Lo giữ khách, nhà băng tận tình với DN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi haotls, 09/06/2011.

4427 người đang online, trong đó có 542 thành viên. 08:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 207 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. haotls

    haotls Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    0
    (FNews) - Tình trạng lạm phát, lãi suất cao nếu kéo dài không chỉ khiến DN khó tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, mà còn dẫn tới nguy cơ làm suy giảm nền kinh tế, về lâu dài khiến nhà băng gặp "hạn".

    Vì thế, các ngân hàng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ vốn cho DN sản xuất, bất chấp khó khăn.

    Đó chính là cách giữ khách và nuôi dưỡng nguồn lực lâu dài cho chính mình.

    Hỗ trợ điểm

    Huy động khó khăn, lãi suất cho vay cao, DN khó tiếp cận vốn bằng các hợp đồng tín dụng thông thường đồng thời ngân hàng cũng không đủ sức để cho vay và ưu đãi với tất cả - bối cảnh này buộc các ngân hàng có những cách làm khác hay những chương trình đặc biệt để đưa vốn, nhất là vốn trung và dài hạn, cho các đối tượng được lựa chọn.

    Đầu tiên phải kể đến hình thức ký kết các hợp đồng tài trợ tín dụng cho các dự án lớn phát triển hạ tầng. Đáng chú ý, OceanBank cùng HSBC thu xếp khoản vốn tín dụng trị giá 400 tỷ đồng, có thời hạn 7 năm cho dự án xây dựng nhà máy phong điện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) vay; tài trợ 7 triệu USD cho Vietnam Airlines mua động cơ dự phòng cho máy bay Airbus A321.

    Đại diện Ocean Bank cho biết, đây không chỉ là một hợp đồng cho vay mà còn mở ra cơ hội hợp tác giữa hai bên. Cụ thể, OceanBank sẽ mở rộng phạm vi danh mục tài chính ngân hàng phục vụ Vietnam Airlines và các đối tác khác của tổng công ty.

    Habubank đã cùng với 9 ngân hàng thương mại khác tham gia chương trình "Thúc đẩy tài trợ thương mại" (TFP) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức, nhằm hỗ trợ các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Chương trình đã đem lại nhiều lợi ích từ mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu tới cung ứng các sản phẩm y tế và sản phẩm tiêu dùng... cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Với việc tham gia TFP, các ngân hàng thương mại sẽ có thêm nguồn vốn ưu đãi để hỗ trợ khách hàng.

    Tích cực trong các hoạt động này có các ngân hàng "ngoại" như: HSBC, Citibank với tổng số vốn lên đến cả tỷ USD được thu xếp. Những nguồn vốn thông qua hình thức tài trợ này giúp các doanh nghiệp phần nào giải tỏa được sự căng thẳng về vốn cho hoạt động kinh doanh trong năm nay. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện này thì nguồn vốn đó càng trở nên có ý nghĩa. Còn ngân hàng thì dành được những hợp đồng tín dụng dài hạn và có cơ hội phát triển các dịch vụ.

    Trong khi đó, một số ngân hàng khác lại tung ra hàng loạt các chương trình vốn ưu đãi dành cho DN.

    Cụ thể, Techcombank đưa ra gói sản phẩm chuyên biệt "Cấp tín dụng cho doanh nghiệp ngành cao su" với quá trình tài trợ bắt đầu từ khâu thu mua nguyên liệu đầu vào, đến sản xuất, thương mại và quản lý dòng tiền. Đây là chương trình được Hiệp hội cao su đánh giá là một giải pháp tài chính tốt cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này về dài hạn.

    Được biết, trước chương trình này, Techcombank đã có ưu đãi cho các ngành bông/sợi, gạo, điều, phân bón, thủy sản, giấy, điện tử, điện máy... được DN đánh giá cao và ngân hàng thêm sự gắn bó từ bạn hàng.

    Còn Ngân hàng Quốc tế (VIB) vừa mới kết thúc chương trình VIB - Vốn xuân 3.000 tỷ dành cho doanh nghiệp. Theo đó, ngân hàng này dành 3.000 tỷ đồng cùng những ưu đãi đặc biệt dành cho DN, nhất là những đơn vị xuất khẩu vay với lãi suất vay thông thường với thủ tục vay và giải ngân nhanh chóng. Trước đó, VIB đã từng có nhiều chương trình hỗ trợ các DN cà phê, thủy sản và gạo để ưu đãi vốn cho các DN.

    Ngoài ra, OceanBank từ tháng 3/2011 cũng triển khai chương trình khuyến khích hỗ trợ khách hàng vay vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hoá xuất khẩu và cam kết bán lại nguồn ngoại tệ thu được cho ngân hàng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam điều hành hạn mức tín dụng xuất khẩu ở mức 18.000 tỷ đồng, ưu tiên cho các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu.

    Hướng dòng tiền về sản xuất

    Những báo cáo mới đây từ Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy, việc thực hiện chính sách chặt chẽ, thận trọng trong lĩnh vực tiền tệ và cắt giảm đầu tư công; giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu tăng; chi phí phục vụ sản xuất tăng đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và tiêu thụ của một số ngành. Tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với kế hoạch dự kiến. Mới đây nhất, Chính phủ đã có ý kiến về việc điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng so với kế hoạch.

    Theo ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, cho biết so với thời điểm năm 2008, tình hình của các DN đang khó khăn hơn nhiều. Nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng tín dụng đang từ 38%/năm của những năm trước nay giảm xuống dưới 20% và lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho cả khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của DN.

    Tình hình trên có thể còn căng thẳng hơn nữa khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục siết chặt tiền tệ. Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đến nay rất thấp - 6,92% (thấp hơn cùng kỳ 2010 là 7,46%). Trong khi đó, theo các chuyên gia tài chính, độ trễ của chính sách tiền tệ thường là 4-5 tháng nên sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ cuối quý II do chính sách tiền tệ thắt chặt.

    Chính vì thế, để cứu sản xuất, nhiều chuyên gia đã cho rằng, nguy cơ lạm phát dù vẫn còn nhưng không nên thắt chặt tiền tệ hơn nữa. Đồng thời, cần có chính sách về vốn ưu tiên cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, khu vực nông nghiệp, nông thôn... với lãi suất hợp lý. Cần tránh tình trạng, tiếp tục hút tiền về và thắt chặt tín dụng chung chung gây khó khăn cho khu vực trực tiếp sản xuất và kinh doanh.

    Ông Nguyễn Đại Lai, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), cho rằng, các ngân hàng thương mại cần có các giải pháp về chia sẻ khó khăn giữa NHTM với DNVN, mở ra một kênh tạo vốn rẻ khả thi khác để "hai bên cùng có lợi".

    Cụ thể, ngân hàng có thể tư vấn cho DN miễn phí về các lĩnh vực đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời liên doanh với DN để tham gia tài trợ, đồng tài trợ cho DN thực hiện các dự án sản xuất, dịch vụ khả thi; có chính sách ưu đãi lãi suất với các khách hàng thường xuyên có tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn với số lượng tương đối lớn tại ngân hàng của mình... để vừa cứu được doanh nghiệp, vừa hút được khách hàng.

    Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách linh hoạt để vừa thực hiện tốt việc thắt chặt tiền tệ, hạn chế vốn vào khu vực phi sản xuất nhưng vẫn có thể hướng nguồn vốn tới khu vực sản xuất thông qua các công cụ lãi suất, hỗ trợ vốn... như đã thực hiện để đảm bảo, chống lạm phát nhưng không quá bóp nghẹt sản xuất. Đó mới là thành công thực sự của ổn định vĩ mô và phát triển bền vững.

    http://fnews.vn/tai-chinh-ngan-hang/viet-nam/lo-giu-khach-nha-bang-tan-tinh-voi-dn.fns
  2. haotls

    haotls Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    0
  3. luckiemnam

    luckiemnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    2.656

    NGON ROÀI[r2)]

Chia sẻ trang này