1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Lời bào chữa cho nhà đầu tư nhỏ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ckhaiphong, 01/04/2008.

3372 người đang online, trong đó có 92 thành viên. 01:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 216 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. ckhaiphong

    ckhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Lời bào chữa cho nhà đầu tư nhỏ

    Bài này lâu rồi nhưng nay mới thấy, Post lên cho anh em đọc trong những ngày đói kém...


    Thị trường chứng khoán càng lún sâu vào khủng hoảng, thì những lời kết án các nhà đầu tư nhỏ lại càng vang to hơn. NĐT nhỏ được thanh minh bằng "lời bào chữa ngụ ngôn".




    Bản án

    Thị trường có dao động mạnh thì đã có lời giải thích của ông Trần Đắc Sinh (Tổng giám đốc sở GDCK Tp HCM): ?oTrong số họ [nhà đầu tư nhỏ lẻ] có rất nhiều người hiểu biết rất ít hoặc hoàn toàn chưa hiểu biết gì về thị trường. Họ đầu tư theo đám đông, theo phong trào, [?] đã làm đợt sóng trên thị trường chứng khoán lớn hơn mức cần có của nó cũng như kéo dài hơn thời gian lẽ ra cần có của nó?.

    Khi tình hình trầm trọng hơn, thì ông Trần Văn Dũng (Giám đốc TT GDCK Hà Nội) phân tích: ?ogần đây, tâm lý hoang mang của nhà đầu tư cá thể đã lan sang cả một số công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ?o. Và khi tình hình không còn xấu hơn được nữa, thì ?ocác quỹ đổ lỗi cho nhà đầu tư nhỏ lẻ?.

    ?oBản án? về sự dao động hơn mức trung bình trên thị trường dường như được chính bị đơn - các nhà đầu tư nhỏ- im lặng chấp nhận.

    Người viết bài này muốn thay cho các bị đơn kia để thưa rằng: chính vì chính sách hạn chế biên độ dao động giá cộng với ưu tiên khớp lệnh giá mua trần và giá bán sàn theo khối lượng, đã đẩy bị can đến cách hành xử dao động như con lắc. Rốt cuộc, chính là các nhà đầu tư lớn kia mới là người đang hưởng lợi từ quy định vô lý ấy.


    Lời bào chữa ngụ ngôn


    Ngày xưa, có ba cánh đồng Thượng, Trung và Hạ, nối với nhau bằng hai cây cầu nhỏ. Đồng Trung có hàng trăm ngàn con cừu (giống các nhà đầu tư nhỏ bây giờ) và vài chục con tê giác (giống các quỹ đầu tư) kiếm ăn qua ngày.

    Thỉnh thoảng, có tin rộ lên là đồng Thượng mùa này nhiều cỏ lắm (kiểu như tin đồn đầu tư nước ngoài năm nay lớn lắm, Vnindex sắp lên 1000 điểm), nhưng không ai biết chắc chắn. Bình thường, các thú sẽ cùng đợi đến mùa cỏ mọc rồi mới chạy thật nhanh sang đồng Thượng.

    Nhưng khốn nỗi cây cầu sang đồng Thượng thì nhỏ (biên độ dao động giá 5% mỗi ngày) nên không đủ chỗ cho tất cả thú chạy qua. Mỗi khi cầu chật thì sư tử gác cầu lại cho tê giác qua trước, (cũng như khi có nhiều lệnh cùng mua giá trần thì lệnh có giá trị lớn hơn khớp trước).

    Đàn cừu biết mình không thể chen được khi tin đã chắc chắn, nên mỗi khi nghe thấy tin đồn lại chen nhau chạy trước. Trong khi ấy, tê giác đủng đỉnh chờ biết chắc cỏ sẽ lên rồi mới qua cầu, chiếm lấy khoảng cỏ lớn. Nhiều con cừu bị tê giác chèn cho tụt lại sau nên đến muộn, phải mua lại cỏ của tê giác. Tê giác vì thế mà béo tròn, còn đàn cừu mỗi lúc một ít đi.

    Lâu lâu, một đồng Trung lại gặp trời nắng to mà bốc cháy, các thú phải chạy sang đồng Hạ để trú. Tê giác biết mình có quyền ưu tiên qua cầu, nên cứ thong thả: Nếu có đồng Trung bốc cháy thật, thì tê giác sẽ chen được qua cầu. Còn đàn cừu kia, cứ thấy trời nóng là phải nhấp nhổm chạy tọt trước sang bên kia cầu. Nếu không thấy cháy, những con cừu quay trở lại lại phải mua lại cỏ của tê giác. Dẫu thế vẫn còn hơn là bị chậm chân mà chết cháy.

    Sư tử gác cầu chỉ thấy cừu cứ chạy đi chạy lại qua cầu, bèn phán: cầu ta hỏng là tại bọn cừu ngu dốt.

    Giảng nôm câu chuyện ngụ ngôn cho người hiện đại

    Người hiện đại vốn quá chăm chú chuyện tiền nong, chẳng còn hiểu ngụ ngôn nên mới cần giảng nôm:

    Giả sử lúc đầu, thị trường đang cân bằng xung quanh mốc 600 điểm. Các giao dịch chủ yếu là do nhu cầu thanh khoản khác nhau. Đột nhiên, có một tin đồn tốt, mà nếu được khẳng định thì sẽ khiến Vnindex tiến lên 1000 điểm.

    Lúc tin được khẳng định thì chỉ có một số nhà đầu tư cần thanh khoản thì muốn bán (tất nhiên với giá trần). Còn lại, phần lớn mọi người cùng muốn mua giá trần. Nhưng do quy định ưu tiên khớp lệnh giá mua trần cho lệnh mua có giá trị lớn, sẽ chỉ có các nhà đầu tư lớn mới mua được trước(*).

    Nhà đầu tư nhỏ tính trước rằng mình không đua được với các nhà đầu tư lớn, nên phải mua trước theo tin đồn. Họ phải chấp nhận rủi ro tin đó có thể sai (và do đó lợi nhuận ít hơn).

    Trong khi đó, các nhà đầu tư lớn, vì yên tâm vì vị thế ưu đãi của mình khi khớp lệnh giá trần, cứ thong thả chờ tin chính thức rồi mới hành động với rủi ro ít hơn. Khi thiên hạ chen nhau mua giá trần thì họ cũng đặt mua giá trần với khối lượng áp đảo, gạt lệnh mua của các nhà đầu tư nhỏ.

    Sau khi mua xong, họ lại ung dung bán ra cho những nhà đầu tư nhỏ, tuy cũng nhanh chân nhưng kém may mắn, và ăn chênh lệch.

    Ngược lại, mỗi khi có tin xấu mà chưa được khẳng định (như sẽ có điều tra gian lận IPO của hàng loạt công ty), nhà đầu tư nhỏ sẽ phải nhanh chân nhảy trước, vì đến lúc tàu chìm thì họ chen chân ra ngoài cũng không được.

    Như ở các nước, chẳng có giá trần hay giá sàn, ai thấy giá bao nhiêu mua được/bán được thì đặt, thì chẳng có sự phân biệt đối xử, dẫn đến dao động thái quá kia.

    Còn ở VN, chính các nhà đầu tư lớn mới có đặc quyền được lướt sóng, vì có quyền ưu tiên mua trần bán sàn dựa trên khối lượng. Ở đây, hàng trăm nghìn nhà đầu tư nhỏ kể cả với số vốn áp đảo, vẫn chắc chắn chậm chân hơn trong cuộc đua mua giá trần/bán giá sàn với vài chục quỹ đầu tư bởi nguyên tắc bất hợp lý này. Biết vậy, nên họ luôn phải chạy trước mỗi khi có tin đồn.

    Lời bàn:

    Chính sách hạn chế dao động giá cộng với ưu tiên khớp giá trần/sàn theo khối lượng, cũng như cây cầu chật hẹp, có thể dẫn đến thăng trầm hay khủng khoảng không đáng có. Cũng có thể người quyết định chính sách không có ý thiên vị, nhưng vì cơ chế sai lầm mà gây thiệt hại cho những nhà đầu tư nhỏ và dao động quá mức cho thị trường.


    Phụ chú:

    Câu chuyện thực tế phức tạp hơn một chút. Thứ tự ưu tiên khớp lệnh là (1) giá; (2) thời gian đặt lệnh; (3) số lượng. Vào lúc thị trường bình ổn, nhà đầu tư sẽ không lo ngại việc đổ xô mua giá trần hay bán sàn. Vì vậy, họ đặt lệnh rải rác vào nhiều thời điểm trong phiên giao dịch, và việc trùng cả về giá và thời gian đặt lệnh ít xảy ra.


    Tuy vậy, vào giai đoạn suy thoái mạnh của thị trường, sẽ có rất nhiều người muốn đặt lệnh bán giá sàn. Tất nhiên, vì tất cả các nhà đầu tư đều kì vọng rằng những nhà đầu tư khác cũng sẽ đặt giá trần, nên mỗi người sẽ cố gắng đặt lệnh sớm nhất có thể (để được ưu tiên về thời gian). Chính vì thế, sẽ có một khối lượng rất lớn lệnh được đặt vào trong khoảng thời gian rất ngắn ở đầu phiên. Xác suất hai lệnh bán giá sàn bị trùng cả về giá và thời gian đặt lệnh tăng vọt. Nhất là cổ phiếu vốn được mua đi bán lại nhiều sẽ được đặt bán nhiều nhất. Lúc đó, người nào đặt bán với số lượng lớn sẽ bán được trước. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra (tuy với tần suất thấp hơn) khi thị trường đặc biệt nóng dẫn đến đồng loạt bán trần.

    Nói chung, bất cứ khi nào có giới hạn biên độ (bóp méo về giá) kéo theo một giải pháp phi thị trường khác để phá thế ?ohoà? (trong trường hợp TTCK VN là khối lượng), với hiệu ứng phụ là gây ra bất bình đẳng trong thị trường.

    Nguồn: http://cafef.channelvn.net/News/2008331213029556/loi-bao-chua-cho-nha-dau-tu-nho.chn

Chia sẻ trang này