Luật pháp nào đang tồn tại ở công ty chưng khoán phố wall số 1 lê phụng hiều hà nội

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngoanh08, 05/05/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2770 người đang online, trong đó có 213 thành viên. 00:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1376 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. ngoanh08

    ngoanh08 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Luật pháp nào đang tồn tại ở WSS
    Trong mấy ngày qua, thị trường đang rộ lên vụ việc tranh chấp giữa 4 nhà đầu tư OTC gồm Nguyễn Bá Phong, Đồng Thị Phương Thanh, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Thu Hà với CTCK Phố Wall (WSS) về việc công ty này đã cho treo bảng điện tử để cắt lỗ cho các nhà đầu tư nhưng cuối cùng lại gây thiệt hại nặng cho họ. Bản chất của vụ việc có thật hay không đến bây giờ vẫn chưa thể biết mà còn phải chờ kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra. Nhưng nghịch lý, WSS đã không gặp 4 nhà đầu tư để giải quyết vụ việc như đã trao đổi với một số báo chí.

    Người đại diện không có quyền pháp lý?

    Chưa đề cập đến việc đúng sai của việc dừng bảng điện tử nhưng tại bản cam kết ngày 11/6/2009, ông Đoàn Trung Nguyễn là giám đốc OTC WSS đã thỏa thuận với 4 nhà đầu tư rằng ?oCông ty sẽ mua trả cho 4 nhà đầu tư với giá 28.000 đồng/cổ phiếu và hứa sáng 12/6/2009, 4 tài khoản trên có thể rút được tiền. Hai bên cam kết thực hiện những điều đã hứa và không có thắc mắc gì?. Tuy nhiên, WSS cho rằng, thỏa thuận này không có giá trị pháp lý đối với WSS bởi theo ông Phạm Đức Long, phó Tổng giám đốc WSS: ?oĐó là thỏa thuận cá nhân giữa ông Nguyễn với nhà đầu tư. Văn bản đó chỉ là của WSS khi có con dấu của công ty, hoặc từ quyết định của lãnh đạo công ty, hoặc từ ông Tú với tư cách là người được ủy quyền công bố thông tin? và biên bản, nội dung biên bản chỉ là sự tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhà đầu tư?.
    Nhưng theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) thì ?ođại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền?. Theo quy định tại Điều 142BLDS ?ođại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện?.
    Trong mối quan hệ với bên ngoài (các nhà đầu tư, khách hàng), các nhà đầu tư hoặc khách hàng chỉ cần biết và thực hiện các giao dịch với người đại diện theo pháp luật hoặc với người đại diện theo ủy quyền của WSS mà thôi. Vì thế, cam kết của bất cứ lãnh đạo WSS nào hay của ông Vũ Ngọc Tú, Giám đốc Pháp chế, người phát ngôn của WSS, cũng không có giá trị pháp lý trừ phi họ là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
    Theo quy định trong bản Thỏa thuận đăng ký giao dịch chứng khoán OTC do WSS phát hành thì ông Đoàn Trung Nguyễn, Giám đốc sàn OTC là đại diện theo ủy quyền của WSS trên cơ sở văn bản ủy quyền ngày 2/3/2009 của Tổng Giám đốc WSS.
    Ngay tại Điều 7 Khoản 7.4 của bản thỏa thuận nêu trên, WSS cũng đã xác nhận và thừa nhận rằng: ?oKhi ký tên vào thỏa thuận này, Bên A (nhà đầu tư) thừa nhận bên B đã thông báo đầy đủ với bên A các thông tin về chức năng Giấy phép kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện của bên B, các quy định về môi giới giao dịch chứng khoán OTC và đã đọc kỹ, hiểu rõ các nội dung này?.
    Với thỏa thuận này, nhà đầu tư chỉ có thể biết và phải biết đại diện của WSS trong các giao dịch liên quan đến chứng khoán OTC gồm cả những vấn đề phát sinh tranh chấp từ những giao dịch này của WSS là ông Đoàn Trung Nguyễn, Giám đốc OTC, chứ nhà đầu tư không cần biết và không phải biết ai trong số các lãnh đạo của WSS hoặc ông Tú có thẩm quyền giải quyết.
    Cùng với lập luận đó, WSS cho rằng bản cam kết của ông Nguyễn với các nhà đầu tư không có giá trị pháp lý bởi vì bản cam kết đó không có dấu đỏ của WSS. Với lập luận này, ông Tú, Giám đốc pháp chế của WSS đã khẳng định rằng ?ocon dấu? công ty có giá trị pháp lý cao hơn ?ochữ ký? của người đại diện theo ủy quyền của công ty. Điều mà cho đến hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào của Việt Nam trong hệ thống pháp luật của mình quy định ?ocon dấu? có giá trị pháp lý cao hơn ?ochữ ký?. Có chăng, chỉ ở WSS, khi có vụ việc bất lợi xảy ra cho mình mới khẳng định như vậy.
    Rõ ràng rằng với các quy định pháp luật như vậy, thỏa thuận giữa ông Nguyễn và WSS không thể là thỏa thuận cá nhân như lập luận của ông Tú được. Còn với lập luận của WSS nêu trên, các nhà đầu tư tại WSS cần phải xem lại mình có nên tiếp tục tin tưởng hay thực hiện các giao dịch với WSS hay không kẻo WSS lại từ chối mọi giao dịch bất lợi cho họ với lý do người ký bản Thỏa thuận đăng ký giao dịch chứng khoán OTC không có thẩm quyền.

    Trách nhiệm thuộc về ai?

    Cùng với việc không thừa nhận tư cách của Giám đốc sàn OTC trong vụ việc liên quan đến nhà đầu tư, Lãnh đạo WSS còn không thừa nhận trách nhiệm của WSS trong cách hành xử nhân viên của mình với bên ngoài. Ông Phạm Đức Long, Phó Tổng Giám đốc WSS, cũng nói rằng: ?oHôm đó tôi kiểm tra nhân viên IT, nhân viên nghiệp vụ cũng cho biết là không ?otreo?. Ngoài ra, cũng phải thừa nhận là mấy anh em môi giới OTC nhiều khi cũng trả lời không được chuẩn nên nhà đầu tư lợi dụng những kẽ hở đó để phản ánh lại?.
    Nói như vậy, trong nhân viên của WSS đã có sự mâu thuẫn về lời khai đối với tình tiết có treo hay không treo bảng điện tử. Nhân viên IT, nhân viên nghiệp vụ thì cho rằng ?okhông cho treo? còn bản thân ông Nguyễn và ông Hưng (phụ trách kỹ thuật) thì thừa nhận. Phải chăng ở WSS có 2 bảng điện tử, một cho các nhà đầu tư giao dịch, một kiểm soát bên trong? Vấn đề này chỉ có thể được làm rõ khi các cơ quan chức năng vào cuộc và có kết luận.
    Tuy nhiên, câu trả lời của ông Long cho thấy chúng ta có thể nghi ngờ về việc ?otreo? hay ?okhông treo? bảng điện tử. Có lẽ vì thế mà khi nhà đầu tư đến ?oxin? sao kê các phiếu lệnh đã giao dịch, WSS đã không dám xác nhận bằng ?ocon dấu? của mình, trong khi đó là quyền của các nhà đầu tư và WSS phải có nghĩa vụ xác nhận các bản sao kê này. Nếu không có chuyện ?otreo? bảng điện tử, không có vấn đề gì trong việc khớp lệnh giao dịch thì tại sao WSS lại không dám ký và đóng dấu vào bảng sao kê. Vấn đề đó còn phải tiếp tục cần được làm rõ trong quy trình nhận lệnh, khớp lệnh của WSS. Một khi vụ việc phải nhờ cơ quan thứ 3 có thẩm quyền phán quyết, WSS từ bây giờ sẽ phải tìm đủ các chứng cứ để khẳng định các tình tiết của vụ việc để tránh quy định tại Khoản 2 Điều 80 Điều Bộ luật Tố tụng Dân sự về trường hợp các tình tiết không cần phải chứng minh khi một bên đương sự đã thừa nhận.
    Còn nữa, tính đến nay, kể từ ngày 4 nhà đầu tư nộp đơn khiếu nại đến WSS cũng đã xấp xỉ một tháng nhưng WSS vẫn chưa có bất cứ một động thái nào đề nghị được làm việc để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng theo quy định của pháp luật theo như ông Long, Phó Tổng Giám đốc WSS nói: ?oĐây là vấn đề phức tạp, liên quan đến vấn đề con người, công nghệ. Chúng tôi sẽ cố gắng làm sao trong thời gian sớm nhất? Chúng tôi sẽ tiếp tục nghe ý kiến khách hàng để tìm ra những điểm hợp lý, bất hợp lý? và vấn đề cam kết bồi thường cho các nhà đầu tư vẫn phải tiếp tục ?ochờ đợi ý kiến và quyết định của lãnh đạo WSS?.
    Chẳng nhẽ, cách giải quyết của WSS là trì hoãn sự việc càng lâu càng tốt và từ chối trách nhiệm với chính những cam kết của mình.
  2. Chip007

    Chip007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Em từng mở tài khoản ở đây nhưng thấy mấy vấn đề

    Nhân viên ở đây lởm quá;

    Cơ sở vật chất thì các pác thấy rồi, thuộc loại tồi tàn

    Công nghệ thì thuộc hạng bét

    Và như vậy sau một vài lần lên sàn và gọi điện đặt lệnh, em đã quyết định ly hôn em nó vì nó không phù hợp với nhà đầu tư chuyên nghiệp.

    WSS thuộc loại bét
  3. 2010_KhoiDauMoiThanhCong

    2010_KhoiDauMoiThanhCong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2010
    Đã được thích:
    20
    Đến giờ vẫn chưa hiểu tại sao bọn này chưa bị đóng cửa.

    Làm ăn mafia, cò quay ... chắc đằng sau phải là một thế lực ghê gớm.

    Nhắc đến thằng này đã thấy ghét rồi [r23)]
  4. yakuzahn

    yakuzahn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Đã được thích:
    1
  5. VentureBoy

    VentureBoy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    [r23)][r23)][r23)] Hừm bọn phố Wall này làm ăn vớ vẩn quá đi mất. Đề nghị tẩy chay [r37)][r37)][r37)]

    Thôi bác nào lỡ bị như vầy đừng buồn nữa, thua keo này ta bày keo khác các bác ạ

    À, em vừa mở cái bar "múa cột" , các bác tiện thể ghé qua ủng hộ cho thằng em cái nhé. Sẽ có chân dài phục vụ tận tình [:D] [:D] [:D]

    Hoàng Thùy Linh đây ạ :http://f319.com/home/1261437
  6. aluyen

    aluyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/06/2006
    Đã được thích:
    379
    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2010/05/3BA1B804/
    KINH DOANH
    > CHỨNG KHOÁN
    Thứ tư, 5/5/2010, 11:09 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Hàng chục tài khoản chứng khoán bỗng dưng biến mất
    Không còn thiếu nợ gì với Công ty chứng khoán Phố Wall, nhưng anh Lê Văn Nam vẫn không thể giao dịch vì theo nhân viên nơi đây tài khoản của anh không tồn tại trên hệ thống.
    > Công ty chứng khoán chiều khách VIP: Quá mù ra mưa
    Tài khoản số 073C086368 của anh Lê Văn Nam chỉ là một trong hàng chục tài khoản của nhà đầu tư không thể thực hiện giao dịch dù đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ký quỹ với công ty chứng khoán.
    Mở tài khoản tại Công ty chứng khoán Phố Wall (WSS) trong năm 2009, anh Nam và một số nhà đầu tư khác có sử dụng dịch vụ mua bán chứng khoán theo hình thức ký quỹ do WSS cung cấp. Do thị trường diễn biến xấu, các nhà đầu tư này đều thua lỗ nên công ty đã thực hiện phong tỏa tài khoản để đảm bảo thu hồi nợ. Nhà đầu tư cũng cam kết sẽ nộp đủ số tiền còn thiếu trước khi được phép giao dịch bình thường.
    [​IMG] Dù không thiếu nợ, nhiều nhà đầu tư vẫn không thể giao dịch trên tài khoản của mình. Ảnh minh họa: Hoàng Hà Tuy nhiên, sau khi hoàn tất thủ tục nộp tiền, ngày 5/3, anh Nam và một số nhà đầu tư khác trực tiếp đến Công ty chứng khoán Phố Wall để thực hiện giao dịch thì được nhân viên nhập lệnh cho biết không nhìn thấy tài khoản trên phần mềm giao dịch. Thắc mắc với Trưởng phòng Giao dịch, khách hàng được biết chỉ có lãnh đạo công ty mới giải quyết được vấn đề nêu trên.
    Tuy vậy, lãnh đạo của WSS, vì nhiều lý do, vẫn từ chối gặp khách hàng cho đến ngày 19/3, khi một số nhà đầu tư tỏ ra quá bức xúc, gây lộn xộn tại sàn. Sau sự kiện này, ban Tổng giám đốc của WSS mới đồng ý ngồi lại “đối chiếu số liệu” với nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết.
    Không giải thích việc tài khoản của nhà đầu tư "biến mất" trên hệ thống nhưng theo ông Phạm Đức Long, Phó tổng giám đốc WSS, phản ánh về việc công ty đang phong tỏa một số tài khoản của khách hàng là đúng sự thật.
    “Đúng là có một số tài khoản đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với công ty nhưng do liên quan đến một số tài khoản hiện vẫn thiếu nợ nên theo yêu cầu của tổ chức tài chính, WSS sẽ tiếp tục phong tỏa những tài khoản này đến khi tất cả các khách hàng trong diện phong tỏa nộp đủ tiền", ông Long nói.
    Theo vị Phó tổng giám đốc này, các tài khoản đang bị phong tỏa nói trên (41 trường hợp, bao gồm cả tài khoản đã nộp đủ tiền cũng như chưa thanh toán) đều liên quan đến cựu Giám đốc kinh doanh của WSS. Theo ông Long, vị giám đốc này đã nghỉ việc vì có sai phạm trong việc cho phép khách hàng vay ký quỹ vượt quá tỷ lệ cho phép.
    Căn cứ được ông Long đưa ra để lý giải cho quyết định phong tỏa tài khoản của khách hàng là đề nghị được mua lại nợ của vị cựu Giám đốc Kinh doanh. Số nợ này có giá trị khoảng 5 tỷ đồng và thuộc về 41 tài khoản mà bà này liên đới trách nhiệm (được ủy quyền giao dịch, mở tại đại lý riêng hoặc được bà trực tiếp duyệt thấu chi trong thời gian làm việc tại WSS).
    Ông Long cho biết việc mua nợ này hiện chưa hoàn thành nên chưa thể dỡ lệnh phong tỏa cho các tài khoản. Sau khi biên bản này được lập vào cuối tháng 3, WSS cũng không nhận được thêm bất kỳ khiếu nại nào từ phía khách hàng.
    Hầu hết chủ tài khoản bị phong tỏa tại WSS đều không đồng tình với giải thích của lãnh đạo công ty. Ông Vũ Tuấn Việt, chủ tài khoản 073C004899 cho biết đã liên tục khiếu nại với công ty trong những ngày qua nhưng không được giải quyết: “Các tài khoản là riêng biệt với nhau nên không thể đánh đồng như vậy. Tài khoản của tôi hiện đã dương hàng tỷ đồng mà vẫn phải chờ đợi những người âm vài chục triệu”.
    Nhà đầu tư Lê Văn Thành, chủ tài khoản 073C086558 cho rằng WSS không có lý do để phong tỏa tài khoản của mình. “Che tài khoản như vậy, chúng tôi chẳng biết trong tài khoản của mình còn chứng khoán hay không. Chỉ cần công ty cho bán, chúng tôi sẵn sàng nộp số tiền mặt còn thiếu ngay lập tức. Không thể bán chứng khoán nhưng khách hàng vẫn phải trả tiền lãi hằng ngày, khoảng 0,06%. Với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng như vậy, thiệt hại của nhà đầu tư sẽ là bao nhiêu?”, ông Thành đặt câu hỏi.
    Trao đổi với VnExpress.net, cựu Giám đốc Kinh doanh của WSS (đề nghị được giấu tên) cho rằng thủ tục mua nợ chưa thể hoàn thành là do công ty không có thiện chí trong việc giải quyết với khách hàng. “Ban đầu tôi quyết định mua toàn bộ số nợ để giải phóng 3 tài khoản của cá nhân và một số của khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, sau đó, tôi phát hiện ra trong số 41 tài khoản nói trên có không ít của nhân viên WSS. Các tài khoản này, dù âm nhưng vẫn được giao dịch, thậm chí rút tiền mặt hàng tỷ đồng. Tôi yêu cầu công ty làm rõ nhưng công ty không chịu, khiến việc mua nợ bị trì hoãn”, bà nói.
    Trong khi đó, các nhà đầu tư có tài khoản bị WSS phong tỏa cũng đã gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong 2 ngày 5/3 và 17/4. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi ý kiến trả lời của Ủy ban và công ty chứng khoán, họ vẫn phải ngậm ngùi trả khoản lãi lên tới hàng chục triệu đồng mỗi ngày.
    Nhật Minh
  7. aluyen

    aluyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/06/2006
    Đã được thích:
    379
    mua ngay WSS có thể có lợi nhuận đột biến!
  8. F319F

    F319F Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2010
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2010/05/3BA1B804/

    "Trao đổi với VnExpress.net, cựu Giám đốc Kinh doanh của WSS (đề nghị được giấu tên) cho rằng thủ tục mua nợ chưa thể hoàn thành là do công ty không có thiện chí trong việc giải quyết với khách hàng. “Ban đầu tôi quyết định mua toàn bộ số nợ để giải phóng 3 tài khoản của cá nhân và một số của khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, sau đó, tôi phát hiện ra trong số 41 tài khoản nói trên có không ít của nhân viên WSS. Các tài khoản này, dù âm nhưng vẫn được giao dịch, thậm chí rút tiền mặt hàng tỷ đồng. Tôi yêu cầu công ty làm rõ nhưng công ty không chịu, khiến việc mua nợ bị trì hoãn”, bà nói.


    Trong khi đó, các nhà đầu tư có tài khoản bị WSS phong tỏa cũng đã gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong 2 ngày 5/3 và 17/4. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi ý kiến trả lời của Ủy ban và công ty chứng khoán, họ vẫn phải ngậm ngùi trả khoản lãi lên tới hàng chục triệu đồng mỗi ngày."


    Nếu bà cựu giám đốc kinh doanh nói đúng thì rõ ràng WSS đang làm trò mèo và vi phạm nghiêm trọng luật CK. UBCK thì vẫn chậm rề rề, hơn 2 tuần rồi mà vẫn không điều tra được vụ việc.
  9. qct999999

    qct999999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    0
  10. Macobac68

    Macobac68 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Đã được thích:
    40
    Hồi còn chơi MB khống bên phố Wall (lúc đó MB giá đâu vào khoảng 18, 19 gì đó), có một em cả hai vợ chồng tích luỹ được đâu 250t, vào phố W bán khống MB đợt tháng 4 năm ngoái. Qua lễ bọn nó làm cho bay sạch cả tài khoản. Đến hôm tất toán còn ~ 17t. Khi cô em bước ra khỏi 1 Lê Phụng Hiểu, gọi điện thoại cho người thân rồi gục xuống rệ đường khóc như mưa như gió. Thấy cũng thương nhưng chẳng biết an ủi thế nào. Bây giờ xem lại thấy cô em đó còn may mắn chán, không như mấy vị đại gia trên này thân bại danh liệt vì bọn này. Đúng là chẳng biết đường nào mà lần....
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này