Lý do cho các cổ phiếu điện????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TriViet68, 14/01/2009.

5204 người đang online, trong đó có 420 thành viên. 09:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 277 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. TriViet68

    TriViet68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Lý do cho các cổ phiếu điện????

    14/01/2009
    Sẽ tăng giá điện trong quý I/2009
    Giá bán điện bình quân năm 2009 sẽ có mức tăng từ 8% đến xấp xỉ 10% và thời điểm áp dụng dự kiến vào cuối tháng 2/2009 hoặc cuối quý I/2009.



    Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương đã tổ chức họp trao đổi về Đề án giá điện năm 2009 và các năm từ 2010-2012 theo cơ chế thị trường.


    Theo ông Phạm Mạnh Thắng Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực thì tháng 11/2008, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã trình Bộ Công thương 3 phương án tăng giá điện trong năm 2009, theo đó 1 phương án có mức tăng 16% và 2 phương án có mức tăng trên 20%.


    Theo tính toán, với phương án gía điện tăng 16% đến trên 20% sẽ có tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2009. Vì vậy dựa trên cơ sở phương án giá điện của EVN, Bộ Công thương đã xem xét và đưa ra một số hiệu chỉnh phản ánh tình trạng suy giảm của những tháng cuối năm 2008 và dự báo cho tình hình 2009 để tính toán lại giá bán điện bình quân cho 2009 -2012.


    Kết quả giá bán điện bình quân 2009 sau khi hiệu chỉnh sẽ có mức tăng từ 8% đến xấp xỉ 10% so với 2008 tuỳ theo mức khác nhau của giá nhiên liệu bình quân dự báo cho năm 2009.


    Giá điện bình quân trong năm 2009 sẽ tăng từ 8%đến xấp xỉ 10%.

    Giá thành sản phẩm sẽ tăng 3 - 4% khi tăng giá điện



    Với phương án tăng giá đề nghị như trên sẽ làm giảm tốc độ tăng GDP 2009 từ 0,05%-0,07% ( tác động trực tiếp) và chỉ số giá cả (CPI) sẽ tăng 0,25%-0,3%; Các ngành CN sản xuất 3 ca với chi phí tiền điện cao tỷ trọng tiền điện chiếm đến 40%-50% giá thành sản xuất như cấp nước, điện phân... giá thành sản phẩm sẽ tăng thêm khoảng từ 3-4% .


    Đối với điện cho sinh hoạt giá dự kiến tăng khoảng từ 13%-17% tuỳ theo các bậc thang và nhóm đối tượng khách hàng. Do giá điện vẫn giữ ở mức thấp cho bậc thang 50Kwh đầu để thực hiện chính sách bù giá tất cả các hộ nghèo và thu nhập thấp có mức sử dụng điện dưới 50Kwh /tháng sẽ không tăng, hoặc tăng không đáng kể.


    Các hộ sử dụng điện dướin 50Kwh /tháng tiền điện tối đa phải trả thêm sẽ là 2.500 đồng/tháng. Các hộ sử dụng 100 Kwh/tháng, số tiền điện trả thêm vào khoảng 16.000đồng/tháng. Các hộ sử dụng 150 Kwh điện /tháng thì tiền điện phải trả thêm khoảng 18.000- 19.000đồng/tháng . Các hộ sử dụng 200 Kwh/tháng sẽ phải tra thêm 21.000 đồng/tháng. Các hộ sử dụng từ 300 Kwh/tháng trở lên tiền điệp phải trả thêm sẽ là 25.000-30.000 đồng/tháng.


    Thời điểm áp dụng sẽ vào cuối tháng 2/2009 hoặc cuối quý I/2009, do Chính phủ quyết định.

    Sẽ điều chỉnh giá điện theo thị trường




    Ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, chủ trương chung năm 2009 sẽ tăng giá điện ở mức thấp, nhưng sẽ đề ra cơ chế tự động điều chỉnh theo giá thị trường.


    Sau khi tăng giá, hết năm 2009 sẽ đánh giá toàn bộ đầu vào và dự báo đầu vào cho năm 2010. Lúc đó nếu dầu, than xuống thấp thì sẽ điều chỉnh cho giá điện cả năm 2010 thấp hơn năm 2009. Ngược lại nếu đầu vào tăng lên cao hơn 2009 thì giá điện 2010 tăng hơn nữa.


    Bộ Công thương cũng đề xuất lên Chính phủ, nếu giá điện thay đổi từ 5-7% sẽ do Bộ trưởng Bộ Công thương phối hợp Bộ Tài chính quyết định. Nếu cao hơn 7% thì mới phải trình Thủ tướng Chính phủ. Như vậy sẽ linh hoạt rất nhiều, giống như giá xăng dầu.


    Cũng theo Thứ trưởng Hào, giá điện tăng lên không phải là để bù lỗ cho EVN mà để cho phát triển chung của đất nước. Hiện tổng công suất điện của Việt Nam vào khoảng 15.000 MW, nếu không làm gì thêm nữa thì không cần tăng giá điện. Giá như hiện tại EVN vẫn có lời. Nhưng theo Tổng sơ đồ điện VI, từ nay đến 2025 mỗi năm Việt Nam phải đưa vào thêm 4.000 MW điện mới.


    Với tốc độ phát triển như vậy, mà chủ yếu là nhiệt điện từ than, khi và điện nguyên tử (thuỷ điện hết nguồn) có giá thành rất cao, nếu không có sự điều chỉnh giá thì không thể phát triển được.


    Thời gian vừa qua các dự án điện BOT đầu tư bằng vốn nước ngoài họ chào hàng với giá tối thiểu 7,5 cent/Kwh, giá thành của họ cũng đến 7 cent -7,2 cent rồi có những dự án đàm phán đến 2 năm nay không thống nhất được giá vì giá trung bình EVN bán ra chỉ có 5,2 cent mua tới 7-8 cent thì thua lỗ.


    Trong khi các chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất điện như giá than, dầu trên thị trường thời gian qua tăng liên tục mà giá điện gần như không tăng. Từ 2002 đến nay giá điện có điều chỉnh một vài lần năm 2008 giá điện tính ra Đô la Mỹ là 5,2 cent, nhưng hiện tại do tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ đã thay đổi 1USD đôỉ được trên 17.000 đồng thì giá điện chỉ còn 4,8 cent quay về bằng mức giá hồi năm 2002.


    Giá điện của VN thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á thấp hơn cả Lào 5,4 cent. Việc giữ giá điện thấp những năm gần đây còn khiến nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp có công nghệ lạc hậu tiêu thụ nhiều đienẹ năng như luyện thép, xi măng hoá chất đang bị đóng cửa hoặc cấm phát triển ở các nước khác đã ồ ạt chuyển sang Việt Nam để tranh thủ lợi thế giá điện rẻ.


  2. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    Tăng giá do ít người dùng,
    Phải tăng mới có tiền trả nợ


    Nói láo đấy
  3. phanboboaiai

    phanboboaiai Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Đã được thích:
    311
    Tăng giá mua hay bán điện ?
    Nếu tăng giá bán thì liên quan quái gì đến các nhà máy ?
  4. baocaosuonl

    baocaosuonl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/11/2008
    Đã được thích:
    0
    1. Ko tăng giá bán thì tăng được giá mua chắc
    2. Và đã tăng giá bán thì ông cũng phải tăng giá mua chứ chả lẽ ăn một mình

Chia sẻ trang này