Media đồng loạt đập khối NH không vì lợi ích quốc gia, chỉ vì cục bộ ,chuyện gì sắp xảy ra đây ?????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangbang1, 16/04/2012.

3973 người đang online, trong đó có 226 thành viên. 08:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2125 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Lãi suất hạ, chưa đủ cứu doanh nghiệp

    Song song với việc hạ lãi suất, cần có thêm các biện pháp kích thích sức mua, đồng thời, áp trần lãi suất cho vay. Đó là đề nghị của một số doanh nghiệp, chuyên gia.
    Nhiều nhà bán lẻ vẫn chưa mạnh tay đầu tư ngay cả khi lãi suất ngân hàng hạ xuống.
    [​IMG]
    Chợ bây giờ “trăm người bán” nhưng khó thấy “vạn người mua”. Ảnh: Lê Quang Nhật
    Cần gói kích cầu

    Đơn cử, Saigon Co.op có kế hoạch phát triển 100 siêu thị Co.opmart đến năm 2015, nhưng họ đã phải dừng các dự án tại những thị trường mà mức tăng doanh thu chưa chắc chắn, hoặc tạm dừng các dự án ở những nơi cần thời gian đầu tư dài hạn. Ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op, nói: “Lãi suất hạ có thể giúp nhà đầu tư tự tin hơn khi đi vay. Nhưng vấn đề quan trọng nhất, là nền tảng để ra quyết định lại nằm ở sức mua”. Cụ thể ở thời điểm hiện nay, khi sức mua đang giảm, thì dù lãi vay ngân hàng có ở mức hấp dẫn cũng phải cân nhắc.

    Bà Đặng Quỳnh Đoan, tổng giám đốc công ty thời trang Việt Thy, chia sẻ: “Tôi mừng vì lãi suất giảm có thể giúp ổn định việc kinh doanh tốt hơn. Nhưng trong thời điểm này tôi không nghĩ đến việc vay thêm”.

    Ông Nhân, bà Đoan đều cho rằng tính khả thi của mọi hoạt động đầu tư đều phải bắt nguồn từ khả năng tiêu thụ. “Doanh thu tăng tốt, thì dù vay lãi cao, thuê mặt bằng giá cao… doanh nghiệp vẫn làm, còn hàng không có người mua thì dù lãi suất còn 10 – 12%/năm vẫn lỗ”, bà Đoan chia sẻ.

    Ông Nguyễn Đức Tài, tổng giám đốc Thế Giới Di Động, nhận xét: “Lãi suất hiện nay đang hạ nhiều nhưng vẫn còn cao so với khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Lãi suất vay khoảng 1%/tháng mới hấp dẫn doanh nghiệp đi vay. Nhưng chuyện quan trọng là sức mua quá yếu. Có thể có không ít doanh nghiệp vay để phát triển hệ thống, năng lực sản xuất, chờ đợi cơ hội trong tương lai. Nhưng với chúng tôi, vay vốn lúc này là quá mạo hiểm”.

    Theo một số doanh nghiệp, giải pháp kích cầu cho thị trường là điều cần thiết và cần làm ngay vào lúc này. Bởi lẽ, với tình hình 12.000 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động trong quý 1/2012, hàng chất đống trong kho, sức mua đang giảm xuống… thì càng sản xuất sẽ càng tồn kho nhiều hơn.

    Cần thay đổi đối tượng cứu

    Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu kinh tế thương mại, doanh nghiệp đình đốn, ngừng sản xuất, phá sản là bởi “thuốc” được đưa không đúng, nên không cứu được họ. “Phải cứu cho đúng, đó là những doanh nghiệp sản xuất. Trên danh nghĩa, xác định phải hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu… nhưng thực tế lại không đúng địa chỉ”, ông Nam nói. Chẳng hạn, hỗ trợ vốn cho tạm trữ lúa gạo, nhưng phần lớn người hưởng lợi là doanh nghiệp thu mua, người sản xuất có lợi rất ít.

    Theo ông Nam, sự khó khăn và yếu kém của doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất đã kéo dài cả chục năm nay, và lạm phát kéo dài dẫn đến đình đốn. “Những năm trước, các doanh nghiệp ra đời nhanh, nhiều nhưng yếu, 80% vốn dựa vào ngân hàng. Và trong cả chục năm qua, doanh nghiệp sản xuất đã không nhận được sự hỗ trợ thích đáng. Họ vẫn phải tự vùng vẫy cho đến khi đuối sức”, ông Nam nói.

    Theo ông Nam, việc hạ lãi suất hiện nay mới cứu ngân hàng chứ chưa cứu được doanh nghiệp. “Thống đốc tuyên bố sẽ giảm lãi suất cho vay còn 13 – 16%, nhưng gần như không có biện pháp gì cụ thể để bắt buộc ngân hàng thương mại thực hiện, để tình trạng lãi suất trần huy động hạ nhưng lãi suất cho vay vẫn cao ngất ngưởng”. Ông Nam cho rằng, ngành ngân hàng đâu cần cứu khi vẫn có lợi nhuận cao trong năm 2011. Nhiều ngân hàng hiện nay, theo ông Nam, đang loay hoay đảo nợ, cố để giữ những tín dụng lớn của những doanh nghiệp lớn.

    Việc nới tín dụng bất động sản cũng bị “lệch” nhất định. Theo các chuyên gia, người thụ hưởng chính sách cuối cùng là hệ thống ngân hàng, bởi hệ thống ngân hàng bị mắc kẹt vào những khoản nợ lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, cũng như 90% nợ xấu của ngân hàng đều nằm trong bất động sản. “Tôi chưa thấy ngân hàng nào công bố tổng kết ba tháng đã cho doanh nghiệp ngành nghề nào vay, lãi suất bao nhiêu”, ông Nam nói.

    Về gói kích cầu như mong muốn của doanh nghiệp, TS Nguyễn Minh Phong, viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, cho rằng Chính phủ không còn đủ lực và cũng không phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát. Theo ông, ngân hàng Nhà nước cần áp trần lãi suất cho vay thì mới giúp được doanh nghiệp. Áp trần huy động chỉ có ngân hàng là được lợi.




    Theo Bích Nga - Vĩnh Bình - Gia Vinh - SGT
  2. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Móa...................nghiện mở thớt hửm ;));));))
  3. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Quả này sức ép trần lãi suất đầu ra khối NH vỡ mồm, ăn cướp của DN như thế quá đủ rồi,[r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Thằng nào lởm khởm sẽ lỗ nặng
  5. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Không thể vì lợi ích nhóm NH,BDS mà phá hủy nền kinh tế
  6. Khongbaogiothua

    Khongbaogiothua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    31
    Hạ mồm chưa thấy tụi nó làm gì cả [r23)]
  7. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Sẽ phải bóp mồm chúng lại trước khi quá muộn=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  8. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Đúng như Nhadautu 70 nhận định, khối NH ko thể ăn mãi trên đầu các DN tạo ra của cải cho XH,
  9. NamNV

    NamNV Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    655
    Thời đại của các Rothschild Việt Nam... CP sẽ không bao giờ để Bank đổ vỡ cho dù toàn dân phải còng lưng, bóp miệng...

    Các ông chủ nhà băng vẫn luôn là những kẻ làm chủ cuộc chơi...

    Nhưng dù sao, cổ phiếu Bank cũng đã hết sức hấp dẫn...
  10. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4


    Cần ấn định trần lãi suất cho vay




    [​IMG]
    Theo PGS.TS Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách, Tiền tệ Quốc gia, NHNN đã có trần lãi suất huy động thì cũng nên ấn định trần lãi suất cho vay.
    Trước tiên, cần yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước hạ lãi suất (LS) cho vay, bên cạnh đó phải kiểm soát gắt gao chi phí của các ngân hàng. Chỉ có như vậy mới hạ được LS cho vay, cứu được doanh nghiệp, ông Hùng nói.
    Kinh nghiệm cho thấy, phần lớn các nước khủng khoảng tài chính đều bắt đầu từ sự đóng băng của thị trường bất động sản (BĐS). Thái Lan khủng hoảng năm 1997, rồi Mỹ năm 2007-2008 cũng từ BĐS...
    Và các nước đó đều phải cứu BĐS. Nhiều người nghĩ, cứ để thị trường tự điều chỉnh, nhưng ngồi chờ như vậy rất nguy hiểm. Vì ngành BĐS chết, kéo theo ít nhất hơn 50 ngành khác (vật liệu xây dựng, gỗ, nội thất...) bị ảnh hưởng theo.
    Trong khi một nền kinh tế như Việt Nam, GDP tăng trưởng dựa nhiều vào sự phát triển của ngành xây dựng.
    Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “mở van” tín dụng cho vay đầu tư BĐS là quyết định đúng đắn.
    Đây cũng là biện pháp cấp bách nhằm tăng cung tín dụng trở lại, vì quý 1 tăng trưởng tín dụng âm tới 2%, đây là biểu hiện nền kinh tế đang có dấu hiệu rơi vào tình trạng bị đình đốn, ảnh hưởng công ăn việc làm của nhiều người trong xã hội.
    Kiểm soát chặt chi phí ngân hàng
    Nhưng các DN vẫn kêu không thể tiếp cận LS thấp, vì điều kiện cho vay của các ngân hàng rất ngặt nghèo?

    “Trong bối cảnh các DN khó khăn như hiện nay, tôi cho rằng cần ấn định cả trần lãi suất đầu ra, trong một thời gian nhất định. LS đầu vào hiện là 12%, thì đầu ra 16% là hợp lý, vì NHTM có 4% chênh lệch. Nếu NHTM nào cho vay quá 16%, sẽ bị NHNN thổi còi. Như vậy, sẽ có cơ hội hạ LS nhanh hơn” - PGS-TS Đào Văn Hùng
    Phải kiểm soát chặt chẽ chi phí ngân hàng. LS cho vay hiện nay quá cao so với khả năng tiếp cận của doanh nghiệp. Vì theo tính toán, nếu LS tiền gửi hiện nay là 12%, chỉ cộng thêm khoảng 3,5% - 4% gồm tất cả các chi phí thì ngân hàng đã có lãi. Như vậy, LS cho vay chỉ 15,5% đến 16%, cùng lắm là 17%. Nhưng thực tế, các DN, nhất là DN bất động sản đang phải vay LS khá cao. Cơ hội mang lại lợi nhuận cho ngân hàng trong lĩnh vực cho vay này là khá lớn.
    Nếu xét trên LS đầu vào và đầu ra hiện nay thì chi phí của các ngân hàng đang quá cao. Từ năm 2008, chúng tôi đã đề nghị phải có giải pháp kiểm soát chặt chẽ chi phí của ngân hàng, vì chính chi phí ngân hàng đang đội LS cho vay lên rất cao.
    Khi chi phí NHTM được kiểm soát một cách chặt chẽ thì LS mới có cơ hội giảm và chúng ta mới vượt qua được khó khăn hiện nay.
    Mục tiêu của Chính phủ thành lập các NHTM nhà nước không phải chỉ để thu thuế, mà là phải dẫn dắt nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn thì vai trò của 5 NHTM nhà nước là cực kỳ quan trọng.
    Vậy làm thế nào để giảm được LS?
    Hiện nay, 5 NHTM nhà nước chiếm khoảng 50% thị trường tín dụng, nếu NHNN yêu cầu 5 ông lớn này phải cho vay LS 15%-16% thì chỉ vài tháng sau, các NHTM nhỏ khác cũng phải cho vay với LS theo các ngân hàng lớn, nếu không các ngân hàng nhỏ sẽ mất khách hàng.
    Nếu thực sự chúng ta xác định các DN nhà nước, tập đoàn, Tổng Cty, NHTM nhà nước là chủ đạo dẫn dắt nền kinh tế, thì tại sao không thực hiện được việc đó?
    Đương nhiên không nên dùng biện pháp hành chính điều hành thị trường, nhưng trong bối cảnh hiện nay, NHNN đã dùng biện pháp hành chính khống chế LS đầu vào, cũng cần có giải pháp kiểm soát LS đầu ra.
    Tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần phải có chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa từ Chính phủ, NHNN đối với NHTM của Nhà nước.
    Các ngân hàng này bây giờ phải tập trung vào tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế của đất nước và trong một số trường hợp phải hy sinh mục tiêu lợi nhuận.
    Tại sao với giá điện, giá xăng dầu chúng ta đều kiểm soát chặt chẽ, thì LS cho vay (bản chất cũng là một loại giá) lại không kiểm soát?
    Điều rất phi lý là một số NHTM lớn của Nhà nước lại nói rằng các NHTM nhỏ, do cạnh tranh không lành mạnh, đẩy LS lên, do vậy, các ông lớn phải theo.
    Lý thuyết kinh tế không bao giờ có chuyện đó, mà chỉ có ông lớn nuốt ông bé, chứ ông bé không thể điều khiển ông lớn. Thế nhưng điều phi lý này lại xảy ra ở Việt Nam.
    Chủ trương tái cơ cấu các NHTM của NHNN đang được triển khai và sẽ dần khắc phục phi lý này. Thế nhưng cũng cần phải có thời gian.
    Chẳng ai vác đá ghè chân mình, trừ khi có sự chỉ đạo mạnh mẽ vì lợi ích quốc gia. Nếu chúng ta làm mạnh tay từ đầu thì sẽ không có câu chuyện như hiện nay.
    Làm sao để vay không cần tài sản thế chấp?
    Hiện nay, dù NHNN mở cửa cho đầu tư BĐS vay, nhưng điều kiện vay của các NHTM đưa ra rất ngặt nghèo, đặc biệt là yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Trong khi các DN đã cạn tài sản thế chấp, bài toán này phải giải quyết thế nào, theo ông? Đây là hạn chế lớn nhất của hệ thống NHTM ở Việt Nam. Các DN nói đúng, LS có giảm nữa thì với các điều kiện cho vay như hiện nay cũng khó tiếp cận vốn vay.
    NH thừa tiền ngồi chơi, còn các DN đói vốn chạy loanh quanh bên ngoài. Ở các nước, các dự án vay chủ yếu được đánh giá trên tính khả thi và tính rủi ro, chứ không cần tài sản thế chấp.
    Ví dụ như DN mới thành lập thì làm sao có tài sản mà thế chấp. Do vậy, NH phải đánh giá, kiểm soát được rủi ro, tính khả thi của dự án, để quyết định cho vay. Nguyên tắc rủi ro càng cao thì LS cho vay càng lớn.
    Còn ở ta, phần lớn vay là phải có tài sản thế chấp. Trên thực tế, ngay cả khi có tài sản thế chấp, nếu DN không trả được thì khi phải phát mại tài sản cũng tốn kém cho cả hai phía.
    Theo tôi, các NH phải xem xét lại toàn bộ các điều kiện, tiêu chuẩn về cho vay với DN. NHNN phải vào cuộc về vấn đề này. Vấn đề hiện nay là cần đưa ra các chuẩn mực về tín dụng, điều kiện cho vay, các quy trình này phải được luật hoá.
    Và phải nhìn nhận nó là những vấn đề mang tính kinh tế, dân sự, chứ không phải hình sự.
    Chẳng hạn, NH cho vay, khi có rủi ro xảy ra, nhưng đó là trách nhiệm dân sự, người có trách nhiệm liên quan chỉ phải bồi thường, chứ không chịu trách nhiệm hình sự như hiện nay.
    Phải sửa một cách đồng bộ, khi đó tín dụng mới khởi sắc. Chứ để như hiện nay, LS có giảm nữa, thì cho vay cũng không được nhiều.
    Thị trường BĐS sẽ ấm lên
    Có ý kiến cho rằng, việc NHNN mở van cho vay đầu tư BĐS chỉ giải quyết vấn đề tâm lý thị trường, vì NH vẫn phải giữ mức tăng trưởng tín dụng cao nhất 17%?
    Với mức tăng trưởng tín dụng quý 1 âm khoảng 2%, tôi cho rằng với mức tăng trưởng tín dụng đó từ nay tới cuối năm cũng khó mà đạt được, nên không cần điều chỉnh.
    Hiện chỉ còn 9 tháng, mà tăng trưởng tín dụng còn tới 19%. Như vậy, mỗi tháng phải tăng trưởng hơn 2% thì mới xài hết tiêu chuẩn.
    Với tình hình kinh tế hiện nay, hàng tồn kho cao, sức mua giảm mạnh, thể hiện sự đình đốn trong sản xuất và tiêu dùng. Nên tăng trưởng kinh tế ở quý 2 còn gặp nhiều khó khăn.
    Đặc biệt là nền kinh tế từ nay đến tháng 6 là cực kỳ khó khăn, thì việc mỗi tháng tăng trưởng tín dụng hơn 2% là khó đạt được.
    Cũng cần phải lưu ý rằng, không phải cứ ép tăng trưởng tín dụng đến 17% mà còn phụ thuộc nhiều mục tiêu kiềm chế lạm phát. Kiềm chế lạm phát vẫn phải là mục tiêu ưu tiên của những tháng còn lại.
    Ông dự báo thị trường BĐS sắp tới ra sao?
    Tôi nghĩ nó sẽ ấm trở lại và có giao dịch. Quyết định cho vay đầu tư BĐS vừa rồi của NHNN thực ra vừa cứu doanh nghiệp nhưng cũng là để cứu ngân hàng, đặc biệt một số NHTM nhỏ.
    Vì anh phải làm cho thị trường lưu thông được, thì người ta mới trả được nợ. Tôi tin rằng thị trường BĐS sẽ ấm lên, nhưng sẽ không có sự sốt lên như các năm trước.

    Cảm ơn ông.

    Theo Bá Kiên - Phạm Anh
    Tiền phong

Chia sẻ trang này