lực tài chính lớn. Áp lực này chỉ có thể tăng lên vì hoạt động kinh tế đang chậm lại và bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng tiếp tục xấu đi.

    Tăng trưởng ở tất cả các quốc gia Đông Á, ngoại trừ Malaysia và Indonesia, đều đã chậm lại trước khi cuộc khủng hoảng đạt đến đỉnh cao vào giữa tháng 9. Bất kể những nỗ lực kích cầu trong nước tại nhiều quốc gia, tốc độ mở rộng kinh tế vẫn được xác định là sẽ tiếp tục chậm đi trong năm 2009, điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng chậm lại trong xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Hoạt động xuất khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi cầu giảm tại các thị trường phát triển, mặc dù khả năng cạnh tranh ngày càng cải thiện của Đông Á có thể hạn chế bớt phần nào tác động này. Dự báo xuất khẩu cũng như luồng vốn vào đều giảm sút (nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) sẽ kìm hãm chi tiêu đầu tư. Tiêu dùng cá nhân có khả năng bị ảnh hưởng nhiều bởi thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp và trả lương thấp tăng, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm, trong khi mong muốn tiết kiệm gia tăng vào những thời kỳ bấp bênh.

    Nhìn tổng thể, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế ở khu vực Đông Á đang phát triển có khả năng giảm từ mức kỷ lục 10,5% năm 2007 và 8,5% năm 2008 xuống còn 6,7% năm 2009.




    2007


    2008 f


    2009 f

    Đông Á


    9,0


    7,0


    5,3























    Cam-pu-chia


    10,2


    6,7


    4,9

    Trung Quốc


    11,9


    9,4


    7,5

    In-đô-nê-xia


    6,3


    6,0


    4,4

    Lào


    7,9


    7,0


    6,0

    Ma-lai-xia


    6,3


    5,5


    3,7

    Mông Cổ


    9,9


    10,0


    7,5

    Phi-líp-pin


    7,2


    4,0


    3,0

    Thái Lan


    4,9


    4,6


    3,6

    Việt Nam


    8,5


    6,5


    6,5

    Nguồn: Ngân hàng Thế giới; f = dự báo



    Triển vọng của Việt Nam vẫn tốt đẹp

    Theo báo cáo này, kết quả tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2008 đã chứng minh khả năng nhanh chóng hồi phục của nền kinh tế quốc gia.

    Ông Martin Rama, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đã phải chịu 2 cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau. Trong nửa đầu năm 2008, Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng khởi nguồn từ dòng vốn vào ồ ạt. Kết quả là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và giảm sút chất lượng đầu tư. Hành động quyết tâm của Chính phủ trong gói giải pháp hồi tháng Ba đã dần từng bước ổn định tình hình kinh tế. Tuy nhiên, đáng tiếc là cuộc khủng hoảng thứ hai lại diễn ra trong nửa cuối năm nay. Rủi ro liên quan đế mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Hoa Kỳ đã thổi bùng cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu với những diễn biến khó lường. Mức độ ảnh hưởng của tình trạng suy thoái này tới kinh tế Việt Nam như thế nào còn chưa rõ được. Chính phủ Việt Nam đã hành động kiên quyết trong việc giải quyết tình trạng kinh tế quá nóng trong nửa đầu năm và xứng đáng được ghi nhận trong nỗ lực bình ổn kinh tế. Hy vọng rằng Chính phủ sẽ tiếp tục có những giải pháp quyết liệt khi phải đối mặt mới cuộc khủng hoảng lần hai ngoài ý muốn này.

    Cũng theo bản báo cáo của WB, sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP thực tế trên 8%, tốc độ mở rộng kinh tế của Việt Nam đã đi chậm lại trong 10 tháng đầu năm 2008, và phản ánh tác động từ gói giải pháp bình ổn kinh tế của Chính phủ. Tăng chi tiêu đầu tư chậm lại khi các điều kiện thắt chặt tín dụng cùng với các hạn chế ngân sách. Tiêu dùng cá nhân bị ảnh hưởng mạnh, phản ánh tác động của lạm phát tăng và điều kiện tiếp cận tín dụng khó khăn hơn. Giá trị bán lẻ tăng 6% từ tháng 1 đến tháng 8, nhưng chỉ bằng một nửa tốc độ của cả năm 2007.

    Chính sách thắt chặt tiền tệ trước đó để đối phó với lạm phát đã tạo ra những áp lực đối với các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất tiền gửi, nhưng lãi suất cho vay bị giới hạn ở mức 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ấn định, do đó biên lợi nhuận phải chịu áp lực lớn. Khối doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn do lãi suất ngân hàng tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2008 và do điều chỉnh giá cả bất động sản theo hướng đi xuống. Lãi suất thấp hơn có thể khiến áp lực của người đi vay trở nên nhẹ nhàng hơn khi các khoản tín dụng cũ được gia hạn. Nhưng chất lượng các tài sản ngân hàng có lẽ sẽ suy giảm trong năm 2009.

    Thâm hụt tài khoản vãng lai đã bắt đầu giảm sau khi đột ngột tăng cao vào sáu tháng đầu năm 2008, điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chậm lại do các biện pháp khắc nghiệt của chính phủ và sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Tuy nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai cả năm 2008 vẫn có thể tăng từ 10% GDP năm 2007 lên 13% GDP.

    Cho đến nay, các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn rất lớn. Giá trị phê duyệt FDI trong 10 tháng đầu năm 2008 đã đạt mức kỷ lục là 59,3 tỷ USD, bằng khoảng 2/3 GDP. Giải ngân trong năm 2008 dự kiến sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng so với 8,1 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, những con số này được dự báo sẽ giảm trong năm 2009.

    Nhìn chung, cân bằng tài khóa vẫn có thể quản lý được nhờ các chính sách tài khóa thận trọng và biện pháp thắt chặt tài khóa trong gói giải pháp bình ổn kinh tế. Thâm hụt tài khóa chung của năm 2008, kể cả các hạng mục ngoài bảng và các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được dự báo sẽ xấp xỉ ở mức 6,2% GDP, nghĩa là tăng so với mức 5,6% GDP của năm 2007.

    Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á là báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Thế giới về các nền kinh tế trong khu vực. Đây là báo cáo một năm hai lần và được công bố tại trang web của Ngân hàng thế giới.


    Quang Sơn

    -----------------

    Hôm nay Khoai Tây mua ròng 41 tỷ
    http://www.ssc.gov.vn/ssc/Detail.aspx?tabid=586&ItemID=40205[/url]

Chia sẻ trang này