$$$$............. Mr Rich trả lời phỏng vấn các vấn đề vĩ mô............ có lynk. $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi son.tran.8x, 02/03/2011.

4510 người đang online, trong đó có 350 thành viên. 16:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 149 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. son.tran.8x

    son.tran.8x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Bên cạnh vấn đề quản lý kinh doanh vàng miếng, tại buổi họp báo bất ngờ chiều 1/3, Thống đốc Giàu còn trao đổi về các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, quy định tại Chỉ thị 01/CT-NHNN vừa ban hành.
    Không ảnh hưởng quyền lợi người dân
    - Hiện nay người dân đặc biệt quan tâm tới việc Chính phủ yêu cầu NHNN trình nghị định về quản lý kinh doanh vàng miếng. Thống đốc có thể cho biết nghị quyết sẽ như thế nào và lộ trình triển khai?
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Giàu Ông Nguyễn Văn Giàu: Gần 2 năm nay, Thủ tướng giao NHNN xây dựng lại nghị định về quản lý vàng thay nghị định cũ 174. Hiện nay, chúng tôi đã xem xét các văn bản trước đó, lấy ý kiến các bộ và sắp tới sẽ trình Chính phủ. Đối với vàng, trước đây chúng ta coi nó là hàng hóa nhưng vài năm gần đây nó gắn với thị trường ngoại tệ, phát sinh đầu cơ và lớn dần lên. Khi cho phép kinh doanh vàng miếng, nó đã trở thành phương tiện thanh toán.
    Trong nghị quyết lần này CHính phủ giao cho NHNN triển khai kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng trong quý II/2011, trình Chính phủ nghị định quản lý kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Như vậy là không cấm ngay mà "tiến tới" xóa bỏ.
    Nội dung chủ yếu là giải phóng năng lực sản xuất. Đây là tài sản của nền kinh tế, cần được đưa vào sản xuất tạo ra của cải vật chất.
    Đồng thời, phải cân nhắc lịch sử, thói quen, tập quán của người dân. Việc tiến tới xóa bỏ phải có lộ trình riêng không gây bất lợi cho nền kinh tế và quyền lợi của nhân dân.
    Thứ hai là một quốc gia không thể có nhiều phương tiện thanh toán được. Hiện nay các khu đô thị vàng trở thành phương tiện thanh toán.
    - Có ý kiến lo ngại rằng một số DN có thể lách luật, thay vì bán vàng miếng thì sản xuất trang sức như vòng vàng rất thô sơ. Chuyện này đã từng xảy ra. NHNN đã lường trước việc này chưa?
    Ông Nguyễn Văn Giàu: Về lo ngại có sự biến tướng trong quản lý kinh doanh vàng, tôi cho rằng vàng qua chế biến, về mặt chất lượng có thể không đảm bảo. Thứ hai là cồng kềnh, ảnh hưởng tính an toàn.
    Dự kiến khi nghị định có hiệu lực bao giờ cũng có một khoảng thời gian để điều chỉnh. Có thể khi ấy sẽ có phương án nếu thị trường có ảnh hưởng, giá vàng trong nước thấp hơn thế giới thì có thể ủy thác hoặc cho phép xuất khẩu để thu ngoại tệ về.
    - Sắp tới sẽ tập trung đầu mối nhập khẩu vàng như thế nào thưa ông?
    Ông Nguyễn Văn Giàu: Hiện có 2 phương án: Một là NHNN nhập khẩu rồi đấu thấu cho các DN kinh doanh vàng trong nước. Thứ hai là chọn lựa một vài DN chuyên nghiệp để họ làm. Phương án nào có lợi nhất chúng tôi sẽ chọn.
    Cũng xin nói thêm rằng biến động giá vàng trên thế giới không có tổ chức nào dự báo được. Các biến động khác có thể dự báo. Vàng biến động lớn tới mức ngoài tầm kiểm soát của các Chính phủ. Có thể hiệp hội này kia đưa ra dự báo nhưng đừng nghĩ là chính xác.
    [​IMG]
    Ảnh: Việt Thanh Đúng kịch bản, sẽ không mất cân đối cung-cầu
    - Hôm nay vừa có thông tin là một số ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên tới 17%, vậy Ngân hàng Nhà nước đã biết việc này chưa và sẽ xử lý như thế nào?
    Ông Nguyễn Văn Giàu: Từ 14/12 đã thống nhất lãi suất huy động của tất cả các tổ chức tín dụng là không quá 14%. Tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh nào tùy tiện làm như vậy là có hành động làm xáo trộn thị trường, sẽ bị xử lý nghiêm.
    - Xin thống đốc cho biết con số tín dụng với các DN phi sản xuất, chứng khoán và BĐS là bao nhiêu? Tỷ trọng tín dụng trong 2 tháng đầu năm nay và trong năm 2010?
    Tỷ trọng cho vay đối với BĐS, chứng khoán là 18,7%. Tỷ trọng cho vay trong 2 tháng đầu năm, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tăng khoảng 3,27%, trong đó có hư số do điều chỉnh tỷ giá ngày 17/2.
    Với tình hình các giải pháp với mục tiêu giảm tổng cầu thì việc tăng trong 2 tháng đầu năm, trong đó có nghỉ Tết 10 ngày, kể cả hư số là khoảng 3,4% thì không phải tăng nhanh. Tuy nhiên, theo mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô thì có thể giảm hơn nữa.
    - Một số chuyên gia cho rằng tới đây nên sử dụng công cụ tăng dự trữ bắt buộc chứ không chỉ là một số công cụ tăng lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu như vừa rồi. Xin thống đốc cho biết ý kiến?
    Ông Nguyễn Văn Giàu: Thường thì điều hành chính sách phải sử dụng nhiều công cụ, chọn lựa cái nào cho phù hợp điều kiện Việt Nam. Chẳng hạn hiện tại thanh khoản ngoại tệ đang cân bằng hoặc thiếu hụt một chút mà tăng dự trữ bắt buộc thì đổ thêm dầu vào lửa.
    Trong vài năm gần đây, ngoại trừ 2007, thanh khoản trên hệ thống ngân hàng lúc nào cũng thừa. Từ đó tới nay thanh khoản trên hệ thống lúc nào cũng cân bằng hoặc thiếu. Một số ý kiến nên nâng dự trữ bắt buộc lên 20%. Như vậy là không tưởng.
    Trong số 42 NHTM trong nước, có sự phát triển không đồng đều. Một hệ thống không đồng đều nhưng luật pháp quy định cùng một giao dịch nên phải tính toán.
    - Chính phủ chỉ đạo tạo mặt bằng lãi suất hợp lý. Ví dụ năm ngoái là phấn đấu giảm xuống từ 14 đến 14,5% đối với các DN sản xuất kinh doanh. Vậy năm nay thống đốc có thể đưa ra mặt bằng lãi suất như thế nào?
    Ông Nguyễn Văn Giàu: Lãi suất cao kéo dài tác động xấu với nền kinh tế nên sẽ xử lý trong ngắn hạn nhưng ngắn hạn không phải 1, 2 tháng.
    Năm nay, khi tập trung toàn bộ giải pháp giảm tổng cầu và các quy định cứng của Nhà nước, sẽ có tác động rất mạnh. Tôi có báo cáo với Thủ tướng rằng nếu thực hiện đúng kịch bản này và ngân hàng điều hành mạnh mẽ theo đề xuất thì tạo thị trường không mất cân đối cung cầu, thậm chí cung có thể lớn hơn cầu. Khi cung lớn hơn thì sẽ giảm lãi suất.
    [​IMG]
    Ảnh: Việt Thanh Chuyển quan hệ cho vay sang mua-bán USD
    - Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty phải bán ngoại tệ cho ngân hàng. Bao giờ sẽ tiến hành việc này?
    Ông Nguyễn Văn Giàu: Việc này không có gì mới. Năm ngoái chúng ta có thông tư 26 quy định việc mua bán ngoại tệ của một số tập đoàn nhà nước rồi.
    Hiện nay, sau khi có nghị quyết thì các tập đoàn và công ty con đang xem xét bán ngoại tệ. Việc này tác động rất mạnh đến thị trường. Đến trưa nay, tỷ giá USD trên thị trường tự do giảm nhanh, đầu giờ chiều vào khoảng 21.600 đồng.
    Thị trường ngoại tệ phải có giải pháp đồng bộ, tức là phải có tác động tổng, giảm tổng cầu. Tiết kiệm chi thường xuyên, giảm bội chi ngân sách dưới 5% và xem xét lại đầu tư công và đầu tư cho DNNN. Giảm cầu này cùng với các biện pháp tín dụng, thuế sẽ tác động vào một số mặt hàng xa xỉ hạn chế nhập siêu.
    Chính sách của ngân hàng rất nhạy cảm, không chờ được, đã bàn là phải quyết ngay. Ví dụ như lãi suất, tỉ giá... không thể chờ được.
    - Chỉ thị 01 vừa công bố trưa nay chỉ rõ sẽ chuyển từ quan hệ cho vay USD sang mối quan hệ mua và bán. Xin thống đốc cho biết các biện pháp cụ thể để thực hiện việc này?
    Ông Nguyễn Văn Giàu: Khi chúng ta có chính sách cho vay ngoại tệ, các dòng vốn ở nước ngoài như FDI, kiều hối đổ về. Cơ chế lúc đó tạo thuận lợi cho chính sách đầu tư, cho xuất khẩu.
    Sắp tới sẽ chuyển dần quan hệ cho vay sang mua bán. Cho vay cho các đối tượng có tái tạo ngoại tệ. Còn những đối tượng không có tái tạo thì chuyển dần sang mua bán.
    Nhưng để giải quyết căn cơ vấn đề này là phải cân bằng xuất nhập khẩu. Chúng ta phải có nguồn ngoại tệ dồi dào, cung lúc nào cũng lớn hơn cầu.








    các bác vào bình luận, chém gió, và ném đá đê. =D>=D>=D>=D>

Chia sẻ trang này