1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Một bài phản biện

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi magatrong, 01/04/2008.

3383 người đang online, trong đó có 104 thành viên. 01:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1054 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. magatrong

    magatrong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Một bài phản biện

    TTCK trước nguy cơ đóng băng, Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Việc gì phải "cứu" khi bong bóng đã xì!

    Thị trường chứng khoán đứng trước nguy cơ đóng băng sau quyết định giảm biên độ giao dịch giá cổ phiếu trên cả 2 sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đây là thời điểm yếu tố bong bóng đã "xì" dần, do vậy không cần phải "cứu" mà hãy để thị trường tự điều chỉnh. Điều khiến ông lo ngại nhất chính là những can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính cứng nhắc của các cơ quan quản lý vào thị trường này.

    TS Nguyễn Quang A: Tôi cho rằng việc ổn định kinh tế vĩ mô, chặn đứng lạm phát là việc rất quan trọng, phải ưu tiên số một. Còn đối với thị trường chứng khoán (TTCK), khi nó có dấu hiệu bong bóng, giá được đẩy lên rất nhanh chóng thì lúc đó lẽ ra nhà nước phải tìm cách kìm giá lại, cho quả bóng xì dần. Thời điểm hiện nay, bong bóng chứng khoán đã xì xuống. Đáng lẽ nhà nước không cần phải can thiệp gì thì lại đưa ra những biện pháp mà theo tôi nghĩ là không trúng. Cứu TTCK, từ "cứu" ở đây phản ánh một não trạng rất kỳ lạ. Không có chuyện cứu được. Không thể có biện pháp để cứu, mà cũng không cần phải cứu. Để thị trường tự điều chỉnh là tốt nhất.

    Việc hạn chế biên độ thay đổi giá vừa qua rõ ràng đã khiến thị trường gần như đóng băng. Tất nhiên, những việc làm của Chính phủ để củng cố niềm tin, giải tỏa tác động tâm lý là rất cần thiết, nhưng cách làm theo kiểu hành chính như thế có thể dẫn đến lợi bất cập hại. Nó khiến cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về những biện pháp can thiệp hành chính, cứng nhắc của các cơ quan quản lý. Mà điều này là tối kỵ bởi nó gây ra những kỳ vọng không đáng có, gây méo mó thị trường. Nhà đầu tư phải rút ra được bài học từ chính sự được thua của mình.

    * Vậy theo ông, thời điểm nhà nước cần can thiệp là khi nào? Có phải là thời điểm cách đây 1 năm khi TTCK đang "sôi sùng sục", nhà nhà đầu tư, người người đầu tư chứng khoán?

    Đúng! Vào thời điểm cách đây hơn 1 năm, khi TTCK có biểu hiện bong bóng, chỉ số VN-Index chỉ có lên mà không có xuống, tôi đã dự báo rằng các nhà đầu tư sẽ phải học bài học bằng chính sự được, thua của chính mình. Nếu những nhà đầu tư vào thời điểm đó không cẩn trọng, có thể họ sẽ phải mất hết gia sản. Lúc đó, lẽ ra nhà nước và các cơ quan quản lý phải thấy lo ngại. Tôi cho rằng, sự sụt giảm của thị trường hiện nay một phần do vào thời điểm cần can thiệp thì chúng ta không can thiệp.

    * Liệu TTCK đóng băng có khiến các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy hàng loạt?

    Như tôi đã nói, biện pháp hạn chế biên độ giao dịch là rất tai hại. Nó đưa ra một tín hiệu không tốt đối với các nhà đầu tư nói chung chứ không riêng gì nhà đầu tư nước ngoài. Chắc chắn việc thực hiện quyết định này sẽ ảnh hưởng rất lớn, thậm chí rất bất lợi cho việc thu hút vốn đầu tư qua kênh huy động là TTCK. Lẽ ra cần có chính sách quản lý chặt đồng vốn đầu tư gián tiếp như thế này. Cần phải tạo sự minh bạch, rõ ràng. Làm được như vậy ta sẽ "lọc" được những nhà đầu tư muốn làm ăn lâu dài, hạn chế được những nhà đầu tư muốn đánh quả, kiếm lời nhanh chóng.

    * Quyết định yêu cầu Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua vào cổ phiếu trên sàn để giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư và chặn đà sụt giảm, theo ông, trên thực tế có tác dụng không?

    - Quyết định yêu cầu SCIC can thiệp vào thị trường là một quyết định rất không nên. Đáng lẽ phải coi Tổng công ty đó như là một doanh nghiệp, hoạt động vì lợi nhuận, được quyền kinh doanh mà không có sự can thiệp bằng mệnh lệnh của cơ quan nhà nước. Thế mới là bình thường. Ở đây, giả sử nhà nước có muốn dùng công cụ ấy thì có thể chỉ đạo trực tiếp tới lãnh đạo của Tổng công ty mà không cần phải công khai sự chỉ đạo. Các cơ quan quản lý vẫn có thể đưa ra những chính sách sai!

    * Nhưng, khi thị trường sụt giảm, có thể nói là "thê thảm" trong một thời gian dài như vậy chắc chắn sẽ tác động rất lớn tới nền kinh tế. Các cơ quan quản lý không thể không đề ra biện pháp ngăn chặn?

    - Tôi cho rằng, thời gian qua, sở dĩ giá chứng khoán xuống thảm hại như vậy chủ yếu là do các ngân hàng phải bán một lượng lớn cổ phiếu cầm cố ra thị trường. Khi giá các cổ phiếu cầm cố giảm xuống dưới 35% buộc các ngân hàng phải yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm tiền vào để giá trị tài sản đó cân bằng. Nhà đầu tư không làm được việc đó nên các ngân hàng phải giải chấp để thu hồi vốn nên tạo thành một cái vòng, thúc đẩy lẫn nhau. Nghĩa là ngày càng nhiều ngân hàng, nhiều nhà đầu tư đẩy cổ phiếu ra bán để thu hồi vốn khiến lượng người bán đông gấp nhiều lần người mua. Làm cho giá ngày càng rớt xuống. Lẽ ra các cơ quan quản lý phải có biện pháp khác để chặn vòng xoáy xuống như thế, chẳng hạn phải sử dụng càng nhiều các công cụ thị trường càng tốt, nhưng họ lại chọn những mệnh lệnh cứng nhắc. Các cơ quan quản lý vẫn có thể đưa ra chính sách sai.

    * Theo ông, đâu là giải pháp mà các cơ quan quản lý cần phải làm và đáng phải làm trong các nhóm giải pháp được đưa ra thời gian qua?

    - Tôi cho rằng, nhóm 8 giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, chặn đà lạm phát của Chính phủ đều đã đi theo đúng hướng. Tức là nhà nước đã nhận ra căn nguyên của vấn đề và có những biện pháp đúng. Nhưng vấn đề ở chỗ có quá nhiều biện pháp đưa ra còn dàn trải, còn chung chung. Lẽ ra trong hàng chục biện pháp được đưa ra phải chọn ra 4- 5 biện pháp cơ bản, có lịch trình, lộ trình thực hiện để người dân, nhà đầu tư và các doanh nghiệp không phải bị động trước các chính sách của nhà nước.

    * Vậy có chính sách nào lẽ ra cần phải làm song lại bị các cơ quan nhà nước bỏ qua?

    - Việc thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là rất đúng hướng. Ở đây, tôi không bình luận gì về thời điểm hay liều lượng của các chính sách. Nhưng có một vấn đề là NHNN lại khống chế lãi suất trần huy động không quá 12%. Cách làm này đang đi ngược với thông điệp đưa ra ban đầu, làm cho người dân và các doanh nghiệp lúng túng, gây nhiều tác động không mong đợi đến các thị trường liên quan như chứng khoán, bất động sản...

    Tôi nghĩ một trong những biện pháp rất tốt để chống lạm phát là để cho lãi suất huy động lên và lãi suất cho vay cũng phải lên theo. Đằng này lại hạn chế lãi suất huy động. Theo tôi biết, việc hạn chế này để nhằm giải quyết một việc hoàn toàn khác. Đó là việc một vài ngân hàng nhỏ bị thiếu thanh khoản nên buộc phải đi vay liên ngân hàng. Vì vay liên ngân hàng lãi suất cao nên mới phải đẩy lãi suất lên. Chuyện thiếu tiền mặt, đẩy lãi suất lên bỗng trở thành một hiệu ứng dây chuyền, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất càng khiến cho việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ càng khó khăn hơn.

    * Vừa qua, để vực dậy lòng tin của các nhà đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đều khuyến khích các nhà đầu tư nên mua cổ phiếu vào thời điểm này. Ý kiến ông như thế nào?

    - Tôi nghĩ các vị lãnh đạo nói cũng có phần đúng. Nhưng với cương vị một nhà lãnh đạo cao như thế thì nên cẩn trọng hơn với những lời phát biểu của mình. Vì với những phát biểu cụ thể như thế, có thể không củng cố được lòng tin mà lại làm xói mòn lòng tin hơn nữa. Bởi nếu nói ra điều này mà ngay sau đó thị trường vì những lý do rất không mong đợi lại xấu hơn thì uy tín của người phát ngôn sẽ bị xem nhẹ.

    * Xin trân trọng cám ơn ông!

    Hương Thủy - Hưng Bình
  2. globalfinanc

    globalfinanc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Ông này nói cái *** gì cũng đúng, mỗi tội ông ấy không phải là nhà đầu tư CK. TSB nhà chuyên gia!
  3. congkinhcong

    congkinhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Chuyên gia này suýt nữa thì khiến cho cổ đông VP Bank ôm hận ngàn thu đấy... May có anh Đắc Sơn về kịp không thì...

    Bác A nên tập trung vào nghiên cứu. Đưa ra giúp chính phủ các gói chống lạp phat, bình ổn thị trường,... Đấy mới là lĩnh vực phát triển được cái tài của bác. Mấy trò oánh bạc với kinh doanh nó ko hợp với bác đâu.
  4. ilfilitive

    ilfilitive Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Đã được thích:
    80
    Em đọc cả bài viết này, bác ý chỉ có chê, khi hỏi đến giải pháp thì chả thấy có giải pháp mịe j.
    Em nghĩ những giải pháp của chính phủ đưa ra nhẵm bình ổn TTCK thời gian qua là rất đáng ghi nhận, mặc dù phản ứng còn hơi chậm.
    TSB anh Quang A. Chỉ giỏi sách vở.
  5. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.297
    Các chiên da ở VN rất hay, giống như đám bác sỹ bị bệnh down, khi bệnh nhân đã liệm xong ở nhà xác thì họ mới đưa ra biện pháp cứu chữa, biện pháp nào cũng nói hay như đúng rồi !

    Cụ A còn có luận điểm gây sock là tăng giá xăng có lợi cho người nghèo ở đây nè:
    http://www.tuanvietnam.net//vn/sukiennonghomnay/2995/index.aspx

    Cái mà cụ cần là đi bộ ra đường phố, tiếp xúc thực sự với cuộc sống và thị trường hơn là ngồi ở phòng máy lạnh toà nhà Hà nội vàng và bình luận chay, cái này người ta gọi là hủ nho!

    Tài kinh bang tế thế của cụ thì nhắc lại, ai ở 3C và VP Bank đều xanh mặt !
  6. nguyengd

    nguyengd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Ko đc nói xấu CỤ A như thế, CỤ A đang nghiên cứu THẾ GIỚI PHẲNG mà.
  7. _mOn_

    _mOn_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Tầm tiến sĩ, chuyên gia ở VN mà phát biểu vu vơ quá. Bác Nguyễn Quang A này là 1 người cực kỳ nổi tiếng ở VN. Ông có tên trong danh sách 10 nhân vật ảnh hưởng nhất tới nền CNTT của VN.

    Theo ông thì: "Thời điểm hiện nay bong bóng chứng khóan đã xì xuống..." . Rồi thì:"không cần phải cứu mà hãy để thị trường tự điều chỉnh". Tầm chuyên gia như ông mà lại đi phát biểu những câu này, đi ngược lại với những đường lối, hành động của Chính phủ quá.
    Giả sử là không cứu chứng khóan như ông Nguyên Quang A đã nói đi. Không thu hẹp biên độ lại, không vận động ngân hàng ngừng giải chấp. Không chỉ đạo cho SCIC mua vào như ông A đã nói luôn. Khi xuyên thủng mốc 500 điểm. Với đà sụt giảm 27 điểm / ngày. Chỉ 4 ngày VNI sẽ về mốc 400 điểm. VNI ở 400 điểm thì càng có nhiều cổ phiếu cầm cố ngân hàng bị giải chấp hơn nữa. Làn sóng bán tháo càng ác liệt hơn. 5 ngày sau VNI lại về 300 điểm... Và cứ thế, cứ thế. Cổ phiếu trên sàn nhiều em về gần mệnh giá. Những em chứng chỉ quỷ chắc chỉ còn 3000 - 5000 đồng. Nếu Chính phủ không can thiệp vào, em bắt đầu mơ tới ngày những cổ phiếu như STB, SSI chỉ còn bằng mệnh giá. Ngày đó không quá xa đâu. Chỉ tầm 1 tháng thôi. Lúc đó thị trường trở về cái máng lợn đúng nghĩa. Tài khỏan 100% cổ phiếu của em khi đó gần như chỉ còn giấy. Nhưng... nó là cơ hội cực lớn. Lúc đó em sẽ bán hết nhà cửa. Bán tất cả mọi thứ có thể bán được. Huy động số vốn gấp 5 lần số vốn em đã mua cổ phiếu để ném vào TTCK. Vì em quan niệm rằng. Từ 10K tăng lên 20K thì rất dễ . Nhưng từ 60K lên 120K thì lại là vấn đề khác. Lúc đó không những em gỡ lại được mà có thể còn thắng đậm. Ôi... kịch bản ấy .... Uớc gì Chính phủ làm theo những lời tư vấn của chuyên gia Nguyễn Quang A nhỉ ?...
  8. MrSieuRua

    MrSieuRua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Đã được thích:
    420
    Các cụ toàn "nói" theo tình trạng "tài khoản" của các cụ có cổ cánh hay có cash.
    Các cụ đang ôm nhiều cổ cánh tất nhiên phải "chửi" cụ Quang A.
    Các cụ đang cầm lắm cash tất nhiên ủng hộ cụ A nhiệt tình.

    Khách quan mà nói cụ Quang A có nhiều ý đúng, đặc biệt là ý các cơ quan điều hành can thiệp hành chính quá nhiều vào TTCK. Can thiệp hành chính thô bạo vào TTCK bao giờ cũng đem lại hậu quả xấu, bài toán "biên độ" đã được áp dụng lần này thì không có lý gì sẽ không được đem ra áp dụng trong những lần "điều tiết thị trường" sau này.

    Chúng ta thử tưởng tượng, cũng là nắm giữ cổ phiếu và thị trường đang tăng phi mã, ai cũng vui mừng hớn hở chỉ có các cơ quan điều hành lo ngại tăng quá nóng và họ lại giở bài "giảm biên độ", lúc này thay vì tăng 10%/ngày thì cổ cánh lại chỉ tăng 1%/ngày hoặc xấu hơn là giảm sàn 1%/ngày nhưng không có ai mua. Các cụ có nghĩ đến tình huống này không?

    Khách quan mà nói cụ Quang A nói đúng nhiều hơn sai, cách điều hành thị trường CK Việt nam rất không ổn và không tốt trong dài hạn. Còn làm cách nào để điều hành tốt hơn thì không phải việc của cụ Quang A cũng không phải của chúng ta, đó là việc của những nhà điều hành, họ ăn bổng lộc để làm việc đó và họ phải có trách nhiệm làm việc đó cho tốt.


  9. globalfinanc

    globalfinanc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Theo như cụ A nói thì CP lập ra thị trường CK rồi kệ mẹ nó, phát triển, sụp đổ ra sao là việc của nó.
    Vậy thì nghĩ ra làm *** gì mấy cái chính sách tiền tệ, biện pháp hành chính...
    *** mẹ lúc cần đến biện pháp hành chính thì nói là thô bạo, không thô bạo thì tt nó đi về đâu, mục tiêu của Cp về dài hạn liệu có đạt đuợc không.
    Các bô lão Cp đang méo mặt về tình hình IPO roài!
  10. hama83

    hama83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Đã được thích:
    0
    ĐÂY CŨNG LÀ TIẾN XỸ NÀY. NGHIÊM THẬT: PHÁP LUẬT NHƯ SƠN

    Tòa án hình sự Seoul tuyên bố nữ giáo sư nghệ thuật Shin Jeong-Ah đã giả mạo bằng thạc sĩ của Đại học Kansas và bằng tiến sĩ của Yale để được giảng dạy tại Đại học Dongguk.

    Với những tấm bằng giả, Shin còn kiếm được chức đồng giám đốc triển lãm nghệ thuật lớn nhất Hàn Quốc. Người phụ nữ 35 tuổi này là bạn gái của Byeon Yang-Kyun, cựu cố vấn cấp cao của tổng thống. Byeon đã bị sa thải vì tội tham nhũng.

    Tòa cũng tuyên án một năm tù đối với Byeon cùng 160 giờ lao động công ích vì lạm dụng chức vụ để giúp Shin thăng tiến. Đôi tình nhân này bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái nhưng Byeon tuyên bố họ không có quan hệ tình ái mà chỉ đơn thuần là "cộng tác về nghệ thuật".

    Vụ việc của Shin đã châm ngòi nổ cho một loạt bê bối bằng giả ở Hàn Quốc và kể từ đó, gần như ngày nào trên đất Hàn cũng có một người thú nhận là đang sở hữu một tấm bằng giả và thường là bằng của các trường tại Mỹ.

    Ủy ban công tố Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra về bằng cấp của hàng nghìn giáo sư, công chức và đã buộc tội 215 người làm bằng giả.

    Đại học Dongguk còn tuyên bố kiện Đại học Yale ra tòa và đòi bồi thường 50 triệu USD vì trường đã bất cẩn khi xác nhận rằng bằng tiến sĩ của Shin là thật.

Chia sẻ trang này