Mở đầu năm 2009- 1loạt công ty báo cáo lỗ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Andryi_Shevchenko, 30/01/2009.

6890 người đang online, trong đó có 1004 thành viên. 09:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3493 lượt đọc và 44 bài trả lời
  1. Andryi_Shevchenko

    Andryi_Shevchenko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    Mở đầu năm 2009- 1loạt công ty báo cáo lỗ

    PVF: Lỗ 405 tỷ đồng trong quý IV/2008
    (CafeF) ?" Thua lỗ nặng trong quý IV khiến cho lợi nhuận cả năm 2008 của PVFC chỉ còn 50,5 tỷ đồng, tương ứng với EPS đạt 101 đồng.


    Theo báo cáo tài chính quý IV của PVFC, ngoài hoạt động kinh doanh chứng khoán, các hoạt động khác của PVFC vẫn có được lợi nhuận cao như: thu nhập lãi thuần đạt 441 tỷ đồng, kinh doanh ngoại hối 235,7 tỷ đồng?

    Tuy nhiên, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của PVFC lại lỗ gần 1.132 tỷ đồng làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước trích dự phòng rủi ro lỗ 90,5 tỷ đồng.

    Với việc trích dự phòng rủi ro tín dụng gần 400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của PVFC là -488,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là -405 tỷ đồng (do được hoàn thuế).

    Lũy kế cả năm 2008 (tính từ 18/3/2008, thời điểm bắt đầu hoạt động theo hình thức công ty cổ phần), lợi nhuận của PVFC vẫn là số dương, đạt 50,48 tỷ đồng.
  2. Andryi_Shevchenko

    Andryi_Shevchenko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    HMC: Quý IV lỗ gần 22 tỷ đồng
    (CafeF) - Lợi nhuận quý IV âm gần 22 tỷ đồng, do giá tiêu thụ thép giảm. EPS của quý IV là âm 1.031 đồng/CP kéo EPS cả năm còn 2.049 đồng


    Theo báo cáo tài chính của CTCP Kim Khí Tp. Hồ Chí Minh (mã: HMC) EPS cơ bản quý IV là âm 1.031 đồng, tính cả năm 2008 là 2.049 đồng.

    Trong quý IV, giá tiêu thụ hàng hóa giảm do khủng hoảng cung cầu là nguyên nhân chính làm cho doanh nghiệp kinh doanh thép gặp khó khăn dẫn đến thua lỗ.

    Lợi nhuận gộp của HMC trong quý IV ậm 14,6 tỷ đồng do doanh thu hàng bán giảm trong khi đó giá vốn không giảm. Mặc dù, doanh nghiệp đã tiết giảm các chi phí bán hàng hơn 2/3, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm hơn 3/4, nhưng chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá tăng gần 14 lần so với cùng kỳ đã làm doanh nghiệp lỗ 21,659 tỷ đồng.

    Tính chung cả năm 2008, doanh thu đạt 4.284 tỷ đồng tăng 53%; lợi nhuận gộp đạt 120,674 tỷ đồng tăng 51%; lợi nhuận thuần đạt 46,034 tỷ đồng tăng 29,64%; lợi nhuận sau thuế đạt 43,034 tỷ đồng tăng 12,58% do chi phí tài chính tăng 47,5 tỷ đồng so với năm 2007.

    EPS cơ bản năm 2008 là 2.049 đồng giảm 15% so với năm 2007 đạt 2.419 đồng.

    Tính đến hết ngày 31/12/2008, hàng hóa tồn kho của HCM là 552,793 tỷ đồng; vay ngắn hạn là 300,943 tỷ đồng.

    Công ty đã thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 là 12% bằng tiền mặt; đồng thời trong năm, HCM thực hiện tăng vốn điều lệ từ 158 tỷ đồng lên 210 tỷ đồng.
  3. Andryi_Shevchenko

    Andryi_Shevchenko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    ANV: Quý IV lỗ hơn 131 tỷ đồng
    (CafeF) ?" Nhiều chi phí gia tăng đã làm cho CTCP Nam Việt (Navico) có quý thua lỗ đầu tiên. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế cả năm vẫn đạt 106 tỷ đồng.


    Theo báo cáo tài chính tóm tắt được công bố trên HoSE, doanh thu thuần quý IV của Navico đạt 827 tỷ đồng, giảm gần 1/3 so với quý III, đạt 1.163 tỷ đồng. Những quý trước, lợi nhuận gộp của công ty đều đạt từ 130-200 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quý IV, giá vốn hàng bán đã bằng xấp xỉ doanh thu nên lợi nhuận gộp chỉ đạt gần 3 tỷ đồng.

    Sự giảm sút doanh thu của Navico là do công ty này tiến hành mở rộng và hiện đại hóa cụm Nhà máy chế biến thủy sản (từ 10/11/2008 đến 12/1/2009) và hoạt động xuất khẩu khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

    Trong khi đó, các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh của Navico khá lớn như chi phí tài chính (49 tỷ đồng), chi phí bán hàng (92,8 tỷ đồng), chi phí quản lý doanh nghiệp (27 tỷ đồng).

    Các khoản chi này đã làm cho lợi nhuận trước thuế đạt -126,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là -131 tỷ đồng. Do lợi nhuận lũy kế của 9 tháng đầu năm đạt 237 tỷ đồng nên tính chung cả năm 2008, Navico có lợi nhuận sau thuế là 106,1 tỷ đồng (lợi nhuận năm 2007 là 370 tỷ đồng).
  4. Andryi_Shevchenko

    Andryi_Shevchenko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng hàng tồn kho
    (CafeF) - Các công ty TNC, ABT, SBT,SZL, ALP quý IV lợi nhuận giảm so với quý III do hàng tồn kho tăng, khách hàng chậm trả và bán các khoản đầu tư tài chính.


    Thông tin công bố trên SGDCK Tp HCM, nhiều công ty kết quả kinh doanh quý IV sụt giảm so quý III, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính làm hàng tiêu thụ chậm, trong khi khách hàng xin gia hạn thanh toán và bán các khoản đầu tư tài chính.
  5. Andryi_Shevchenko

    Andryi_Shevchenko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    TSC: Quý IV lỗ gần 53 tỷ, EPS năm 2008 vẫn trên 8.000 đồng/CP
    (CafeF) - Quý IV công ty lỗ gần 53 tỷ đồng, nên lợi nhuận sau thuế cả năm công ty đạt 67,7 tỷ đồng, giảm 4% so với năm 2007.


    Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (mã: TSC) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008.


    Doanh thu bán hàng cả năm công ty đạt 2.734,6 tỷ đồng, tăng 89% so năm 2007.


    Tuy nhiên năm 2008 các khoản chi phí cũng tăng mạnh. Chi phí tài chính tăng gấp 6 lần, chi phí bán hàng tăng 66% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 78%.


    Do vậy lợi nhuận sau thuế cả năm công ty đạt 67,7 tỷ đồng, giảm 4% so năm 2007.


    EPS tương ứng cả năm là 8.148 đồng/CP. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu là 3.200 đồng.


    Tại thời điểm 31/12/2008 khoản hàng tồn kho công ty tăng gấp đôi so với đầu năm, lên 576,39 tỷ đồng, chiếm gần 66% tổng tài sản công ty.


    Các khoản nợ tính đến ngày 31/12 chiếm 80% tổng nguồn vốn công ty, chủ yếu là nợ ngắn hạn.


    Công ty cũng cho biết, riêng quý IV công ty bị lỗ 52,76 tỷ đồng do ba nguyên nhân.


    Doanh thu từ nhập khẩu và kinh doanh phân bón vẫn chiếm trên 80% doanh thu của Công ty trong khi quý IV, giá cả phân bón trên thế giới sau khi tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm đã giảm rất mạnh trong 3 tháng cuối năm kéo theo giá trong nước giảm mạnh.


    So với thời điểm tháng 8, quý IV giá URE giảm 60%, DAP giảm trên 70%, KALI giảm 25%, gây thua lỗ trong Quý IV cho các Công ty nhập khẩu và kinh doanh phân bón tại Việt Nam.


    Lãi suất tín dụng của ngân hàng thương mại liên tục tăng tại thời điểm quý II và III làm cho chi phí lãi vay trong chi phí kinh doanh tăng. Lãi trả ngân hàng của TSC trong cả năm 2008 là 86,67 tỷ đồng, trong đó riêng quý IV là 34.589.974.082 đồng, chiếm 40% so với cả năm.


    Đồng thời do kinh tế suy giảm, để đảm báo an toàn tài chính cho Công ty trong năm tài chính năm 2009, công ty tiếp tục trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (số tiền trích là 48, 27 tỷ đồng cho 59.967.405 tấn phân bón tồn kho tại thời điểm ngày 01/01/2009).
  6. Andryi_Shevchenko

    Andryi_Shevchenko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    KLS: Lỗ 347 tỷ đồng năm 2008
    (CafeF) - So với thời điểm đầu quý IV, tổng tài sản công ty cũng giảm 282 tỷ đồng, mạnh nhất là đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 235 tỷ đồng, xuống còn gần 71 tỷ đồng.
    > KLS: 9 tháng đầu năm lãi 3,77 tỷ đồng


    Theo công bố BCTC quý IV và lũy kế năm 2008 của CTCP Chứng khoán Kim Long (mã: KLS), cả năm lợi nhuận trước và sau thuế cả năm của công ty là âm 347,4 tỷ đồng.


    Tổng doanh thu thuần năm 2008 công ty đạt hơn 302 tỷ đồng, trong đó doạnh thu từ đầu tư chứng khoán và góp vốn là 192,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất.


    Cả năm khoản hoàn nhập dự phòng của công ty là 38,57 tỷ đồng, chủ yếu rơi vào quý IV.


    Chi phí hoạt động kinh doanh cả năm là 642,4 tỷ đồng, trong đó dự phòng giảm giá là 58 tỷ đồng.


    So với đầu quý IV/2008, tại thời điểm 31/12/2008, tổng tài sản công ty giảm 282 tỷ đồng. Trong đó giảm đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 235 tỷ, xuống còn 70,8 tỷ đồng.


    Và giảm khoản đầu tư tài chính dài hạn 19 tỷ đồng, còn 329 tỷ đồng.


    Riêng tiền mặt tăng 195 tỷ đồng lên hơn 411 tỷ đồng.
  7. Andryi_Shevchenko

    Andryi_Shevchenko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    REE: Lỗ hơn 139 tỷ đồng năm 2008
    (CafeF) - 467,13 tỷ đồng trích lập dự phòng tài chính cả năm là nguyên nhân khiến công ty bị lỗ, dù doanh thu hoàn thành kế hoạch năm.


    Thông tin từ SGDCK Tp.HCM, Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (mã: REE) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất Quý 04/2008 của nhóm công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh.


    Quý 04/2008 nhóm công ty đạt tổng doanh thu thuần là 327,86 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 9,72 tỷ đồng.


    Lũy kế 12 tháng nhóm công ty đạt được tổng doanh thu thuần là 1.149 tỷ đồng, bằng 102% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 104% so với kế hoạch năm 2008 (1.100 tỷ đồng).


    Lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 là âm 139,34 tỷ đồng.


    Công ty cho biết trong quý IV công ty tiếp tục trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán là 71,05 tỷ đồng.
    Lũy kế 12 tháng công ty trích lập dự phòng 467,13 tỷ đồng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận lũy kế năm 2008 của toàn nhóm công ty bị lỗ.
  8. Andryi_Shevchenko

    Andryi_Shevchenko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    Không đỡ nổi rồi. Thứ 2 mở bát PVF sàn là cả sàn HO lại tèo
  9. zzzzzso0

    zzzzzso0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/02/2008
    Đã được thích:
    0
    MIẹ toi rồi. PVF nó lỗ thé này thì đi viện khẩn trương
  10. zzzzzso0

    zzzzzso0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Doanh nghiệp có KQKD không tốt ngại công bố lợi nhuận
    Thứ sáu, 23/1/2009, 11:35 GMT+7
    Các chuyên gia chứng khoán cho hay, những công ty có kết quả kinh doanh không tốt sẽ có xu hướng công bố kết quả chậm hơn.


    Theo TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Tư vấn đầu tư (Công ty CP Chứng khoán Thăng Long), một số doanh nghiệp niêm yết đã bắt đầu thực hiện công bố kết quả kinh doanh (KQKD) năm 2008, phần lớn các kết quả này tương đối tốt.


    Tuy nhiên, xét trên tổng thế, điều có thể dự đoán được là những công ty có kết quả không tốt sẽ có xu hướng công bố kết quả chậm hơn.


    Thông tin mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), hiện có gần 27 công ty xin gia hạn nộp báo cáo tài chính (BCTC) quý IV/2008.


    Đó là: Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Gilimex (mã chứng khoán: GIL), Công ty CP Gas Petrolimex (PGC), Công CP Viễn thông VTC (VTc), Công ty CP Quốc tế Hoàng gia (RIC), Công ty CP Bông Bạch Tuyết (BBT)?


    Lý do chung nhất mà các công ty đưa ra là đang hoàn thành nốt BCTC, chậm trễ trong công tác tổng hợp số liệu do các đầu mối chậm nộp báo cáo.

Chia sẻ trang này