Một tấm gương sáng trong thời buổi kim tiền

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nganguyen6, 11/08/2007.

7434 người đang online, trong đó có 974 thành viên. 13:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 530 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Một tấm gương sáng trong thời buổi kim tiền

    Trung úy Phạm Hữu Huyên: Người chết cho sự sống
    20:26'' 10/08/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Anh không một lời dặn lại trước khi lên đường vào vùng lũ cứu dân khi nhận lệnh. Anh đã nằm lại ở Tuyên Hoá giữa dòng nước lũ đục ngầu trong đêm, để những người khác được sống...

    8h sáng nay (10/8), lễ tang trung úy quân y Phạm Hữu Huyên đã diễn ra tại nhà khách T30 của BCH Quân sự tỉnh Quảng Bình theo nghi thức của quân đội. Vợ anh, chị Mai Thị Hiền ngất lên ngất xuống trước di hài chồng. Con trai anh, Phạm Hữu Huy chỉ mới 3 tuổi rưỡi, luôn miệng nói ?oBố cháu nằm dưới lá cờ kia?. Người cha già Phạm Hữu Ái, 60 tuổi khóc cạn dòng nước mắt: ?oCon tôi, nó đi rồi?.


    Lễ tiễn đưa Trung uý Phạm Hữu Huyên tại Quảng Bình ngày 10/8/2007. Ảnh: Hoàng Táo.

    ?oBố cháu nằm dưới lá cờ kia?

    20h ngày 07/08, anh Huyên cùng đồng đội của mình lên chuyến tàu đi cứu hộ bà con tại vùng rốn lũ Tuyên Hóa. Không một lời dặn cuối trước khi ra đi, chuyến đi này cũng như các chuyến đi khác mà anh đã từng đi. Vậy nhưng, ít ai ngờ rằng đó lại là chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời anh.

    Sau khi cùng đồng đội dũng cảm băng qua dòng nước như thác chảy để cứu dân về nơi trú ẩn an toàn, chiếc tàu cứu hộ đã gặp nạn.

    2h30 ngày 08/08, anh và thiếu tá Trần Bá Thường bị kẹt lại trong chiếc ca nô cứu hộ bị lũ lật úp. Theo lời kể của anh Thường, lúc đó hai anh em đã cùng nhau vật lộn với sóng nước giữa màn đêm để tìm ra con đường sống. Trong cái hang nước đen và lạnh, anh nhanh chóng bị xuống sức rồi ngất lịm đi.

    Mãi cho đến hơn 9h ngày 08/08, thiếu tá Trần Bá Thường mới được cứu ra. Còn lại một mình anh, Phạm Hữu Huyên, một người con của đất Lệ Thủy vẫn ở trong diện mất tích.


    Con thứ hai của anh Huyên, cháu Phạm Thị Trà My, con gái anh chỉ mới 4 tháng tuổi. Ảnh: Quang Cường.

    Trưa ngày 08/08, gia đình anh nhận được tin báo anh đã mất tích trong khi làm nhiệm vụ tại xã Châu Hóa. Đến 16h ngày 09/08, đồng đội và nhân dân đã tìm thấy anh trên bờ ruộng cách điểm chìm tàu 1 km (Châu Hóa). Ngay sau đó, anh được đưa về và làm lễ nhập quan tại nhà khách T30 của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

    Người vợ trẻ chỉ nấc lên, rồi lịm đi khi hay tin chồng mình vĩnh viễn không trở về. Anh ra đi mà không một lời nhắn trăn trối, không một nhắn gửi cho người ở lại.

    Từ nay, trên con đường dài từ Đồng Hới về nhà anh ở Lệ Thủy sẽ vắng bóng anh. Ngôi nhà rộng khang trang mà anh cùng vợ gây dựng nên sẽ chỉ còn mỗi mình người vợ trẻ. Đứa con gái nhỏ mới 4 tháng tuổi sẽ không còn được nghe tiếng ru hời của người cha mỗi cuối tuần. Em còn nhỏ quá để nhớ và biết chuyện gì đang diễn ra.

    Cha em đã ra đi, vì sự sống của 45 người dân ở thôn Canh Châu (xã Cảnh Hóa, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình). Trung uý Phạm Hữu Huyên ra đi, khi đang trên đường trở về sau chuyến cứu hộ thứ 2 trong đêm khi nhận lệnh cứu 70 người dân ở xã Phong Hóa (Tuyên Hóa), nhưng đã được đơn vị khác sơ tán kịp thời.

    Tiễn anh về đất mẹ

    12h30?T hôm nay (10/08), lễ di quan trung úy quân y Phạm Hữu Huyên về quê nhà đã diễn ra. Hàng người dài thầm lặng tiễn anh đi trong không khí đầy trang nghiêm, xúc động. Tất cả đồng chí, đồng đội và bà con thân thích đã kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ anh, người con hy sinh cho nhân dân quê hương Quảng Bình.


    Tiễn đưa anh về đất mẹ Quảng Bình. Ảnh: Văn Minh.
    Trong điếu văn truy điệu trung úy quân y Phạm Hữu Huyên, đồng chí Đoàn Lương Khuê (Phó chính ủy BCH Quân sự Quảng Bình) đã nói: ?oTấm gương ham học hỏi, cầu tiến bộ, tận tâm phục vụ đồng bào, đồng chí của thầy thuốc Phạm Hữu Huyên đã để lại ấn tượng cảm phục, tin yêu của đông đảo cán bộ, chiễn sỹ và nhân dân?.

    Sự hy sinh của đồng chí Phạm Hữu Huyên là một tấm gương vì dân quên mình. Đây là một mất mát lớn lao của gia đình và cơ quan. Với sự phấn đấu, cống hiến xuất sắc của mình, trung úy Phạm Hữu Huyên đã được ************* tặng Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba, được BCH Quân sự tỉnh tặng thưởng Danh hiệu chiến sĩ thi đua, và nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích học tập, công tác.

    Anh Phạm Hữu Hiệp (em trai anh Huyên, cùng đơn vị với anh) đau xót: ?oTôi không ngờ mọi việc lại diễn ra như vậy. Trước khi xuất quân, hai anh em chúng tôi gặp nhau và cùng hẹn ngày về. Vậy mà giờ đây, người đi kẻ mất??


    Em gái anh Huyên đang bế con trai lớn của anh thắp cho cha nén nhang lần cuối. Ảnh: Quang Cường.

    Bà con cùng các đồng chí đồng đội đang tiễn đưa anh về với đất mẹ, về với nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Mảnh đất Quảng Bình đã sinh ra anh. Và giờ đây, anh vĩnh viễn an giấc ở mảnh đất quên hương: nghĩa trang Mai Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.

    ?oAnh không chết. Anh đã ra đi, một chuyến công tác dài ngày. Anh vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi?, một đồng đội của anh nói.

    Nhìn khuôn mặt thơ trẻ của cháu Phạm Thị Trà My, con gái anh chỉ mới 4 tháng tuổi, mọi người không khỏi xót xa. Cháu sẽ không một lần được thốt ra tiếng ?ocha? thân yêu. Cháu sẽ lớn lên trong sự đùm bọc của người mẹ trẻ, ông bà nội ngoại. Cháu sẽ lớn lên trong niềm tự hào về người cha của mình: một chiến sĩ xả thân vì sự sống của hàng chục người dân đã được cứu sống trong trận lũ kinh hoàng ở Tuyên Hoá năm 2007.

    ?oAnh là một chiến sĩ dũng cảm, xả thân, quên mình vì nhân dân. Trên chuyến tàu cứu hộ đêm 07 rạng sáng 08/08, anh đã tìm mọi cách để cứu bà con trong vùng lũ. Nhưng thật không may, anh đã ra đi không một lời??, nói đến đó, trung tá Nguyễn Tuấn nghẹn đi. Trung tá Nguyễn Tuấn, trợ lý tác huấn của BCH Quân sự tỉnh Quảng Bình là người chỉ đạo trực tiếp trên chuyến tàu cứu hộ đêm 07.

    35 tuổi đời, 15 tuổi quân và 10 năm tuổi Đảng! Chặng đường phấn đấu, cống hiến cho lý tưởng cách mạng và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc tuy ngắn ngủi nhưng siết bao sâu nặng với nghĩa Đảng tình dân, với nghĩa tình đồng đội.

    Tại lễ tang của anh Huyên, Đại tá Võ Đức Dạy (Chính ủy BCH Quân sự tỉnh Quảng Bình) nghẹn lời: ?oĐồng chí Huyên là một đồng chí tốt, tận tụy với công việc, chuyên môn khá, là người vui vẻ hòa nhã với anh em đồng đội và rất được tin yêu. Việc đồng chí hy sinh là một mất mát lớn với đơn vị và gia đình. Hiện nay, BCH Quân sự tỉnh đang làm hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước niên hạn, phong tặng danh hiệu liệt sĩ cho đồng chí Phạm Hữu Huyên?.


    Anh ra đi vì sự sống của rất nhiều người dân vùng lũ Tuyên Hoá tháng 8/2007. Ảnh: Hoàng Táo.

    ?oChúng tôi, những người đồng đội, đồng chí sẽ làm cho đồng chí Huyên an lòng, sẽ hết sức cố gắng để giúp đỡ gia đình và các con đồng chí Huyên? - Đại tá Nguyễn Quốc Trĩ (Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh Quảng Bình) lặng người khi cất tiếng.

    Anh đã ra đi vì sự sống của 45 người dân đã được cứu kịp thời. Anh ra đi khi nhận lệnh cứu sống thêm 70 người dân khác.

    "Khi bạn sinh ra, bạn đã khóc trong khi những người khác đều mỉm cười. Hãy sống, để khi nằm lại, bạn có thể mỉm cười trong khi mọi người đều khóc. Họ khóc, vì hạnh phúc đã được biết một người như bạn", một người từng viết.

    Quảng Bình ngày 10/8/2007, trong đoàn xe tang tiễn đưa anh, mọi người đều không cầm được nước mắt. Rất nhiều người trong số họ, chỉ mới lần đầu tiên gặp anh, qua di ảnh.

    Tiểu sử trung úy quân y Phạm Hữu Huyên:

    ? Sinh ngày 26/10/1973. Quê ở thôn Phong Giang, thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
    ? Tháng 9/1992, Phạm Hữu Huyên lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự tại trung đoàn 82, Quân khu 4. Vào quân ngũ, anh luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó.
    ? Năm 1993, anh được cử đi học khóa đào tạo hệ trung cấp tại Học viện Quân y.
    ? Năm 1995, anh được điều về đảm nhận chức vụ quân y sỹ tại Tiểu đoàn 24 quân y, Sư đoàn 968, Quân khu 4.
    ? 8/2003, chuyển về công tác ở đội xây dựng cơ sở số 5 thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện Lệ Thủy.
    ? 4/2006 đến nay, công tác tại bệnh xã 24 thuộc phòng hậu cần, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.
    ? Mất ngày 08/08/2007 trong khi làm nhiệm vụ tại huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình.

    Khen thưởng:
    Được ************* trao tặng Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba.
    Sư đoàn 968 và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua và nhiều bằng khen, giấy khen khác về thành tích học tập, công tác.
    Ngày 09/08/2007, BCH Quân sự tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ tư lệnh Quân khu 4 nâng bậc lương trước niên hạn, đề nghị công nhận danh hiệu liệt sĩ.
    BCH Quân sự tỉnh Quảng Bình đã:
    Tổ chức lễ an táng cho trung úy Phạm Hữu Huyên theo nghi lễ của quân đội.
    Làm hồ sơ gửi Quân khu 4 đề nghị công nhận danh hiệu liệt sĩ.
    Quân Khu 4 đã hỗ trợ gia đình đồng chí Huyên 30 triệu đồng theo chế độ chính sách dành cho quân nhân.
    Tổ chức thực các chế độ bảo hiểm, chăm lo cho gia đình đồng chí Huyên.
  2. redbull77

    redbull77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Đã được thích:
    3
    Xin chia buồn cùng gia đình Trung úy Phạm Hữu Huyên: Người chết cho sự sống.
  3. thaoph

    thaoph Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Không thấy bác nào tổ chức quyên góp nhỉ? Quyên góp đi bà con ơi

Chia sẻ trang này