Mong Manh Trước Bão!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi CTGMvst, 14/03/2008.

6081 người đang online, trong đó có 586 thành viên. 20:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 4826 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Mong Manh Trước Bão!

    Em mở chuyên mục này để đưa lên các bằng chứng, bài phân tích nhằm đem đến cho mọi người một cái nhìn rõ ràng hơn về một cơn "bão" đang đến, để moại người tự nhận định về "cấp độ của cơn "bão". Từ đó để mọi người không quá kỳ vọng vào thị trường để rồi sau đó thất vọng => sợ thị trường chứng khoán => thị trường khó phục hồi => kể cả những người đang nắm tiền cũng không thể kiếm được lợi lộc khi thị trường ngủ quá lâu mà không có Uptrend.

    Với những bài viết em post lên, hy vọng sẽ giúp mọi người có một cái nhìn về những nguy cơ, từ đó có những biện pháp chống đỡ, giúp cho TTCK Việt Nam như "cánh hoa" vẫn không rơi rụng trong cơn "bão".
  2. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Độ đắng đang tăng lên

    http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=1&sobao=900&sott=3

    Lãi suất huy động tăng cao nhưng lãi suất cho vay đang chịu áp lực phải giảm xuống. Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của ngân hàng thu hẹp lại, chi phí vốn tăng lên do dự trữ bắt buộc, do phải mua tín phiếu. Và đặc biệt các khoản thu nhập từ kinh doanh chứng khoán đã và đang giảm mạnh. Đấy là những nguyên nhân kéo lợi nhuận của ngành ngân hàng năm nay đi xuống - Vụ trưởng Vụ Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Xuân Nghĩa nói như vậy với TBKTSG. Ông thêm rằng một số ngân hàng ?obiết? buôn tiền trên thị trường liên ngân hàng còn có khả năng duy trì lợi nhuận cao, nhưng nhiều ngân hàng khác sẽ lỗ. ?oBình quân chung lợi nhuận của cả ngành năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái, song vẫn cao hơn bình quân lợi nhuận của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế?.



    Trong bài viết ?oLiều thuốc đắng? (TBKTSG số 10-2008 ra ngày 28-2-2008), chúng tôi dự báo khó khăn đang đến. Bây giờ nó đã đến với các ngân hàng bởi độ đắng của liều thuốc đang tăng lên. Trong Văn bản 319 ban hành mới đây của Thủ tướng Chính phủ, có một câu đáng chú ý: ?oBộ Tài chính sớm chỉ đạo thực hiện chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc tại các ngân hàng về NHNN?. Số dư tiền gửi này, theo thông tin của chúng tôi, là rất lớn (có thể đến hàng chục ngàn tỉ đồng) và hiện nằm trong két sắt của các ngân hàng quốc doanh. Trong trường hợp toàn bộ số tiền được chuyển về NHNN, khả năng các ngân hàng bị ?omất? một khoản vốn huy động là rõ ràng. Các ngân hàng sẽ lấy nguồn huy động nào để bù đắp, nhất là lãi suất tiền gửi của Kho bạc thường thấp hơn nhiều lãi suất huy động hiện hành? Hiện tại dù đã đảm bảo được thanh khoản, dự trữ bắt buộc, đã lo đủ tiền mua tín phiếu, nhưng nỗi bất an của các ngân hàng xem ra vẫn chưa nguôi. ?oQuan trọng là bây giờ làm sao ngân hàng cho vay mà có lãi. Tiền có rồi, huy động được rồi, không

    lẽ ôm tiền ngồi chơi? Hạ lãi suất huy động thì làm sao đảm bảo lãi suất thực dương so với lạm phát? Mà cho vay với lãi suất 1,5-2%/tháng, doanh nghiệp nào dám vay? Hạ lãi suất cho vay, ngân hàng lỗ? - ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, phân tích. Trong tháng 3 này dư nợ của nhiều ngân hàng sẽ giảm so với cùng kỳ năm ngoái.



    Bên cạnh đó một nguy cơ khác đang dần phủ bóng lên các ngân hàng: bất động sản. Không chỉ đơn thuần là bao nhiêu phần trăm trong số 116.000 tỉ đồng dư nợ cho vay bất động sản sẽ rơi vào nợ khó đòi, mà là hơn 70% vật thế chấp tất cả các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng đều bằng bất động sản. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng trong năm 2007 (*) chắc chắn sẽ ?ođổ hậu quả? (từ dùng của ông Nghĩa) sang năm nay. Một khi bất động sản có vấn đề, chịu tác động mạnh nhất không phải là các chủ đầu tư, những doanh nghiệp chỉ có chừng 30% vốn đối ứng cho một dự án, mà chính là các ngân hàng, nơi tài trợ vốn cho nhà đất.



    Ở góc độ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng đang khó hơn rất nhiều so với những năm qua. Những ngân hàng chưa đầy trạng thái ngoại hối cũng không mua thêm đô la Mỹ ngay cả từ dân cư, chưa nói đến công ty xuất khẩu vì mua hôm nay, ngày mai cầm chắc lỗ vì tỷ giá xuống. Một người dân bán 1.000 đô la Mỹ cho ngân hàng, mà nhân viên phải hỏi trưởng bộ phận có mua không. Khi đồng ý mua, ngân hàng thông báo giá là 15.400 đồng/đô la Mỹ thay vì giá niêm yết 15.914 đồng. Sự lên giá của tiền đồng đã rõ như ban ngày. Ông Nghĩa nói: ?oNHNN đã tính toán công phu. Đồng Việt Nam đang lên giá 6,1% so với chính nó năm 2000. Tuy nhiên nếu so với rổ tiền tệ bao gồm 19 ngoại tệ (những nước Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất) thì tiền đồng đã giảm giá 12%. Như vậy tỷ giá hiện có lợi cho xuất khẩu và việc nới lỏng biên độ tỷ giá vẫn còn chỗ để thực hiện?.



    Từ đầu tuần này, biên độ dao động tỷ giá chính thức được NHNN nâng lên cộng trừ 1% (mức cũ là cộng trừ 0,75%). Các ngân hàng tiếp tục mua bán bình thường những ngoại tệ khác. Đã đến lúc NHNN cần ban hành một cơ chế khuyến khích các nhà xuất khẩu đa dạng hóa việc thanh toán bằng các ngoại tệ mạnh trừ đô la Mỹ. Điều này đến lượt nó sẽ giúp NHNN thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối một cách có lợi cho quốc gia hơn. Chúng ta vẫn đang thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát, và xác định tỷ giá tiền đồng với các ngoại tệ khác thông qua tỷ giá đô la Mỹ/đồng Việt Nam. Để doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng euro, yen, đô la Úc, đô la Canada hay Singapore? có lẽ cần thay đổi cơ chế này theo hướng tiệm cận việc thả nổi tỷ giá. Thiết nghĩ một cơ chế tỷ giá mới sẽ có tác dụng tích cực tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu và từ đó hạ thấp mức thâm hụt thương mại đang có chiều hướng trỗi dậy. Cùng với chống lạm phát, giảm thâm hụt thương mại nên trở thành ưu tiên thứ hai trong hoàn cảnh hiện nay. Vì nói như ông Nghĩa, thâm hụt thương mại của Việt Nam đã lên tới 16-17% GDP là mức đáng lo ngại. Sự lo ngại là có cơ sở bởi thâm hụt đang được bù đắp bằng dòng vốn đầu tư ngắn hạn vốn dễ bị rút ra bất cứ lúc nào một khi thị trường biến động.





    (*) 56,8% đối với các ngân hàng trên địa bàn TPHCM. Tháng 1-2008 tín dụng của các ngân hàng thành phố vẫn tiếp tục tăng 14,2% so với tháng 12-2007; tháng 2-2008 tăng 13,2% so với tháng 1-2008.

    Nguồn: chi nhánh NHNN TPHCM
  3. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Judd C. Kinne, phụ trách phát triển kinh doanh khu vực của tập đoàn Tài chính Kim Eng (Singapore), có thâm niên 30 năm lăn lộn ở thị trường tài chính các nước châu Á, đặc biệt các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Ông cho rằng SCIC đỡ thị trường sẽ dẫn đến kết quả không tốt.

    http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=223&Sobao=900&sott=22

    TBKTSG: Chính phủ Việt Nam vừa đưa ra cả gói giải pháp để vực dậy thị trường, kể cả mua vào cổ phiếu thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Ông có nghe nói đến biện pháp này không?



    - Cho phép một định chế như SCIC dùng vốn nhà nước để hỗ trợ thị trường đang sụt giảm không bao giờ là một ý tưởng hay. Nhiều nước đã thử ?obài? này và kết quả nhìn chung là tiêu cực. Một động thái như vậy trong ngắn hạn có thể nâng đỡ giá cổ phiếu nhưng những yếu tố của một thị trường suy giảm sẽ dần lấy lại quán tính. Cần phải giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào việc xác định giá trị cổ phiếu cả ở hai chiều khi thị trường lên và xuống nhằm đảm bảo cho thị trường vốn phát triển lành mạnh.
  4. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Tăng giá mạnh tiền đồng, coi chừng gây khủng hoảng

    http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=3&sobao=900&sott=4

    GS.TS. Trần Ngọc Thơ - Hồ Quốc Tuấn



    Gần đây, có những ý kiến cho rằng nên cho phép tiền đồng tăng giá hơn nữa so với đô la qua việc mở rộng biên độ dao động cho tiền đồng để kiềm chế lạm phát. Liệu việc tăng giá tiền đồng có thể mang lại lợi ích như vậy?



    Lý thuyết: tăng giá đồng nội tệ có khả năng kiềm chế lạm phát



    Có một số lý thuyết ủng hộ cho việc tăng giá đồng nội tệ để giúp hạn chế lạm phát. Đầu tiên, là lý thuyết liên quan đến vấn đề ?onhập khẩu lạm phát?. Theo lý thuyết này, nếu tiền đồng tăng giá tương đối so với đô la Mỹ thì giá các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như xăng dầu, máy móc, nguyên liệu sản xuất sẽ giảm đi tương đối khi tính theo tiền đồng. Ví dụ như giá một chiếc máy 1.000 đô la, nếu tỷ giá đô la là 16.000 đồng thì sẽ có giá 16 triệu đồng, nhưng nếu tiền đồng tăng giá lên 1 đô la đổi 15.000 đồng, giá chiếc máy chỉ còn 15 triệu đồng. Nhờ vào việc các nguyên liệu nhập khẩu đầu vào trong nền kinh tế giảm đi khi tiền đồng lên giá, giá đầu ra sẽ giảm, và do đó làm giảm mặt bằng giá cả. Mặt khác, việc tiền đồng lên giá sẽ khiến hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và cạnh tranh hơn, tạo áp lực buộc các nhà sản xuất trong nước phải giảm giá theo để giữ thị phần, và do đó cũng góp phần khiến mặt bằng giá cả trong xã hội giảm xuống.



    Thứ hai là lý thuyết ?obộ ba bất khả thi?. Lý thuyết này chỉ ra rằng không thể vừa ổn định tỷ giá vừa tự do hóa tài khoản vốn mà vẫn giữ được chính sách tiền tệ độc lập để theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả hay lạm phát. Như vậy, muốn đạt được hiệu quả chính sách tiền tệ độc lập để chống lạm phát thì buộc lòng phải cho tỷ giá linh hoạt. Tỷ giá linh hoạt thì không cần phải quan tâm đến nghĩa vụ mua đô la vào và tăng cung tiền đồng ra thị trường, nhờ đó tăng hiệu quả của các chính sách tiền tệ để chống lạm phát (như tăng lãi suất, phát hành tín phiếu trên thị trường mở).



    Thứ ba, trong một trả lời gần đây của Giáo sư Robert Mundell trên tạp chí Far Eastern Economic Review, có nêu trường hợp của Trung Quốc. Khi đồng tiền nào được dự đoán sẽ tăng giá mạnh, người dân sẽ có nhu cầu sở hữu tài sản tài chính định giá bằng đồng tiền đó hoặc đem đồng tiền đó đi gửi ngân hàng chứ không đem đi tiêu dùng, mua hàng hóa, nhờ vậy mà áp lực tăng giá không xuất hiện.



    Như vậy, về mặt lý thuyết, có nhiều yếu tố cho thấy tăng giá đồng nội tệ có thể giúp kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, đó là lý thuyết, còn điều hành chính sách từng quốc gia là vấn đề thực tiễn. Vậy thực tiễn Việt Nam có cho phép điều đó xảy ra không?



    Thực tế ở Việt Nam



    Chúng tôi cho rằng tiền đồng tăng giá ?ogiết chết? doanh nghiệp trong nước, tạo gánh nặng cho người nghèo nhưng chưa chắc tác động đến giảm lạm phát.



    Vấn đề thứ nhất phải đặt ra là liệu việc tiền đồng tăng giá khiến giá hàng nhập khẩu khi tính bằng tiền đồng rẻ đi có giúp ích gì cho kiểm soát lạm phát hay không? Chưa hẳn. Chúng ta cần chú ý là không phải cứ giá nguyên liệu, máy móc nhập vào rẻ thì giá bán hàng hóa tiêu dùng đầu ra cũng sẽ rẻ đi. Khi mà hệ thống phân phối bán lẻ trong nền kinh tế còn nhiều bất cập và cạnh tranh thực sự còn chưa tồn tại trong nhiều ngành kinh doanh tại Việt Nam thì không thể nói chắc được điều này. Trong điều kiện người dân kỳ vọng lạm phát còn cao, người bán vẫn có thể duy trì một mức giá bán cao cho sản phẩm đầu ra, khiến mặt bằng chung giá cả xã hội không giảm xuống. Cứ nhìn mặt bằng giá sữa và giá thuốc cũng có thể thấy tín hiệu của vấn đề này.



    Thứ hai, trong điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay, chúng ta nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất là để phục vụ sản xuất ra hàng gì là chính, hàng tiêu dùng hay hàng xuất khẩu? Nếu là sản xuất ra hàng xuất khẩu thì lợi ích của việc nhập rẻ máy móc thiết bị sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ vì khi đồng nội tệ lên giá thì việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn hơn (tin tức từ các doanh nghiệp xuất khẩu trong những ngày gần đây cho thấy rất rõ điều đó). Chúng ta tăng giá đồng nội tệ nên chi phí máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất rẻ đi, nhưng bù lại, giá hàng xuất khẩu khi quy đổi từ giá tiền đồng sang giá đô la tăng lên, như vậy chúng ta có thể mất thị phần. Chi phí sản xuất rẻ đi nhưng xuất hiện nguy cơ mất thị phần do giá bán mắc hơn - cái nghịch lý như vậy sẽ giúp ích gì cho nền kinh tế và doanh nghiệp?



    Về mặt xã hội, tiền đồng lên giá sẽ đẩy doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân đến trước một loại rủi ro tỷ giá không thể lường hết hậu quả, đó là rủi ro cạnh tranh do tỷ giá (economic exposure), hay nói cách khác là khả năng thiệt hại về doanh thu, mất thị phần do biến động tỷ giá gây ra (hàng nhập rẻ hơn chiếm thị trường). Hiện các doanh nghiệp và nông dân trong nước đang chịu gánh nặng rất lớn từ lãi suất cao, chi phí lớn, nay lại thêm rủi ro này. Như vậy, thực thi chính sách đồng nội tệ cao lúc này là tạo thêm gánh nặng cho người nghèo, và khiến khoảng cách giàu nghèo càng lớn hơn (người giàu được xài hàng rẻ hơn còn dân nghèo thì bị phá sản!). Buộc doanh nghiệp trong nước phải đối đầu với áp lực cạnh tranh lớn hơn vào lúc khó khăn này, là ?ogiết? người ta chứ không phải là nâng cao cạnh tranh.



    Xét về cấu trúc nhập khẩu của chúng ta, hiện nay khoảng 70% hàng nhập của Việt Nam là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trong đó một phần không nhỏ nhập từ các nước không thuộc công nghệ nguồn. Nhìn về khía cạnh cấu trúc hàng tiêu dùng nhập khẩu, chúng ta còn nhận thấy khi tiền đồng tăng giá thì gần đây những mặt hàng xa xỉ như ô tô đắt tiền tăng lên rất nhanh. Như vậy, tiền đồng tăng giá có thể khiến chúng ta sớm trở thành bãi rác công nghệ và là nơi tiêu thụ hàng xa xỉ của thế giới, chứ không phải là giải quyết lạm phát hay kích thích nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.



    Tăng giá tiền đồng: làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại



    Một nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 mà nhiều người thường bỏ quên là thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn của một số nước, nhất là khi so với dự trữ ngoại hối.



    Với việc cán cân thương mại của Việt Nam hiện tại chiếm phần quan trọng trong cán cân tài khoản vãng lai, việc tiền đồng vốn bị định giá cao theo tỷ giá thực, nay nếu lại bị làm cho tăng giá ?omạnh? thì e rằng sẽ tác động xấu đến cán cân thương mại, làm tăng nhập siêu và do đó làm tài khoản vãng lai xấu đi. Hiện chúng ta từ chối mua đô la vào, không chịu gia tăng dự trữ ngoại hối mà tài khoản vãng lai xấu đi thì lấy gì mà trả khoản thâm hụt cho nước ngoài?



    Barclay Capitals, thành viên của Barclay Bank, trong năm ngoái, khi đánh giá cao triển vọng của Việt Nam, cũng tỏ ra quan ngại về cán cân thương mại ngày một xấu đi, nhưng họ tin tưởng rằng dòng vốn nước ngoài sẽ giúp bù đắp cho phần thâm hụt vãng lai. Nếu vì một lý do nào đó, dòng vốn nước ngoài chững lại (chúng ta không thể biết chắc điều gì sẽ xảy ra cho dòng vốn thế giới trong điều kiện thiếu ổn định toàn cầu như hiện nay) thì lấy gì bù đắp khoản thâm hụt ngày càng gia tăng? Cách tốt nhất vẫn là cố gắng làm giảm thâm hụt bằng cách kích thích tăng xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu hay tăng dự trữ ngoại hối để tự bảo vệ.



    Hiện nay, đã có nhiều dấu hiệu khủng hoảng xuất hiện ở Việt Nam như hệ số ICOR cao, đầu tư công không hiệu quả, vay nợ chéo, bong bóng tài sản và hệ thống ngân hàng đứng trước nguy cơ dễ đổ vỡ (đang có thiếu hụt thanh khoản cục bộ). Nay ?otuyển? thêm một nhân tố là thâm hụt vãng lai ngày càng cao vào ?ođội hình gây khủng hoảng? bằng cách làm tăng giá đồng nội tệ qua đó làm trầm trọng mầm mống khủng hoảng thì cần phải suy tính thiệt hơn.
  5. Mrxmen

    Mrxmen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Em đang choáng, cty em hiện phải vay tiền với lãi suất 16%, giá nguyên liệu tăng, giá thuốc íu ai cho tăng, chắc sắp phải mua chiếu về đắp thui
  6. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Hệ lụy từ Công điện 02 và Văn bản 319

    http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=219&Sobao=900&sott=24

    Công điện 02 và Văn bản 319 của Thủ tướng Chính phủ đã khiến các ngân hàng thương mại đi từ mất cân đối này đến mất cân đối khác.



    Dung Anh



    Dạo qua bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng thương mại đến hết ngày 31-1-2008 có thể nhận thấy tồn tại một số vấn đề trước chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như sau:



    - Các ngân hàng thương mại đa phần có số dư nợ cho vay cao hơn nguồn vốn huy động từ thị trường 1 (huy động từ dân cư và các doanh nghiệp) cụ thể: Ngân hàng Đông Á 114%; Gia Định 261%; Nam Á 106%; Phương Đông: 150%; Ngân hàng Nhà TPHCM 128%; Ngân hàng Sài Gòn 127%...



    Trong điều kiện thắt chặt tiền tệ của NHNN, các ngân hàng có số dư nợ cho vay lớn hơn số dư huy động từ thị trường 1 phải tự khắc phục việc mất cân đối này sao cho đảm bảo đồng thời: thanh khoản, dự trữ bắt buộc, chấp hành việc mua tín phiếu NHNN.



    Tại cuộc họp báo ngày 7-3, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến có nói: ?oVẫn bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước vào ngày 17-3 tới như đã công bố, tuy nhiên sẽ xem xét lùi thời hạn cụ thể đối với từng ngân hàng thương mại gặp khó khăn về nguồn vốn?. Phát biểu này cho thấy phải chăng chính sách của NHNN không nhất quán hay không đồng bộ. Nếu vậy, các ngân hàng dù đã chuẩn bị đủ nguồn vốn để thực hiện chỉ đạo này hay không cũng sẽ xin dời ngày mua hoặc giãn thời gian mua ra thành nhiều kỳ nộp tiền nhằm mục đích tối đa hóa đồng vốn của mình. Kết quả là chính sách thu hút bớt khối lượng tiền tệ ngoài lưu thông về không thực hiện đúng theo kế hoạch.



    - Để bảo vệ mình trong thời gian qua các ngân hàng thương mại đã phải tăng lãi suất huy động và thực hiện chính sách lãi suất thực dương của Chính phủ. Nhưng ở đây vấn đề không đơn thuần là tăng lãi suất để giữ chân khách hàng và bảo vệ chính mình mà hệ lụy của nó mới đáng lo ngại. Bởi lẽ:



    ? Khi các ngân hàng thương mại vào cuộc đua lãi suất thì ngay lập tức các khách hàng sẽ đến rút tiền trước hạn để chuyển sang một kỳ hạn khác, phù hợp với lãi suất tốt hơn hoặc chuyển sang ngân hàng khác có lợi hơn. Khi đó, giá vốn của các ngân hàng tăng đột ngột trong khi thu nhập từ tài sản có không tăng hay tăng không đáng kể.



    ? Xét đến tài sản có, chúng ta nhận thấy có mấy khả năng sau đây:



    (1) Nếu các ngân hàng có dự trữ thứ cấp (tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ) thì chi phí cơ hội là được tham gia thị trường mở để có thể bù đắp được một phần chi phí hay đảm bảo thanh khoản.



    (2) Trước đây các ngân hàng cho vay với lãi suất thấp (0,9-1%) mà hiện nay huy động 1%/tháng (chưa bao gồm dự trữ bắt buộc; phí quản lý?) thì xem như lỗ nặng. Ngân hàng có dư nợ càng lớn lỗ càng nhiều. Chính vì lẽ đó từng ngân hàng sẽ có những ứng xử khác nhau nhằm chia sẻ cùng khách hàng để hạn chế thấp nhất mức lỗ của mình, nhưng việc này phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của khách hàng.



    (3) Rủi ro như phân tích ở trên xảy ra không chỉ đối với ngân hàng cổ phần mà cả đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, bởi lẽ các ngân hàng này cũng đã tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất huy động vừa qua.



    - Các ngân hàng thương mại không thể cung cấp vốn cho đến khi họ cân bằng được nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay.



    Như phân tích ở trên, đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trước nhất phải tự cân đối để đảm bảo thanh khoản, dự trữ bắt buộc, tín phiếu NHNN; thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết (các chứng thư bảo lãnh; L/C đến hạn; các khoản cho vay đang được đầu tư dở dang) sau đó mới có thể cho vay lại bình thường.



    Sắp tới, số dư tiền gửi của Kho bạc nhà nước tại các ngân hàng thương mại sẽ được chuyển về NHNN để bảo đảm thực hiện tốt việc điều hành chính sách tiền tệ. Như vậy vấn đề cân đối để đảm bảo các mục tiêu như đã đề cập ở trên cũng được đặt ra cho các ngân hàng thương mại nhà nước.



    Lãi suất cho vay sẽ không bình thường trong lúc này là vì tình trạng mất cân bằng giữa huy động và cho vay, nên nguồn vốn huy động được từ dân cư và các doanh nghiệp sẽ được ưu tiên cho thanh khoản và dự trữ bắt buộc. Như vậy phần đảm bảo cho vay sẽ là nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng, khi đó số lượng và lãi suất sẽ do thị trường này quyết định. Mà hiện tại các ngân hàng đều khó khăn như nhau nên không thể cung cấp vốn bình thường. Cụ thể là trên thị trường mở, NHNN ?obơm? vốn rất ít (1.000-2.000 tỉ cho bảy ngày và lãi suất là 9%). Vay qua đêm cũng rất ít ngân hàng giao dịch nhưng nếu có lãi suất khoảng 10,5%; giao dịch tháng cũng vậy và lãi suất là 15%.



    Với một loạt các chính sách, các hiệu ứng dây chuyền? các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng sẽ ra sao? Một khi ?otrái tim? có vấn đề thì ?ocơ thể? kinh tế không thể khỏe được và sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp và người dân.
  7. taboo168

    taboo168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Bão mịa nó rồi, nát bét hết rồi còn "monh manh trước bão" cái đeck gì nữa, hâm àh
  8. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0

    Không hâm đâu bác ạ, những gì đã trải qua mới chỉ là cơn gió mạnh báo hiệu cho một cơn bão thôi bác à. Bác đọc kỹ các bài phân tích trên sẽ thấy, thị trường CK sụt giảm mạnh mới chỉ là dấu hiệu thôi, còn cơn bão tới sẽ gây nguy cho cả hệ thống tài chính. Như bài phân tích trên, bóng đen đang bao phủ lên hệ thống tài chính.
  9. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Cơn gió mạnh của bác diễn ra từ tháng 12/2007 rồi. Giờ là đang ở giữa tâm bão đấy.
    Nói như bác thế thì cả nước VN này đi ăn mày.
  10. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Đó là em ví von vậy, chứ bác lại lấy cái ví von đó để suy luận tiếp thì hiển nhiên là không đúng. Bác đọc kỹ các bài trên sẽ thấy, đó mới chỉ là dấu hiệu, nếu Chính phủ không có biện pháp đúng và mạnh thì sẽ bão thật.

Chia sẻ trang này