Mấy hôm nay TDoanh, lái rung cây nhát mấy chứng sỹ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thanhphong2012, 08/11/2024 lúc 13:23.

7756 người đang online, trong đó có 1038 thành viên. 15:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 8 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 7):
  2. Stingerluong
Chủ đề này đã có 470 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    897
    DN VN sẽ hưởng lợi rất nhiều khi nhiều đại bàng khủng bay về làm tổ . H nay, hàng T2,5 đã về, con sóng lớn sau bầu cử đang chờ chuẩn bị cuốn đổ các mốc kể cả 1k5 chứ ko phải 1k3 nữa nhé =))

    VinaCapital: Tác động chính quyền ông Trump đối với các nền kinh tế đang bị thổi phồng

    QUANG MINH
    10:19 08/11/2024
    Chuyên gia của VinaCapital cho rằng lo ngại về những tác động tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump đã bị thổi phồng.

    Trong bản phân tích nhanh mới đây, ông Michael Kokalari, Kinh tế gia trưởng Tập đoàn VinaCapial, đưa ra những lập luận cho rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump không đáng ngại như đồn đoán đối với Việt Nam.
    Theo ông Kokalari, sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 5.11, nhiều quốc gia khác trên thế giới bắt đầu lo ngại về tác động của chính quyền Trump đối với nền kinh tế của họ.

    “Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những rủi ro đó đã bị thổi phồng và chúng tôi không thấy rủi ro nào rằng cuộc việc ông Trump thắng cử sẽ làm chệch hướng quỹ đạo kinh tế lành mạnh của Việt Nam”, vị chuyên gia nhận định.

    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Donald Trump thân thiện với các em nhỏ trong chuyến thăm Việt Nam tháng 2/2019. Ảnh: Tuổi Trẻ.
    Lý do chính được đưa ra là trong chiến dịch tranh cử Mỹ vừa qua, có nhiều thông tin cường điệu của giới truyền thông, dẫn đến nhận thức quá bi quan về nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, đặc biệt là hậu quả kinh tế.

    Mối đe dọa về thuế quan chủ yếu là bị thổi phồng
    Cả hai ứng cử viên tổng thống, Donald Trump và Kamala Harris, đều tuyên bố mang việc làm ngành sản xuất trở lại nước Mỹ nếu được bầu. Ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 20-30% đối với các quốc gia khác để đạt được mục tiêu đó. VinaCapital nhận định, ông Trump muốn các nhà sản xuất Trung Quốc xây dựng nhà máy tại Mỹ và thuê công nhân Mỹ tương tự như những gì người Nhật đã làm vào những năm 1980 và 1990.

    Các nhà phân tích của VinaCapital cho rằng ông Trump đã hứa áp thuế cao trong chiến dịch tranh cử vì: 1) đe dọa áp thuế (đặc biệt là đối với Trung Quốc và Mexico) là cách thu hút cử tri chính của ông Trump, đó là những công nhân bất mãn; và 2) con số 60% có thể là một con bài mặc cả cho các cuộc đàm phán trong tương lai với Trung Quốc.

    Trên thực tế, tổng thống đắc cử có đội ngũ tư vấn tài giỏi về các vấn đề kinh tế và có khả năng có ảnh hưởng lớn hơn đối với ông so với những người mà ông có trong nhiệm kỳ đầu tiên và họ hiểu rõ hậu quả tiêu cực của việc áp dụng thuế quan quá khắc nghiệt đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Những hậu quả tiêu cực bao gồm việc ngăn chặn việc đưa các công việc sản xuất trở lại Mỹ vì thuế quan cao sẽ đẩy giá trị của đồng đôla Mỹ lên cao.

    Ngoài ra, Phó Tổng thống đắc cử JD Vance trước đây thường chỉ ra rằng vai trò của đồng đôla Mỹ là đồng tiền dự trữ của thế giới đã dẫn đến việc định giá quá cao đồng tiền này, khiến việc đưa các công việc sản xuất trở lại Mỹ trở nên không kinh tế. Việc áp dụng thuế quan khắc nghiệt sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề này.

    Một thực tế khác gây lo ngại là nền kinh tế Mỹ rõ ràng đang hướng đến tình trạng "đình lạm" (tăng trưởng GDP suy giảm đi kèm lạm phát cao) tồi tệ hơn kể từ thập niên 1970 vì nhiều lý do, bao gồm cả nợ chính phủ Mỹ tăng vọt. Lạm phát Mỹ ở mức thấp khi ông Trump áp thuế đối với Trung Quốc, nhưng lần này, mức thuế cao sẽ khiến lạm phát cao trở lại.

    “Ông Trump đã chứng minh rằng ông sẽ không đặt ý thức hệ lên trên kinh tế, dẫn đến ít khả năng ông hành động khiến lạm phát thêm trầm trọng, đặc biệt khi lý do chính giúp ông tái đắc cử là sự bất mãn của cử tri với nền kinh tế”, ông Kokalari nhận xét.

    Chuyên gia VinaCapital cũng đưa ra một số nhận định khác về quan hệ thương mại Việt-Mỹ trong chính quyền Trump 2.0:

    Thứ nhất, Trung Quốc là trọng tâm chứ không phải Việt Nam trong căng thẳng thương mại. Ông Trump khởi xướng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc và ông Biden về cơ bản tiếp tục cuộc chiến đó, cho thấy lưỡng đảng đều coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ. Ngược lại, VinaCapital nhiều lần đưa ra bằng chứng cho thấy sự ủng hộ nhiệt tình về mặt kinh tế đối với Việt Nam ở cấp cao nhất của Chính phủ Mỹ.

    Cũng không có sự e ngại đáng kể nào của người tiêu dùng Mỹ đối với các hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Việt Nam có thể được coi là hữu ích trong việc từ bỏ hàng hóa giá rẻ do Trung Quốc sản xuất cho Mỹ, bởi mức lương cao và tình trạng thiếu hụt công nhân nhà máy có trình độ có thể sẽ hạn chế nỗ lực của Mỹ nhằm đưa công việc sản xuất trở lại, mà thay vào đó là tập trung cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

    Thứ hai, kỳ vọng có ít hỗn loạn hơn nhiệm kỳ trước. Trái với nhiệm kỳ trước khi Trump chưa thực sự sẵn sàng đối phó những thách thức, lần này ông đã hiểu rõ hơn về cách mọi thứ vận hành và một số lãnh đạo doanh nghiệp tư vấn cho ông, từ đó giúp ông có nhiều khả năng sẽ có cách tiếp cận tập trung hơn đối với các vấn đề liên quan đến thương mại.

    Bên cạnh đó, giống như một số chuyên gia khác, VinaCapital cho rằng thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với Mỹ có thể trở thành vấn đề trong quan hệ song phương. Năm 2023, Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 100 tỷ đôla Mỹ với Mỹ, mức thặng dư thương mại lớn thứ ba sau Trung Quốc và Mexico. Đến một lúc nào đó, sự mất cân bằng này sẽ gây chú ý đối với chính quyền Trump. Cũng may là điều đó có thể dễ dàng giải quyết bằng cách mua các hàng hóa có giá trị lớn như LNG và động cơ máy bay từ Mỹ.

    Tựu trung lại, VinaCapital cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ vẫn ổn ở nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump. Mặc dù Mỹ có thể áp mức thuế nhập khẩu mới, nhưng VinaCapital nhận định “rất ít khả năng” Mỹ sẽ áp dụng mức thuế khắc nghiệt (20-30%) đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

    Hơn nữa, nếu Mỹ áp dụng mức thuế chung, chẳng hạn 5-10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia ngoài Trung Quốc, Việt Nam sẽ vẫn giữ được lợi thế so sánh của mình so với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng khác về dòng vốn FDI.

    “Do đó, những yếu tố khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà sản xuất hiện nay và đưa hàng tỷ đôla vốn FDI chảy vào nước này sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, Việt Nam nên bắt đầu xem xét cách thức có thể giảm thặng dư thương mại với Mỹ trước khi nó trở thành vấn đề với chính quyền mới”, chuyên gia VinaCapital kết luận.
    --- Gộp bài viết, 08/11/2024 lúc 13:30, Bài cũ: 08/11/2024 lúc 13:23 ---
  2. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    897
    Các tập đoàn điện lực, năng lượng hàng đầu Trung Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
    18:31 | 06/11/2024
    Tập đoàn Hoa Điện và Tập đoàn Energy China muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực như: điện khí, điện gió, tích năng, các dự án tích hợp giao thông - năng lượng, hydro xanh...
    Sáng 6/11, tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo hai tập đoàn hàng đầu của nước này trong lĩnh vực điện, năng lượng là Tập đoàn Huadian (Hoa Điện) và Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc (Energy China).

    Tại buổi làm việc, ông Giang Nhị, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hoa Điện cho biết, tổng mức đầu tư lũy kế của tập đoàn tại Việt Nam đã vượt 2,8 tỷ USD, với tổng công suất lắp đạt là 1,5 GW.

    Trong đó, Nhà máy điện Duyên Hải 2 tại Trà Vinh là dự án điện có công suất lắp đặt lớn nhất và quy mô đầu tư lớn nhất ở nước ngoài của tập đoàn; Dự án điện gió tại Đắk Lắk là dự án năng lượng tái tạo trên bờ đầu tiên được tập đoàn đầu tư tại nước ngoài.

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Giang Nhị, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hoa Điện (Ảnh: VGP).

    Lãnh đạo tập đoàn Hoa Điện cho biết, doanh nghiệp mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng gió, hydro xanh, tích trữ năng lượng (tích năng), cải tạo nâng cấp hệ thống điện, cải thiện kỹ thuật các nhà máy điện.

    Song song với đó, tập đoàn này muốn thành lập trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ (R&D) tại Việt Nam nhằm cùng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất tập đoàn Hoa Điện hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản trị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tất cả các khâu của ngành điện, đồng thời tiếp tục hợp tác với Việt Nam về phân phối, mua bán điện.

    Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị Hoa Điện tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam đưa ra các ý tưởng, dự án đầu tư mới; mở rộng quy mô, đối tượng hợp tác; hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng gắn với các khu công nghiệp tập trung, các trung tâm chế biến, chế tạo; phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng.

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Trương Đức Lương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Energy China (Ảnh: VGP).

    Trong khi đó, ôngTrương Đức Lương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc (Energy China) đề xuất mở rộng hợp tác với Việt Nam về thủy điện tích năng, xây dựng các tổ hợp tích hợp cả nhiệt điện và các dự án điện tái tạo để phát huy hiệu quả cao nhất, phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi.

    Lãnh đạo Energy China khẳng định sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm truyền tải, an toàn điện, đồng thời bày tỏ mong muốn tham gia nghiên cứu và đưa ra giải pháp phát triển xanh, phát triển ít carbon tại Việt Nam.

    Ngoài ra, tập đoàn cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là các dự án tích hợp giao thông - năng lượng sử dụng điện gió, điện mặt trời, các dự án đường sắt…

    Với những đề xuất của Energy China, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư phát triển năng lượng tại Việt Nam, nhất là tham gia các dự án điện sạch tại Việt Nam như điện gió, điện mặt trời, điện khí LNG, điện tích năng.

    Thủ tướng cũng gợi mở tập đoàn xem xét tham gia các dự án giao thông tại Việt Nam như đường bộ cao tốc thông qua các dự án hợp tác công - tư (PPP) hoặc đấu thầu thi công đường bộ, các tuyến đường sắt tiêu chuẩn, đường sắt tốc độ cao.

    Hiện tại, Energy China đang triển khai 16 dự án với 12 doanh nghiệp liên danh tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư hơn 2,2 tỷ USD, bao gồm các dự án nhà máy sản xuất nhiệt điện tại Hải Dương và điện gió tại tỉnh Ninh Thuận. Tập đoàn cũng đang tham gia các gói thầu EPC tại một số nhà máy nhiệt điện lớn như Vĩnh Tân I, Duyên Hải I, Vũng Áng I...

    Đề nghị ADB hỗ trợ các trung tâm năng lượng, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi
    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (Ảnh: VGP).

    Tại buổi tiếp ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) diễn ra cùng ngày, Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ nguồn vốn với quy mô lớn hơn, lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh chóng.

    Thủ tướng mong muốn ADB tập trung hỗ trợ cho một số dự án lớn, mang tính chất xoay chuyển trạng thái trong các ngành mới nổi như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, Internet vận vật, các trung tâm năng lượng, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, hydrogen,các dự án hạ tầng chiến lược lớn...

    Đồng thời, Thủ tướng đề nghị mở rộng quy mô hoạt động của ADB tại Việt Nam trong lĩnh vực tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hỗ trợ vốn cho khu vực tư nhân. Việt Nam sẽ xây dựng chính sách khuyến khích khối tư nhân vay vốn các đối tác như ADB.

    Đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam, ông Masatsugu Asakawa cho biết, ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ, cung cấp nguồn vốn cho Việt Nam để thực hiện các mục tiêu phát triển, nhất là chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển hạ tầng, thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

    Ngoài ra, ADB sẽ hỗ trợ khu vực tư nhân của Việt Nam, phát triển các lĩnh vực mới nổi như chíp bán dẫn, công nghiệp phụ trợ, thu hút thêm nhiều nguồn vốn, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
  3. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    897
    TS. Nguyễn Tú Anh: 2025 Fed buộc phải hạ lãi suất, Việt Nam có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ
    12:42 | 08/11/2024
    Theo TS. Nguyễn Tú Anh, năm 2025 Fed sẽ phải tiếp tục cắt giảm lãi suất, bởi chính sách tài khoá của Mỹ đã đến giới hạn, muốn tăng trưởng sẽ phải tập trung vào chính sách tiền tệ, dẫn đến hạ lãi suất. Nhờ đó, Việt Nam có dư địa để tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
    Ba kênh sẽ bơm tiền ra nền kinh tế 2025
    Đánh giá tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” diễn ra sáng 8/11, ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương đánh giá chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2025 sẽ phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố, trong đó có ảnh hưởng từ quốc tế với xu hướng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

    "Tôi cho rằng Fed sẽ phải tiếp tục cắt giảm lãi suất, thậm chí mức giảm còn nhiều hơn bởi 'di sản' mà ông Joe Biden để lại cho tân Tổng thống Mỹ Donald Trump là khối nợ khổng lồ 35.700 tỷ USD, lãi suất năm 2024 là 892 tỷ USD, chiếm 3,1% GDP của Mỹ", ông Tú Anh nói.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương. (Ảnh: BTC).

    Trong khi đó, chi đầu tư của Mỹ cho y tế, giáo dục và kết cấu hạ tầng chỉ chiếm 2,4% GDP. Tức là phần tiền lãi đang càng ngày càng lớn.

    Điểm thứ hai là trước đây nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nợ của Mỹ lên 33,4% nhưng từ năm 2013 đạt đỉnh và bây giờ xu hướng giảm dần, hiện nay còn khoảng 23,5%. Điều này có nghĩa là nếu xu hướng người nước ngoài nắm giữ nợ của Mỹ càng thấp thì khả năng Mỹ in tiền và ảnh hưởng đến cả thế giới vì lạm phát của USD sẽ càng ít đi.

    Như vậy, chính sách tài khoá của Mỹ đã đến giới hạn, muốn tăng trưởng sẽ phải tập trung vào chính sách tiền tệ, dẫn đến hạ lãi suất.

    Yếu tố quốc tế thứ hai tác động đến chính sách tiền tệ của Việt Nam là Trung Quốc. Nước này đanng đẩy đầu tư ra nhiều hơn, kích cầu trong nước.

    "Từ tất cả những điều trên, tôi đánh giá dòng đầu tư nước ngoài trong năm 2025 không chỉ từ những thị trường truyền thống mà từ Trung Quốc và những nước lân cận có thể sẽ tăng mạnh, làm cho dòng tiền vào tốt hơn, kéo theo cung tiền ra tốt hơn", ông nói.

    Ông Tú Anh đánh giá, cán cân thanh toán năm 2025 sẽ dương. Đồng thời, vốn đầu tư công sẽ được đẩy mạnh rất quyết liệt. Bên cạnh đó, là việc tái cấu trúc những ngân hàng yếu kém. Đây là ba kênh sẽ bơm tiền ra nền kinh tế trong năm 2025 với mục tiêu quan trọng là đẩy mạnh tăng trưởng.

    Động lực tăng trưởng 2025 đến từ đầu tư công
    Với động lực tăng trưởng 2025, theo ông Tú Anh sẽ được dẫn dắt từ cầu đầu tư, trong đó đầu tư Nhà nước là một phần. Cùng với sự phục hồi, kỳ vọng của nền kinh tế đầu tư tư nhân có thể sẽ tăng lên.

    Năm 2024 nhiều người nói rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện nới lỏng tiền tệ. Bản chất đúng là NHNN đang tìm mọi cách để đưa tiền ra, nhưng chúng ta thấy là tiền khó ra. Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng 8,8%, không thấp so với cùng kỳ những năm trước nhưng cung tiền M2 tăng thấp.

    Cung tiền M2 tăng thấp dẫn lãi suất không giảm được, tỷ lệ tăng huy động vốn tức tốc độ tăng huy động trên hệ thống ngân hàng chỉ 5,8% làm chi phí huy động vốn của ngành ngân hàng tăng lên.

    Do đó, một trong những đột phá tôi hy vọng trong 2025, tiền của đầu tư công sẽ có những quyết sách làm mới, đẩy tiền ra được nhanh, khi đẩy tiền ra được nhanh trên đầu tư công, tiền nhà nước ra được nhanh, giảm bớt tiền ở kho bạc nhà nước.

    "Khi tiền ra thị trường nhiều thì thị trường 1 huy động dễ dàng hơn, giảm áp lực cho ngân hàng có thể duy trì được lãi suất thấp", ông đánh giá.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng ADB Việt Nanm. (Ảnh: BTC).

    Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cũng cho rằng các động lực tăng trưởng ở phía cầu bao gồm tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu Chính phủ và xuất nhập khẩu .

    Trong năm 2024, xuất nhập khẩu và đầu tư là động lực rất tốt cho Việt Nam, đầu tư nước ngoài tiếp tục tích cực, nhưng xuất khẩu tăng trưởng nhanh lại dựa trên nền yếu của năm trước.

    Sang đến năm 2025, thị trường thế giới hạ nhiệt, triển vọng xuất khẩu năm 2025 sẽ không duy trì được như năm nay. Nhìn lại động lực trong nước, tiêu dùng còn yếu, chi tiêu Chính phủ, bao gồm đầu tư công thấp hơn kế hoạch. Đây có thể là dư địa để biến động lực thành động lực tăng trưởng mới trong năm 2025.

    "Năm nay, đầu tư tư nhân thì lại yếu, thể hiện được tăng trưởng tín dụng khó khăn. Trong bối cảnh cầu nội địa, đầu tư nội địa yếu, cần dựa vào dư địa tăng chi tiêu Chính phủ. Như vậy, động lực tăng trưởng nằm trong tay Chính phủ, bao gồm cả chi tiêu ngân sách và đầu tư công. Đòn bẩy là chi tiêu công, kích cầu nội địa kéo đầu tư nội địa và tiêu dùng tăng lên", Chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam nhìn nhận.
  4. Paladin1987

    Paladin1987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    9.735
    Mấy ông lên báo nhiều quá mà ae có ai thèm đọc đâu, cứ kẹp dép vào nách nhìn ... khổ =))
    thanhphong2012 thích bài này.
  5. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    897
    Việt Nam xuất siêu hơn 23 tỉ USD trong 10 tháng năm 2024
    Thạch Lam - Thứ sáu, 08/11/2024 09:22 (GMT+7)

    Tính chung 10 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 23,31 tỉ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 24,8 tỉ USD).
    [​IMG]
    Vào tháng 9, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 2,32 tỉ USD.
    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỉ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 23,31 tỉ USD.

    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10.2024 sơ bộ đạt 35,59 tỉ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,3 tỉ USD, tăng 9,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 25,29 tỉ USD, tăng 2,4%.

    So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 10,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 17,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 7,3%.

    Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỉ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,97 tỉ USD, tăng 20,7%, chiếm 28,0% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 241,62 tỉ USD, tăng 12,8%, chiếm 72,0%.

    Trong 10 tháng năm 2024, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 66,5%).

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10.2024 sơ bộ đạt 33,6 tỉ USD, tăng 5,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12,68 tỉ USD, tăng 15,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,92 tỉ USD, tăng 0,5%.

    So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 13,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,7%.

    Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 312,28 tỉ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 113,58 tỉ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 198,7 tỉ USD, tăng 15,8%.

    Trong 10 tháng năm 2024 có 42 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 92,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 48,3%).

    Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỉ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 117,7 tỉ USD.

    Trong mười tháng năm 2024, xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 86,1 tỉ USD tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU 28,5 tỉ USD, tăng 18,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 2,4 tỉ USD, tăng 56,9%; nhập siêu từ Trung Quốc 66,9 tỉ USD, tăng 68,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 25,3 tỉ USD, tăng 8,1%; nhập siêu từ ASEAN 7,3 tỉ USD, tăng 6,4%.

    Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 9 xuất siêu 2,32 tỉ USD; 9 tháng xuất siêu 21,32 tỉ USD; tháng 10 sơ bộ xuất siêu 1,99 tỉ USD. Tính chung 10 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 23,31 tỉ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 24,8 tỉ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,61 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 42,92 tỉ USD.
  6. thanhphong2012

    thanhphong2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Đã được thích:
    897
    Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tác động gì đến kinh tế Việt Nam?
    08/11/2024 | 10:15

    TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ. Việt Nam có thể được xem là một đối tác hữu ích, giúp Mỹ thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ.

    “Chúng tôi tin rằng thực tế những gì sắp xảy ra cũng bình thường”

    Sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Nhiều nước lo ngại về tác động của sự kiện này đối với nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, các chuyên gia của VinaCapital tin rằng những rủi ro này đã bị đẩy lên quá mức cần thiết.

    Lý do đầu tiên và quan trọng nhất là cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ vừa qua ghi nhận rất nhiều tuyên bố thái quá và thông tin cường điệu từ truyền thông, khiến cử tri cảm thấy đó là thông tin để vận động tranh cử thay vì thông tin khách quan. “Chúng tôi tin rằng thực tế những gì sắp xảy ra cũng bình thường”, chuyên gia của VinaCapital nói.

    [​IMG]
    Ông Trump đã chứng tỏ rằng sẽ không đặt lý tưởng lên trên yếu tố kinh tế.

    Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đều cam kết sẽ đưa các công việc sản xuất trở lại Mỹ nếu họ chiến thắng. Thực tế, ông Trump đã tập hợp một đội ngũ cố vấn kinh tế rất am hiểu và tài năng. Họ hoàn toàn hiểu rõ các hậu quả tiêu cực của việc áp thuế quá nặng lên hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Những hậu quả tiêu cực này bao gồm việc cản trở quá trình đưa công việc sản xuất trở lại Mỹ, vì thuế cao sẽ đẩy giá trị đồng USD lên.

    Phó Tổng thống đắc cử JD Vance cũng thể hiện sự hiểu biết về kinh tế khi chỉ ra rằng vai trò của đồng USD như một đồng tiền dự trữ toàn cầu, dẫn đến việc đồng USD bị định giá quá cao, khiến việc đưa công việc sản xuất trở lại Mỹ không khả thi về mặt kinh tế. Việc áp thuế nặng sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề này.

    Một mối lo ngại gần hơn là nền kinh tế Mỹ đang hướng tới tình trạng “lạm phát đình trệ” (stagflation - có nghĩa là lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp) tồi tệ nhất kể từ những năm 1970 vì nhiều lý do, trong đó có việc nợ công Mỹ gia tăng nhanh chóng.

    Ông Trump đã chứng tỏ rằng sẽ không đặt lý tưởng lên trên yếu tố kinh tế. Do đó rất ít khả năng ông sẽ thực hiện các hành động làm gia tăng lạm phát, đặc biệt khi lý do chính khiến ông tái đắc cử là sự bất mãn của cử tri đối với nền kinh tế.

    Việt Nam ảnh hưởng gì?

    Chuyên gia của VinaCapital cho biết, Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ Mỹ. Hơn nữa, ông Trump là một người theo chủ nghĩa dân túy và Việt Nam được cử tri Mỹ đánh giá cao. Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ sự phản đối nào đối với việc tiêu thụ các sản phẩm “made in Vietnam” từ người tiêu dùng Mỹ.

    [​IMG]
    Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách mua các sản phẩm giá trị cao như khí LNG từ Mỹ.

    Trên thực tế, Việt Nam có thể được xem là một đối tác hữu ích trong việc giúp Mỹ thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ. Bởi mức lương cao và sự khan hiếm công nhân có tay nghề sẽ hạn chế nỗ lực của Mỹ trong việc đưa các công việc sản xuất trở về, chỉ tập trung vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

    Theo chuyên gia VinaCapital, ông Trump thực sự không nghĩ rằng mình sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Kết quả là ông đã bước vào Nhà Trắng mà không chuẩn bị đầy đủ cho những thử thách phía trước - theo lời ông tự thuật và trả lời các cuộc phỏng vấn. Lần này, ông Trump có sự hiểu biết tốt hơn về cách thức hoạt động của chính quyền và có những doanh nhân thành đạt tư vấn. Vì vậy ông sẽ có một cách tiếp cận tập trung hơn đối với các vấn đề thương mại.

    Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 100 tỷ USD với Mỹ vào năm ngoái, trở thành quốc gia có cán cân thương mại lớn thứ 3 với Mỹ, sau Trung Quốc và Mexico.

    “VinaCapital tin rằng, Việt Nam sẽ vẫn duy trì được đà phát triển ổn định dưới thời chính quyền ông Trump. Mặc dù có thể Mỹ sẽ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu, nhưng chúng tôi cho rằng rất khó có khả năng Mỹ sẽ áp thuế nặng (20-30%) đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam”, đại diện VinaCapital nói.
    --- Gộp bài viết, 08/11/2024 lúc 13:56, Bài cũ: 08/11/2024 lúc 13:45 ---
    vượt 1k3 anh em sẽ tìm tin mà đọc, trước cơn sóng lớn, bao giờ biển lặng trời cũng im =))
    --- Gộp bài viết, 08/11/2024 lúc 13:58 ---
    Tui mới nghe một số t tin bên Bank đang k nghị nv bán gold, $ ..tất tay với ck chào đón TT Mẽo , nên c bị tec đây . Để đây và ko nói nhiều
    Paladin1987 thích bài này.

Chia sẻ trang này