Một số giải pháp đồng bộ để cứu TTCK và Ổn định kinh tế vĩ mô

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi jack0606, 04/03/2008.

6071 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 19:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1147 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. jack0606

    jack0606 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Đã được thích:
    40
    Một số giải pháp đồng bộ để cứu TTCK và Ổn định kinh tế vĩ mô

    Nền kinh tế Việt Nam đã vào WTO được hơn một năm, chúng ta còn chưa hết phấn khởi vì nền kinh tế đang phát triển và hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới hứa hẹn những triển vọng mới đã vấp phải những khó khăn, "con tàu Việt Nam" vừa mới ra khơi đã vấp phải những đợt sóng to, đó là sự biến động của nền kinh tế thế giới theo chiều hướng tiêu cực, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh cả gián tiếp và trực tiếp gây tác động dây chuyền đến sử ổn định vĩ mô của nền kinh tế, Lạm phát gia tăng và sự kém hiệu quả trong đầu tư, sự rối ren trong điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy, tôi xin để xuất giải pháp đồng bộ để ổn định kinh tế vĩ mô mà cụ thể là chính sách tiền tệ và một số giải pháp để cứu thị trường chứng khoán :
    Thứ nhất là nới rộng biên độ tỷ giá để tiền đồng lên giá một cách vừa phải đồng thời chuẩn bị dữ trữ để điều tiết tỷ giá. khi tiền đồng lên giá thì giá hàng hoá nhập khẩu sẽ giảm và làm tăng cung hàng hoá, từ đó làm giảm lạm phát. tuy nhiên điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu và tăng thâm hụt thương mại nhưng điều này có thể tạm chấp nhận trong bối cảnh giá cả xuất khẩu trung quốc cũng tăng cao và hàng hoá, đăc biệt là lương thực, thực phẩm tăng cao. Chúng ta sẽ phải dần dần áp dụng việc tăng chất lượng hàng hoá là chính chứ không thể hàng hoá giá rẻ mãi được
    Thứ hai, chấm dứt tình trạng sốc về chính sách tiền tệ như hiện nay. NHNN cần phải ngừng các chương trình hút tiền quá nhiều như hiện nay thậm chí phải bơm thêm tiền để tăng khả năng thanh khoản cho các ngân hàng, không thể cứng nhắc theo chỉ tiêu được giao của chính phủ được. Việc hút tiền có thể làm dần dần trong cả năm. đồng thời tiền hành thanh tra các NH lớn không để cho tình trạng ghim giữ tiền đồng và cho vay lại đẩy lãi suất lên cao nhằm hạ lãi suất xuống và ổn định thị trường tiền tệ. các ngân hàng phải tiến hành cho vay bình thường để các doanh nghiệp không rơi vào tình trạng khát vốn, từ đó các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất tăng lượng hàng hoá ra thị trường. Khi cung hàng hoá tăng lên thì giá cả hàng hoá sẽ giảm xuống.Mặc dù vậy, NHNN phải tăng cường kiểm tra hoặc tăng mức độ trích lập quỹ rủi ro tín dụng để vừa kiểm soát vừa giảm cho vay bất động sản xuống một cách từ từ.
    thứ ba, tăng cường các biện pháp kiểm soát việc đầu cơ hàng hoá của thị trường. Phải dò xét những mặt hàng tăng giá quá nhiều, từ đó đưa ra các chính sách linh hoạt như giảm thuế nhập khẩu, hoặc thanh tra xem có đầu cơ không? đặc biệt là sắt thép,...
    thứ tư: Chính phủ phải tiếp tục bù lỗ cho giá xăng dầu. Thị trường xăng dầu của Việt Nam là thị trường chưa hoàn hảo, hiện cả nước chỉ có 11 doanh nghiệp được làm đầu mối nhập khẩu xăng dầu và tất cả đều là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc sự quản lý của các bộ. gần 60% lượng xăng dầu nhập khẩu thuộc về petrolimex, đứng thứ hai là petrovietnam và phần nhỏ còn lại thuộc bộ thương mại, saigon petro, bộ quốc phòng. Chẳng có gì đảm bảo không có một liên minh làm giá cả. Thêm vào đó, việc gia tăng giá xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp, người dân đang quằn mình vì lạm phát, thử hỏi 10000 tỷ ngân sách và người dân với nền kinh tế cái nào quan trọng hơn? rất có thể nó sẽ như một giọt nước làm tràn ly gây ra khủng hoảng tài chính, khi đó ngân sách có gánh trách nhiệm được không? hơn nữa, khi giá dầu thô tăng cũng có lợi cho túi tiền của chính phủ hơn, cho đến nay Việt nam vẫn xuất khẩu dầu nhiều hơn nhập. Năm 2007, Việt Nam đã chi hơn 7,5 tỉ đô la mỹ để nhập 12,5 triệu tấn xăng, dầu nhưng cũng thu được trên 8.8 tỷ đô la mỹ từ việc xuất khẩu 15.8 triệu tấn dầu thô. mặc dù sản lương dầu thô khai thác của việt nam trong năm qua giảm trên một triệu tấn, nhưng ngành dầu khí vẫn nộp cho ngân sách gần 86000 tỉ đồng, tăng 44% so với kế hoạch và 7.4% so với năm 2006. những số liệu trên cho thấy giá dầu tăng là có lợi cho nguồn thu ngân sách của chính phủ. Và tại sao chúng ta không có những hợp đồng kỳ hạn cho việc nhập khẩu dầu để tránh những cú sốc bất ngờ đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế.
    thứ năm, thành lập một uỷ ban cao cấp đặc biệt do quốc hội bầu ra tiến hành rà soát lại tất cả các chi tiêu công, đầu tư công. Tại sao lại để các công trình xây dựng cơ bản kéo dài hoặc chậm giải ngân như vậy, xếp hạng mức độ quan trọng những công trình cần phải thực hiện để tập trung đẩy nhanh tiến độ. Kỷ luật hoặc thậm chí cắt chức những người có trách nhiệm liên quan. Điều này rất quan trọng vì nó làm ứ đọng và thất thoát NSNN, làm cơ sở hạ tầng của việt nam rơi vào tình trạng thắt cổ chai.
    Đồng thời với những giải pháp đó, thì những giải pháp cứu ttck ngay lập tức sau cần được tiến hành:
    Thứ nhất, buộc tổng công ty đầu tư vốn nhà nước(scic) phải tiến hành mua lại một lượng cổ phiếu đủ lớn trên thị trường để ổn định sức cầu, Không thể nào khi thị trường nóng thì scic tiến hành bán cổ phiếu ra thị trường mà khi thị trường ảm đạm, thậm chí sắp rơi vào khủng hoảng như hiện nay lại ngồi nhìn được. Trong lịch sử thế giới, Hồng kong đã từng tiền hành mua lại một loạt cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu, đồng thời tung dự trữ ngoại tệ ra để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. TTCK đã mất 60% giá trị vốn hoá, nguy cơ kế hoạch cp hoá các DNNN có thể bị phá sản khi đó các NDTNN rút vốn khỏi thị trường, các DNNN không cp hoá được lại tiếp tục trì trệ. nền kinh tế khó mà tăng trưởng được, thậm chí còn bị sốc. vì vậy, cần tiến hành ngay
    thứ hai: Buộc các ngân hàng không được bán tháo cổ phiếu cầm cố ra thị trường. Việc cổ phiếu giảm quá sâu và NHNN bắt trích lập quỹ dự phòng 150-250% cùng với việc NHTM thiếu tiền đồng đã làm cho các NHTM ép ồ ạt bán cp ra làm xảy ra tình trạng bán tháo trên thị trường. Ngoài ra, điều chỉnh quyết định 03 giảm trích lập rủi ro tín dụng xuống, hiện nay các NHTM đã không cho vay chứng khoán nhiều nữa, thậm chí là còn ít. Vì vậy, việc rủi ro cho vay chứng khoán sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống ngân hàng, Đồng thời khẳng định rằng, chứng khoán là có giá trị,
    thứ ba: Nhanh chóng cổ phần hoá sở giao dịch chứng khoán tp.hcm và trung tâm giao dịch chứng khoán hà nội để gắn quyền lợi của các đơn vị với thị trường và nhà đầu tư.
    Thứ tư, tiến hành rà soát một cách mạnh mẽ, yêu cầu nghiêm ngặt về quy chế công bố thông tin và xử lý nghiêm khắc các đơn vị vi phạm nhằm chấn chỉnh lại thị trường
    thứ năm cho phép giao dịch tài khoản ký quỹ và nghiệp vụ phái sinh để nhằm ổn định thị trường trong tương laivà tăng sức cầu nhằm tránh tình trạng lên thì đẩy lên cao mãi nhưng xuống thì tránh xa vì xuống không được gì mà!
    Nền kinh tế việt nam vừa mới bước vào hội nhập, bài học về khủng hoảng tài chính ở Thái lan vần còn đó. Nếu chúng ta không điều hành linh hoạt hơn, không coi trọng thị trường chứng khoán, chúng ta sẽ phải trả giá đắt. hãy cứu lấy ttck, cứu lấy nền kinh tế đang bên bờ vực thẳm
  2. jack0606

    jack0606 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Đã được thích:
    40
    các bác nào có giải pháp xin vào đây hiến kế cứu ttck
  3. jack0606

    jack0606 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Đã được thích:
    40
    ngoài ra nếu không để tỷ giá linh hoạt hơn, các doanh nghiệp trong nước sẽ coi như đã được bảo hiểm tỷ giá, gây tình trạng ỷ lại của các doanh nghiệp xuất khẩu, ở các nước khác doanh nghiệp khi xuất khẩu thường phải tiền hành các hợp đồng kỳ hạn tiền tệ nhưng ở việt nam không phải vậy. rõ ràng việc cố gắng níu kéo tỷ giá ở Việt Nam là sai lầm, thêm vào đó tiền usd đang mất giá từng ngày càng gây thiệt hại lớn cho chúng ta.
  4. vsttol

    vsttol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Thả hết biên độ dao động ra, 100% luôn. Thị truờng sẽ tự nhiên ổn định sau vài ngày
  5. Mua_dat_Ban_dat

    Mua_dat_Ban_dat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/05/2006
    Đã được thích:
    1.056
    Chính xác
    Bác nói thế kô phải đùa đâu, 100 thì hơi quá nhưng cho lên 30% xem trong 1-2 phiên thì sàn rồi lại trần ngay
  6. jack0606

    jack0606 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Đã được thích:
    40
    Chính phủ vừa đưa ra một loạt 18 biện pháp đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát năm 2008, nhằm tạo sự chuyển biến cụ thể trên tất cả các lĩnh vực tiền tệ, bất động sản và chứng khoán.

    Văn bản số 319 do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng ký ngày 3-3 về việc tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm pháp là kết quả cuộc họp của Thường trực Chính phủ hôm 28-2 và những báo cáo của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia trước đó, sau những quan ngại về tình hình lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng qua 2 tháng đầu năm tăng tới 6,02%.

    Tất cả các biện pháp của Chính phủ nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng đến nền kinh tế, kiềm chế lạm phát và kiểm soát tăng giá, trong đó có nhiều điểm mới được bổ sung, sửa đổi, dự kiến sẽ tác động mạnh đến thị trường tiền tệ, bất động sản và chứng khoán.

    Dãn đầu tư công và thắt chặt chi tiêu ngân sách

    Theo đó, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để huy động vốn cho tăng trưởng. Một trong những yêu cầu Chính phủ đặt ra là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt lĩnh vực đầu tư công. Các công trình, dự án đọng vốn quá lâu hoặc thiết kế ban đầu không còn phù hợp nữa hoặc các công trình đầu tư kém hiệu quả sẽ bị đình hoãn, đồng thời dãn những công trình chưa thật sự cần thiết.

    Các bộ, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chính sách, nhất là giữa chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt; điều hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, hạn chế bội chi ngân sách, đồng thời triển khai thực hiện tốt chính sách tiền lương, chính sách đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu... bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

    Nâng biên độ dao động tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ lên mức +/- 2%

    Một điểm đáng chú ý trong văn bản này là quyết định nâng biên độ dao động tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hướng căn cứ vào cung cầu trên thị trường, với biên độ dao động được nâng lên mức +/- 2% (biên độ áp dụng từ ngày 24-12-2007 là +/- 0,75%) .

    Biên độ dao động mới được điều chỉnh theo hướng nới rộng thêm 1,25% đòi hỏi các ngân hàng và các thành viên tham giá thị trường ngoại hối nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này cũng giúp nhiều ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc đưa ra một tỷ giá linh hoạt hằng ngày.

    Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành hoạt động tín dụng ngân hàng ở mức tăng trưởng tín dụng tối đa 30% (năm 2007 có ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng đến 40%). Việc tăng trưởng phải đáp ứng được yêu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế và khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động tín dụng cũng phải được tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng theo chuẩn mực quốc tế.

    Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước công bố tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để đảm bảo khả năng thanh toán, xem xét tăng dự trữ bắt buộc (mua tín phiếu ngân hàng nhà nước như đã công bố,thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường); sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lãi suất trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

    Bộ Tài chính sớm chỉ đạo thực hiện chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc tại các ngân hàng thương mại hiện nay về Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều hành chính sách tiền tệ.

    Việc mua ngoại tệ cho các nhà đầu tư vẫn phải được thực hiện theo hình thức xem xét thứ tự ưu tiên cho các đối tượng. Trái phiếu Chính phủ trong nước bằng đồng tiền Việt Nam, Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ sẽ được triển khai để hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hút bớt tiền nhàn rỗi về, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tư ra nước ngoài.

    Tiếp tục cho vay bất động sản

    Chỉnh phủ cũng chỉ đạo các giải pháp và chính sách tiền tệ, tín dụng phải tiếp tục tạo điều kiện phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Đối với các dự án bất động sản tốt, đầu tư đúng và lành mạnh, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay.Chỉ những trường hợp có biểu hiện đầu cơ, găm giữ đất, mua đi bán lại thì sẽ tiến hành thu hồi vốn và kiên quyết xử lý, nhất là các doanh nghiệp nhà nước không có chức năng tham gia thị trường này.

    Việc tăng nguồn cung cho thị trường cũng cần được đẩy mạnh để giải quyết nhu cầu về nhà ở, phát triển các khu đô thị, công nghiệp.

    Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần áp dụng các giải pháp chống đầu cơ bất động sản thông qua việc kiểm soát tín dụng, chính sách thuế, kết hợp với những biện pháp hành chính cần thiết. Bộ Xây dựng và các địa phương phải tiến hành rà soát các dự án đầu tư bất động sản trên địa bàn để đảm bảo thị trường này tiếp tục phát triển lành mạnh.

    Không hạn chế nguồn cung chứng khoán

    Trong công văn 319 có đến 5 biện pháp cấp bách được Chính phủ đề ra nhằm vực dậy thị trường chứng khoán đang tuột dốc. Các biện pháp này bao gồm: tạo điều kiện tăng cung hàng hóa; không hạn chế các công ty tham gia công bố và niêm yết trên sàn giao dịch; có tiến trình cổ phần hóa và IPO các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn; không nên chỉ lấy việc bán cổ phiếu với giá cao nhất làm chuẩn để IPO; tiếp tục triển khai quyết định số 03 về kiểm soát cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhưng tránh tạo yếu tố tâm lý cho rằng nhà nước chủ trương thu hẹp thị trường.

    Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ sớm cho phép thành lập chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam để quản lý các quỹ đầu tư huy động vốn nước ngoài, nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu tăng cường tính công khai minh bạch và quản lý tốt hơn hoạt động này, không để các văn phòng đại diện thực hiện hoạt động kinh doanh trái với quy định pháp luật.

    Chính phủ cũng sẽ xem xét việc quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với chứng khoán chưa niêm yết theo hướng bảo đảm được yêu cầu quản lý, giảm thiểu rủi ro và không được cao hơn mức áp dụng hiện nay đối với công ty niêm yết, đồng thời phù hợp với điều lệ của công ty.

    Đặc biệt, Chính phủ đang tính toán cho phép Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước có thể mua vào một số cổ phiếu loại tốt, có hiệu quả và có tính thanh khoản cao trong những trường hợp cần thiết.

    Việc lập thêm các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại cổ phần thời gian tới cần phải được kiểm soát chặt hơn, bảo đảm đầy đủ các điều kiện và tiêu chí quy định. Đồng thời, với phát triển số lượng, cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán nhanh chóng ổn định và từng bước tăng trưởng, nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động, góp phần tăng nhanh quy mô thị trường. Trước mắt trong điều kiện hiện nay, để tập trung thu hút nguồn ngoại tệ đang có ở trong nước, tạm thời chưa phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài.

    Mời bạn đọc nhấn vào đây để xem toàn văn chỉ đạo của Thủ tướng.

    NGỌC LAN
  7. sacombank12

    sacombank12 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Khi thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn hoảng loạn, rất cần có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. UBCK được lập ra để làm việc đó. Thế nhưng, thực tế cho thấy, UBCKNN không có quyền hành gì trong tay. Trong "ngày thứ 3 đen tối", khi các công ty chứng khoán và hiệp hội kinh doanh ck họp cùng với UB để tìm ra và phản ứng tức thời với diễn biến thị trường thì tất cả vẫn chỉ dừng lại ở: UBCK NN sẽ tiếp thu, ghi nhận và kiến nghị.
    Trời đất ơi! chỉ ngày mai nữa thôi, thị trường chứng khoán Vịêt nam, sản phẩm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , sẽ tan tành mây khói; Vậy mà ngày hôm nay vẫn chỉ là kiến nghị. Chúng ta thử đặt lại vấn đề: liệu với cơ chế hiện nay có phù hợp với thời kỳ hội nhập nữa hay không? Liệu với cơ chế này, UBCKNN sẽ làm gì để phản ứng với khủng hoảng? Câu trả lời là không gì cả. Cơ chế này, chính sách này, kiểu trình và xin đã không còn hợp thời với sự phát triển hội nhập được nữa. Một UBCK được thành lập để quản lý thị trường chứng khoán, nhưng thực quyền thì chẳng có gì. Muốn làm gì, đều phải xin, phải trình thì làm sao mà kịp đối phó với khủng hoảng. Trong lúc này, rất cần có một động thái mua vào để trấn an tinh thần nhà đầu tư; Rất cần có một khoảng thời gian lặng để nhà đầu tĩnh tâm nhìn lại; Nhưng, ai sẽ là người dám ra quyết định đó? Xin thưa là không ai cả!!! (vì ****** còn phải bảo vệ cái ghế của ******, bố cũng muốn lên tiếng lắm, nhưng nếu không hiểu ý lãnh đạo trước thì ****** lại mắc tội vượt mặt) Vậy cái UBCKNN được sinh ra mà không có quyền gì thì họ sinh ra để làm gì? Một cơ quan được sinh ra mà không khẳng định được vị trí của mình trong công việc thì cơ quan đó có nên tồn tại nữa hay không? Phải chẳng sự tồn tại đó đang thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội?! (cồng kềnh và không hiệu quả) Câu trả lời này nên dành cho những Lờ đờ.
    Đau đớn thay cho Nhà đầu tư trong nước! Họ luôn chung định hướng xây dựng đất nước; Luôn đi theo còn đường của Đảng và Nhà nước để xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Họ tham gia thị trường với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Nhưng khi thị trường giở mặt, có ông Lờ đờ nào đứng ra cứu họ không?! Thị trường vừa mới nổi, các Lờ đờ đã nghĩ ngay cách để vặt lông nhà đầu tư (thu thuế ck). Thị trường vừa mới phát triển, các lờ đờ đã nghĩ ngay ra cách "cắt khẩu phần ăn cho chúng mày khỏi lớn" (CT03, QĐ03). Lúc Nhà đầu tư sợ hãi thì ?ora tết anh cho một phát nữa? (câu nói của một lãnh đạo trong NHNN về chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát). Khi nhà đầu tư hoảng loạn thực sự thì các lờ đờ mặc kệ: Sống chết mặc bay, ****** cho phát hành từ lâu rồi(tăng vốn ồ ạt) và giờ thì tài khoản của ****** (lờ đờ) toàn money chứ làm đếch gì có cổ phiếu nữa (type of new corruption) và ?ochúng mày phải tự tìm cách mà chạy? (không khác gì việc: khi tắc đường, các phương tiện phải tự tìm lấy đường mà đi). Khi thị trường rất cần phản ứng của nhà nước thì các lờ đờ đứng chỉ tay hai ngón, phát ngôn loạn cào cào; Điều hành chính sách vĩ mô, thị trường tiền tệ mà chỉ hô hào và chơi đòn knock-out thì thị trường nào sống nổi. Bản chất thị trường chứng khoán là rất nhạy cảm với thông tin, vậy mà với chính sách vĩ mô mà cứ nay ông lờ đờ này hô giết, mãi ông lờ đờ khác hô đập thì có sống "chúng mày cũng thành tật cả đời với ******". Trong khi cả nước đang mong đợi việc chống lạm phát hiệu quả thì ?o ****** tăng giá xăng vì đơn giản là không thể bao cấp mãi được?. Đúng là họa vô đơn chí phúc bất trùng lai. Thị trường chứng khoán Việt nam vừa bị đấm, vừa bị đạp, vừa bị cắn thì có mà phát triển vào rọ. Tóm lại là các lờ đờ chẳng có một chút trách nhiệm gì với nhà đầu tư.
    Vậy thôi, đoạn kết của ?obộ phim? sẽ là: không hành động gì cả cho tới khi cơ chế điều hành hiện nay được đổi mới, còn không thì vĩnh viễn sẽ không còn ai tin vào kiểu điều hành của các Lờ đờ được nữa. Chạy cật lực anh em ơi!!!
  8. vietgacuccu

    vietgacuccu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Quá đúng.
  9. hocCK

    hocCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Đã được thích:
    1
    Bàn luận về giải pháp 19 điểm được chính phủ phê duyệt.

    1. Quá chung chung, mang tính chất chỉ đạo 5 ngón, nào là "tăng cường", tiếp tục...duy trì...nghiên cứu...đề xuất....tăng cường...phối hợp...Đọc y như nghị quyết của Công đoàn - công ty nhà nước...khi đọc tổng kết cuối năm. Em nói nghiêm túc, mình em cũng đưa ra được vài cái gói GP chung chung ấy.
    2. Không có một kế hoạch cụ thể để thực hiện giải pháp đi kèm. Không hề trả lời được bất kỳ câu hỏi: Who? When? How? nào cho bất kỳ giải pháp nào hết. Ngưòi ta nói đưa ra SOLUTION thì phải SMART (Specific-Measurable-Achieveable-Realistic-Timely). Em thấy cái SOLUTION đưa ra nó ngu ngu như thế nào ấy.
  10. jack0606

    jack0606 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Đã được thích:
    40
    GIẢI PHÁP BÂY GIỜ CHỈ CÓ THỂ SCIC MUA CỔ PHIẾU VÀO, NHNN BƠM TIỀN RA VÀ KHÔNG ĐỂ CÁC NH LỚN THAO TÚNG LÃI SUẤT, TĂNG BIÊN ĐỘ TỶ GIÁ, THỰC HIỆN NGAY LẬP TỨC VÀO NGÀY MAI THÌ MỚI CÓ THỂ ĐƯỢC, CÒN KHÔNG THÌ.....................

Chia sẻ trang này