Mở tài khoản chứng khoán tại ngân hàng: ACB nhanh chân!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi viettrader102, 13/09/2007.

2062 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 03:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 651 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. viettrader102

    viettrader102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Mở tài khoản chứng khoán tại ngân hàng: ACB nhanh chân!

    Theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC, ngày 24/4/2007, kể từ tháng 11/2007, toàn bộ tài khoản giao dịch của nhà đầu tư phải chuyển từ công ty chứng khoán về ngân hàng.

    Trong lúc công ty chứng khoán đang nuối tiếc món hời bấy lâu và ngân hàng quốc doanh chưa động tĩnh gì thì ACB đã chủ động mở hội thảo, mời các công ty này đến thụ hưởng dịch vụ.

    Từ trước tới nay, tất cả tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đều mở tại các công ty chứng khoán. Điều đó có nghĩa là các công ty này đứng ra nhận, trả tiền cho khách hàng, chuyển tiền từ tài khoản này đến tài khoản khác trong quá trình giao dịch. Các công ty chứng khoán đã nắm giữ một số lượng tiền tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trong khi họ không có chức năng và không đủ nghiệp vụ để giữ và kiểm soát tiền.

    Món hời bị chia sẻ

    Ông Đặng Xuân Giang, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà đầu tư chứng khoán, cho biết: ?oLâu nay, các công ty chứng khoán nắm giữ một lượng tiền khá lớn như khoản thặng dư thu được trước khi chuyển cho doanh nghiệp trong cổ phần hoá và các khoản tiền như tiền đặt cọc của nhà đầu tư...".

    Mặc dù theo quy định, trong vòng 3 ngày sau khi giao dịch thành công, các công ty chứng khoán phải chuyển toàn bộ số tiền này đến các chủ sở hữu. Nhưng thực tế lại khác. Có những trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành IPO, với số lượng tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng qua mỗi đợt đấu giá đã bị ?ongâm? tại các công ty chứng khoán tới vài tuần.

    Từ thực tế này, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định nói trên và dĩ nhiên, quyết định này đã làm hài lòng các ngân hàng. Ông Bùi Tấn Tài, Phó tổng giám đốc ACB, phân tích: ?oQuyết định này nhằm mục đích quản lý dòng tiền chặt chẽ hơn và phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của ngân hàng. Các công ty chứng khoán đỡ phải làm những công việc đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, công nghệ trong việc nhận - chi tiền, kiểm soát tiền, đối chiếu tài khoản với khách hàng, vốn là công việc không đơn giản nếu số lượng khách hàng nhiều?.

    Còn đối với quyền lợi nhà đầu tư, ông Tài cho rằng ?ocông cụ này thể hiện sự kinh doanh hợp pháp đối với nhà đầu tư. Họ được lợi ở chỗ: nếu mở tài khoản ở công ty chứng khoán, ngoài việc đặt lệnh thì không còn lợi ích nào khác; còn nếu mở tài khoản ở ngân hàng thì tài khoản đó được gọi là tài khoản thanh toán gửi ở ngân hàng và tất cả tiện ích liên quan đến tài khoản thanh toán như ATM, hạn mức vay, tín chấp, thu chi, sử dụng chuyển khoản, nhà đầu tư đều được hưởng lợi?.

    Đồng nhất quan điểm với ông Tài, trước đó, ông Giang cũng chia sẻ: ?oMục đích của quyết định này là nhằm kiểm soát hoạt động đầu tư chứng khoán được tốt hơn và từng bước tiến tới tính thuế thu nhập trong lĩnh vực này. Nhà nước sẽ không bị lọt thuế, công ty chứng khoán không phải ôm tiền trong khi không có chức năng giữ tiền?.

    Phần cốt lõi thực hiện chuyển tài khoản giao dịch của nhà đầu tư từ công ty chứng khoán sang ngân hàng tập trung chủ yếu ở gói sản phẩm dịch vụ tài chính mà trong đó chủ yếu là dịch vụ quản lý tài khoản nhà đầu tư qua chương trình máy tính.

    Theo đó, dịch vụ này gồm 3 tính năng: phong toả một phần tiền trên tài khoản nhà đầu tư được áp dụng khi nhà đầu tư đặt lệnh mua chứng khoán. Số tiền cần phong toả tương ứng với khối lượng chứng khoán và giá đặt mua; giải toả một phần tiền trên tài khoản: áp dụng khi nhà đầu tư không khớp lệnh hay được khớp lệnh một phần lệnh đặt mua (nếu đặt mua nhiều mã chứng khoán); chuyển khoản: chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán công ty chứng khoán sang tài khoản tiền gửi thanh toán nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh bán chứng khoán thành công.

    Trường hợp chuyển tài khoản tiền gửi thanh toán ngược lại, được áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh mua thành công.

    Những trục trặc có thể xảy ra

    Nhìn chung, hệ thống đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng khi mua, bán hàng hoá cũng như hoạt động dịch vụ của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, cũng tại buổi ?ochào hàng? của ACB, nhiều tình huống khó được đưa ra, gây ?obối rối? cho ACB.

    Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Kim Long căn vặn: ?oNhững giao dịch như ACB trình bày là có thể đáp ứng tốt cho giao dịch nhưng đó là chỉ đối với giao dịch trực tiếp. Trong trường hợp khách hàng muốn giao dịch online thì sao??. Ông Tuấn cho rằng việc giao dịch online phải qua ít nhất 4 lần vào mật khẩu nhưng không chắc đã thành công đối với khách hàng.

    Đại diện Ngân hàng ACB thừa nhận tình huống khó này và đưa ra giải pháp là khách hàng có thể vào trang web của ACB để giao dịch. Tuy nhiên, ý kiến này không được đồng tình vì như thế thì vai trò của công ty chứng khoán chẳng còn ý nghĩa gì (!).

    Khó khăn thứ hai là hiện tại, nhiều công ty chứng khoán sử dụng các ?ocore chứng khoán? khác nhau và cũng không tương thích với ?ocore? của ngân hàng. Vì thế, làm thế nào để tích hợp được các phần mềm này với nhau là điều vô cùng khó.

    Chưa kể mọi giao dịch của nhà đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng đều thể hiện qua mạng internet và trong trường hợp đường truyền gặp sự cố thì rủi ro sẽ rất lớn cho nhà đầu tư vì họ bị lỡ cơ hội mua/bán. Đại diện ACB cho rằng trong trường hợp này, có thể khắc phục bằng cách gọi điện thoại (!).

    Một vấn đề đáng lưu tâm là trong khi ACB nhanh chân chào hàng với các công ty chứng khoán để triển khai dịch vụ này và họ cho biết sẽ kiếm được khoảng 20 khách hàng thì các ngân hàng quốc doanh dường như vẫn chưa quan tâm đến ?omiếng bánh? này...

Chia sẻ trang này