Một bài viết từ tháng 7 đọc lại thấy khá hay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quangdongkisot, 03/12/2008.

2078 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 05:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 473 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. quangdongkisot

    quangdongkisot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2007
    Đã được thích:
    136
    Một bài viết từ tháng 7 đọc lại thấy khá hay

    Nên làm gì khi khủng hoảng dường như sắp đến?
    07.28.08
    Mấy tháng gần đây tôi có dịp gặp gỡ nhiều bạn bè, tham dự nhiều buổi trao đổi với đủ loại chủ đề khác nhau. Cứ mỗi khi câu chuyện có đề cập đến hai chữ ?oViệt Nam? thì dường như không khí chợt chùng xuống. Chẳng hạn:

    - Bây giờ khoan về nước đã, Việt Nam sắp bị ?obùm? rồi đó?

    - ?oBùm? là sao? - Tôi nhìn mọi người xung quanh, rồi quay trở lại nhìn người bạn đó để hỏi.

    - Thì sắp có khủng hoảng rồi.

    Tâm trạng bi quan ở đâu đó quanh ta, trong mỗi chúng ta. Nó chi phối nhiều thứ hơn chúng ta hình dung: trong từng suy nghĩ, từng hành động, từng câu chuyện. Thậm chí món ăn yêu thích ở quán ăn ruột cũng không còn hấp dẫn. Dường như khẩu phần có ít đi, gia vị không còn đậm đà, chất lượng hơi giảm sút.

    Dường như có gì đó rất không thuận lợi đang chờ ở phía trước. Dường như mọi thứ không rõ ràng.




    Vậy chính xác chúng ta đang lo lắng về điều gì?

    Tôi thử đem câu hỏi này hỏi nhiều người xung quanh, nhất là những người bày tỏ thái độ lo ngại về triển vọng của một tương lai đen tối. Thật bất ngờ, không hề có một câu trả lời thống nhất. Rất ít người có thể giải thích rõ ràng điều gì sắp xảy ra, và hậu quả sẽ như thế nào.

    Tôi thử gặng hỏi hơn nữa. Bị dồn đến mức đó, họ đành chỉ ra những vấn đề đang nổi cộm hiện nay: chẳng phải giá cả đang leo thang chóng mặt hay sao? Xăng tăng và sẽ còn tăng nữa. Tỉ giá không ổn định, tiền đồng đang mất giá, nghe đồn sắp bị phá giá. Nhập siêu cao. Chứng khoán tèo. Bất động sản tèo. Chơi vàng cũng tèo.

    Rõ ràng đời sống hiện nay không còn thuận lợi như trước nữa. Ai kinh doanh chắc cũng cảm nhận rõ bán hàng lúc này khó như thế nào. Cơ hội nghề nghiệp cũng ít đi, chưa nói đến khả năng bị cắt giảm nhân sự. Mua sắm những thứ thiết yếu nhất cũng phải chắt bóp nhiều. Nhưng như vậy liệu có quá khủng khiếp đến nỗi mọi người phải lo sợ?

    Vấn đề nằm ở cái tương lai bất định. Rất nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Việt Nam đang đối diện với rất nhiều khó khăn, rất nhiều nguy cơ. Nhưng cụ thể ra sao thì mỗi người mỗi ý, không hoàn toàn thống nhất với nhau.

    Vì vậy đại đa số tầng lớp bình dân cứ dựa vào từng ý mà diễn ra. Ở đây chúng ta thử phân tích một chút về tâm lý. Khi một người cảm thấy không chắc chắn về một sự việc nào đó, họ sẽ có thể:

    Tìm đến ý kiến của chuyên gia, người có thẩm quyền để có được lời khuyên, thậm chí quyết định thay họ.
    Hoặc nhìn xem xung quanh những người khác quyết định thế nào. Cũng giống như khi ta bước vào một nhà hàng lạ, nếu không biết cách dùng thức ăn ra sao thì cứ đợi xem những người ở đó thao tác thế nào.
    Cách làm thứ 2 có thể dẫn đến hiệu ứng đám đông, hay nói nặng hơn là tâm lý bầy đàn. Chỉ có điều, nhiều khi tất cả mọi người ở đó đều không biết cụ thể mình cần làm gì, và vì vậy đều đang nhìn chờ nhau. Cho đến khi có một người làm đại một cái gì đó (do vô tình hoặc có chủ ý), tất cả đám đông sẽ dựa vào đó để nghe theo.

    Thực tế, chẳng ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra, chỉ biết rằng tình hình không thuận lợi như năm ngoái. Sắp có khủng hoảng ư? Có thể lắm chứ, vì mọi người xung quanh đều nhận định như vậy mà? Nhưng có thật là người nào đó nhận định như vậy không? Cũng không chắc, không hẳn cụ thể là ai, à? mà là? thì là mọi người nhận định như vậy mà? Mỗi khi tôi ngồi trong một buổi trò chuyện về tình hình Việt Nam hiện nay, tôi luôn có cảm giác giống như vậy. Tôi cũng tin rằng những người khác ở đó cũng có cảm giác đó. Không ai có nhận định rõ ràng, vì vậy cần dựa vào tập thể, nhưng cũng chẳng ai biết thực sự tập thể dựa vào đâu.

    Vậy khủng hoảng thực sự sắp xảy ra ở Việt Nam?

    Khoan đã, sao lại gọi là khủng hoảng? Có thể chỉ là suy thoái thôi. Cũng có thể là bong bóng nổ, hoặc xì hơi. Phải vậy không?

    Cái gọi là ?osắp bùm?, ?okhủng hoảng?,? tạo cho chúng ta cảm giác một điều gì đó thật ghê gớm ở phía trước. Nhưng nếu tỉnh táo nhìn kỹ, thì ta hiểu rằng bản thân chúng ta cũng chẳng hiểu rõ ràng đó là cái gì.

    Nếu gọi là khủng hoảng, thì khủng hoảng về cái gì? Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng chính trị? Mỗi loại khủng hoảng hoàn toàn khác nhau, và hậu quả của từng loại cũng khác nhau nốt. Cái gì đang suy thoái? Chẳng hạn, vấn đề ở Mỹ rất rõ ràng: thị trường bất động sản suy thoái, khủng hoảng các khoản vay dưới chuẩn. Hay một trong những vấn đề của thế giới hiện nay là khủng hoảng lương thực. Ở một vài nước châu Phi là khủng hoảng chính trị.

    Ở Việt Nam có lẽ là khủng hoảng về tất cả mọi thứ! Vì tất cả đều được đề cập đến và nghĩ đến.

    Nhưng nếu có khủng hoảng thực sự thì sao?

    Hầu hết mọi người đều sợ ma, dù chẳng biết ma có hiện ra không, mặt mũi của ma thế nào, và gặp phải ma thì hậu quả thế nào. Chỉ hình dung trong đầu là ma thì ghê rợn, gặp ma thì có thể bị xui, bị ám, bị hành? Nhưng cụ thể thế nào thì chịu.

    Dĩ nhiên, khủng hoảng không phải là ma, nên cái lo sợ khủng hoảng không phải là không có cơ sở, hoàn toàn khác với kiểu sợ ma một cách vô căn cứ.

    Dù không rõ cái đó là khủng hoảng hay là gì nữa, cũng không chắc nó có xảy ra hay không, chúng ta vẫn nên lo nghĩ chứ. Có kiêng có lành. Tuy nhiên, sợ khủng hoảng và sợ ma giống nhau ở một điểm: nếu một điều gì đó không rõ ràng, và nhưng người khác đều nghĩ đến, thì chúng ta có xu hướng lo sợ về nó quá mức cần thiết.

    Nếu Việt Nam bị giống như Thái Lan hơn 10 năm trước thì sao? Thật kỳ lạ, khi nói chuyện với nhiều người thì tôi có cảm tưởng rằng họ đang lo lắng sẽ bị mất tất cả. Sự thật là, hầu hết người Thái Lan vẫn sống lành lặn, vẫn mưu cầu hạnh phúc bình thường trong suốt thời gian qua. Một số cái sẽ mất đi, một số thứ suy giảm, một số mục tiêu không thành, nhưng thời nào chẳng có điều đó. Sự thật là, tình hình của Thái Lan 10 năm trước chưa chắc nghiêm trọng bằng chính Việt Nam chúng ta hơn 20 năm trước. Và mọi người vẫn sống, vẫn mưu cầu hạnh phúc, và vẫn có được những thứ như ngày hôm nay.

    Có những khó khăn, những bế tắc, nhưng sự thật là không quá mức như chúng ta lo sợ. Khủng hoảng, dù là loại nào đi nữa, cũng khiến chúng ta rất khổ cực, nhưng chúng không đến mức như mình lo sợ.

    Bị quất vào mông thì đau thật; nhưng đang sung sướng, lành lặn mà phải nghĩ đến cảm giác sắp bị quất vào mông thì nỗi đau đó còn lớn hơn.

    Vậy nên làm gì?

    Thật khó để có một công thức chung cho tất cả mọi người, mọi trường hợp. Vì vậy, cách dễ hơn là chúng ta thử trả lời một câu hỏi ngược lại: vậy KHÔNG nên làm gì trong tình hình hiện nay?

    Điều thứ nhất (đặc biệt quan trọng cho những người cực kỳ tự tin vào nhận định của bản thân): không nên phủ nhận khả năng khủng hoảng sắp xảy ra. Không ai dám chắc khủng hoảng sẽ xảy ra, và vì vậy cũng chẳng ai dám chắc nó KHÔNG xảy ra. Ví dụ: một số người cười khẩy khi thấy dân chúng lo lắng vô căn cứ về tình hình vĩ mô. Họ nghĩ rằng: chưa có gì rõ ràng mà dân chúng đã đi bán tống bán tháo cổ phiếu, bán bất động sản. Ta đây sẽ mua hết để cho dân chúng sáng mắt ra mà xem. Kết quả là bị kẹt.

    Đối đầu với hiệu ứng đám đông là cực kỳ nguy hiểm. Dù biết rằng đám đông đang hành động không có cơ sở, nhưng chưa chắc hành động ngược lại đám đông của ta sẽ đúng. Hành động không có cơ sở chưa chắc sẽ dẫn đến kết quả sai (nhắm mắt chọn đại nhiều khi cũng đúng mà), vì vậy hiệu ứng đám đông chưa chắc là sai. Làm ngược lại đám đông vì thế cũng chưa chắc đúng. Mà khi đó lại càng bị quê.

    Điều thứ hai: ùa theo hiệu ứng đám đông. Cái này không cần nói rõ thì ai cũng hiểu.

    Thật ra cũng có một số việc mà hầu như ai trong chúng ta cũng nên làm.

    Thứ nhất, đó là hãy thoải mái. Nếu mọi thứ vấn tốt, việc của mình từ trước đến nay thế nào thì vẫn cứ như thế đấy. Thậm chí nếu tình hình biến chuyển nhiều khi lại đem lại nhiều cơ hội cho mình, giống như bà Năm bán phở thậm chí còn giàu hơn nếu lạm phát tăng cao.

    Thứ hai, cách đối phó tốt nhất với nguy cơ khủng hoảng là nên nhân cơ hội này nâng cao kỹ năng, kiến thức cho bản thân. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, hay gì gì nữa, có thể cướp mất tất cả của cải của chúng ta, nhưng chẳng có cuộc khủng hoảng nào cướp được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của một người. Dĩ nhiên, những người nào luôn coi của cải (và tiền bạc) là thứ quan trọng nhất cần kiếm và cần giữ, hẳn sẽ phải lo lắng nhiều nhất khi khủng hoảng xảy ra. Còn những ai trân trọng những thứ vô hình hơn, ?omềm? hơn thì chẳng phải bận tâm nhiều.

    Nên đầu tư cho những kiến thức, kỹ năng càng có nhiều giá trị trong thời buổi khủng hoảng, hoặc sẽ trở nên vô giá khi mọi thứ hồi phục trở lại. Ví dụ như nghề y hay nghề giáo thì càng phát đạt trong thời buổi khó khăn. Kỹ năng quản lý (một cách bài bản) cũng rất có giá trong thời buổi kinh tế khó khăn nhất, và càng có giá khi kinh tế phục hồi.

    Nhiều khi nếu khủng hoảng xảy ra lại là cơ hội cho mình tìm ra một chỗ trú mới, tự khám phá bản thân, và tạo ra nhiều thành công mới.

    Hơn nữa, trong thời buổi khó khăn thì chắc chắn sẽ xảy ra sự phân loại. Chẳng hạn, thời hưng thịnh thì ai cũng làm lập trình viên được. Lập trình viên nào cũng thấy mình có giá. Chẳng cần nâng cao bản thân vẫn có thể yêu cầu được tăng lương, tăng đãi ngộ. Nhưng rồi cũng đến lúc có sự sàng lọc. Người giỏi và làm tốt thì vẫn sống khỏe, thậm chí còn sống tốt hơn. Ngược lại những người làng nhàng sẽ phải cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy nếu sợ khủng hoảng thì nên lo nâng cao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thì tốt hơn là lo dự đoán và tranh luận xem tỉ giá VND/USD sẽ là bao nhiêu cuối năm nay.

    Cuối cùng, cẩn tắc vô áy náy. Giữ được thứ gì thì dữ. Đề phòng hỏa hoạn thì nên có kế hoạch đối phó và dự phòng. Ví dụ: cơ cấu lại danh mục đầu tư, quản lý các khoản chi tiêu, phân bố thu nhập hợp lý? là những thứ nên được quan tâm, và thực hiện càng sớm càng tốt.

    Tóm lại, chuyện gì lo được thì mình lo, làm được thì mình làm. Chuyện gì ngoài khả năng thì cứ tùy duyên mà tính.

Chia sẻ trang này