Mafia Nhật ...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi yakuzahn, 23/03/2011.

5487 người đang online, trong đó có 575 thành viên. 21:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 466 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. yakuzahn Thành viên rất tích cực

    Chỉ vài giờ sau khi trận động đất mạnh 9 độ richter tấn công Nhật Bản, 2 trong số các băng tội phạm lớn nhất Nhật Bản đã bắt tay vào hành động. Họ mở các văn phòng ở Tokyo để giúp đỡ những người bị mắc kẹt tại đây và chuyển hàng hóa cứu trợ tới những khu vực bị thảm họa tàn phá.

    Âm thầm vào vùng phóng xạ

    Jake Adelstein, cựu phóng viên từng có 12 năm làm việc cho Yomiuri Shinbun, tờ nhật báo lớn nhất Nhật Bản và là một trong những chuyên gia hàng đầu về tội phạm có tổ chức ở Nhật nói rằng, chỉ một ngày sau trận động đất xảy ra, Inagawa-kai (tổ chức tội phạm lớn thứ 3 Nhật Bản, thành lập vào năm 1948), đã bắt tay vào hoạt động cứu trợ nhân đạo. Trong các nhóm yakuza, Inagawa-kai cũng là lực lượng tích cực tổ chức các hoạt động cứu trợ nhất vì băng này có gốc rễ khá mạnh nằm tại nhiều khu vực bị thảm họa tấn công.

    Inagawa-kai có nhiều nhóm nhỏ cấp địa phương, hoạt động ở các khu vực khác nhau. Trong khoảng thời gian từ nửa đêm ngày 12/3 tới ngày 13/3 sau động đất, sóng thần, nhóm Inagawa-kai ở Tokyo đã dùng xe tải loại 4 tấn chở 50 tấn hàng hóa tới thành phố Hitachinaka, tỉnh Ibaraki và lặng lẽ để hàng ở đây. Lô hàng đầu tiên này gồm khăn giấy vệ sinh, mì ăn liền, pin, đèn pin, đồ uống và các nhu yếu phẩm cho cuộc sống thường nhật.
    [​IMG]
    Các thành viên yakuza phô trương lực lượng trong một đám tang chiến hữu

    Lãnh đạo Inagawa-kai đã không thông báo cho chi nhánh của băng ở địa phương để hàng cứu trợ không bị từ chối. Đó là điểm khởi đầu các nỗ lực nhân đạo của yakuza Nhật Bản. Các lô hàng cứu trợ được chuyển tới tiếp theo gồm có mì cốc ăn liền, giá đỗ, giấy vệ sinh, trà và nước uống. Hoạt động chuyển hàng từ Tokyo tới Ibaraki kéo dài 12 tiếng đồng hồ. Họ đã phải đi qua những con đường rất xấu để tới đích.

    Trong khi đó nhóm Inagawa-kai ở Kanagawa gửi đi 70 xe tải tới Ibaraki và tỉnh Fukushima. Họ đã đổ hàng xuống các khu vực có nồng độ phóng xạ cao. Họ không ghi lại việc mình đã chuyển đi bao nhiêu tấn hàng. Tuy nhiên, tờ Business Insider nói rằng tổng lượng hàng cứu trợ của Inagawa-kai chuyển tới vùng Tohoku khoảng 100 tấn. Đáng chú ý là họ đi vào các khu vực có nồng độ phóng xạ cao mà không mặc đồ bảo hộ hoặc uống thuốc chống phơi nhiễm phóng xạ.

    Yamaguchi-gumi, băng tội phạm lớn nhất Nhật Bản, dưới quyền lãnh đạo của Tadashi Irie, đã mở nhiều văn phòng trên khắp nước để giúp đỡ những người khó khăn và gửi đi nhiều xe hàng cứu trợ. Nhưng hoạt động của Yamaguchi-gumi diễn ra hết sức kín tiếng, hoàn toàn không phô trương. Trong khi đó một thủ lĩnh của băng Sumiyoshikai, lực lượng tội phạm lớn thứ 2 Nhật Bản, thậm chí còn cho những người ngoại quốc ở nhờ trong thời gian khó khăn. Đây là hành động người ta chưa từng nghe thấy từ các nhóm yakuza. Adelstein cũng cho biết băng Sumiyoshi-kai đã chuyển hơn 40 tấn hàng đi toàn quốc tới các nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề.

    “Chúng ta đều là người Nhật Bản”

    Nhật Bản hiện có khoảng 80.000 thành viên thế giới ngầm. Thu nhập của họ tới từ việc thu tiền bảo kê, dịch vụ an ninh, gian lận tài chính, làm giá cổ phiếu, bài bạc, tống tiền, kinh doanh gái bán hoa và cho vay nặng lãi. Họ tồn tại khá công khai, có trụ sở văn phòng, có danh thiếp, tạp chí người hâm mộ.

    Có 3 băng yakuza chính là Yamaguchigumi (40.000 thành viên), Sumiyoshi-kai (12.000 thành viên ) và Inagawa-kai (10.000 thành viên).

    Với những người không quen với xã hội yakuza, tin các tổ chức tội phạm làm từ thiện có thể nghe rất sốc. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên thế giới ngầm thực hiện các hoạt động nhân đạo. Hồi năm 1995, sau trận động đất ở Kobe, băng Yamaguchi-gumi đã là một trong những lực lượng tích cực cứu trợ các nạn nhân động đất. Họ nhanh chóng đưa hàng tới khu vực bị ảnh hưởng của động đất và chuyển tới tay người dân đang gặp khó khăn. Phần lớn hàng cứu trợ này được trả bằng “tiền bẩn”, hình thành từ các hoạt động làm ăn phi pháp. Nhưng khi đó không ai phủ nhận rằng hàng cứu trợ của Yamaguchi-gumi đã có tác dụng trợ giúp tốt khi người dân đang gặp khó khăn.

    Điều đặc biệt nằm ở chỗ yakuza không chỉ trợ giúp người dân khi gặp hoạn nạn mà còn giúp ổn định trật tự xã hội trong thời bình. Theo Robert Whiting, tác giả cuốn Tokyo Underworld và Tim Weiner, tác giả cuốn Legacy of Ashes, Chính phủ Mỹ thậm chí đã từng nhờ Yoshio Kodama, một thành viên nổi tiếng của yakuza để giúp giữ gìn trật tự ở Nhật Bản. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Nhật Bản hồi năm ngoái, cảnh sát cũng liên hệ với lãnh đạo mọi nhóm yakuza ở Nhật Bản và yêu cầu họ phải cư xử cho phải phép và phải đảm bảo sẽ không có sự cố xảy ra.

    Hiển nhiên yakuza không phải những vị thánh. Đó là các tay tội phạm nhưng biết kiềm chế hoạt động tội ác của mình và việc họ hoạt động một cách có “quy củ”, theo tổ chức, quy định... khiến tội phạm đường phố giảm hẳn. Nhiều người Nhật, vì thế, đã tỏ ra khoan dung, thậm chí khen ngợi yakuza.

    Cấm lợi dụng để trở thành “người hùng”

    Adelstein nói rằng có một thỏa thuận ngầm giữa cảnh sát Nhật và yakuza, theo đó chúng được quyền tổ chức các hoạt động nhân đạo tự nguyện trong thời gian khủng hoảng, nhưng không được nhân cơ hội đó để đánh bóng tên tuổi. Trước khi thảm họa xảy ra, cảnh sát đã trấn áp mạnh yakuza và bất kỳ hoạt động nào khiến chúng trở thành những lực lượng anh hùng. Vĩ lẽ đó, các hành động vừa qua của yakuza là có thể hiểu được.

    Nếu nói yakuza không muốn đánh bóng tên tuổi thì đó lại là một sai lầm. Bằng chứng là yakuza vẫn bí mật kiểm soát và xuất hiện trên 6 tạp chí dành cho người hâm mộ (3 phát hành hằng tuần, 3 hằng tháng) viết về các “hành động dũng cảm” của chúng. Nhưng theo Adelstein, yakuza phân biệt rạch ròi khi nào họ cần quảng bá hình ảnh và khi nào cần phải thực hiện “trách nhiệm xã hội”. Ông cho biết một lãnh đạo Sumiyoshi-kai đã nói với mình qua điện thoại rằng: “Trong thời khắc xảy ra khủng hoảng, không cần phân biệt ai là yakuza, ai là katagi (thường dân) hay gaijin (người ngoại quốc) ở Nhật Bản. Chúng ta đều là người Nhật. Chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau”.
  2. toithichdautu

    toithichdautu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    bay gio lai co chi nhanh o HN a bac
  3. ferari430

    ferari430 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2011
    Đã được thích:
    0
    bao h chúng ta mới đc như thế?
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    :-o:-o:-o

    Ý bác nói : nếu Năm Cam còn sống sẽ làm từ thiện giúp nạn nhân thiên tai bão lụt ? [-)
    Bùi Tiến Dũng nếu tự do sẽ đem tiền giúp đở dân nghèo ? ;))
    Đừng có mơ nhé !

    [-X[-X[-X
  5. ferari430

    ferari430 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2011
    Đã được thích:
    0
    đấy là tôi nói người Nhật đoàn kết. Tất nhiên họ làm thế cũng có mục đích của họ.

Chia sẻ trang này