Mấy bác nghị phát biểu cũng được

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tiencua68, 04/11/2008.

3221 người đang online, trong đó có 491 thành viên. 12:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 241 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. tiencua68

    tiencua68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác nghị phát biểu cũng được

    http://vneconomy.vn/2008110312265733P5C9909/chinh-quyen-thanh-pho-da-canh-bao-va-ung-pho-qua-cham.htm[/url]

    ?oChính quyền thành phố đã cảnh báo và ứng phó quá chậm?
    MINH THÚY
    03/11/2008 12:43 (GMT+7)
    Phản hồi (11) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
    Hiệu quả của các công trình thoát nước tốn kém nhiều tiền của hiện vẫn là một dấu hỏi lớn - Ảnh: VNN.

    Để xem được Video bạn cần phải cài Flash Player
    Video:

    Chủ quan, chậm cảnh báo, thiếu thông tin... là những câu hỏi mà các đại biểu Quốc hội đặt ra về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc Hà Nội đã và đang "chìm" trong biển nước mấy ngày qua.

    Chính quyền quá chủ quan

    Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

    "Có hai thông điệp từ việc Hà Nội ngập lụt mấy ngày qua.

    Thứ nhất, thiên tai sẽ còn diễn biến thất thường nên Hà Nội phải chuẩn bị cho mình nhiều phương án. Lũ lụt đã không còn là chuyện của vùng sâu vùng xa mà Hà Nội chỉ cần chia sẻ nữa. Có thể nói, Hà Nội đã quá chủ quan nên bị bất ngờ, không xoay sở kịp và để xảy ra hậu quả đáng tiếc như vậy.

    Thứ hai là vấn đề quy hoạch. Nhà nước đã đầu tư không ít tiền bạc cho các công trình thoát nước. Chúng ta cũng nên đặt câu hỏi vì sao những khu vực xây dựng càng gần đây thì càng úng ngập nặng hơn?

    Vấn đề môi trường cũng cần xem xét kỹ. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét đến từng chi tiết nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Nghe nói có rất nhiều túi ni lông đã làm tắc nghẽn dòng chảy. Vậy việc bảo vệ môi trường như thế nào?

    Có thể nói do bất ngờ và chủ quan nên các phương án ứng xử của chính quyền Hà Nội đã không đem lại hiệu quả cao. Hà Nội đã mở rộng, vậy thì việc chuẩn bị các phương án ứng phó với thiên tai cũng cần phải được quan tâm hơn trước rất nhiều."

    Việc cảnh báo quá chậm!

    Đại biểu Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

    "Theo tôi, thiệt hại về người ở Hà Nội trong mấy ngày mưa lũ vừa qua là quá lớn, ngang với thiệt hại của một số tỉnh miền núi.

    Nguyên nhân là việc cảnh báo cho người dân quá chậm. Trước cái chết của học sinh, chúng ta cần đặt câu hỏi xem ứng phó của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thế nào, của chính quyền địa phương thế nào, dân quân đâu, thanh niên tình nguyện đâu mà không cảnh báo cho dân, không cắm chốt ở những điểm nguy hiểm?

    Từ trước đến nay, Hà Nội quan tâm đến bảo vệ hệ thống đê điều mà quên mất phòng chống lụt. Theo tôi, chúng ta cần tập cách ứng xử sống chung với lũ, chứ không thể ngăn cho nước không dâng lên.

    Và chúng ta sẽ còn phải ứng xử với những gì chúng ta đang có, trong khả năng của chúng ta."

    Không thể nào hiểu nổi!

    Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

    "Ngày 31/10, đại biểu Quốc hội bước xuống sân Khách sạn La Thành để đi họp thì thấy vài chiếc xe nhỏ chìm sâu đến quá nửa.

    Xe chở đại biểu to hơn thì đã được đưa lên chỗ cao, may mà xe cảnh sát dẫn đường vẫn còn hoạt động được.

    Đoàn xe phải chọn con đường cao nhất để đi nhưng vẫn tắc do các xe khác bị chết máy cản đường. 7h30 xuất phát nhưng 8h20 mới đến hội truờng. Mất gần 1 tiếng cho khoảng 4 km.

    Buổi trưa về, nước còn ngập cao hơn tầng một khách sạn ngập nửa ống chân, thảm, giày dép nổi lềnh bềnh, thang máy ngưng hoạt động. Đại biểu phải lội nước đến quá đầu gối để về phòng.

    Những hôm sau, sáng thức dậy, mọi người lao ra đường mà không hề biết tình trạng đoạn nào ngập, ngập bao nhiêu, có đi được không? Và rơi vào cảnh hỗn loạn, tiến thoái lưỡng nan. Rồi trẻ em có được đến trường không, dự báo mực nước như thế nào...

    Thật không thể hiểu nổi giữa thời buổi công nghệ thông tin mà lại đói thông tin giữa lòng Hà Nội. Và người dân thì đói thực phẩm, dù chỉ mới mấy ngày chịu ngập.

    Chúng ta có một chính quyền thủ đô đồ sộ chẳng lẽ chỉ để trả lời một câu đại loại là: thiên tai thì phải chịu, chờ ít hôm nữa nước sẽ rút?

    Theo tôi, giờ là lúc cả hệ thống chính trị phải vào cuộc: ai lo nước sạch cho dân, có cách nào cung cấp thực phẩm giá rẻ đến cho những vùng ngập sâu nhất, những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt?

    Và để Hà Nội đừng biến thành ?oHà Lội", cũng xin đừng lấp hồ nữa, lấp sông, đừng xây tường bao quanh các hồ hay cống hoá các dòng sông, làm chậm dòng chảy thoát lũ nữa."
  2. tiencua68

    tiencua68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Đã được thích:
    0
    http://vneconomy.vn/20081104034311514P0C7/uy-ban-chung-khoan-yeu-cau-xet-chat-ho-so-xin-niem-yet.htm[/url]

    Ủy ban Chứng khoán yêu cầu xét chặt hồ sơ xin niêm yết
    HOÀNG VŨ
    04/11/2008 15:44 (GMT+7)
    Phản hồi (0) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
    Ảnh:
    Để xem được Video bạn cần phải cài Flash Player
    Video:

    Các hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán mới được yêu cầu cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần có thể tạm ngừng xem xét.

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) yêu cầu xét chặt các hồ sơ xin đăng ký niêm yết.

    Yêu cầu trên được đặt trong tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán quốc tế đang có nhiều diễn biến bất lợi và nhằm tăng cường sự minh bạch trên thị trường chứng khoán cũng như đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.

    Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán đề nghị, đối với các doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tới hết quý 3/2008 bị lỗ hoặc không có trích lập dự phòng theo quy định, HOSE và HASTC cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần thiết tạm ngừng xem xét hồ sơ cho đến khi có kết quả kinh doanh quý 4/2008.

    Theo Ủy ban, việc thẩm định hồ sơ phải đặt mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, tránh những tác động xấu đến cổ phiếu của doanh nghiệp sau khi niêm yết.
  3. tiencua68

    tiencua68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA080CE/[/url]

    Bộ trưởng Nông nghiệp: ''Hà Nội chậm chạp trong giúp dân''

    "Đáng lẽ Hà Nội phải đưa xe cao cầu ra chỗ ngập lụt, chở người dân hoặc xe cứu thương cần đi qua. Vừa qua, nếu ai đó chẳng may nhồi máu cơ tim, chắc là chết", Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát bày tỏ quan điểm, chiều 3/11.
    > Chủ tịch Hà Nội: ''Hệ thống thoát nước cải tạo xong vẫn ngập''

    > Toàn cảnh ngập lụt ở Hà Nội

    Tại buổi giao ban chiều 3/11, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, đợt mưa lũ vừa qua ảnh hưởng đến 11 tỉnh thành, làm 49 người chết, 7 người mất tích, 250.000 ha hoa màu bị ngập, hơn 100.000 nhà hư hại, chìm trong nước... Tổng thiệt hại lên tới 5.300 tỷ đồng.

    Theo người đứng đầu ngành Nông nghiệp, việc tiêu úng cho Hà Nội là vấn đề cấp bách. Bộ trưởng cho biết, trên đường đi họp Chính phủ hồi cuối tháng, ông cũng bị mắc kẹt mất 2 tiếng đồng hồ. "Hà Nội tính thiệt hại 3.000 tỷ đồng, nhưng mới chỉ là cây, cá... Hình dung, một thành phố thủ đô, dừng hoạt động một ngày, thiệt hại biết bao tiền?".

    "Hà Nội phải bố trí lực lượng canh phòng, hướng dẫn cho dân, hỗ trợ dân qua lại, chứ không chỉ thông báo trên TV rằng chỗ ấy ngập không nên đi qua. Đáng lẽ Hà Nội phải đưa xe cao cầu ra đó, để nếu người dân hoặc xe cứu thương cần đi qua thì phải chở, nếu không, ai đó chẳng may nhồi máu cơ tim, chắc là chết", Trưởng ban Phòng chống lụt bão Trung ương nói.

    Là địa phương chịu tổn thất nặng nhất, Hà Nội có 20 người chết, thiệt hại về hoa màu đã lên tới 3.000 tỷ đồng (Hưng Yên 1.300 tỷ đồng, Hà Nam gần 900 tỷ đồng). Và để khắc phục hậu quả mưa lũ, các địa phương này đã xin Chính phủ hỗ trợ hơn 500 tỷ đồng, 5.000 tấn gạo cùng 800 tấn lúa giống.

    Dù đã trút xuống Hà Nội và nhiều địa phương khác một lượng mưa kỷ lục nhưng theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, 8 ngày tới, trời sẽ tiếp tục mưa 100-200 mm và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sẽ trở rét.
    Để có thể di chuyển trong các khu dân cư, người dân phải bỏ tiền để được đi trên các phương tiện tự chế. Ảnh: Vũ Hùng.
    Sau trận lũ kỷ lục này, người ta lại biết thêm một công dụng mới của bình ga. Ảnh: Gia Hân (chụp tại khu vực Nam Đồng).

    Trước thực trạng Hà Nội chỉ có 2 trục tiêu nước là sông Nhuệ và sông Tô Lịch, trong đó riêng sông Tô Lịch làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho toàn bộ Hà Nội cũ, Thứ trưởng NN&PTNT Đào Xuân Học cho rằng, cần phải đánh giá lại năng lực tiêu nước của sông Tô Lịch cũng như quy hoạch các trạm bơm tiêu lũ.

    "Hôm trước, tôi có nói, Sở Xây dựng Hà Nội cần trả lời câu hỏi: ''Đô thị hóa toàn bộ phía Tây Hà Nội thì tiêu đi đâu?'' nhưng Sở không trả lời. Vậy là nghiễm nhiên, sông Nhuệ trở thành trục tiêu cho toàn bộ phía Tây Hà Nội. Còn sông Tô Lịch phải tiêu cho cả thành phố. Việc Tô Lịch có đủ năng lực hay không cũng phải đặt ra", Thứ trưởng Học đặt vấn đề.

    Cũng theo ông Học, trước đây, sông Nhuệ làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho lúa với tiêu chí mưa 3 ngày tiêu 5 ngày nhưng nay, do đô thị hóa phía Tây, lưu lượng tiêu tăng gấp đôi trong khi tiêu chí phải là mưa đến đâu tiêu hết đến đó. Bởi vậy, việc quá tải đã gây ra ngập úng.

    Lý giải về vấn đề này, Thứ trưởng Học cho biết, trong khi Chính phủ đồng ý đưa vào sử dụng trạm bơm tiêu Liên Nghĩa ở TP Hà Đông để đổ nước ra sông Đáy, với lưu lượng 100 m3 mỗi giây thì trong quy hoạch trạm bơm tiêu của Hà Nội lại không xét tới vị trí này.

    "Vừa qua, khi nhận quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tiêu cho Hà Nội 3 trạm bơm, tôi rất ngạc nhiên bởi Hà Nội không xét tới vị trí trạm bơm này, dù chúng tôi đánh giá không chỗ nào hơn được vị trí đó", ông Học nói.
    Bộ trưởng Cao Đức Phát:
    Dịch vụ chuyên chở bằng xe gầm cao với giá 30.000 đồng một người trên đường Giải Phóng. Ảnh: Tiến Dũng.

    Nhận định khu vực tiêu của trạm bơm Yên Sở là gần 8.000 ha, lượng mưa bình quân là 500 mm, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, riêng Hà Nội cũ đã hứng 40 triệu m3 nước, và do "số phận" của Hà Nội chỉ chờ vào trạm bơm này nên việc thoát nước của thủ đô rất căng thẳng.

    "Trạm bơm Yên Sở với công suất 45 m3 một giây, dù chạy suốt ngày đêm cũng chỉ tiêu được 5 triệu m3 nên nếu muốn rút kiệt lượng nước này ra thì phải mất 8 ngày. Nếu mưa thêm 100 mm thì có thêm 8 triệu m3 nữa và phải mất thêm 2 ngày bơm", Bộ trưởng Cao Đức Phát phân tích.

    Bên cạnh việc cảnh báo về tình hình dịch bệnh cũng như giá cả leo thang, Bộ trưởng Phát cũng lưu ý Hà Nội việc chủ động liên hệ với các địa phương để cung cấp rau xanh bởi ít nhất hơn tháng nữa mới có thể thu hoạch sản phẩm này.

    Kết thúc buổi làm việc, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định, do Hà Nội còn nhiều vùng chia cắt, nhiều điểm úng ngập nên trước hết cần phải tiêu nước và giải quyết vấn đề giao thông. Ngoài việc đảm bảo các điều kiện y tế, thực phẩm và đặc biệt là nước uống cho người dân, cần tập trung hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương, mất nhà cửa, người già, trẻ em và phụ nữ.

    "Mỗi lần như thế này là ta có một bài học. Giờ đây có tác động của biến đổi khí hậu chứ không phải chỉ là mưa lũ bình thường. Do vậy, bắt buộc chúng ta phải có xem xét, quy hoạch lại", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
    Bốn khu vực mưa lớn:
    - Khu vực 1: Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Ninh Bình mưa phổ biến 400-600 mm, trong đó, Thanh Oai 988 mm, Hà Đông 830 mm, Chương Mỹ 727 mm...
    - Khu vực 2: Phú Thọ, Vĩnh Phúc mưa phổ biến 200-400 mm, trong đó, Vĩnh Yên 508 mm, Tam Đảo 463 mm, Phúc Yên 405 mm...
    - Khu vực 3: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh mưa phổ biến 150-300 mm, trong đó, Đình Lập 615 mm, Việt Yên 419 mm, Yên Thế 383 mm...
    - Khu vực 4: Thanh Hóa, Nghệ An mưa phổ biến 100-200 mm.

    Tiến Dũng
  4. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Đã được thích:
    48
    Éo mẹ, toàn lũ vuốt đuôi cơ hội, bị dân chửi cho mấy ngày trời rồi thì thi nhau vuốt đuôi chửi đểu mấy cha Hà Nội.
    Chẳng có bố éo nào dám thừa nhận đây là sai lầm có tính hệ thống từ trên xuống chứ riêng gì HN.

Chia sẻ trang này