Mỗi năm mất khoảng 450 triệu USD

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi detphongphu1, 31/08/2007.

6396 người đang online, trong đó có 632 thành viên. 17:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 518 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. detphongphu1

    detphongphu1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Mỗi năm mất khoảng 450 triệu USD

    An toàn thực phẩm - không chỉ là sức khỏe!
    SGGP, ngày 18/08/2007

    Thời gian qua, báo chí và dư luận xã hội nói nhiều về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Bộ Y tế cho biết: trong các nguồn bệnh và điểm xâm nhập khác nhau, ô nhiễm thực phẩm là nguồn lây bệnh chủ yếu. Các nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm bao gồm: vi sinh vật (42%), hóa chất (25%) và các độc tố tự nhiên (25%). Điểm thâm nhập chủ yếu của ô nhiễm vi khuẩn là các cơ sở chế biến và bán lẻ thực phẩm.

    Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về tình trạng ?oan toàn thực phẩm? tại Việt Nam đã công bố: Vấn đề thiếu an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân trong nước. Tác động trực tiếp của dịch bệnh truyền qua thực phẩm gây tổn thất nghiêm trọng tới nền kinh tế, ước tính sơ bộ khoảng 450 triệu USD/năm.

    Cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý về VSATTP ở Việt Nam trước đây là 6 bộ (nay gom lại thành 4 bộ): Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (kể luôn Bộ Thủy sản cũ vừa sáp nhập), Bộ Công thương (gồm Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại cũ), Bộ Khoa học - Công nghệ. Đông tay, nhưng vỗ lại không kêu! Công tác bảo vệ VSATTP cho nhân dân chưa đạt hiệu quả - sao vậy?

    Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra 3 điểm thiếu phối hợp và 2 sự mâu thuẫn quyền lợi giữa các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ VSATTP cho nhân dân như sau: Đó là sự thiếu phối hợp và trao đổi thông tin giữa các bộ. Là sự thiếu phối hợp trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng - thiết bị. Và thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị y tế và cơ quan thú y (dịch viêm đường hô hấp cấp và cúm gia cầm vừa qua cho thấy: ngành thú y chỉ tập trung giải quyết bệnh dịch lây từ động vật sang động vật; cơ quan y tế lại chỉ lo vấn đề lây bệnh từ người sang người; kết quả là đã để trống mảng theo dõi và kiểm soát tình trạng lây bệnh từ động vật sang người). Bên cạnh đó, tác động lớn đến VSATTP còn do: mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành trong việc công bố vùng dịch bệnh; và mâu thuẫn về lợi ích giữa việc hoạch định chính sách, thực hiện chính sách và giám sát kết quả (các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm và sức khỏe nông nghiệp cùng lúc đồng trách nhiệm về xây dựng tiêu chuẩn, thực hiện và giám sát tiêu chuẩn, từ đó dẫn đến tình trạng ?oxấu che, tốt khoe?).

    Xu hướng hiện nay của nhiều nước công nghiệp phát triển (như Australia, New Zealand, Canada, EU?) là thành lập một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh liên quan đến VSATTP, nhất là trong lĩnh vực hoạch định chính sách và kiểm tra thực phẩm. Bài học của các quốc gia bạn đi trước, là tiền đề cho chúng ta nghiên cứu, tìm kiếm mô hình quản lý thích hợp cho Việt Nam.

    Kéo dài tình trạng ?ocha chung không ai khóc? trong việc quản lý an toàn thực phẩm cho người dân, không chỉ dẫn đến việc tiêu hao sức khỏe người dân, mà đã ?ogây hiệu quả không kém phần nghiêm trọng? đến nền kinh tế! Vấn nạn này đã bị ?otreo? nhiều năm. Bao giờ được giải quyết?
  2. detphongphu

    detphongphu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/08/2007
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này