Lo ngại của Bác TS Cao Sỹ Kiêm về các DN nhỏ và vừa sẽ phá sản năm 2009...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnindex1000, 23/12/2008.

2443 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 03:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 241 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. vnindex1000

    vnindex1000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Đã được thích:
    23
    Lo ngại của Bác TS Cao Sỹ Kiêm về các DN nhỏ và vừa sẽ phá sản năm 2009...

    Năm 2009: Nhiều DN nhỏ và vừa sẽ phá sản


    95% trong tổng số 350.000 doanh nghiệp của nước ta là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có tới 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa hoặc phá sản trong năm tới.

    ?oNăm 2009, kinh tế VN, nhất là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa sẽ phải đối mặt với những khó khăn còn trầm trọng hơn năm 2008, sẽ có nhiều DN phải phá sản?. TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa VN - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, lo ngại về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đối với hệ thống DN.

    Bức tranh sẫm màu

    DN nhỏ và vừa hiện chiếm 95% tổng số DN đang hoạt động tại nước ta nhưng phần lớn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các DN đã trải qua một năm 2008 với đầy khó khăn nhưng sang năm tới, những khó khăn đó chẳng những không thuyên giảm mà còn gia tăng hơn nhiều. Số lượng DN buộc phải ngừng trệ sản xuất hay phá sản có thể còn nhiều hơn. Báo cáo của Hiệp hội Làng nghề VN cho biết có tới 5 triệu trong tổng số 10 triệu hộ làng nghề nước ta đang không có việc làm. Số DN phải ngừng sản xuất, đóng cửa, phá sản ở các địa bàn kinh tế trọng điểm trên cả nước đang gia tăng.

    Hiện cả nước có 95% trong khoảng 350.000 DN là DN nhỏ và vừa theo tiêu chí mỗi DN có vốn dưới 10 tỉ đồng và dưới 300 lao động. Các DN nhỏ và vừa có tổng số vốn khoảng 85 tỉ USD, hằng năm đóng góp khoảng 40%, 50% việc làm mới. Cũng theo nhìn nhận của Hiệp hội DN nhỏ và vừa VN, hiện có hơn 200.000 DN (60%) đang gặp khó khăn; 70.000 DN đang ngừng trệ, đóng cửa hoặc đã phá sản; chỉ có khoảng 200.000 DN đang làm ăn tốt.

    Bước vào quý IV/2008, khi mà lạm phát bắt đầu có dấu hiệu chững lại, Hiệp hội DN nhỏ và vừa VN công bố số liệu khảo sát cho thấy có tới 80% số thành viên của hiệp hội gặp khó khăn, trong đó 60% DN làm ăn kém và khoảng 20% DN khó có thể tiếp tục hoạt động. Nay, khi mà lạm phát đã được khống chế thì bức tranh DN vẫn chưa sáng sủa hơn, nếu không muốn nói là còn sẫm màu hơn. Theo cuộc khảo sát mới đây về chỉ số niềm tin đối với 256 DN do Công ty Dịch vụ Tài chính (WVB FISL) và Công ty Cổ phần Đầu tư - Tư vấn tài chính dầu khí VN (PVFC Invest) phối hợp tổ chức, chỉ số niềm tin của DN trong quý IV đã giảm 7 điểm so với quý III, từ 100 điểm xuống 93 điểm. Cũng theo cuộc khảo sát này, có 66% số DN được hỏi ý kiến cho rằng nền kinh tế chung của VN so với 12 tháng trước đã xấu hơn.

    Giải thích vì sao số DN nhỏ và vừa gặp khó khăn có chiều hướng gia tăng dù lạm phát đã lắng dịu và vấn đề vốn-cái khó nhất đối với DN nhỏ và vừa - đang được tháo gỡ nhanh, TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng tác động của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước đối với DN còn tiêu cực hơn tác động của lạm phát và các biện pháp kiềm chế lạm phát như thắt chặt tín dụng hay đầu tư.

    Khi nền kinh tế suy giảm, sức tiêu thụ thấp thì rất nhiều DN sẽ gặp khó khăn, không chỉ các DN nhỏ và vừa mà cả các DN lớn hoạt động trong các lĩnh vực như xi măng, sắt thép, vật liệu... cũng gặp khó. Theo ông, lúc này chưa phải thời điểm khó khăn nhất mà sự khốc liệt hơn có thể đến vào quý I, II/2009 vì khi ấy đà suy giảm hiện nay mới xuống tới ?ođáy? của nó. Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cảnh báo: nếu không được hỗ trợ kịp thời, nhiều DN nhỏ và vừa sẽ biến mất trong thời gian tới vì không còn khả năng bám trụ.

    Nhìn lại bản thân để vượt khó

    Không thể vì các tác động bên ngoài, dù là lạm phát hay giảm phát, mà không thấy những yếu kém nội tại của DN nhỏ và vừa nước ta dẫn tới khả năng cạnh tranh yếu, ứng phó với khủng hoảng kém. Khó khăn vừa qua đã làm bộc lộ rõ hơn thực trạng DN nước ta, nhất là các DN nhỏ và vừa, còn hạn chế và yếu kém nhiều về tiềm lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý, đội ngũ tay nghề, công nghệ, khả năng chuyển hướng và cơ cấu lại...

    Phát biểu tại một cuộc hội thảo nhằm tìm kiếm giải pháp cho DN trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Cục phó Cục Phát triển DN nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Trọng Hiệu cho rằng bên cạnh các nhân tố như khó tiếp cận vốn, đất đai... thì công nghệ lạc hậu, quản trị DN yếu, thị trường nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp là một trong những nguyên nhân khiến DN nhỏ và vừa càng chịu nhiều hơn tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế.

    ?oĐừng quá trông đợi vào bên ngoài mà mỗi DN phải tự cứu mình là chính và đó là cách thoát khỏi khó khăn hiệu quả nhất, tốt nhất, rộng rãi và có sức mạnh nhất và không ai làm thay được. các DN cần nhìn lại mình một cách thật nghiêm túc để rút ra xem mình mạnh yếu chỗ nào, ra sao hay những tiềm năng nào có thể khai thác, khó khăn nào có thể giải quyết để có cái nhận biết thực chất và đúng đắn khả năng bản thân DN. DN cần khẩn trương cơ cấu lại nợ, định hướng lại sản xuất kinh doanh, tìm thị trường, tìm khâu đột phá để giải quyết vấn đề giá thành và cạnh tranh- ông Kiêm khuyến cáo. Bên cạnh đó, các DN cũng phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các hiệp hội ngành hàng, xã hội nghề nghiệp, cộng đồng DN.

    Cho rằng sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ Nhà nước là rất quan trọng giúp DN vượt khó khăn, ông Cao Sỹ Kiêm thay mặt Hiệp hội DN nhỏ và vừa có 4 kiến nghị với chính phủ. Thứ nhất, cần điều chỉnh xuống thấp hơn lãi suất vốn vay, cung ứng nhiều vốn vay lãi suất thấp với điều kiện cho vay dễ dàng hơn và kịp thời hơn cho DN. Thứ hai, chính phủ nên dãn, hoãn và miễn giảm một số thuế cho DN. Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính để DN bớt khó khăn, tiết giảm chi phí và chớp thời cơ tốt hơn. Thứ tư, nhanh chóng cụ thể hóa chủ trương kích cầu sản xuất, tiêu dùng vừa công bố.

    IMF: Năm 2009, GDP VN chỉ tăng 5%

    Kết thúc chuyến làm việc tại VN từ ngày 3 đến 18-12, phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra những đánh giá sơ bộ về triển vọng kinh tế nước ta với 3 dự báo chính:

    Thứ nhất, do môi trường kinh tế toàn cầu đang xấu đi, tăng trưởng kinh tế VN giảm từ 8,5% trong năm 2007 xuống 6,25% năm 2008 và xuống thấp hơn nữa, còn 5% trong năm 2009.

    Thứ hai, với giá các mặt hàng sơ chế đang giảm, lạm phát được dự báo là sẽ giảm xuống mức một con số vào cuối năm 2009 nhưng lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm thô và năng lượng) có thể giảm chậm hơn.

    Thứ ba, thâm hụt cán cân vãng lai đối ngoại dự kiến sẽ giảm với việc nhập khẩu giảm nhiều hơn so với giảm xuất khẩu và kiều hối nhưng vẫn giữ ở mức cao, tương đương 9% của GDP, trong năm 2009 và đó vẫn là nguyên nhân của tính dễ bị tổn thương vì dự trữ quốc tế của VN tương đối thấp (3 tháng nhập khẩu).

    Trông đợi gì từ 6 tỉ USD?

    Là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, TS Cao Sỹ Kiêm cho biết gói kích cầu 100.000-110.000 tỉ đồng (khoảng 6 tỉ USD) mà chính phủ vừa công bố gồm hai khoản chính. Khoản kích cầu công bố đầu tiên trị giá 1 tỉ USD chủ yếu dành cho kích cầu đầu tư. Khoản kích cầu tiếp theo chủ yếu dành cho DN với khoản giảm thuế trị giá hơn 1 tỉ USD và có thể gần 2 tỉ USD, bù lãi suất trị giá khoảng 1 tỉ USD, bảo lãnh tín dụng trị giá khoảng 2-3 tỉ USD. Theo ông, DN nhỏ và vừa khó có thể tiếp cận khoản kích cầu đầu tư, song hoàn toàn có thể tiếp cận khoản kích cầu thứ hai, bởi nó nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu, sản xuất, tạo công ăn việc làm, thu nhập và sức mua.

    Suy giảm kinh tế thì phải kích cầu nhưng vấn đề quan trọng nhất là địa chỉ kích cầu. Kích cầu thì phải đầu tư vào DN nào sinh lợi nhất, tạo ra nhiều sản phẩm và công ăn việc làm cùng thu nhập cao cho người lao động nhất. Ông cho rằng là khu vực gặp khó khăn song DN nhỏ và vừa vẫn là nơi năng động, tạo nhiều công ăn việc làm và đóng góp nhiều cho tăng trưởng GDP, các DN nhỏ và vừa cần được hưởng thích đáng vốn kích cầu của chính phủ.

    Chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cũng cho rằng chính phủ nên tham khảo ý kiến các chuyên gia, hiệp hội DN, tạo cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các DN nhỏ và vừa. Triển khai chủ trương và chính sách kích cầu, ông Lê Đăng Doanh cảnh báo cần tránh hiện tượng ?onước chảy chỗ trũng?, tức là vốn kích cầu chảy về các tập đoàn và công ty lớn của Nhà nước, khu vực mà cả hiệu quả kinh tế và tạo công ăn việc làm đều chưa cao.

    Hiện Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đang chuẩn bị tích cực để trình lên chính phủ phê duyệt việc sử dụng gói kích cầu vào ngày 24-12 tới, trong đó có làm rõ địa chỉ, cơ chế... để tránh gói kích cầu sử dụng không hiệu quả, đến lạc địa chỉ.

    http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=152453&catid=26



    Theo các bác đầu năm 2009 có nên mua bảo hiểm thất nghiệp không vậy? .

Chia sẻ trang này