Mọi người chung tay cùng bình ổn thị trường-hãy thể hiện mình là người có ý thức đối với nền kinh tế

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi titangaia, 13/03/2008.

4194 người đang online, trong đó có 226 thành viên. 08:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 980 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. titangaia

    titangaia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Đã được thích:
    58
    Mọi người chung tay cùng bình ổn thị trường-hãy thể hiện mình là người có ý thức đối với nền kinh tế nước

    Hãy nhìn xem mọi người đang làm gì để vực dậy thị trường:
    Lần đầu tiên, nhà nước hỗ trợ mạnh cho chứng khoán, SCIC mua lại chứng khoán, và mua thỏa thuận cả cổ phiếu bị cầm cố để giảm nguồn cung. Sau bao sai lầm về chính sách, nhà nước cũng đã can thiệp khi thị trường có nguy cơ sụp đổ.
    Các công ty niêm yết mua lại cổ phiếu qũy, ít thì vài trăm ngàn, nhiều thì một triệu. Các định chế tài chính như tài chính dầu khí, tổng Sông Đà cũng đăng ký mua lại cổ phiếu.
    Nhà đầu tư nước ngoài tăng mua giảm bán, và họ da9ng hỗ trợ rất mạnh cho SSI trong một tuần gần đây. HSBC khuyến nghị nên đầu tư dài hạn với mục tiêu 1100 điểm vào cuối năm.
    Với bấy nhiêu động thái hỗ trợ, mà thị trường vẫn giảm thì đây là sự sụp đổ thực sự, vài năm nữa cũng chưa chắc hồi phục. Xin hỏi chúng ta làm gì lúc này, những nhà đầu tư. Bất động sản đóng băng, vàng thì quá nóng, chỉ có gửi tiết kiệm 12%. Có ai đã chơi ck lại hài lòng với mức lãi đó hay không.
    Vậy thì chúng ta vào hô dơn để làm gì đây:
    Mua rẻ hơn: sụp đổ thật sự nếu thị trường vẫn tuột dốc, mua thì đợi 2,3 năm nữa chưa chắc hồi phục.
    Hô cho vui còn tiền gửi tiết kiệm: 12% tiền tiết kiệm có vui không? Ai mà không tiếc thời mỗi ngày 5%.
    Thằng huhu nó bảo ck giảm 5% là nó lời 5%. nó lời đồng bạc nào, thằng ăn xin ngoài đường cũng lời y chang như vậy.
    Thằng loicu thì khi HSBC bảo giảm xuống 900 điểm thì nó là thằng đầu tiên lên đây bibô, còn ây giờ HSBC khuyên mua vào thì nó đâu rồi. Hô down cho lắm vào rồi nhảy vào bắt dao lúc 650, tuột 15% có sợ không.
    Còn tarzan, kinh tế thế giới xấu lắm hả. Nhưng có thị trường nào bị tuột 50% như Việt Nam chưa. 50% là do đâu, do cái mớ cổ phiếu cầm cố tống vào mặt thị trường. Giờ SCIC đã gom hết rồi.
    Cuối cùng, mong index tích lũy tại 650 cho một chu kỳ mới.
  2. imapom

    imapom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Chết cười bác này thật thà, bác tưởng ở đây hô khiến nền kinh tế VN khủng hoảng à?
  3. anhtumlm

    anhtumlm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Huhu nó lời 5% là đúng vì nó mượn hàng sort sell lúc VNI 600...
    Giờ VNI về 200-300 tất nhiên càng sướng roài...
    Đây là tâm lý chung của những kẻ sortsell thoai...
    Còn Kể cả cầm 100% cash thì vẫn mong TT lên...
    Em hiện tại còn 97% cash..Nhưng vẫn mong VNI up....
  4. OliverTwist

    OliverTwist Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Lại phải đăng bài của anh Viet Currency ở đây vậy http://vietcurrency.com/discussion/showthread.php?p=7803#post7803

    Bác tưởng là thị trường chứng khoán nói chung là một trò hề hay sao mà nói sao thì người ta tin vậy? Market lên xuống vì ECONOMIC FUNDAMENALS, chứ không phải là vì mấy lời hô hào lung tung của các investors. Người ta mua bán trong market không phải vì người ta nghe lời khuyên của ai cả. Họ mua là vì sự phân tích của họ. Ở đây tôi nói các tay nhà nghề và những người thật sự biết mình làm gì trong market. Dỉ nhiên trong đó sẽ có một số rất nhỏ mua bán lung tung. Loại người này nếu có chết thì cũng không nên trách ai. Tiền của mình mà không biết giữ, mua bán theo lời đồn thì trách ai được chứ? Đã là người lớn hết rồi mà. Tôi đi nhiều VN websites có phần đầu tư (investment forum) thấy nhiều người lý luận thật buồn cười. Họ "cấm" người khác hô hào bán stocks. Forum có cái Voting system. Chú nào muốn bà con vote cho mình 5, 10 sao gì đó thì cứ vào đó vuốt thiên hạ vài câu. Nào là thị trường không thể xuống được vì...... Bà con vào đó cảm ơn lia lịa. Ngược lại có chú nào vào tuyên bố thị trường sẽ đi xuống thì bà con nhảy vào chửi te tua luôn. Nhìn thấy thật buồn cười. Lý luận của họ là nếu người ta hô hào như thế thì sẽ có nhiều người bán, và thị trường vì thế mà sẽ đi xuống. .

    Họ chỉ muốn người ta hô hào nó đi lên thôi, và đi lên mãi mãi. Đầu tư kiểu đó không chết cũng uổng. Cái điều buồn cười nhất là mặc dầu họ cố gắng kêu gào đừng bán, mua thêm. Xung phong bất kể market ra sao. Miễn là cứ mua là ok. Túng quá, có nhiều người đem luôn quốc gia dân tộc ra kêu gào. Nhưng trong thời gian vừa qua, mặc dầu họ có ra rả kêu người ta đừng bán, chỉ nên mua, market cũng vẫn đi xuống và đi xuống một cách thảm hại. Điều này đã chứng minh cho các bác biết hai điều: Kêu gào um sùm trên các forum KHÔNG TẠO NÊN ẢNH HƯỞNG trên market & Market đi theo Economic fundamentals của chính nó. Tại sao như thế? Tại vì các movers & shakers trên VN markets không có rảnh đi nghe các bác kêu gào mua bán. Họ mua theo sự phân tích của họ mà thôi. Tôi biết bài viết này sẽ có nhiều đụng chạm, nhưng nếu các bác đã bỏ thời giờ đến đây tìm hiểu về trading thì điều mà tôi muốn chia sẻ với các bác là hãy bỏ đi các lối suy luận buồn cười và con nít ấy. Trading trong financial markets nó không có đơn giản như thế đâu. Bác nào không tin thì cứ tự mình làm một thí nghiệm cho cá nhân thì sẽ thấy thôi. Đó là đi qua các websites nào lớn, có investment forums tìm đọc các thread kêu gào xung phong IN A DOWN TREND MARKET, và so sánh khoảng thời gian mà bài đó đã đăng với số điểm VNI lúc đó và hiện thời. Các bác làm thử vài lần thôi thì sẽ thấy việc kêu gào này có ảnh hưởng hay không....

    Thiệt tình mà....suy luận như thế mà cũng dám đem tiền đi đầu tư....hết chỗ nói....
  5. conmasg

    conmasg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    8
    Đứa nào bên ngoài càng to mồm tâm lý thực chất là đang sợ, sợ thị trường đi lên nhất là sau phiên điều chình rồi bật lại ngày 12-3 ... lỡ short lúc 600 ...dcm giờ đang dằn vặt không dám chấp nhận mua lại ở mặt bằng giá +20% ... người ta cut từ sớm thì cũng đã làm tí nhảy sóng roài không hô tiêu cực ầm ĩ vậy ... để TT rớt sâu nữa dòng tiền của các bà các cô các chị các bác 1 đi không trở lại luôn ... giờ chỉ còn mấy con bạc 5% 10% chiến vã c.. với bọn tự doanh bọn quỹ bọn NH đang bán tháo ...






    Được conmasg sửa chữa / chuyển vào 21:47 ngày 13/03/2008
  6. OliverTwist

    OliverTwist Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Đã làm NĐT cá nhân thì chẳng hơi đâu đi vực dậy thị trường cả. Vực dậy thị trường là trách nhiệm của big boy
  7. VTHiep

    VTHiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Ngày 12 tháng 3 năm 2008, Tổng Công ty Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) đã có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh công bố thông tin về việc Tổng Công ty sẽ căn cứ vào báo cáo giải chấp của các công ty chứng khoán và ngân hàng gửi cho Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước để lựa chọn mua thỏa thuận một số mã chứng khoán theo quy định của pháp luật.
  8. mayhayrui

    mayhayrui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    196
    Tôi hay bác chẳng làm nên xu hướng TT
    CHúng ta chỉ nhận định và đi theo
  9. evosonic

    evosonic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2008
    Đã được thích:
    0
    bác nói chí phải
  10. VTHiep

    VTHiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Những ?ochiêu độc? của nhà đầu tư ngoại

    Họ biết ?omổ xẻ? chính sách vĩ mô để chớp cơ hội mua bán chứng khoán, xác định được niềm tin vào thị trường.

    Hễ nhà đầu tư trong nước bán tháo cổ phiếu ra thì ngược lại, các nhà đầu tư ngoại lại gia tăng mua vào. Nhà đầu tư nội tìm cách tháo chạy ra khỏi thị trường thì khối nhà đầu tư ngoại lại háo hức đòi mở room, đổi ngoại tệ để có tiền tham gia kênh chứng khoán. Ngay thời điểm VN-Index bi đát nhất, khi chỉ số này mất gần 45% nhưng khối nhà đầu tư ngoại vẫn mua cổ phiếu vào và tin tưởng chứng khoán sẽ bừng tỉnh trở lại.

    Trò chơi cút bắt

    Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, tính đến đầu tháng Ba này đã có hơn 9.800 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán, trong đó có 600 nhà đầu tư tổ chức, 9.220 nhà đầu tư cá nhân. Xét về số lượng thì nhà đầu tư ngoại chẳng là gì so với hơn 350 ngàn tài khoản của nhà đầu tư trong nước nhưng về vốn và kinh nghiệm đầu tư thì khối ngoại luôn luôn vượt trội.

    Hơn một năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến hai luồng đầu tư khác nhau. Cứ nhà đầu tư trong nước bán tháo thì khối ngoại lại gom vào. Ghi nhận thị trường cho thấy có hơn 2/3 phiên giao dịch trong năm 2007, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu vào nhiều hơn lượng bán ra. Còn tính từ các phiên giao dịch sau Tết trở lại đây, trong khi các nhà đầu tư cá nhân trong nước khủng hoảng tâm lý bán tống bán tháo cổ phiếu với bất kỳ giá nào thì khối ngoại lại âm thầm mua vào, thậm chí có phiên họ mua nhiều gấp đôi so với số lượng cổ phiếu bán ra. Đơn cử như phiên giao dịch ngày 5-3, một phiên lịch sử mà hai sàn TP.HCM và Hà Nội gần như sập khi VN-Index vỡ trận, xuống còn 583,45 điểm, trong lúc nhà đầu tư nội hốt hoảng ra sàn đặt lệnh bán thì khối ngoại lại nhảy vào mua trên bảy triệu chứng khoán. Còn ở sàn Hà Nội cũng vậy, phiên này chỉ số HaSTC-Index rơi sâu xuống 191,39 điểm thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn tranh thủ ôm trên 136.000 cổ phiếu.

    Sở dĩ đưa ra con số thống kê thiên về kỹ thuật này để cho thấy cách đầu tư chứng khoán của khối ngoại khác xa nhà đầu tư trong nước. Còn xem diễn biến mua bán chứng khoán trên thị trường mới thấy khối ngoại chơi giống như trò chơi cút bắt. Có những lúc khối ngoại đầu tư tưởng chừng rất ngây ngô như kiểu nhà đầu tư trong nước mua nhiều thì ngoại xả hàng ra và ngược lại. Tuy nhiên không phải như vậy, khối ngoại xả hàng nhưng hầu hết là những mã cổ phiếu không có vai trò dẫn dắt thị trường. Nếu nhà đầu tư nào tinh ý có thể nhận thấy qua những thống kê về giao dịch từng mã cổ phiếu mà khối ngoại báo cáo với các cơ quan quản lý.

    Chính vì chiêu ru ngủ này mà nhiều nhà đầu tư trong nước đã ?odính chưởng? khối ngoại. Đau đớn nhất là cú bịt mắt nhà đầu tư nội qua diễn biến những phiên giao dịch chứng khoán cuối năm 2007. Thời điểm đó, sau khi có những động thái sẽ cứu chứng khoán của Chính phủ, nhà đầu tư nước ngoại chớp thời cơ gom cổ phiếu vào khiến thị trường bùng mạnh trở lại, sau đó lập tức họ bán cổ phiếu ra ngay. Cũng thời điểm này, nhà đầu tư trong nước lại ôm nhiều cổ phiếu vào để đến đầu tháng Ba khi vốn liếng trôi sông gần 40% giá trị đầu tư mà thị trường vẫn đìu hiu.

    ?oNgửi? được chính sách

    Bình luận về cách chơi của nhà đầu tư ngoại, ông Phạm Khánh Linh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VFM cho biết nhà đầu tư ngoại đa phần là các tổ chức nên có rất nhiều kinh nghiệm về đầu tư tài chính, cộng thêm nguồn vốn dồi dào và có chiến lược đầu tư trung, dài hạn nên ít chịu tác động của chỉ số biến động giá cổ phiếu. Điều này có thể thấy khi chứng khoán thời gian gần đây sụt giảm dữ dội nhưng khối ngoại, nhất là các quỹ vẫn còn đầy ắp tiền để mua vào. Nhận xét của ông Linh có cơ sở khi thống kê sơ bộ 11 quỹ đầu tư vừa họp với Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM mới đây thì số tiền các quỹ còn trên 15 tỷ USD, ngay như quỹ VF4 mới đóng quỹ cũng đạt trên 800 tỷ đồng và xác định chuẩn bị mua cổ phiếu vào.

    Giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM cũng đồng ý với nhận xét của ông Linh khi cho rằng không như các nhà đầu tư cá nhân trong nước chỉ nhằm ăn xổi, đầu tư theo kiểu sau một, hai tháng mua chứng khoán bán ra lời lãi bao nhiêu, nhà đầu tư ngoại có kế hoạch tham gia vào từng công ty cụ thể. Họ đầu tư vào cả những doanh nghiệp chưa lên sàn khi thẩm định được giá trị cũng như khả năng sinh lời sau này. Còn một khi mua vào cổ phiếu niêm yết, không phải khối ngoại nhắm mắt vơ vào cả nắm mà lựa chọn cổ phiếu rất khắt khe dựa trên nhiều thông số phân tích kỹ thuật như báo cáo tài chính, lợi nhuận trên cổ phiếu, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, thành phần hội đồng quản trị, ban kiểm soát... Thậm chí tương lai phát triển của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng được khối ngoại đem ra mổ xẻ.

    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí cũng cho rằng khác nhau cơ bản giữa nhà đầu tư trong nước và khối ngoại là cách nhìn nhận về thị trường chứng khoán, trong khi ngoại xem chứng khoán là kênh đầu tư dài hạn thì nhà đầu tư nội thiên về chơi ?olướt sóng?. Do kỳ vọng thu về lợi nhuận trong những khoảng thời gian khác nhau nên khi thị trường điều chỉnh sâu là nhà đầu tư trong nước gặp khủng hoảng tâm lý, còn khối ngoại lúc nào cũng có cổ phiếu bán ra để bình quân giá.

    Ngoài ra, còn một khác biệt nữa là cách chọn thời điểm tham gia thị trường, nhất là quan sát những biến động của chính sách vĩ mô được khối ngoại quan tâm đặc biệt. Quan tâm ở đây không phải là xem cách nhà nước giải cứu chứng khoán thế nào mà là mổ xẻ các cơ hội cũng như khung pháp lý định hình để thị trường này sẽ phát triển về đâu. Từ những tính toán có cơ sở, khối ngoại mới ra quyết định đầu tư. Như trong tháng Ba này, khi các nhà đầu tư trong nước tìm cách chạy khỏi thị trường thì khối ngoại vẫn mua nhiều cổ phiếu vào. Nhờ vậy, khi Tổng Công ty Đầu tư vốn nhà nước (SCIC) mở tài khoản cứu giá, chứng khoán lên mấy phiên thì họ đã thắng.

    Đây cũng là một ví dụ minh chứng khối ngoại có kinh nghiệm khi đã ?ongửi? thấy chính sách có thể vực thị trường bừng tỉnh trở lại.(Theo PLTPHCM)


    Được vthiep sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 13/03/2008

Chia sẻ trang này