1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

LTG Hành trình nhiều tỷ đô của ông trùm lúa gạo

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dongnuoc2021, 27/05/2022.

5352 người đang online, trong đó có 366 thành viên. 14:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 50813 lượt đọc và 177 bài trả lời
  1. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    2020 2021 LTG đã trải qua GĐ tái cơ cấu rất quyết liệt
    Từ một DN bán thuốc BVTV thành một DN nắm trong tay diện tích và công nghệ trồng lúa số 1 Việt Nam
    BLD LTG có tâm và có tầm.
    Làm NN cần thời gian để hoàn chỉnh HST và sp phù hợp, cũng như đến gần khách hàng
    View 5-7 năm cho hành trình này.
    Last edited: 27/05/2022
    hoaloakentim thích bài này.
  2. hatdauxanh

    hatdauxanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2020
    Đã được thích:
    1.787
  3. BiBi140683

    BiBi140683 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/10/2021
    Đã được thích:
    4.341
  4. binh3535

    binh3535 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2014
    Đã được thích:
    5.746
    4x
    Dongnuoc2021 thích bài này.
  5. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    Hạt gạo làng ta :D
    [​IMG]
  6. daccuong_ht

    daccuong_ht Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2014
    Đã được thích:
    6.200
    Dongnuoc2021 thích bài này.
  7. daccuong_ht

    daccuong_ht Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2014
    Đã được thích:
    6.200
    Cam kết vượt chỉ tiêu lợi nhuận, lãnh đạo Lộc Trời còn khiến cổ đông “mát lòng mát dạ” vì điều này

    Quốc Hải Thứ năm, ngày 14/04/2022 22:54 PM (GMT+7)
    Aa Aa+
    Ngoài việc giữ nguyên cam kết lợi nhuận sau thuế 400 tỷ mỗi năm đến năm 2023, HĐQT và Ban điều hành Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời cũng quyết định trích lập toàn bộ khoản lãi sau thuế vượt chỉ tiêu vào các quỹ “tích cốc phòng cơ” cho các hộ nông dân liên kết và đội ngũ nhân viên...
    Bình luận 0
    Theo dõi trên [​IMG]

    [​IMG]
    Chủ tọa đoàn trả lời thắc mắc của cổ đông. Ảnh: LTG

    Sáng nay (14/4), Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022, tại An Giang.

    Cam kết vượt kế hoạch lợi nhuận, không nhận thưởng vượt chỉ tiêu
    Báo cáo với cổ đông, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, cho hay, năm 2021, dù phải đối mặt với các khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 như tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng bởi các biến động trên thị trường thế giới, nhưng Lộc Trời đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mức doanh thu thuần cao nhất trong lịch sử hoạt động.
    Cụ thể, doanh thu thuần của LTG đạt 10.224 tỷ đồng, tăng 36%; lợi nhuận hợp nhất sau thuế công ty mẹ đạt 418 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu cam kết 5% và tăng 14% so với cùng kỳ.

    "Trong năm, tập đoàn đã giữ vững cam kết không tăng giá cung ứng vật tư nông nghiệp, đồng hành cùng đại lý và nông dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; tổ chức sản xuất quy mô lớn và chủ động thu mua lúa không tiếp xúc trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, đáp ứng các đơn hàng trong nước và xuất khẩu", ông Thuận nói.

    Bên cạnh ngành vật tư nông nghiệp, ngành lương thực của Lộc Trời đã có bước tiến đáng kể, đóng góp 4.073 tỷ đồng vào doanh thu chung của tập đoàn.
    Với kết quả kinh doanh khả quan, LTG đã tiến hành chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% vào tháng 11/2021.

    [​IMG]
    Dàn máy gặt đồng loạt của Lộc Trời. Ảnh: LTG

    Tại đại hội, Lộc Trời cũng báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh tạm tính trong quý 1/2022 với nhiều điểm khả quan, theo đó doanh thu thuần 3 tháng đầu năm 2.345 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 184 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

    Năm 2022, tiếp tục thực hiện chiến lược mà HĐQT đã đề ra về phát triển nông nghiệp bền vững, tối ưu lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư trong dài hạn, Lộc Trời giữ vững cam kết lợi nhuận ít nhất 400 tỷ đồng và chia cổ tức năm 2021 ở mức 20% (tăng 5% so với năm 2020, cổ tức các năm tiếp theo: 2022 là 25% và 2023 là 30%).

    Để thực hiện tốt kế hoạch này, ngay từ đầu năm 2022, Lộc Trời đã thành lập Công ty CP Nông sản Lộc Trời (LTA) và Công ty CP Giống cây trồng Lộc Trời (LTS) để đẩy mạnh hoạt động. Đặc biệt, LTA đã ký kết với các đối tác và các ngân hàng để tài trợ mua – bán 2 triệu tấn lúa trong năm 2022.

    Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời (LTF) cũng đã ký liên kết sản xuất với Liên hiệp Hợp tác xã Thoại Sơn (An Giang) để tổ chức sản xuất đơn hàng này theo tiêu chuẩn của các thị trường mục tiêu, đồng thời trao tặng 123 bộ máy nông nghiệp cho các hợp tác xã để sẵn sàng cùng bà con nông dân bước vào giai đoạn cơ giới hóa đồng bộ hoạt động sản xuất.

    Bên cạnh hoạt động truyền thống về lúa gạo, tập đoàn cũng mở ra hướng sản xuất kinh doanh mới khi bắt tay vào việc trồng để cung cấp thức ăn xanh cho các công ty chăn nuôi gia súc trên phạm vi cả nước.

    [​IMG]
    Kỹ sư của Lộc Trời tư vấn kỹ thuật cho nông dân. Ảnh: LTG

    Tại đại hội, dù dưa ra cam kết lợi nhuận ít nhất 400 tỷ đồng, nhưng HĐQT và Ban lãnh đạo Lộc Trời cũng khẳng định sẽ không nhận thưởng vượt chỉ tiêu cho đến khi hai quỹ "tích cốc phòng cơ" tích lũy được 360 tỷ đồng mỗi quỹ.

    "Số tiền này thuộc sở hữu của cổ đông nhưng là khoản dự phòng "bảo hiểm" cho nông dân và CBCNV trong trường hợp có biến động lớn, giúp bà con nông dân an tâm canh tác, ổn định chuỗi sản xuất của Tập đoàn", ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ.

    Tăng vốn thêm 100 tỷ đồng, phát triển "bảo hiểm nông nghiệp" đầu tiên tại Việt Nam
    Để chuẩn bị nguồn lực cho chiến lược phát triển và mở rộng quy mô, Ban lãnh đạo Lộc Trời cũng trình ĐHĐCĐ về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh chính; trích quỹ đầu tư phát triển cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới.

    Đặc biệt, Lộc Trời cũng trình đại hội kế hoạch tăng vốn bằng phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược với tổng giá trị cổ phiếu dự kiến phát hành tính theo mệnh giá là 100 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ công ty lên hơn 905 tỷ đồng, triển khai trong năm 2022 và thời gian tới.[​IMG]
    Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, năm 2022, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp, duy trì và phát huy vị thế của Tập đoàn trong ngành vật tư, dịch vụ nông nghiệp, chế biến, phân phối và xuất khẩu lúa gạo, Lộc Trời sẽ tiếp tục thử nghiệm các hướng đi mới, bao gồm việc cung cấp dịch vụ canh tác, bao tiêu, phân phối và xuất khẩu các loại rau màu, cây ăn quả.

    Đồng thời, Lộc Trời từng bước mở rộng sang thị trường thức ăn gia súc, sản phẩm hữu cơ, vi sinh… tận dụng thế mạnh trong việc có sẵn nguyên vật liệu đầu vào, sở hữu tri thức nông nghiệp, năng lực sản xuất lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng với sự đồng hành của đối tác chiến lược.

    "Dự kiến, chúng tôi sẽ phối hợp với đối tác để phát triển một sản phẩm bảo hiểm với mục đích bảo đảm thu nhập cho bà con nông dân liên kết với Lộc Trời, nếu thành công thì đây sẽ là bảo hiểm nông nghiệp đầu tiên tại Việt Nam", ông Thuận cho biết thêm.

    "Trong thời gian tới, Lộc Trời sẽ hướng tới việc tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thương mại nông sản, công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp, hợp tác tín chỉ carbon... Tôi được biết, gạo của Lộc Trời từ lâu đã đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính nhất thế giới và được ưa chuộng tại Châu Âu, tuy nhiên chỉ đang được phân phối dưới thương hiệu của đối tác tại các nước sở tại.

    Là thành viên HĐQT, tôi đang góp sức cùng đội ngũ đưa các sản phẩm như Lộc Trời 28, Jasmine, Vibigaba và Sức sống Mekong… xuất khẩu vào các nước Châu Âu dưới chính thương hiệu Lộc Trời, giúp gạo Lộc Trời khẳng định vị thế chất lượng và tăng sản lượng tiêu thụ qua từng năm" - Ông Philipp Roesler, thành viên HĐQT Tập đoàn Lộc Trời, chia sẻ.
    Dongnuoc2021 thích bài này.
  8. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    Với cách làm căn cơ và nhân văn này
    Hy vọng tương lai thế giới có Coca Pepsi , VN có Lộc Trời nhe bác.
    daccuong_ht thích bài này.
  9. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    “Mổ xẻ” vấn đề tại sao nông dân ĐBSCL trồng lúa với giá thành rất cao, GS Võ Tòng Xuân đưa ra 3 nhược điểm lớn.
    Bắt đầu từ hạt giống, nông dân muốn có năng suất cao, sẽ lựa chọn mua giống lúa xác nhận, còn nếu sử dụng giống mùa trước để lại thì không đạt năng suất.
    Kế đến là lượng giống gieo sạ dày với mật độ 200 kg/ha. Trong khi khuyến cáo của ngành nông nghiệp là phải giảm lượng hạt giống. Bởi, nhiều mô hình thực nghiệm tại đồng ruộng của nông dân cũng như tại các trung tâm thí nghiệm, sạ từ 60 kg/ha năng suất vẫn tương đương với sạ 200 kg/ha.
    Kéo theo cây lúa sẽ thiếu dưỡng chất là lân, nông dân lại có thói quen bón nhiều phân urê, DAP để lúa phát triển tốt, khiến cây lúa không đủ dưỡng chất để phát triển. Nông dân vừa mất tiền, vừa làm tăng biến đổi khí hậu. Do bón phân sai cách, khiến đất thiếu vi sinh, cây lúa không thể hấp thu các loại vi sinh cần thiết.
    Để khắc phục 3 nhược điểm trên, GS Võ Tòng Xuân đã đưa ra một mô hình giảm chi phí điển hình đã được thực hiện thành công tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Điểm nhấn của mô hình là cắt giảm lượng hạt giống xuống còn từ 80 – 100 kg/ha; chỉ sử dụng 1/3 lượng phân urê đã dùng theo cách truyền thống, khuyến khích từ 30 – 40 kg/ha, đồng thời, bổ sung thêm phân lân, kali, phân hữu cơ vi sinh.

    [​IMG]

    Bón thêm hữu cơ vi sinh vật là một trong những khuyến cáo của nhà khoa học giúp cải tạo đất. Ảnh: Kim Anh.

    Giáo sư đặc biệt nhấn mạnh, các loại phân trộn đều bón cho đất, trục, làm bằng mặt ruộng một ngày trước khi sạ. “Ban đầu nông dân không tin đó là cách làm giảm được chi phí, bởi vì họ suy nghĩ, tôi đâu dại gì bón phân khi mà không có lúa, nhưng làm rồi nông dân mới thấy, làm như thế lúa phát triển rất nhanh và khỏe. Tức là 100% phân bón đều được cây lúa hấp thụ. Từ đó, bón ít phân đạm (phân urê) trong đất, bón thêm hữu cơ vi sinh vật, cây lúa dễ hấp thụ, sâu bệnh ít, tốn ít phân, hạt giống và thuốc BVTV hơn”, GS Võ Tòng Xuân thông tin.
    Từ mô hình trên, khi tính toán lại giá thành sản xuất một kilogram lúa của huyện Tháp Mười đã giảm chỉ còn 2.500 – 2.800 đồng. Trong giai đoạn phân bón tăng cao, nông dân không nên lãng phí phân bón, thay đổi phương pháp bón phân, lượng phân, loại phân. Giáo sư chắc chắn nếu quyết tâm thực hiện bà con nông dân có thể vừa tiết kiệm được tiền, có lời nhiều hơn. Giải quyết được nhiều vấn đề, lợi nhuận tăng lên rõ rệt, giảm phát thải khí nhà kính, để hòa mình với cả nước để làm đúng cam kết của Việt Nam với quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính biến đổi khí hậu.

    Theo khuyến cáo của ngành trồng trọt, trong kỹ thuật canh tác lúa bà con nông dân nên lưu ý một số thông tin sau:

    Tập trung cày ải, phơi đất, cải tạo mặt bằng, vệ sinh đồng ruộng và giãn cách giữa hai vụ ít nhất 3 tuần.

    Mật độ sạ (khối lượng hạt giống lúa sử dụng/ha): lượng giống từ 80 – 100 kg/ha; sạ lan hay bằng trang thiết bị sạ bằng máy, công cụ sạ hàng.

    Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tỷ lệ áp dụng và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng giống lúa xác nhận, cày ải, áp dụng 1P5G, cơ giới hóa trong thu hoạch lúa, thu hồi rơm rạ tái sử dụng
  10. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.530
    Cựu Phó Thủ tướng Đức muốn đưa gạo Việt Nam vào EU bằng thương hiệu Việt

    Đó là mục tiêu và định hướng của TS Philipp Roesler, cựu Phó Thủ tướng Đức, hiện là thành viên HĐQT Tập đoàn Lộc Trời tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 của tập đoàn này.

    Ông Philipp Roesler, nói: Gạo của Lộc Trời từ lâu đã đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính nhất thế giới và được ưa chuộng tại châu Âu nhưng đang được phân phối dưới thương hiệu của đối tác tại các nước sở tại. Là thành viên HĐQT, tôi đang góp sức cùng đội ngũ đưa các sản phẩm như Lộc Trời 28, Jasmine, Vibigaba và Sức sống Mekong… xuất khẩu vào các nước châu Âu dưới chính thương hiệu Lộc Trời. Điều này sẽ giúp gạo Lộc Trời khẳng định vị thế chất lượng và tăng sản lượng tiêu thụ qua từng năm.

    [​IMG]

    Mục tiêu xuất khẩu gạo vào EU bằng thương hiệu Việt

    Năm 2021, đối mặt với các khó khăn nhưng Lộc Trời vẫn đạt mức doanh thu thuần cao nhất trong lịch sử hoạt động với 10.224 tỉ đồng, tăng 36%. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 418 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu cam kết 5% và tăng 14% so với cùng kỳ. Bên cạnh ngành vật tư nông nghiệp, lĩnh vực lương thực của tập đoàn đã có bước tiến đáng kể, đóng góp 4.073 tỉ đồng vào doanh thu chung của tập đoàn.

    Năm 2022, tiếp tục thực hiện chiến lược mà HĐQT đã đề ra, giữ vững cam kết lợi nhuận ít nhất 400 tỉ đồng và chia cổ tức năm 2021 ở mức 20% (tăng 5% so với năm 2020, cổ tức các năm tiếp theo: 2022 là 25% và 2023 là 30%. Để chuẩn bị nguồn lực cho chiến lược phát triển và mở rộng quy mô, Ban lãnh đạo tập đoàn đã trình ĐHĐCĐ về việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược với tổng giá trị cổ phiếu dự kiến phát hành tính theo mệnh giá là 100 tỉ đồng, nâng vốn điều lệ công ty lên hơn 905 tỉ đồng, triển khai trong năm 2022 và thời gian tới.
    daccuong_ht thích bài này.

Chia sẻ trang này