Lửa cháy bốn bề.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chimhoabinh, 21/03/2009.

5111 người đang online, trong đó có 795 thành viên. 17:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 867 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Lửa cháy bốn bề.

    Một ngày cuối tuần không bình yên với dồn dập những thông tin kinh tế bi quan trên phạm vi toàn cầu.
  2. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế xấu thêm, chính phủ Nhật khẩn trương chống đỡ

    Với tình hình kinh tế tiếp tục xấu thêm nhanh chóng, chính phủ Nhật đang khẩn trương đưa ra thêm nhiều biện pháp chống đỡ với quy mô và tầm ảnh hưởng được đánh giá là khá lớn.

    Kinh tế xấu thêm

    Văn phòng Nội các Nhật Bản (CAO) đã công bố báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế nước này, trong đó đánh giá nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới ?ođang xấu đi một cách nhanh chóng và đang trong tình trạng nghiêm trọng."




    Trong báo cáo tháng 3/2009, CAO nhận định lợi nhuận của các công ty ?ođang giảm rất đáng kể? so với đánh giá ?ođang giảm đáng kể? của tháng 2/2009.

    Báo cáo này cũng cho rằng xuất khẩu và giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đang giảm rất đáng kể, giải ngân các nguồn vốn đang giảm, tình hình việc làm đang xấu đi nhanh chóng trong khi chi tiêu cho tiêu dùng của khu vực tư nhân đang giảm nhẹ.

    Kể từ cuối năm 2008, Nhật - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã chính thức rơi vào thời kỳ suy thoái đầu tiên trong vòng 7 năm qua, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã hạn chế nhu cầu xuất khẩu và đầu tư của nước này.

    Nền kinh tế lớn nhất châu Á này đang phải đối đầu với cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ Thế chiến thứ II và những nhà sản xuất ô tô, điện tử và các công ty lớn khác đã cắt giảm hàng ngàn việc làm, đẩy tỷ lệ thất nghiệp của nước này lên cao.

    Ví dụ rõ nét nhất từ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại Nhật là gần như tất cả các công ty chế tạo ô tô của Nhật Bản đều cắt giảm đầu tư thiết bị và các chi phí cố định. Đơn cử, đầu tư vào thiết bị của Toyota, công ty lớn nhất Nhật Bản, trong năm 2009 sẽ ở mức dưới 1.000 tỷ yên, giảm 30% so với năm 2008.

    Tình hình suy thoái kinh tế tại đất nước mặt trời mọc được cho là sẽ tồi tệ hơn nữa khi cuộc suy thoái toàn cầu đánh mạnh hơn vào ngành xuất khẩu Nhật Bản.

    Khẩn trương chống đỡ

    Trong bối cảnh đó, chính phủ Nhật đang khẩn trương đưa ra thêm nhiều biện pháp chống đỡ với quy mô và tầm ảnh hưởng được đánh giá là khá lớn.

    Sau hai gói kích cầu trị giá hơn 50 tỉ đô la, Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã công bố một gói kích cầu mới, trong đó sẽ dành 15 tỉ đô la thực hiện kế hoạch tạo việc làm.

    Ngày 19/3, Bộ trưởng Bộ Lao động Nhật Bản, Yoichi Masuzoe cho biết, Nhật Bản sẽ chi ra hơn 15 tỉ đô la để bảo vệ việc làm và giúp đỡ những người thất nghiệp giữa cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong mấy thập kỷ gần đây.

    Kế hoạch có kinh phí lên tới 1.500 tỉ yen (15,6 tỉ đô la Mỹ) sẽ bao gồm việc đào tạo nghề cho những người tìm việc, trợ cấp để giúp các công ty duy trì công việc làm và trả tiền cho những công nhân nước ngoài làm việc tại Nhật đã bị sa thải hay giúp họ trở về nước.

    Tháng trước, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng cho biết gần 158.000 công nhân hợp đồng đang hoặc sẽ mất việc làm vào cuối tháng 3 này.

    Song song với tạo thêm việc làm, các biện pháp giải quyết được xem là đánh vào trọng tâm nền kinh tế cũng đang được đưa ra.

    Mới đây nhất, Bộ Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản đang mở rộng chương trình hỗ trợ cho các công ty vừa và nhỏ, cho phép họ được vay thêm vốn để hoạt động.

    Đây là một chương trình viện trợ được thiết lập nhằm ngăn chặn các công ty Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phá sản khi họ không nhận được đơn đặt hàng từ các công ty khác.

    Chương trình này sẽ đưa ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khoản vay không lãi xuất trị giá gấp 10 lần so với khoản được thanh toán bảo hiểm. Hiện nay các công ty đã ký kết hợp đồng có thể vay khoản vốn lên tới 330.000 USD.

    Nhật Vy (Theo Reuters, Market Watch, AFP)

    vietnamnet
  3. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Mỹ: Thâm hụt ngân sách hơn 1,8 nghìn tỷ USD

    Ngày 20/3, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo ngân sách liên bang của chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ bị thâm hụt khoảng 9,3 nghìn tỷ USD trong khoảng thời gian 2010 - 2019, nhiều hơn 2,3 nghìn tỷ USD so với mức dự báo của Nhà Trắng.


    CBO cũng cho biết mức thâm hụt ngân sách do thực hiện các chính sách của ông Obama sẽ khó có thể xuống dưới mức tương đương 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

    Theo CBO, thâm hụt đối với ngân sách liên bang trong tài khóa 2009, kết thúc vào ngày 30/9, sẽ lên tới 1,845 nghìn tỷ USD, nhiều hơn 93 tỷ USD so với mức dự báo của Nhà Trắng, trong đó chi tiêu sẽ tăng 34% so với tài khóa trước lên 4.000 tỉ USD, còn phần thu giảm 15% xuống còn 2,159 tỉ USD. CBO cũng dự đoán mức thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2010 vẫn cao ở mức 1,379 nghìn tỉ USD trước khi xuống dưới ngưỡng 1.000 tỉ USD vào năm 2011, đạt 970 tỉ USD.

    Thâm hụt ngân sách liên bang trong năm 2009, một phần là do gói kích thích kinh tế giải cứu Phố Wall trị giá 700 tỷ USD và các chính sách cắt giảm thu nhập từ thuế do cuộc suy thoái kinh tế kéo dài, cao gấp bốn lần so với mức kỷ lục 459 tỷ USD của năm ngoái.

    Vào cuối thập kỷ này, mức thâm hụt ngân sách liên bang sẽ vượt qua mức tương đương 5% GDP của Mỹ - một mức cao nguy hiểm. Rất nhiều thành viên đảng Dân chủ tỏ ra không hài lòng với chính sách ngân sách của Tổng thống Obama, vốn cam kết sẽ cắt giảm mức thâm hụt xuống 533 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.

    Các nghị sỹ Dân chủ trong Quốc hội đã sẵn sàng bỏ phiếu về dự toán ngân sách của Tổng thống Obama vào tuần tới nhưng họ cũng có thể sẽ hạn chế bớt những yêu cầu của ông Obama về việc tăng 9% ngân sách ngoài quốc phòng. Trong khi đó, các thành viên đảng Cộng hòa nói rằng kế hoạch ngân sách của ông Obama là quá nhiều và họ đã chỉ trích mạnh mẽ gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD./.

    vietnam
  4. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế Pháp suy giảm nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua

    Cơ quan Thống kê Quốc gia Pháp (INSEE) cho biết kinh tế Pháp dự kiến sẽ giảm 1,5% trong quý I/09, mức giảm mạnh nhất trong 30 năm qua (sau khi giảm 1,2% trong quý IV/08), và sự suy thoái hiện nay sẽ tiếp tục trầm trọng hơn trong năm 2009 trước khi tình hình sáng sủa trở lại.

    INSEE cũng giảm dự đoán tăng trưởng kinh tế Pháp trong quý II/09 xuống còn âm 0,6%, so với mức âm 0,1% dự đoán hồi tháng 12/08. Bên cạnh đó, INSEE đã tăng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp của Pháp lên 8,8% vào cuối quý I/09, so với mức 8% dự đoán hồi tháng 12/08.

    INSEE đã hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế Pháp trong cả hai quý đầu năm 2009 sau khi tình hình trong quý IV/09 trở nên xấu hơn dự kiến. Tại Pháp, các công ty đang cắt giảm đầu tư và lượng hàng tồn kho khi nhu cầu sụt giảm, dẫn tới số lượng việc làm bị mất gia tăng.

    Trước đó, hồi tháng 2/09, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã thông báo các biện pháp để hỗ trợ người dân chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bao gồm các khoản tiền thưởng đặc biệt cho người nghèo. Theo Bộ trưởng Ngân khố Pháp Eric Woerth, các biện pháp này sẽ tăng chi tiêu xã hội của nước này trong năm 2009 thêm gần 10 tỷ euro (khoảng 13 tỷ USD).

    Anh Quân (Theo AP, AFP)
  5. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    "Trung Quốc không thể cứu cả thế giới"

    Theo IMF, lần đầu tiên trong vòng 60 năm, kinh tế thế giới có thể sẽ tăng trưởng âm 1% trong năm 2009. Mặc dù nền kinh tế mới nổi Trung Quốc tăng trưởng khá tốt, nhưng không đủ sức vực cả thế giới.

    Hôm qua 20/3, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, ông Angel Gurria đã có bài phát biểu tại Bắc Kinh. Ông nói: ?oChúng ta đang chứng kiến kinh tế thế giới dần thụt lùi. Tăng trưởng tích cực của Ấn Độ và Trung Quốc không đủ để bù vào tăng trưởng âm tại các nước phát triển?.

    Trước đó, Tổng Giám đốc điều hành của IMF, ông Dominique Strauss-Kahn đã dự báo kinh tế thế giới sẽ ở trong tình trạng tồi tệ nhất mà thế hệ chúng ta từng chứng kiến.

    Ông Gurria dự báo kinh tế Trung Quốc năm nay có thể tăng trưởng đạt 6-7%, không chênh lệch mấy so với dự đoán của Ngân hàng Thế giới. Đầu tuần này, Ngân hàng hạ dự báo GDP 2009 của Trung Quốc từ 7,5% theo nhận định cuối năm ngoái xuống còn 6,5%. Theo Chính phủ Trung Quốc, nền kinh tế nước này đang trên đà suy giảm, từ con số tăng trưởng 9% năm 2008 và 13% của năm 2007.

    Gurria hy vọng gói kích thích trị giá 586 tỷ USD của Trung Quốc sẽ giúp đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trong nước, giúp Trung Quốc vượt lên trở thành đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới. Ông nói: ?oTôi hy vọng gói kích thích càng thành công càng tốt vì chúng ta đang cần một đầu tàu. Tất cả những đầu tàu trước đây nay đều đang nằm trong xưởng sửa chữa?.

    Gurria nhấn mạnh tăng trưởng GDP của những nước nằm trong khối OECD sẽ rất tồi tệ. OCED là một tổ chức bao gồm 40 quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Tổ chức này đóng vai trò là một diễn đàn nơi các thành viên trao đổi những vấn đề liên quan đến kinh tế chính trị.

    Đầu tháng 3, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố nước này sẽ phấn đấu vì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, nhưng ông cũng nói thêm rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn. Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã khiến cho hàng triệu công nhân di cư Trung Quốc bị mất việc làm, gây nguy cơ cao về bất ổn xã hội. Trong những năm trước, con số 8% được chính phủ xem là mức tăng trưởng thấp nhất có thể tạo ra đủ việc làm và do đó tăng ổn định xã hội.

    Hôm qua, báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đã tính toán cụ thể con số tăng trưởng âm của toàn thế giới năm nay là 1%, so với tăng trưởng dương 3,2% đạt được năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế thế giới khó có thể hồi phục trước 2010.

    Những nước dẫn đầu về suy giảm chính là các quốc gia phát triển nhất lâu nay như Mỹ, Liên minh châu Âu EU và Nhật Bản. Năm nay, IMF dự báo kinh tế Nhật Bản âm tới 5,8%, châu Âu tăng trưởng âm 3,2% và Mỹ khá hơn một chút với con số âm 2,6%.

    IMF nói trong báo cáo: ?oViệc xoay chuyển tình thế hầu như phụ thuộc toàn bộ vào chính sách, biện pháp mà các chính phủ đưa ra để ổn định tình hình tài chính cũng như vực dậy nhu cầu tiêu dùng?.

    Thanh Bình (theo Reuters, Xinhua )

    VnExpress
  6. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Khi dòng vốn đầu tư chuyển hướng

    Trong khi cả thế giới lo lắng đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng thì điều trái khoáy là Mỹ - nơi khởi đầu mọi rắc rối - lại gặp lúc thuận lợi để thu hút tiền bạc.


    Các nhà đầu tư Mỹ ngưng đầu tư mạo hiểm ở nước ngoài, đem tiền về nước, ký thác vào trái phiếu chính phủ - được coi là phương thức đầu tư an toàn nhất. Và Trung Quốc tiếp tục mua nhiều trái phiếu của Chính phủ Mỹ.

    Mỹ thu hút đầu tư, thế giới khan hiếm vốn

    Những động thái này làm tăng giá trị đồng đô la Mỹ và cung cấp cho chính phủ của ông Obama một nguồn tài chính hết sức thiết yếu giữa lúc chính phủ này đang đổ hàng ngàn tỉ đô la vào việc cứu nguy các ngân hàng và kích thích nền kinh tế. Nó cho phép Chính phủ Mỹ thực hiện những kế hoạch này mà không cần phải tăng lãi suất.

    Tuy nhiên, trong lúc kinh tế toàn cầu đang khốn khó vì thiếu cả lòng tin và vốn liếng, cơ chế cho vay và đầu tư bị rối loạn chức năng như hiện nay, việc dòng tiền chuyển hướng chảy về nước Mỹ càng làm cho cuộc khủng hoảng ở các nơi khác thêm trầm trọng.

    Việc theo đuổi dòng vốn đầu tư bỗng giống như trò chơi ?ođược ăn cả, ngã về không?. Một đồng đô la mà các nhà đầu tư hoặc các ngân hàng trung ương đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ là một đồng đô la không đến được các nước Đông Âu đang tuyệt vọng tìm cách đảo nợ, không đến được châu Phi, nơi nhiều nước đang vật lộn với tình trạng suy giảm viện trợ và đầu tư nước ngoài.

    Ông Eswar Prasad, cựu quan chức Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và đang là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Brookings ở Washington, nhận xét: ?oGần như tất cả các nước thu nhập thấp đều gặp rắc rối nghiêm trọng. Đây là làn sóng thứ ba của cuộc khủng hoảng tài chính gây thiệt hại nặng nề cho các nước thu nhập thấp. Dòng vốn đầu tư tư nhân đổ vào các thị trường đang nổi lên giờ đây đã khô cạn?.

    Theo Viện Nghiên cứu Tài chính quốc tế, dòng vốn tư nhân đầu tư vào các nước được coi là đang nổi lên đã giảm mạnh từ 928 tỉ đô la năm 2007 xuống 466 tỉ đô la năm ngoái và có khả năng xuống 165 tỉ đô la năm nay.

    Trên toàn cầu, các nhà đầu tư đều giữ chặt túi tiền và cố rút tiền ra khỏi những dự án rủi ro càng nhanh càng tốt. Khi người Mỹ tránh các thương vụ ở nước ngoài và kìm giữ đồng đô la ở trong nước, và khi các ngân hàng trung ương nước ngoài - nhất là Trung Quốc - tiếp tục mua trái phiếu thì nước Mỹ vẫn tiếp tục hấp thu những đồng tiền vốn mà trước đây được đầu tư rải rác khắp thế giới. Và như vậy đồng vốn trở nên khan hiếm ở các nơi khác.

    Nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á


    Các nhà kinh tế ví hiện tượng này với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990. Khi đó cũng như bây giờ, các nhà đầu tư vay mượn bằng ngoại tệ. Khi vốn đầu tư rời bỏ khu vực, đồng tiền địa phương mất giá, nhất là ở Thái Lan và Indonesia, tình trạng thua lỗ bùng lên, thất nghiệp và nghèo khó lan tràn.

    Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng lần này trầm trọng hơn nhiều. Trong thập niên 1990, kinh tế thế giới ngoài khu vực châu Á vẫn tăng trưởng ngoạn mục cho nên khi cơn nguy hiểm đi qua, các nước châu Á có khả năng phục hồi tăng trưởng nhờ bán hàng hóa sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. Sự mất giá của đồng tiền địa phương, tuy dẫn tới khủng hoảng, song cũng có cái lợi: nó làm cho hàng hóa Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc trở nên rẻ hơn trên thị trường thế giới.

    Lần này, các nước thu nhập thấp lại thấy đồng tiền bị mất giá, nhưng họ đang phải đương đầu với một thế giới đang suy thoái, trong đó nhu cầu tiêu thụ hàng hóa yếu kém và đang suy giảm. Ông Brad Setser, nhà kinh tế của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ, nhận xét: ?oGiờ đây việc đồng tiền giảm giá không đủ để bù lại sự co lại của kinh tế toàn cầu. Tất cả các nước xuất khẩu hàng hóa đều có khả năng bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ?.

    Ông lưu ý trong những tháng gần đây, doanh số của những cường quốc xuất khẩu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Brazil đều sụt giảm nhanh chóng. Càng ngày người ta càng sợ có thêm nhiều nước xuất khẩu gặp rắc rối. Danh sách các khu vực có nguy cơ của ông Prasad bao gồm cả Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia cũng như Pakistan và Ecuador.

    Vào thời khủng hoảng tài chính châu Á, các nước nằm ở tâm bão dễ bị tổn thương hơn cả vì giá trị đồng tiền của họ gần như gắn chặt vào đồng đô la Mỹ. Khi ngân hàng trung ương không còn đô la để mua đồng nội tệ, họ mất khả năng tác động vào tỷ giá hối đoái. Kết quả là đồng tiền của họ rơi tự do, những món nợ lớn biến thành nợ không trả nổi.

    Giờ đây nhiều nước đã cho phép tỷ giá đồng tiền lên xuống theo thị trường, loại bỏ được cái phản ứng dây chuyền u ám đó, nhưng theo ông Kenneth S. Rogoff, cựu kinh tế gia trưởng của IMF và nay là Giáo sư Đại học Harvard, khi hoạt động kinh tế chậm lại và ngân hàng lún sâu vào thất thoát thì thiệt hại có thể vượt xa khả năng giải cứu của các chính phủ. ?oSự sụp đổ nợ nần sẽ tàn phá tỷ giá hối đoái. Nhiều nước ở châu Âu đã đứng bên bờ vực phá sản?, ông Rogoff nhận xét.

    Cái giá phải trả

    Nước Mỹ và đồng đô la Mỹ về cơ bản được hưởng lợi từ nỗi lo âu toàn cầu đó. Năm ngoái, sau khi điều chỉnh do lạm phát giá trị đồng đô la Mỹ vẫn tăng 13% so với các đồng tiền mạnh khác và lượng trái phiếu chính phủ Mỹ được nước ngoài mua vào tăng thêm 456 tỉ đô la, theo số liệu của Cục Dự trữ liên bang Mỹ. ?oĐây là hiệu ứng nơi trú ẩn an toàn. Giả định căn bản của mọi người là Chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ phá sản vì nợ nần?, ông William R. Cline, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, nói.

    Là đồng tiền thống trị trong kinh doanh quốc tế, đồng đô la Mỹ một lần nữa được khẳng định là đồng tiền dự trữ toàn cầu. Mới năm ngoái, vài nhà phân tích đã nói rằng, vì kinh tế Mỹ chùng xuống, các ngân hàng trung ương nước ngoài sẽ miễn cưỡng trong việc biến tài sản tiết kiệm của quốc gia thành đô la Mỹ. Nhung điều đó rõ ràng đã không xảy ra.

    Vào lúc bình thường, việc đồng đô la tăng giá sẽ khiến người Mỹ lo ngại, vì nó làm cho hàng hóa Mỹ trở nên đắt hơn trên thị trường thế giới, từ đó cản trở xuất khẩu. Nhưng với những nhà hoạch định chính sách của Mỹ mà giờ đây đang lo tìm cách thu hút đủ người mua trái phiếu để họ có tiền tài trợ các kế hoạch cứu nguy thì cho dù đồng đô la tăng giá trong thời gian này cũng là một cái giá chấp nhận được.

    ?oViệc chúng ta có thể tiếp tục vay mượn với lãi suất thấp đang cứu chúng ta thoát khỏi những cuộc điều chỉnh nghiêm trọng hơn nhiều. Thực tế chúng ta vẫn đang đối mặt với vực thẳm?, ông Rogoff nói.



    Cạn vốn

    Khi các nhà đầu tư phương Tây xây dựng lại bảng cân đối tài sản, nguồn vốn tư nhân khô cạn, gây tổn thương cho những nước nghèo. Theo Viện Nghiên cứu Tài chính quốc tế, dòng vốn tư nhân thuần chảy vào các nước nghèo sẽ giảm từ mức gần 1.000 tỉ đô la năm 2007 xuống 165 tỉ đô la năm nay. Nạn nhân chính là những thị trường đang nổi lên cỡ lớn ở Đông Nam Á và Đông Âu. Các nước châu Phi cũng dựa vào nguồn vốn tư nhân. Năm 2007 châu Phi vay được 6,5 tỉ đô la từ phát hành trái phiếu quốc tế - không lớn so với toàn cầu nhưng rất lớn đối với châu Phi; năm 2008 họ không thu được đồng nào.

    Một nguồn vốn bên ngoài khác là viện trợ. Viện Phát triển Hải ngoại Anh Quốc dự báo viện trợ chính thức năm nay sẽ giảm 20%, khoảng 20 tỉ đô la. Sự giảm sút này một phần là do suy thoái kinh tế ở các nước cấp viện trợ (một số nước dành ra một phần tổng sản lượng GDP để viện trợ cho các nước nghèo), một phần do sự thay đổi tỷ giá khiến các khoản viện trợ bằng đồng bảng Anh và đồng euro bị thu nhỏ lại khi đổi sang tiền địa phương. Ý và Ireland đã ngưng hoàn toàn các chương trình viện trợ. Các nước khác thì ?otạm ứng trước? (lấy những khoản viện trợ trong tương lai để duy trì dòng tiền viện trợ hôm nay) do đó viện trợ sẽ còn giảm mạnh hơn nữa sau năm 2009.

    Khi dòng vốn khô cạn, đầu tư nước ngoài cũng biến mất. Mới đây tập đoàn thép lớn nhất thế giới AccelorMittal đã ngừng một dự án khai thác quặng sắt ở Liberia; Malawi thì mất một dự án khai thác uranium mà chính phủ hy vọng sẽ đóng góp 10% tổng thu nhập quốc gia. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) đầu tư của tư nhân trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giai đoạn tháng 8-tháng 11 năm ngoái đã giảm 40% so với cùng kỳ năm trước.

    THÁI BÌNH (Theo Economist)
  7. HuyetdaoCK

    HuyetdaoCK Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Lửa cháy thành Đại La
  8. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Lãnh đạo VN nói kích cầu phát huy hiệu quả, GDP tăng 3,1%... Không cần nói thì ai cũng hiểu toàn số liệu đểu.

    Thực tế thì thế nào?

    Thằng bạn có công ty vận tải một vài năm trước hoành tráng thì giờ mặt như tàu chuối héo, kêu từ tết đến giờ xe cộ nằm đắp chiếu, chưa chạy được chuyến nào.

    Thằng bạn nữa có công ty xây dựng kêu từ tết đến giờ chưa ký được cái hợp đồng nào, giờ bán land cruiser chạy Lanos.

    Thằng bạn nữa có công ty máy tính có nhu cầu vay vốn, làm thủ tục từ rằm tháng giêng đến giờ vẫn chưa được giải ngân.

    Buồn như con chuồn chuồn...
  9. phanducminh

    phanducminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2002
    Đã được thích:
    0
    Các chim lợn chưa vợt được hàng thi nhau đứng dưới gào thét, he he..
    Nào là hơn 7000 công ty phá sản.. nào là đủ các lí do..
    Trên sàn có mỗi con BBT mà mãi vẫn chưa phá sản được đấy..
    Chứng tỏ các công ty đang niêm yết trên sàn là cực... cực tốt
    ha ha ha
  10. Giaydo

    Giaydo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Đã được thích:
    0
    ko phải chưa vợt được hàng đâu bác mà yếu sinh lý mắc bệnh xuât tinh sớm giờ đang lo phải mua lại giá cao hơn nên tích cực lắm ạ ... suy thoái khủng hoảng đến giờ này trẻ con lên 3 cũng biết đâu cần rêu rao nữa nhỉ

Chia sẻ trang này