MPC – Hưởng lợi lớn từ tình hình khan hiếm tôm nguyên liệu nhờ tích trữ tồn kho đến 5700 tỷ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stocktrade, 04/10/2023.

7607 người đang online, trong đó có 1187 thành viên. 14:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11526 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Ở thời điểm thị trường bất ổn như hiện tại, từ đây tới cuối năm chỉ có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến để xuất khẩu là có lợi nhuận tốt nhất vì thu về nguồn ngoại tệ, nhất là xuất khẩu đi thị trường US khi mà tỷ giá USD đang tăng chóng mặt.

    Trong trend đón sóng phục hồi từ các ngành thủy sản dệt may da giày, MPC là cổ phiếu hưởng lợi lớn nhất với nhiều yếu tố có tác động tích cực mạnh mẽ về kết quả kinh doanh trong những tháng cuối năm như sau:

    Về ngành xuất khẩu tôm:

    - Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại các nước Âu Mỹ Á hồi phục từ tháng 8 và đang chuẩn bị bước vào mùa các kỳ nghĩ lễ trong những tháng cuối năm với mức tiêu dùng sẽ tăng mạnh, các chủng loại hàng quần áo giày dép đồ điện tử có thể hoãn mua chứ nhu cầu ăn uống là không thể trì hoãn thay thế. Các thị trường lớn là US & TQ tăng nhập khẩu ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng gần đây.

    - Tình hình hàng tồn kho do tiêu thụ chậm tại các nước vơi dần và cần đẩy mạnh nhập khẩu tích trữ cho mùa lễ hội cuối năm.

    - Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong nước đã dần lấy lại đà tăng trưởng với sản lượng và kim ngạch tương đương cùng kỳ năm trước. Tính trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm giảm 25% svck trong khi kim ngạch cá giảm 31% svck

    - Các thị trường lớn trong khối CPTPP như Nhật Bản, Australia, Canada cũng đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

    - Giai đoạn cuối năm, dự kiến nguyên liệu tôm sẽ bị thiếu hụt do nông dân giảm nuôi vì nguyên liệu giá thấp tại Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador đang bị EI Nino gây thiệt hại lớn khoảng 30% vùng nuôi.

    - Hiện nay tình hình thu mua tôm nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu đang bắt đầu nóng sốt do khan hiếm hàng, các hộ nông dân nuôi trồng sau thời gian thua lỗ do giá thấp đã giảm mạnh diện tích nuôi trồng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung ngay vào thời điểm chuẩn bị mùa cao điểm xuất khẩu gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động thu mua, ước tính hiện tại người nuôi tôm có hàng bán ngay thời điểm này đã lãi 20%.

    https://tuoitre.vn/gia-tom-tang-tro-lai-nong-dan-khong-con-hang-20231003232945766.htm


    Về MPC:

    - Vị thế ngành: số 1 xuất khẩu ngành tôm tại Vietnam, doanh thu xuất khẩu gấp 3 lần FMC và gấp 5 lần CMX.

    - KQKD 6 tháng đầu năm 2023 với DT là 4566 tỷ giảm 48% svck, LNST âm 88 tỷ svck lãi 236 tỷ. LNST Q1 2023 là âm 98 tỷ, Q2 2023 là 10 tỷ, đang ở mức đáy lợi nhuận nhiều năm.

    - Trong 6 tháng đầu năm, với tình hình nhu cầu tiêu thụ giảm tại các thị trường xuất khẩu quốc tế và trong bối cảnh cước vận tải và phí container ở mức cao nhiều khả năng MPC đã chủ động điều tiết doanh số bán hàng để tối ưu hơn về tài chính, điều này thể hiện qua khoản mục Chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2023 là 315 tỷ, giảm mạnh tới 60% so với mức 781 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2023.

    - Ngược lại, BCTC HN Q2 2023 thể hiện khoản tồn kho lên tới 5700 tỷ và dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ có 92 tỷ trong bối cảnh giá tôm đã bắt đầu đi lên trong những tháng gần đây thể hiện khoản tồn kho có mức chi phí giá vốn là rất thấp, chỉ cần 10% lợi thế giá vốn đã tương ứng 570 tỷ, trong khi tác động của tình trạng giá thấp kéo dài & hiện tượng El Nino làm giảm mạnh sản lượng cung ứng trên toàn thế giới ngay đầu mùa tiêu thụ cao điểm sẽ dẫn tới giá bán dần leo cao từ đây cho tới cuối năm.

    - Đầu tư mở rộng sản xuất chế biến với 3 nhà máy mới tăng công suất lên 1.7 lần với nhà máy đầu tiên tăng thêm 18.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động.

    - MPC được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định EVFTA khi thuế tôm nguyên liệu và sản phẩm tôm được giảm mạnh từ mức 12% - 20% về mức 0%

    - Tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới Nhật Bản TQ

    - Trích thông tin media từ Mr.Quang tại ĐHCĐ 2023: “ông Quang nhận định thị trường năm nay biến động rất khó lường, nhưng vẫn có những tín hiệu tốt. Cụ thể, do giá tôm trên thị trường hiện đang thấp, nên tình trạng “treo ao” ở Ấn Độ tới 30-50%. Còn tại Ecuado, lượng mưa nhiều, tôm chết tới 30%. Điều này khiến sản lượng tốm cuối năm nay sẽ giảm mạnh và giá thành sẽ tăng. Còn tại Việt Nam, do giá tôm thấp cũng khiến nhiều người nuôi “treo ao” tăng tới 30-50%. Theo đó, sản lượng tôm cũng sẽ giảm 30-50%. Khi nguồn cung thiếu sẽ giúp “đẩy” nhanh hàng tồn kho ra thị trường cuối năm nay khi dịp cuối năm có nhiều lễ hội: Tết, Noel… sẽ khiến mức tiêu dùng tăng lên, khi đó giá tôm sẽ tăng trở lại. Dự kiến giá tôm sẽ tăng từ tháng 8 năm nay trở đi, và có thể giảm tồn kho nhanh chóng và bán hàng tốt hơn. Theo đó, lợi nhuận của MPC phải từ quý 3/2023 trở đi mới có. Chúng tôi vẫn tự tin hoàn thành kế hoạch năm, nhưng do thị trường biến động khó lường và chúng tôi sẽ thông báo cho cổ đông dự báo cụ thể kinh doanh năm 2023 vào tháng 8/2023”.


    https://vneconomy.vn/dai-hoi-co-don...g-rat-kho-luong-nhung-van-co-tin-hieu-tot.htm

    - Nguồn doanh thu của MPC gần 100% là ngoại tệ, chủ yếu là USD. Trong 3 năm gần nhất 2020-21-22 doanh thu bình quân khoảng 700 triệu USD/năm. Kế hoạch doanh thu năm 2023 là gần 13.000 tỷ tương đương khoảng 530 triệu USD, Sự thay đổi tỷ giá USD tăng thêm 1% thì MPC sẽ hưởng lợi thêm 5.3 triệu USD ~ 130 tỷ VND, tỷ giá USD càng tăng thì MPC càng hưởng lợi nhiều.

    Trong năm 2022, tỷ giá USD tăng 3.3% đã mang lại khoản lãi 485 tỷ và tác động mạnh làm tăng đến 52% lợi nhuận của MPC, thuộc số ít doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ tỷ giá USD tăng.

    https://24hmoney.vn/news/ty-gia-tan...are&utm_medium=article&utm_source=24hmoneyapp


    Như vậy, nhiều khả năng tầm nhìn chiến lược đầy kinh nghiệm trong việc dự báo xu hướng thị trường thế giới của MPC nói chung & Mr.Quang nói riêng đã hoàn toàn chính xác và có chiến thuật tích trữ hàng tồn trong 6 tháng đầu năm cho vụ mùa cuối năm bội thu với yếu tố kích đẩy là nguồn cung khan hiếm và tỷ giá USD tăng mạnh sẽ mang lại lại lợi nhuận đột biến trong 6 tháng cuối năm cho MPC.

    Dự đoán KQKD H2 2023 từ 2 yếu tố tồn kho lớn với giá vốn thấp và tỷ giá USD tăng: lợi nhuận đạt 1.000 tỷ vượt 50% KH năm.
    npp2010durex07 thích bài này.
  2. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.263
    Biên to quá
  3. Stock_life

    Stock_life Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2021
    Đã được thích:
    687
    Có khi nào cái kho đó chỉ có trên giấy không, vụ này thường xảy ra lắm.
    chuki thích bài này.
  4. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    MPC không phải dạng công ty rác đâu bác ah, dù nằm ở Upcom nhưng tầm vóc là cty thủy sản lớn nhất Vietnam quy mô to nhất cả 3 sàn đấy, danh sách cổ đông lớn có tới 4 quỹ đầu tư NN, HĐQT có 2 thành viên NN & BĐH có luôn 1 PTGĐ NN.
    Hàng quý đều có công bố BCTC đầy đủ, đã có BCTC bán niên 2023 kiểm toán bởi KPMG rồi đấy bác cứ tra,cơ hội dành cho tất cả nhé.
  5. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Giá tôm tăng trở lại, nông dân không còn hàng

    Sau nhiều tháng giảm giá mạnh, giá tôm tại các tỉnh thành miền Tây đã bắt đầu tăng 15.000 - 35.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ. Tuy nhiên nông dân cũng không còn tôm để bán.

    Ông Nguyễn Thành Phúc (xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang) - chủ 4ha nuôi tôm thẻ và tôm sú - cho biết so với khoảng 1-2 tuần trước, giá tôm đã tăng 15.000 - 35.000 đồng/kg nhưng do nghịch mùa nước ngọt nên số lượng nguồn tôm nuôi trong ao rất ít. "Dù giá tôm tăng cao nhưng tại khu vực tôi ở, rất ít hộ có tôm nuôi để bán", ông Phúc nói.

    Anh Lý Hồng, một đại lý thu mua tôm ở thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng, cho hay giá tôm thẻ bắt đầu nhích lên từ giữa tháng 8, với mức tăng 5.000 - 15.000 đồng/kg tùy kích cỡ.

    Trong đó, tôm cỡ 30 con được thương lái mua khoảng 140.000 đồng/kg, cỡ 40 con là 115.000 đồng/kg, cỡ 50 con là 105.000 đồng/kg.

    Ghi nhận tại Cà Mau cho thấy giá tôm thẻ được thương lái thu mua tại đầm 90.000 đồng/kg (loại 100 con/kg) và 110.000 đồng/kg (loại 50 con/kg), tăng hơn 20.000 đồng/kg so với trước. Giá tôm sú cũng tăng 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy kích cỡ.

    Cụ thể, tôm sú 20 con/kg được thu mua tại vuông tôm với giá 190.000 đồng/kg, tôm sú 40 con/kg có giá 115.000 đồng/kg.

    Ông Nguyễn Văn Trường (huyện Cái Nước, Cà Mau) - một trong số ít hộ chuẩn bị thu hoạch tôm - cho biết do đoán được giá tôm sẽ tăng trở lại vào cuối năm khi nhiều người ngừng thả giống nên ông đã thả nuôi mới ngay vào thời điểm giá rớt thấp nhất.

    "Thời điểm này tôm của tôi đã đạt được 40 con/kg và sẽ bán trong nay mai. Với mức giá này, người nuôi tôm sẽ có lãi được khoảng 20%", ông Trường nói.

    Theo một số thương lái, do giá tôm thẻ giảm ngay từ đầu năm và lao dốc vào những tháng tiếp theo, thậm chí rớt xuống còn 80.000 đồng/kg loại 50 con/kg.

    Do đó, nhiều người dân hạn chế thả giống khiến tôm nguyên liệu khan hiếm, giá tăng trở lại. Tuy nhiên với việc giá tôm nhích lên, nhiều người nuôi tôm sẽ thả giống trở lại trong thời gian tới.

    Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, trong 9 tháng đầu năm nay, người dân tại địa phương đã thu hoạch gần 110.000 tấn tôm nuôi nước lợ, đạt 90,8% so với kế hoạch, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Ông Huỳnh Ngọc Nhã - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng - cho biết ngay từ đầu năm, giá tôm thẻ đã bắt đầu giảm và giảm nhanh vào những tháng tiếp theo. Do vậy nhiều người dân đã không mạo hiểm thả giống. "Với giá tôm đã tăng trở lại, người dân sẽ mạnh dạn thả nuôi. Năm nay, Sóc Trăng dự kiến thả nuôi khoảng 51.000ha", ông Nhã nói.
  6. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Doanh nghiệp xuất khẩu tôm nắm bắt tín hiệu "loé sáng"

    Tình hình lạm phát, lượng hàng tồn kho trên thế giới có xu hướng giảm, đặc biệt mùa tiêu thụ mạnh nhất trong năm đã bắt đầu, ngành tôm đang có kỳ vọng lớn để xoay chuyển tình thế.

    Do nhiều yếu tố tác động khác nhau, xuất khẩu tôm giảm mạnh. Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm đến tháng 8 chỉ đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 28% so cùng kỳ năm 2022. Mặc dù giá trị xuất khẩu tôm 8 tháng qua giảm như vậy nhưng đã có tín hiệu “loé sáng”.


    “Kim ngạch xuất khẩu tôm từ tháng 5/2023 đến nay liên tục tăng. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tình hình lạm phát, lượng hàng tồn kho trên thế giới có xu hướng giảm, đặc biệt mùa tiêu thụ mạnh nhất trong năm đã bắt đầu, ngành tôm đang có kỳ vọng lớn để xoay chuyển tình thế”, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam chia sẻ.

    Đáng lưu ý, thị trường lớn của xuất khẩu thuỷ sản mà chủ lực là mặt hàng tôm cũng đang cho thấy những tín hiệu tích cực. Trong tháng 8 và tháng 9 Trung Quốc tăng nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam và đều có tăng trưởng dương. Trong đó, các sản phẩm chủ lực là tôm, cá tra đang trên đà phục hồi. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) từ tháng 6 đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 16% đạt 67 triệu USD.

    Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), tôm chân trắng chiếm 54,9%, tôm sú chiếm 25,3%, còn lại là tôm khác. 6 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tăng lần lượt 1% và 30% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị xuất khẩu tôm chân trắng chế biến tăng mạnh nhất 66%; xuất khẩu tôm sú chế biến và tôm sú nguyên liệu đông lạnh tăng lần lượt 55% và 29%; xuất khẩu tôm khô tăng mạnh 3 con số với 583%.

    Nửa đầu năm 2023, giá trung bình tôm chân trắng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc dao động từ 4,9-7,9 USD/kg. Trong khi giá trung bình tôm sú của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này dao động từ 8,2-13,8 USD/kg.

    Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, lượng nhập khẩu tôm nước ấm của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái lên 502.669 tấn. Tổng giá trị nhập khẩu tăng 29% lên 2,84 tỉ USD. Điều này cho thấy nhu cầu tôm của Trung Quốc mạnh mẽ bất chấp kinh tế phục hồi chậm chạp sau dịch COVID-19.

    Đáng lưu ý, trong tháng 9, xuất thủy sản sang Mỹ, Trung Quốc, EU đều hồi phục, tăng từ 4 - 17% so với cùng kỳ năm 2022.

    “Hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt 2,55 tỷ USD, vẫn thấp hơn 25% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu trong những tháng gần đây có dấu hiệu hồi phục so với những tháng trước. Hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu và xuất khẩu sang 2 cường quốc này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Một số thị trường chính trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Nhật Bản, Australia, Canada cũng đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam”, bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết.

    Cùng quan điểm, ông Phạm Quang Huy, Tham tán nông nghiệp Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng cho biết, sức mua tôm của thị trường Mỹ đang phục hồi trở lại. Thị trường này kỳ vọng sớm khởi sắc trong năm 2024. Căn cứ để nói điều này bởi lạm phát của Mỹ dần được kiểm soát. Bên cạnh đó, thông tin thị trường và chính sách minh bạch, ổn định góp phần tạo cơ hội thuận lợi khi xuất khẩu tôm sang thị trường này.

    Theo ông Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, một điểm đáng chú ý là trong tháng 9 vừa qua, Việt Nam-Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Hoa Kỳ sẽ sớm xem xét quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.


    Nếu điều đó được thực hiện sớm, việc xem xét kết thúc vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá tra sẽ có nền tảng, căn cứ vững vàng hơn. Cùng với sự chủ động của các doanh nghiệp thủy sản trong việc thích nghi với mọi hoàn cảnh, hy vọng tình hình sẽ xoay chuyển theo hướng tích cực.

    Để phát triển xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Huy đề nghị các doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu ươm giống, sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, liên kết với các đối tác quốc tế nâng cao chất lượng tôm giống.

    Các đơn vị cần tập trung phát triển các loài tôm bản địa có tính đặc trưng mà đối thủ cạnh tranh không có. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện giám sát toàn bộ chuỗi sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao tính minh bạch. Phát triển các mô hình nuôi tôm giúp hạ giá thành sản phẩm, tiệm cận với giá của các đối thủ cạnh tranh.

    Đặc biệt, tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn sản xuất, an toàn thực phẩm, ghi nhãn, đăng ký các tiêu chuẩn về môi trường, lao động, nguồn gốc xuất xứ. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ quá trình sản xuất, chế biến để truy xuất thông tin và phục vụ các đợt thẩm tra tại chỗ của các cơ quan chức năng Hoa Kỳ.

    https://diendandoanhnghiep.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-tom-nam-bat-tin-hieu-loe-sang-251813.html
  7. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Ông em FMC giá 50k đã công bố doanh thu Q3 2023 là 64tr USD tương ứng hơn 1500 tỷ, tăng mạnh 47% so với Q2 vừa rồi trong khi tồn kho cuối Q2 chỉ có 1286 tỷ thì ông anh MPC chỉ có giá 19k với trữ tồn kho tới 5700 tỷ sẽ có KQKD Q3 như thế nào đây ??!

    Ngành xuất khẩu tôm sẽ là ngành tăng trưởng mạnh nhất trong Q3 2023 này


    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Thực phẩm Sao Ta (FMC): Doanh thu quý 3 ước tăng 47%, đơn hàng sẽ ở mức cao cho đến cuối năm

    Doanh thu quý 3/2023 ước tăng 47% so với quý 2/2023
    Với việc ghi nhận doanh thu tháng 9/2023 đạt 20,3 triệu USD, ước tính Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC - sàn HoSE) ghi nhận tổng doanh thu quý 3/2023 đạt 64 triệu USD, tăng 1% so với quý 3/2022 nhưng tăng tới 47% so với quý 2/2023; và sản lượng tiêu thụ ước đạt 5.760 tấn, tăng 17% so với quý 3/2022 và tăng 50% so với quý 3/2023.

    Như vậy, tính chung 9 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu của Thực phẩm Sao Ta ước đạt 151 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, đây được xem là kết quả khả quan hơn nhiều so với mức giảm tới 25% của kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay. Thực phẩm Sao Ta hiện là một trong những doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam.

    Các thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Thực phẩm Sao Ta hiện nay là Hoa Kỳ, châu Âu, và Nhật Bản. Đây cũng là những thị trường quan trọng nhất đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta, hoạt động tiêu thụ khả quan tại thị trường Nhật Bản đã hỗ trợ tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Thị trường Nhật Bản thường có giá bán trung bình cao hơn các thị trường khác và có mức độ cạnh tranh hạn chế. Thị trường này cũng có rào cản gia nhập cao do người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm giá trị gia tăng - vốn là lợi thế của Thực phẩm Sao Ta nói riêng, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam nói chung.

    Việc tập trung khai thác thị trường Nhật Bản cũng là chiến lược trọng tâm của Thực phẩm Sao Ta nhằm hạn chế cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm tôm Ấn Độ và Ecuador - vốn có lợi thế về giá tôm nguyên liệu rẻ nhưng chủ yếu là hàng sơ chế, giá trị gia tăng thấp.

    Đơn hàng sẽ tiếp tục ở mức cao trong ít nhất 2 tháng tới

    Ban lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta dự báo tình hình đơn hàng ở mức cao như hiện nay sẽ được duy trì trong ít nhất 2 tháng tới nhờ mùa lễ hội - cao điểm tiêu thụ cuối năm, nhu cầu tăng lên đối với các sản phẩm chế biến cao. Hiện Thực phẩm Sao Ta đang tập trung trả các đơn hàng cao cấp (tôm hấp chín, tôm bao bột, tôm chiên…) cho các hợp đồng giao quý 4/2023.

    Về nguồn cung ứng tôm, Thực phẩm Sao Ta cho biết đã thu hoạch khoảng 2.000 tấn tôm nguyên liệu từ vùng nuôi mới, tương đương 10% sản lượng cả năm, giúp giảm giá thành sản phẩm và tăng tỷ lệ cung ứng nội bộ. Sản lượng cung ứng này thấp hơn một chút so với kỳ vọng ban đầu của doanh nghiệp do tỷ lệ nuôi thành công thấp hơn kỳ vọng và thiếu tôm giống chất lượng cao

    Dựa trên các dữ liệu hiện tại, SSI Research dự báo doanh thu thuần của lợi nhuận ròng của Thực phẩm Sao Ta trong cả năm nay lần lượt đạt 5.492 tỷ đồng và 320 tỷ đồng. So với kết quả thực hiện năm 2022, mức doanh thu trên thấp hơn khoảng 3,6% nhưng mức lợi nhuận ròng gần như tương đương. Năm 2022 cũng là năm Thực phẩm Sao Ta ghi nhận mức doanh thu cao nhất 26 năm hoạt động.

    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Thực phẩm Sao Ta đặt mục tiêu doanh thu ở mức 5.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 400 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện trong năm 2022.

    Trên thị trường chứng khoán, kết thúc ngày 6/10, cổ phiếu FMC đạt 50.200 đồng/cổ phiếu, tăng gần 55% so với thời điểm đầu năm nay.

    https://tapchicongthuong.vn/bai-vie...hang-se-o-muc-cao-cho-den-cuoi-nam-111955.htm
  8. Tintin1012

    Tintin1012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2021
    Đã được thích:
    611
    Khi nào thì châu Âu gỡ thẻ vàng các bác nhỉ?
  9. tienlamau1102

    tienlamau1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2018
    Đã được thích:
    6.154
    [​IMG]
  10. TigerWud

    TigerWud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Đã được thích:
    875
    1 vote cho các DN Tôm: PMC, FMC, CMX

Chia sẻ trang này