Mai HA lên 2đ, HO đứng nguyên

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi apple68, 05/03/2008.

8332 người đang online, trong đó có 1013 thành viên. 09:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 414 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. apple68

    apple68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Mai HA lên 2đ, HO đứng nguyên

    Bác đại gia nhà em bảo chế
  2. TiChetDuoi

    TiChetDuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Đã được thích:
    0
    chắc lai -5,6% thôi, con Ho chắc vẫn thế thôi
  3. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    Chuẩn bị tâm lý không đạt được mục tiêu tăng trưởng
    16:00'' 05/03/2008 (GMT+7) - Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đang lâm vào khủng hoảng tài chính kéo theo nhiều hệ lụy cho nền tài chính toàn cầu, không ngoại trừ Việt Nam. Những tác động tổng hợp của nhân tố bên ngoài sẽ làm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong năm 2008. VietNamNet xin giới thiệu nhận định và những dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 của ông Lê Đức Thúy, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng tư vấn Quỹ tiền tệ quốc gia.

    Khủng hoảng kinh tế Mỹ và những hệ lụy

    Khủng hoảng tài chính của Mỹ xảy ra vào cuối năm 2007 cho đến nay, bắt nguồn từ việc ?ovỡ nợ? tín dụng cho vay bất động sản, do việc các ngân hàng cho vay mua sắm nhà cửa, được cầm cố - thế chấp bằng chính các tài sản hình thành bằng vay vốn, song không thẩm định chặt chẽ khả năng trả nợ của người vay. Đến kỳ hạn trả nợ, nhiều người vay không trả được nợ buộc các ngân hàng phải xiết nợ bằng cách tiếp quản và đấu giá tài sản để thu nợ, đồng thời thắt chặt nguồn tín dụng cho vay kể cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế, đẩy nền kinh tế Mỹ vào tình trạng đình trệ và có nguy cơ dẫn đến suy thoái.


    Ông Lê Đức Thúy - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng tư vấn Quỹ tiền tệ quốc gia.

    Hầu hết các tổ chức và cá nhân quan tâm đều thống nhất coi sự đổ vỡ tín dụng nhà đất của Mỹ đã dẫn tới khủng hoảng tài chính, đang gây chấn động và xáo trộn đến thị trường tài chính toàn cầu.

    Với những nỗ lực của Mỹ (kế hoạch trọn gói kích thích vào nền kinh tế với 152 tỷ USD thông qua hoàn thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức doanh nghiệp để kích cầu tiêu dùng; việc Quỹ dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất chủ đạo còn 3%/năm đối với đồng USD) và của các định chế tài chính khác, nhiều dự báo cho rằng suy thoái kinh tế Mỹ nếu xảy ra cũng không quá nghiêm trọng và không kéo dài. Nền kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc trở lại vào cuối năm 2008, tạo nên bức tranh sáng sủa hơn của nền kinh tế thế giới từ đầu năm 2009.

    Việt Nam đã hội nhập khá sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và do đó không thể không bị ảnh hưởng từ tình hình khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế Mỹ.

    Tác động trực tiếp và dễ nhận thấy ngay là những biến động trên thị trường tài chính thế giới đang gây cho thị trường tài chính Việt Nam, nhất là TTCK, thêm mất ổn định. TTCK Việt Nam gần đây ?" ngoài nguyên nhân nội tại ?" cũng lại trồi sụt theo TTCK thế giới tuy có chậm hơn một nhịp, phần do phản ứng của các nhà đầu tư nước ngoài, phần do tâm lý của nhà đầu tư trong nước. Không nên quá lo ngại đến tình hình này để có những can thiệp không cần thiết của Nhà nước vào thị trường.

    Tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam

    TIN LIÊN QUAN
    Tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát: Thách thức lớn!
    Chống lạm phát: Phanh đột ngột sẽ nguy cơ đổ tàu!
    Kiềm chế lạm phát: ?oVỡ trận? vì giá xăng dầu tăng?
    Ai đang gánh chi phí chống lạm phát?

    Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2007 chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do tiêu dùng của Mỹ bị thu hẹp, lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm, trong đó có hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 22% năm 2008 khó có thể đạt được, và điều này chắc chắn có ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2008. Hướng bù đắp quan trọng là khai phá và đa dạng hóa hơn nữa thị trường xuất khẩu, tiếp tục duy trì và tăng thêm kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy hải sản, một số nguyên liệu thô (dầu mỏ, khoáng sản...), là những hàng hóa dự báo sẽ khan hiếm, được giá đồng thời tăng xuất khẩu lao động; tăng xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, dịch vụ. Đồng thời phải nỗ lực can thiệp để cho đồng Việt Nam không bị lên giá mạnh.

    Nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng song với hai chiều trái ngược. Khó khăn tài chính của ngân hàng Mỹ và những ngân hàng lớn khác trên thế giới trong chừng mực nhất định sẽ làm giảm nguồn vốn cho đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, kể cả để có thêm dự án mới hoặc triển khai các dự án đã đăng ký. Tuy nhiên, vì tiến độ giải ngân các dự án FDI của Việt Nam còn rất thấp, cho nên sự sụt giảm hoặc tăng chậm lại của vốn đầu tư từ Mỹ hay các nước trong năm 2008 cũng chưa ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư trực tiếp được giải ngân trong năm 2008, và do đó chưa có tác động xấu rõ rệt đến tăng trưởng kinh tế.

    Chuẩn bị tâm lý không đạt được mục tiêu tăng trưởng

    Những tác động tổng hợp của nhân tố bên ngoài sẽ làm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong năm 2008. Theo một số tính toán, khủng hoảng tài chính Mỹ và suy giảm kinh tế Mỹ sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á bị giảm sút đi từ 0,5 đến 1% so với năm 2007 tùy mức độ lệ thuộc của mỗi nước vào nền kinh tế Mỹ nói riêng, kinh tế thế giới nói chung.

    Hiện chưa có cơ quan nào ở Việt Nam lượng hóa cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố này đến tăng trưởng, nhưng nếu lấy mức tác động nhỏ nhất là 0,5% theo dự báo nói trên, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 8% so với 8,48% năm 2007 và nếu mọi nỗ lực khác đều thực hiện được như ý đồ kế hoạch 2008 thì tăng trưởng cũng chỉ xoay quanh 8,5%. Hiện chưa có cơ sở để khẳng định sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 9%.


    Ảnh hưởng tác động của nhiều nhân tố, chúng ta cần chuẩn bị tâm lý không đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2008 đã đề ra. Ảnh minh họa

    Việc kích cầu đầu tư, phát huy nội lực, tăng tiêu dùng nội địa.v.v. để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao là cần thiết và nên cố gắng tối đa, song vấn đề này không đơn giản, nhất là trong bối cảnh sức ép lạm phát đang gia tăng. Các biện pháp kiềm chế lạm phát, dù ở mức độ khác nhau và xuất phát từ kênh nào, cũng chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng xét về ngắn hạn.

    Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng không phải là tăng đầu tư ?" vì đã ở mức quá cao (40,8% GDP năm 2007 và 42% GDP theo kế hoạch 2008), mà chủ yếu phải dành cho nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc mạnh dạn điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Cải cách thủ tục, chính sách, các quy định pháp lý để khắc phục sớm những ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư, trong việc mở mang doanh nghiệp; giảm bớt các gánh nặng chi phí bất hợp lý trong kinh doanh, tạo môi trường làm ăn thông thoáng, minh bạch cho mọi thành phần kinh tế. Lưu ý là Trung Quốc tăng trưởng liên tục trên 10% trong nhiều năm mà hệ số ICOR chỉ khoảng 4. Việt Nam nếu đưa ICOR về 4,5 thay vì 4,7 như hiện nay, thì vẫn có thể đạt tăng trưởng 8?"9% mà không cần tăng hơn nữa mức đầu tư so với năm 2007.

    Dù sao thì cũng vẫn phải chuẩn bị về tinh thần và tâm lý cho việc chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng khoảng 8%, hoặc nhiều lắm là như mức đã đạt được năm 2007. Trong bối cảnh kinh tế khu vực và quốc tế năm 2008, kết quả đó dẫu không mong muốn, nhưng vẫn là một thành quả đáng ghi nhận, thậm chí nếu theo một số nhà phân tích thì đó vẫn sẽ là một kết quả ngoạn mục, nếu nó được thực hiện đồng thời với việc đưa mức lạm phát xuống dưới mức tăng trưởng, chí ít là 1 con số (dưới 10%).

    Lê Đức Thúy (Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng tư vấn Quỹ tiền tệ quốc gia)
  4. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    Nhiều người không đồng tình đề xuất bơm tiền cứu chứng khoán
    11:02'' 05/03/2008 (GMT+7)
    - Ngay sau khi đăng "Thư khẩn cấp" đề xuất 10 giải pháp cứu TTCK, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả. Rất nhiều ý kiến cho rằng tại sao lại kêu Chính phủ phải can thiệp trực tiếp vào thị trường CK trong khi chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường? Câu hỏi đặt ra là nếu Chính phủ bơm tiền vào, ai sẽ được và ai sẽ mất?


    Các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ bản chất của đợt điều chỉnh lần này trên TTCK. Ảnh: LAD




    Tại sao Chính phủ phải bơm tiền vào TTCK?

    TIN LIÊN QUAN
    Có cần thiết phải "cứu nguy" thị trường chứng khoán?
    "Thư khẩn cấp" đề xuất 10 giải pháp cứu TTCK
    Thị trường chứng khoán: Chỉ có thể tự cứu mình
    Cứu chứng khoán thì "những ai" sẽ được... cứu?

    Nếu thật sự là một nhà đầu tư, tôi sẽ không hốt hoảng như vậy. Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, ắt cổ phiếu sẽ tăng. Trước đây, các nhà đầu cơ quá kỳ vọng vào thị trường chứng khoán nên giờ mới hốt hoảng, còn các nhà đầu tư vẫn bình an vô sự vì tôi nắm cổ phiếu để hưởng cổ tức. Câu hỏi đặt ra là nếu Chính phủ bơm tiền vào, ai sẽ được và ai sẽ mất? Lạm phát đang ở mức 6,2%/2 tháng, người lao động nghèo đã vô cùng khổ sở. Nếu bơm 3.000 tỷ, lạm phát sẽ là bao nhiêu? Nhà nước bảo vệ người nghèo hay bảo vệ những nhà đầu cơ mạo hiểm?



    Theo tôi, cái gì cũng có giá của nó, Chính phủ không thể chống lạm phát nếu cung tiền quá nhiều ra thị trường. Hơn bao giờ hết, Chính phủ phải chú ý đến tuyệt đại đa số người nghèo, chấp nhận sự biến động của thị trường chứng khoán. Đau thì đau đấy nhưng phải coi đó là bài học cho nhà đầu cơ. Tóm lại, theo tôi Chính phủ không nên làm gì trong lúc này, hãy tập trung vào chống lạm phát để tránh xáo động xã hội. Le Duc Niem, Hàn Quốc, email: Leniem@...

    Tôi không đồng tình với quan điểm cứu thị trường theo cách đề xuất của các nhà đầu tư nêu lên trong bài báo này. Điều này thật là vô lý khi dùng tiền Nhà nước để duy trì lợi nhuận của các nhà đầu tư.



    Các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ bản chất của đợt điều chỉnh lần này trên TTCK. TTCK đã bị thổi bóng bóng bấy lâu nay, các nhà đầu tư có quan điểm này đã bán hết CK của mình để điều chỉnh lại. Nếu còn một số nhà đầu tư cho rằng CK của mình vẫn còn giá trị cao như trước thì tôi khuyên rằng họ cứ giữ lấy số CK, đừng có bán ra. Và không nên kêu gọi Chính phủ hỗ trợ làm gì.



    Nếu thực sự CK đó có giá trị, không lâu nữa thị trường sẽ nhận ra. Nếu tự mình tưởng tượng như vậy và cố gắng kêu gọi Chính phủ dùng tiền để "nuôi dưỡng" giấc mơ của mình, thì thật là vô lý. Khánh, Hà Nội, email: adksan@...

    Đọc bài này, tôi thấy có một số điều rất lạ: 1. Tại sao lại đòi Chính phủ lại phải can thiệp trực tiếp vào thị trường CK trong khi chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường và Nhà nước chỉ can thiệp qua luật.



    2. Tại sao khi nhà đầu tư thắng lớn vào năm ngoái thì không thấy kêu Chính phủ hãy thu thuế chúng tôi đi.



    3. Sự việc cho thấy tư duy bao cấp vẫn nặng nề như thế nào ở Việt Nam, giả sử chúng ta mua CK ở Mỹ hay Hongkong, nếu nó mất giá thì kêu gọi chính phủ họ giúp đỡ à, thật nực cười. Qua thông tin này mới thấy để Việt Nam hoá rồng thì còn nhiều vấn đề phải làm, trong đó có việc thay đổi cách nghĩ của mọi người. Email: vuanthi@...


    Đọc bức thư, thấy các vị kêu thống thiết quá. Chứng khoán đi lên, mỗi nhà đầu tư "một vốn bốn lời" thì Nhà nước có được gì không nhỉ? Tại sao khi lỗ vốn 20 phần trăm thì đòi Nhà nước phải mua lại gánh giúp cái lỗ cho mình. Các cụ ngày xưa bảo "có gan làm giàu", ráng làm ráng chịu thôi. Hãy dành số tiền trên để cứu trợ nông dân bị thiệt hại do trời rét (cho vay, hỗ trợ) thì hợp lý hơn. Tô Viết Hưng, Kim Thành, Hải Dương, email: toviethungkt@...


    Giá cổ phiếu chỉ do quan hệ cung cầu


    Tình hình thị trường chứng khoán đang xuống là đương nhiên. Vì lúc nó lên, không ai định được đúng giá trị thực là do quan hệ cung cầu mua bán làm đẩy giá lên như bong bóng. Còn bây giờ thì giá xuống cũng là do cung cầu phải trả vốn vay hay đầu tư lĩnh vực khác phải bán ra do cổ tức, cổ phiếu không thu hồi được vốn do đầu tư quá lớn vào cổ phiếu. Vì giá cổ phiếu tăng lên tự nó không sinh lời mà tiền từ túi người này chuyển sang túi người khác mà thôi. Vì giá cổ phiếu hiện nay chỉ do quan hệ cung cầu mà không hề có cơ sở định giá đúng giá trị thực. Nhà nước can thiệp chẳng qua là hạn chế sự khủng hoảng để giảm sự tác động dây chuyền đến ngân hàng, bảo hiểm, tài chính... Email: nhidat2005@...


    TTCK suy giảm vì trước đó nó đã phát triển bong bóng. Có thời kỳ, ai chơi cũng lãi thì giờ đây, khi TTCK dần dần đi vào ổn định, một số người thua lỗ là lẽ đương nhiên, đừng nên kêu ca. Nếu bán lỗ thì hãy nên hiểu rằng, đồng tiền của bạn đã vào tay những người đầu tư khác. Viet Van Phuong, Hà Nội, email: phuong17646@...



    Chứng khoán có phải là kinh tế thị trường không?



    Tham gia thị trường CK là tham gia đầu tư vốn để mong thu lợi nhuận. Người tham gia có toàn quyền quyết định số vốn thuộc sở hữu của mình. Khi được, họ không hề kêu ca hoặc chia sẻ cho ai. Vì vậy, khi thua thiệt, họ phải tự gánh chịu, tại sao Nhà nước lại phải can thiệp vào bằng cách bỏ vào đó khoảng 3.000 tỉ đồng. Đó là một kiểu kinh doanh, đầu tư không công bằng.



    Thời gian vừa qua, nhiều người trong số họ đã thu lợi quá lớn khi CP tăng giá, nay xuống giá họ lại kêu cứu Nhà nước. Thật vô lý, đây là lúc tỷ giá cổ phiếu trở về đúng với giá trị thực của nó. Làm gì có chuyện cổ phiếu của một đơn vị trong thời gian 30 ngày tăng đến 60 lần. Nhiều người mua chứng khoán hiện nay chủ yếu là đầu cơ mà thôi. Vậy thì họ phải tự gánh chịu hậu quả, còn có nhiều người nghèo khác đang cần được quan tâm. Chứng khoán là thị trường thì hãy để thị trường tự điều chỉnh. Nguyen Truong, Khu CN Quế Võ, Bắc Ninh, email: onghoi48@...


    Số tiền đó nên để cứu người nghèo



    Bấy lâu nay, nhiều người nghe đến TTCK hay thị trường BĐS thì nghĩ ngay đến (hoặc được nghe truyền miệng) một cách kiếm tiền dễ dàng và có thể giàu lên một cách nhanh chóng. Thực tế, cũng không ít người thành công, mua nhà, sắm ô tô... và TTCK đã được người ta "thổi" như thế nào ai cũng đã nghe nói tới mức các cổ phiếu đã quá xa rời giá trị thực của chúng hàng trăm lần. Nhưng đã gọi là thị trường thì phải có thất bại và có thành công. Lúc thắng thì chẳng thấy ai làm "từ thiện cả", lúc thua thì lại xin kêu cứu. Nên việc Nhà nước có bỏ ra hàng ngàn tỷ để cứu TTCK thì cũng thật vô lý.



    Giá như số tiền đó Nhà nước đầu tư cho những người nghèo thì chẳng có ích hơn ư? Chứ bỏ ra để cứu các "tỷ phú" thì không còn gì để nói nữa. Hãy cứ để thị trường tự điều chỉnh bằng qui luật tự nhiên và làm cái việc của mình: thu nạp và đào thải. Sắp tới, có thể còn 1 quả bóng nữa xì hơi đó là thị trường BĐS và cũng sẽ kêu cứu. Rồi những người kêu cứu lại là những người có năm bảy nhà, vài trăm thậm chí hàng ngàn m2 đất. Và trong xã hội có hàng chục triệu người chỉ vì giá nhà đất bị đẩy lên trời nên chỉ còn nước ngước cổ nhìn theo mà thôi. Nguyễn Đăng Minh, Hà Nội, email: minh431@...


    Sau khi đọc bài "Thư khẩn cấp" đăng tại trang web của Quý báo, tôi xin đặt câu hỏi, các nhà đầu tư kêu cứu nghĩ gì khi hơn trăm ngàn trâu bò, gia súc và hoa màu, lúa mạ... của người nông dân bị thiệt hại bởi đợt rét kỷ lục ở miền Bắc vừa qua? Chính phủ liệu có bơm được một phần mười số tiền mà các nhà đầu tư yêu cầu để cứu nông dân? Khi đầu tư chứng khoán có lãi, các nhà đầu tư không chia lãi, không nộp thuế thu nhập cho Chính phủ, vậy tại sao bây giờ lại đòi Chính phủ bơm tiền cứu? Không lẽ Chính phủ sẽ cứu người giàu mà bỏ rơi dân nghèo? Tôi nghĩ, các vị chơi chứng khoán không nên làm rối Chính phủ vì những suy nghĩ cá nhân của mình. Phạm Anh Tuấn, Công ty Pi C&E, email: pi.company@...


    Cứu hay tiếp tay cho kinh doanh ảo

    Đơn vị của tôi phát hành cổ phiếu và niêm yết trên sàn TP.HCM. Trước khi đại hội, cổ phần bán đúng mệnh giá không ai mua. Sau khi đại hội, được quyết định lên sàn, giá cứ thế ngùn ngụt tăng cao. Phải chăng nhà đầu tư bên ngoài am hiểu doanh nghiệp của chúng tôi hơn chúng tôi? Thực sự giá trị doanh nghiệp của chúng tôi chỉ đáng tăng gấp đôi là cung. Chính phủ mà cứu giúp loại kinh doanh ảo này để lại tạo ra cơn sốt ảo. Nền kinh tế sẽ lâm nguy nếu không kinh doanh bền vững và đúng thực chất của nó. Chung Dung Le, Hà Nội, email: chungdungle@...



    Cần thể hiện thực chất giá cổ phiếu

    Giá cổ phiếu trên sàn không phản ánh đúng giá trị thực của nó. Một số người kinh doanh kiếm lời đã tìm mọi cách đẩy giá cổ phiếu quá giá trị thực của nó. Bây giờ, giá cổ phiếu đang rơi về giá trị thực thì lại yêu cầu Nhà nước cứu. Vậy có xem được không? Email: llymanhha1971@...

    Khi cổ phiếu lên thì không thấy kêu Nhà nước, tại sai khi xuống lại kêu cứu. Hãy để tự cung - cầu quyết định. Thực tế, các doanh nghiệp hoạt động và có mức lợi nhuận báo cáo không xứng với tầm giá trị cổ phiếu tăng 5-6 lần, thậm chí vài chục lần. Tôi cũng đang bị lỗ nhưng tình hình như thế mới định nghĩa thế nào là nhà đầu tư đúng nghĩa chứ không phải là "nhà đầu cơ". Đây chính là thời điểm để các nhà đầu tư suy nghĩ là nên đầu tư vào cổ phiếu nào có tiềm năng. Tien Dinh, Đường Cộng Hòa, email: leti7405@...



    Không cần thiết phải bơm tiền cứu TTCK
    Thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động theo cơ chế thị trường nơi giá mua, giá bán được hình thành trên cơ sở cung cầu. Giá chứng khoán lên cao hay xuống thấp là điều bình thường. Việc yêu cầu nhà nước dùng tiền ngân sách bơm 3.000 tỷ đồng để cứu TTCK là không hợp lý. Làm như vậy chỉ có các nhà đầu tư (đúng hơn là các nhà đầu cơ) hiện nay, trong đó có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, hưởng lợi. Vô hình chung, chúng ta đã mang tiền thuế mà toàn dân phải đóng góp để cứu một thiểu số các nhà đầu cơ khi thị trường không "bùng nổ" như họ kỳ vọng. 3.000 tỷ là một số tiền rất lớn và sẽ thiết thực, công bằng hơn nếu Chính phủ dùng tiền đó để chống lạm phát, xoá đói, giảm nghèo hay đầu tư cho giáo dục, y tế. Ngọc Sao, Hà Nội, email: Saraff_p@...

    Thị trường CK Việt Nam vốn đã bị làm giá từ cuối năm 2006. Vào lúc đó, các đại gia đã thổi lên một cách bất bình thường. Lời lãi, họ mua nhà, mua xe. Đến nay thị trường đang trả về với giá trị thực của nó. Và hãy để nó về với giá trị thực. Khi lãi, họ có nghĩ đến Chính phủ không? Khi lỗ, họ lại kêu đến Chính phủ. Nguyễn Đại Dương, TP.HCM, email: nguoictnkl@...

    Tôi không đồng tình với quan điểm cứu thị trường theo cách đề xuất của các nhà đầu tư nêu lên trong bài báo này. Điều này thật là vô lý khi dùng tiền Nhà nước để duy trì lợi nhuận của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ bản chất của đợt điều chỉnh lần này trên TTCK. TTCK đã bị thổi bong bóng bấy lâu nay, các nhà đầu tư có quan điểm này đã bán hết CK của mình để điều chỉnh lại. Nếu còn một số nhà đầu tư cho rằng CK của mình vẫn còn giá trị cao như trước thì tôi khuyên rằng họ cữ giữ lấy số CK, đừng có bán ra. Và không nên kêu gọi CP hỗ trợ làm gì. Nếu thực sự CK đó có giá trị, không lâu nữa thị trường sẽ nhận ra. Nếu tự mình tưởng tượng như vậy và cố gắng kêu gọi CP dùng tiền để "nuôi dưỡng" giấc mơ của mình, thì thật là vô lý. Khánh, Hà Nội, email: adksan@...
  5. apple68

    apple68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2008
    Đã được thích:
    0
    This morning, HA showed ppl the good signal for buying in the next few days

    Cash flow is turning out to be a good money maker in the long-term on both Hasino and Hosino

Chia sẻ trang này