Mother Day!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi SSM.60.6, 07/05/2011.

2892 người đang online, trong đó có 89 thành viên. 05:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 929 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. SSM.60.6 Thành viên rất tích cực

    [};-[};-[};-Nhân ngày "Mother Day, 8 May" ở Mỹ.Chúng ta cùng đọc để thương muôn cách của MẸ.








    Túi gạo của Mẹ


    [​IMG]


    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng,người cha vắn số.

    Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.

    Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oàn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới.V ốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.


    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]- Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.


    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nỡ…



    Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…

    Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

    Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:
    -Chị đặt lên cân đi.Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

    Chị cẩn thận tháo túi.

    Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:
    -Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. _ Thầy vừa nói vừa lắc đầu.

    -Nhận vào. _ Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

    Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:
    -Tôi có 5 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

    -Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước. _ Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.

    ~*~


    Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

    - Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?

    - Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế! Người phụ nữ bối rối.

    - Thật buồn cười cái nhà chị này! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

    Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.


    ~*~

    Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến.Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

    Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:
    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]- Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận
    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]!


    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.


    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.[/FONT]

    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại[/FONT]
    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]- Thưa với thầy, gạo này là do tôi... Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm... Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo,con tôi thất học mất![/FONT]


    [​IMG]

    Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng, ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

    Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ:
    - Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hổ trợ cho học sinh vượt khó.

    Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:
    - Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

    Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.
    Lòng thầy xót xa.

    Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra, học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.

    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của thủ đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng. [/FONT]

    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif][FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc, không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.[/FONT][/FONT]

    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif][FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.[/FONT][/FONT]

    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif][FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.[/FONT]

    Thầy nói:

    - Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

    Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu tùng bước khó nhọc bước lên sân khấu.[/FONT]

    Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.

    - Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…

    Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả, mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

    Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản,t ất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.

    Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

    - Mẹ ơi ! Mẹ của con…


    Linh Đan (dịch từ truyện ngắn khuyết danh của Trung Quốc)





    [/FONT]




    [/FONT]





    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]













    [/FONT]







    Mẹ già một nắng hai sương... TÚI GẠO CỦA Mẹ/ Linh Đan










  2. SSM.60.6

    SSM.60.6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Con ơi! khi con còn thơ dại
    Mẹ đã mất rất nhiều thời gian
    Mẹ dạy con cầm thìa, dùng đũa ăn cơm
    Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi
    Những kỉ niệm mẹ con mình sống bên nhau
    làm mẹ nhớ thương da diết
    Vì thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời
    Con hãy cho mẹ chút thời gian
    Cho mẹ suy nghĩ thêm
    Cho dù cuối cùng ngay cả định nói gì...
    Mẹ cũng quên....


    Con ơi! con quên là mẹ đã tập cho con
    Con mới thuộc khúc đồng giao đầu đời
    Con nhớ không mỗi ngày mẹ đáp
    Nên nếu mẹ lỡ kể nhiều lần câu chuyện món răng
    Ngâm nga những khúc ru con thời bé
    Xin con tha thứ cho mẹ
    Xin con cho mẹ chìm trong những hồi ức ấy nhé
    Xin con đáp lời mẹ kể những chuyện vụn vặt trong nhà!


    Con ơi giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày
    Ăn cơm vãi đầy vạt áo
    Chải đầu tay bần bật run
    Đừng giục giã mẹ
    Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm
    Mẹ chỉ cần có con ở bên
    mẹ đủ ấm


    Con ơi giờ mẹ chân đi không vững, nhấc không nổi bước
    Mẹ xin con nắm tay mẹ,
    Dìu mẹ, chậm thôi
    Như năm đó
    mẹ dìu con đi những bước đầu đời...
  3. chutchit26

    chutchit26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1
    có lẽ vì chứng khoán thua lỗ hay sao mà chả ai nhớ đến ngày của mẹ.:((:((:((:((:((
    cảm ơn chủ pic đã cho mọi người những phút giây xao lòng...

    Mẹ đừng buồn khi anh nói yêu con
    Bởi trước con anh ý là của mẹ
    Anh có thể yêu con thời trai trẻ
    Nhưng suốt đời yêu mẹ, mẹ ơi
    [​IMG][​IMG]
  4. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Hình Ảnh Mẹ Trong Thi Ca Việt Nam
    Tuyết Mai

    Mẹ là dòng suối tắm mát.
    Mẹ là dòng sông êm đềm.
    Mẹ là vòng tay ấm áp che chở cuộc đời con…

    [​IMG]Có không biết bao nhiêu thơ, nhạc, ca dao ca ngợi tình mẹ thương con bao la như trời cao biển rộng. Trên đời này có lắm kỳ quan, nhưng không có kỳ quan nào uy nghi và rực rỡ bằng “Trái Tim Của Mẹ”. Tình Mẹ thương con là một thứ Tình Thiên Thu Bất Diệt.

    Trong ngôn ngữ của loài người khắp thế giới, tiếng gọi “mẹ” là tiếng nói đầu tiên của trẻ thơ. Không phải có một sự ngẫu nhiên trùng hợp mà theo quy luật ngữ âm tiếng M là tiếng đầu đời của trẻ thơ, bật ra từ vành môi bập bẹ mới tập nói, để đáp trả lại tình mênh mông bao la như trời biển mẹ dành cho con. Người Việt Nam, ở miền Bắc gọi mẹ là “mẹ” , người Trung gọi là “mạ”, người Nam gọi là “má”. Người Pháp gọi là “Maman”, người Đức (Mutter), Người Bồ Đào Nha (Maê), Ba Lan (Matka) Tiệp Khắc (Mamicka), Người Nga gọi là (Mamb). Người anh là “mother” ..

    Trong ký ức của con, hình ảnh mẹ đơn sơ như hương lúa, mỏng mảnh như hoa cà, Nhà Thơ Lưu Trọng Lư đã để lại một bài thơ bất hủ về mẹ:

    “Mỗi lần nắng mới hắt bên song.
    Xao xác gà trưa gáy não nùng;
    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
    Chập chờn sống lại những ngày không
    Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
    Lúc người còn sống tôi lên mười
    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
    Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi
    Hình dáng mẹ tôi chửa xóa nhòa
    Hãy còn mường tượng lúc vào ra
    Nét cười đen nhánh sau tay áo
    Trong ánh trưa Hè, trước giậu thưa”
    (Nắng Mới)

    Huy Cận thương mẹ một đời vất vả hy sinh cho chồng con, nhưng không một phút nào buồn lòng, chán nản cuộc đời nhiều cay đắng:

    “ Quanh năm có nghỉ ngày nào!
    Sớm khuya làm lụng người hao mặt gầy
    Rét Đông đi cấy đi cày
    Nóng Hè bãi cát, đường lầy đội khoai
    Bấu chân khỏi ngã dốc nhoài
    Những chiều gánh nước gặp trời đổ mưa”.
    (Mẹ ơi! Đời Mẹ)

    Nhà Thơ Hồ Dzếnh, Cha là người Trung hoa, Mẹ là người Việt, Ông đã viết lời thơ ca ngợi người phụ nữ Việt Nam!

    “Cô gái Việt Nam ơi!
    Từ thuở sơ sinh lận đận rồi
    Tôi biết tình cô u uất lắm
    Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi.
    Cô gái Việt Nam ơi!
    Nếu chữ Hy Sinh có ở đời
    Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
    Cho lòng cô gái Việt Nam tươi”
    (Cảm Xúc).

    Trong những nhà thơ nổi tiếng thời tiền chiến không mầy người viết về tình mẹ, phần nhiều viết về tình yêu như Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử… Nhưng phần nhiều những tập thơ xuất bản ở hải ngoại sau năm 1975, thì đề tài quê hương và mẹ rất phổ thông. Có lẽ là vì những kẻ tha hương, ai ra đi cũng mang theo trong lòng một mảnh vườn hoài niệm. Trong mảnh vườn hoài niệm đó có dòng sông kỷ niệm, có những đêm trăng sáng, những con đường ngập nắng, đưa tuổi thơ ngọt ngào về mọi nẽo say mơ…lòng của ai mà chẳng có một quê hương với hình ảnh một bà mẹ già lưng còng tóc bạc?

    Nhà thơ Nguyễn Vô Cùng đã nhớ về mẹ :

    "Mênh mông biển lớn sóng dâng trào
    Lòng mẹ ngàn năm vẫn dạt dào
    Chua xót thân già đời lận đận
    Ngậm ngùi phận trẻ kiếp lao đao
    Non buồn chạnh nhớ dường tê tái
    Cửa vắng vời trông luống nghẹn ngào
    Nhớ mẹ tháng năm mòn mỏi đợi
    Nỗi lòng canh cánh núi ngàn cao”

    Quê hương Việt Nam với chiến tranh lâu dài, có những người chồng phải đi chinh chiến miền xa, có người hy sinh ngoài chiến trận, bà mẹ Việt Nam vừa làm cha, vừa làm mẹ dạy dỗ, tần tảo nuôi con. Rồi khi chiến tranh chấm dứt bà mẹ Việt Nam chưa hết nỗi mừng vui hòa bình thì chồng con chịu cảnh lao tù học tập . Người đàn bà Việt Nam lại phải lặn lội rừng sâu núi thẳm để thăm nuôi chồng, con. Có lẽ người đàn bà Việt Nam là người chịu nhiều khổ đau nhất thế giới. Viết về nổi khổ của bà mẹ Việt Nam trong chiến tranh , Nhà thơ Phan Khâm có mấy vần thơ:

    “Lặn lội thân cò khóc nỉ non
    Mùa Hè đỏ lửa tháng sinh con
    Mẹ ở đầu ghềnh cha cuối thác
    Chiều ơi, quê ngoại nắng chon von.
    Ai về ngoài ngoại con theo với
    Quê Mẹ Đông Hà thuở chiến chinh
    Mẹ lấy chồng gian nan chới với
    Giống như đời mẹ cũng đao binh”.
    (Chiều Ơi Quê Ngoại)

    Hình ảnh của Mẹ sau cuộc chiến:
    “Ngày Đông mưa nhỏ hàng hiên
    Mẹ mang thùng hứng cho quên nỗi sầu
    Mẹ làm mọi việc – Cha đâu? –
    Cha con tù ngục rừng sâu mịt mù!”.
    (Ngày Đông ) Hoàng Minh Hùng

    Những khổ cực nghiệt ngã đã làm oằn lưng mẹ, làm khô héo đôi tay gầy guộc, tô đậm trên trán, trên đôi gò má của mẹ nhiều vết nhăn nheo. Những tàn phai của thời gian được ghi dấu trên mái tóc bạc phơ. Nhà Thơ Vương Đức Lệ xót xa thương mẹ:

    “Thương cái cò lặn lội bờ sông
    Mẹ về chợ cái tôm, cái tép
    Ấm mái tranh xưa chiều hôm khói bếp
    Bữa cơm nào, cơm gạo mới đưa hương…
    Ánh lửa hồng reo vui nồi cám lợn
    Vườn sau xanh, lấm tấm dấu chân gà
    Trên cành trĩu, trái na vừa mở mắt
    Lời ca dao mẹ hát buổi trưa xa…
    (Nhớ Mẹ Ta Xưa)

    Những ngày các con còn nhỏ dại, mẹ một đời tần tảo, chịu khổ nhọc, hy sinh nuôi con nên người . Đến khi các con khôn lớn thì mỗi đứa một nơi, như núm ruột của mẹ bị cắt ra, bỏ đi mỗi nơi một khúc, còn nỗi đau nào hơn. Mẹ già chiều chiều ngồi tựa cửa mong con ở phương trời:

    “Chắt chiu cùng năm tháng
    Mẹ tần tảo ngược xuôi
    Nuôi con ngày khôn lớn
    Mỗi đứa một phương trời
    Nay tuổi già vóc hạc
    Thui thủi bóng vào ra
    Muộn phiền vai mẹ gánh
    Liêu xiêu buổi chiều tà”
    (Thương mẹ khổ một đời) Vương Đức Lệ

    Dù bao nhiêu tuổi già đi nữa, mất mẹ con cũng bơ vơ như đứa trẻ mồ côi, cả đời mình không lớn khôn thêm. Nhà thơ Phan thị Ngôn Ngữ rất lo “Xa mẹ rồi con biết sẽ về đâu?”

    “Dáng mẹ gầy-thấp thoáng buổi hoàng hôn
    Tóc mẹ trắng-chia đường trăm lối rẽ
    Con đứng một mình-trước sau quạnh quẽ
    Một giòng sông mất hút cuối chân trời
    Con mất mẹ rồi con sẽ mồ côi
    Trong góc tối-con âm thầm khóc mẹ
    Trong góc tối-một mình con lặng lẽ
    Chỉ mình con-tiếng gỗ nẻ đêm sầu
    Xa mẹ rồi con biết sẽ về đâu!”

    Hình ảnh mẹ luôn đơn sơ thân thiết như vườn xanh bóng mát, như hoa cao rụng trắng thềm nhà, như sáo diều vương thanh trúc…Mẹ là dáng dấp quê hương, nghìn trùng yêu dấu, là tiếng võng lời ru..Nghiêu Minh làm thơ ca tụng Mẹ:

    “Mẹ là con đường đưa con đến Chân Trời
    Mẹ là chiếc cầu đưa con qua bờ sông rộng
    Ôi bờ sông rộng Nhân Gian”.

    Hình ảnh Mẹ luôn sống trong lòng những đứa con lưu vong, hy vọng một ngày được trở về với Mẹ:

    “Mùa Xuân nào con sẽ về thăm Má
    Không bằng chim sâu con vẽ trong mơ
    Mà bằng dạt dào gieo nhân gặt quả
    Má giữ gìn con trong suốt nguồn thơ”
    (Xuân Nào Con Sẽ Vế Thăm Má) Nghiêu Minh

    Chẳng có gì đổi được tình mẹ, đổi được nụ cười mộc mạc, đơn sơ trên môi Mẹ hiền, nhà thơ Trần Trung Đạo đã hoài niệm về nụ cười của mẹ:

    “Nhắc chiến phone lên bổng lặng người
    Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
    Ví mà tôi đổi thời gian được
    Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười…”

    Ngày đi con hẹn sẽ trở về, nhưng con vẫn biền biệt phương trời cho mẹ mỏi mắt chờ mong. Hoàng Trùng Dương nhớ buổi chia tay:

    “ Thu sang lá vẫn cứ rơi
    Xuân về Mẹ vẫn cuối đời trông con
    Tháng năm mẹ vẫn mỏi mòn
    Hao gầy thân xác chon von đỉnh đầu
    Nhớ con lệ nhỏ canh thâu
    Ngày đêm Mẹ vẫn nguyện cầu bình an”
    Rồi ngày con về thì mẹ đã ra đi…
    “Con về trong nỗi cô liêu
    Nghĩa trang vắng lạnh một chiều cuối Đông
    Còn đâu ngày tháng đợi trông
    Đứa con viễn xứ phiêu bồng ngàn khơi”
    (Khóc Mẹ) Hoàng Trùng Dương.

    Nói sao cho hết tình mẹ thương con. Mẹ là bóng mát của lủy tre làng, là khói lam chiều hoàng hôn nơi thôn giả, là những kỷ niệm thật êm đềm thuở ấu thơ . Tất cả sẽ trở nên nghẹn ngào chua xót trong tâm tư của những người con đã mất mẹ. Vậy những ai may mắn còn mẹ hãy ý thức mình là người có phước, hãy hân hoan, trân quý niềm vui còn có mẹ, vì:

    “Con có mẹ con còn tất cả
    Mẹ đi rồi, tất cả cùng đi
    Trong huyệt lạnh mẹ có nghe con khóc
    Khóc bây giờ và mãi mãi ngàn sau”
    http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=4475
  5. chutchit26

    chutchit26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1
    Mẹ !

    Mười sáu tuổi con nào đã lớn
    Chưa trưởng thành mẹ đã bỏ con đi
    Mười sáu tuổi con mồ côi mẹ
    Chẳng thể nào tin, mẹ mãi xa con

    Làm con trai khóc không thành tiếng
    Nước mắt chảy ngược dòng trong nức nở Mẹ ơi !
    Và máu chảy trong tim con mỗi lần nghe bạn bè gọi Mẹ
    Chẳng bao giờ con được gọi Mẹ ơi!

    Mẹ xa rồi chị gái chẳng gần con
    Căn nhà vắng những đêm đông lạnh giá
    Ai sưởi ấm lòng con trong từng cơn giá lạnh
    Biết bao lần con gọi Mẹ, Mẹ ơi!

    Và hằng đêm trong giấc mơ Mẹ lại ở cùng con
    Âu yếm hôn con trong vòng tay của Mẹ
    Mẹ lại hỏi con câu hỏi khi ngày xưa còn bé
    Con thương Mẹ nhất nhà có phải không con?

    Cả cuộc đời phía trước của con
    Con bước đi thế nào khi bên con không còn có Mẹ
    Bởi tướng cướp anh hùng lúc lâm chung
    cũng thường hay gọi Mẹ
    Mẹ lại về giúp con qua gian khổ Mẹ nha !

    Con chợt tin đời còn có phép nhiệm màu
    Mẹ lại trở về trong dáng đi hiền hậu
    Và dang tay con ôm hạnh phúc
    Hạnh phúc tột cùng của đứa trẻ mồ côi
  6. chutchit26

    chutchit26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1
    Bài Viết Về Mẹ



    Trời cuối năm rồi gió bấc thổi từng cơn
    con lại muốn viết những dòng về mẹ
    như câu chuyện tình con chưa được kể
    Vẫn ôm trong lòng thao thức với thời gian
    bảy lượt xuân về con xa mẹ bảy năm
    mái tóc mẹ nỗi u hoài nhuộm bạc

    Từ tháng Giêng ngày buồn qua tháng Chạp
    có ngày nào mẹ không nhớ thương con
    có những đau thương những nỗi u buồn
    nước mắt mẹ chảy dài theo năm tháng

    Thuở truân chuyên nhiều hơn thời sung sướng
    suốt cuộc đời mấy lúc mẹ thảnh thơi
    con lớn không rồi mẹ vẫn khổ mẹ ơi
    bảy tám đưá con như đàn chim bạt gió

    Mấy cuộc biển dâu trút lên đời bão tố
    mẹ oằn mình chở hết nỗi khổ đau
    ngày quê hương tang tóc ấy thảm sầu (*)
    trên thân mẹ máu loang hòa nước mắt
    cơ nghiệp tan hoang mưa vùi sóng dập
    mẹ dắt đàn con đi tìm lại cuộc đời

    Hai mươi năm lòng mẹ không nguôi
    trông về quê xa mẹ buồn đau quặn
    thương những đứa con ngày mưa tháng nắng
    núm ruột nào khi cắt không đau

    Mấy thuở hàn vi hoạn nạn cơ cầu
    mẹ nuôi chúng con rỡ ràng không lớn
    bây giờ chúng con mỗi người một chốn
    mẹ hoài hoài khóc nhớ khóc thương

    Ngoài bảy mươi chưa hết nỗi đoạn trường
    đau thương chất lên tuổi già sức yếu
    mẹ lại sống những tháng ngày túng thiếu
    lại nhớ thương trông ngóng từng ngày

    Mẹ chắt chiu dành dụm trong tay
    từng đồng bạc để nuôi con cải tạo
    con ngồi trong bốn bức tường trâng tráo
    từng đêm dài tiếng mẹ vọng yêu thương

    Mẹ ơi, chiều nay gió bấc thổi từng cơn
    con muốn viết cả tấm lòng về mẹ.
  7. chutchit26

    chutchit26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1
    Mẹ



    Con sẽ không đợi một ngày kia
    khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
    Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
    Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
    Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
    mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
    ai níu nổi thời gian?
    ai níu nổi?
    Con mỗi ngày một lớn lên
    Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
    Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

    Con sẽ không đợi một ngày kia
    có người cài cho con lên áo một bông hồng
    mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
    mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
    hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
    Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
    Sống tự do như một cánh chim bằng
    Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
    Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
    Những bài thơ chất ngập tâm hồn
    đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
    Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
    mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
    ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
    giọt nước mắt già nua không ứa nổi
    ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
    mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
    Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
    mấy kẻ đi qua
    mấy người dừng lại?
    Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
    trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
    ta vẫn vô tình
    ta vẫn thản nhiên?

    Hôm nay...
    anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
    ngã nón đứng chào xe tang qua phố
    ai mất mẹ?
    sao lòng anh hoảng sợ
    tiếng khóc kia bao lâu nữa
    của mình?
    Bài thơ này xin thắp một bình minh
    trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
    bài thơ như một nụ hồng
    Con cài sẵn cho tháng ngày
    sẽ tới !
  8. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    Mẹ cha thì nhớ thương mình
    Mình đi thương nhớ người tình xa xôi".
    (Thư Gửi Thầy Mẹ)~X
  9. chutchit26

    chutchit26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1
    Cha Mẹ chăm con k kể nhọc nhằn
    Con chăm cha mẹ con tính từng ngày con ơi
    :((:((:((:((:((:((:((:((
  10. a_violet_poem

    a_violet_poem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2010
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này