Luật Điện Lực sửa đổi - Nước cờ quan trọng đảm bảo cho sự phát triển VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi CaponeAl, 27/11/2024 lúc 11:14.

6707 người đang online, trong đó có 948 thành viên. 13:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 43 người đang xem box này (Thành viên: 13, Khách: 30):
  2. thanhtungtayto,
  3. trum_cuoi_vietnam,
  4. Camontinhyeu,
  5. daututhualo,
  6. nant_w
Chủ đề này đã có 355 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. CaponeAl

    CaponeAl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2023
    Đã được thích:
    18
    Trong ngày 30/11 tới, Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), với mục tiêu đạt giải quyết được tình trạng thiếu điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

    Các điểm chính của bộ Luật sửa đổi có thể kể đến:
    1) Lựa chọn nhà đầu tư các dự án theo phương thức đấu thầu;
    2) Phát triển mảng điện khí LNG;
    3) Cơ chế giải quyết các dự án chậm tiến độ,
    4) Đề cập điện hạt nhân (với mục tiêu xem xét khởi động lại các dự án phát triển điện hạt nhân;
    5) Cơ chế mua bán điện trực tiếp,...

    Ở mặt tổng thể, điều này được kỳ vọng sẽ cải thiện nguồn điện của Việt Nam trong thời gian tới, trong câu chyện trung - dài hạn. Như bác Tô đã có ý kiến phát biểu trong chiều 26/10, khi Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), bác nói rằng các DN nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cũng đã tính toán với tốc độ phát triển của Việt Nam như hiện tại, thì trong vài năm tới, tình trạng thiếu điện là lẽ tất yếu; kể cả với Điện 8 như hiện nay là vẫn chưa đủ. Nhìn được bức tranh đó, các NĐT NN cũng e dè hơn trong việc tăng cường xây nhà máy tại Việt Nam.

    Chưa kể đến, mục tiêu trở thành "cường quốc bán dẫn" của Việt Nam trong giai đoạn 2030 - tầm nhìn đến 2050, việc cải thiện hạ tầng cũng như nguồn điện càng là 01 hướng đi cốt lõi mà Việt Nam cần hướng đến, khi đảm bảo về mặt nguồn điện là 1 trong những yếu tố quan trọng trong ngành bán dẫn, nhất là ở nhà máy sản xuất chất bán dẫn (Việt Nam đặt mục tiêu ít nhất có 01 nhà máy sản xuất chất bán dẫn và 10 nhà máy đóng gói từ nay đến năm 2030).

    Do đó, việc thay đổi Luật Điện Lực là nền tảng quan trọng để có thể tháo gỡ các khó khăn trong tình trạng thiếu điện hiện tại, góp phần thu hút thêm lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam.

    Ở góc độ doanh nghiệp, luật Điện Lực sửa đổi này sẽ có lợi thêm cho các doanh nghiệp như POW, GAS, PC1, REE, HDG, PVS, TV2, GEX,..

    Thấy được đường hướng của Chính phủ là rõ, nhưng nhiều khi vì đây là câu chuyện dài hạn; nên việc phản ánh tâm lý tích cực vào giá cổ phiếu chỉ trong 01 tgian ngắn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đây cũng là chủ đề mà các bác có thể cân nhắc theo dõi thêm trong thời gian tới; vì khi thấy được định hướng, sẽ bắt đầu có hành động; có hành động sẽ bắt đầu có thêm nhiều câu chuyện xoay quanh các doanh nghiệp cụ thể.

    Chốt lại: Đưa ngành Điện vào watchlist nào các bác ơi kk
    gadabong thích bài này.
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.071
  3. hoangquan1712

    hoangquan1712 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2017
    Đã được thích:
    373
    Không có dự án nào mới thiết kế đã hết tiền, cũng chẳng có dự án nào đưa vào sử dụng rồi mà không thu được tiền từ vận hành, TV2 đang giá vùng đáy, lại sắp chia 10% tiền mặt :drm4
  4. Bruce_Wayne

    Bruce_Wayne Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2018
    Đã được thích:
    130
    cái này là luật tổng thể, phải đợi văn bản dưới luật ban hành ra thì mới biết được công ty nào được hưởng lợi. Đọc thì thấy tầm nhìn thế kỷ đấy, nhưng tới lúc ra các quy định, các thông số như **** thì lại đè ra bán sàn.
    --- Gộp bài viết, 27/11/2024 lúc 13:24, Bài cũ: 27/11/2024 lúc 13:14 ---
    Mua TV2 theo suy luận này không ổn đâu bác. Câu này giống như bảo ai cũng phải uống sữa, mua VNM theo kiểu này có mà toang.
    hoangquan1712 thích bài này.

Chia sẻ trang này