1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Mua bán vàng ....Bộ tài chính xem xét tính thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi money-money, 28/10/2011.

5631 người đang online, trong đó có 706 thành viên. 08:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 740 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. money-money

    money-money Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Dự thảo Nghị định vàng: Chỉ được mua bán vàng miếng tại TCTD và doanh nghiệp được cấp phép


    Điều kiện xem xét cấp phép cho DN sản xuất vàng miếng: Là DN có giấy phép hoạt động sản xuất vàng miếng, vốn điều lệ 500 tỷ trở lên, và chiếm 25% thị phần trong 3 năm liên tiếp.
    Thực hiện các chỉ đạo, định hướng về quản lý thị trường vàng, căn cứ vào thực tế của thị trường vàng Việt Nam, các kết quả đã đạt được trong thời gian qua, các quy định của dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng tổ chức lại thị trường vàng thông qua việc NHNN quản lý chặt chẽ và can thiệp mạnh vào thị trường vàng nhằm ngăn ngừa hoạt động đầu cơ vàng, hạn chế kinh doanh vàng miếng nhưng vẫn đảm bảo quyền tích trữ vàng, mua bán vàng của người dân. Các biện pháp tăng cường quản lý thị trường vàng trong dự thảo Nghị định cụ thể như sau:
    Thứ nhất, NHNN quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất vàng miếng. Khác so với trước đây NHNN cho phép 8 TCTD và doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được NHNN cấp phép sản xuất vàng miếng, Dự thảo Nghị định quy định các điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng.

    Cụ thể, để được NHNN xem xét cấp phép sản xuất vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:


    • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký hoạt động sản xuất vàng miếng trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
    • Có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên;
    • Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng miếng
    • Chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất.

    Dự kiến với các điều kiện nêu trên, số lượng doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng sẽ giảm xuống đáng kể. Đồng thời, dự thảo Nghị định cũng quy định rõ việc sản xuất vàng miếng được thực hiện theo hạn mức do NHNN cấp từng lần. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất vàng miếng, đặc biệt là quy định kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

    Thứ hai, dự thảo Nghị định thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh mua bán vàng miếng, không khuyến khích hoạt động mua bán vàng miếng. Hoạt động mua bán vàng miếng được thực hiện khá tự do tại hầu hết 12.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng, gây khó khăn cho công tác quản lý và tăng nguy cơ "vàng hóa".

    Dự thảo Nghị định bổ sung quy định coi hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

    Cụ thể, để được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:


    • Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
    • Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên;
    • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên;
    • Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế);
    • Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

    Dự kiến số lượng doanh nghiệp được phép kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ thu hẹp đáng kể từ trên 10 ngàn doanh nghiệp như hiện nay xuống chỉ còn một số doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có khả năng tài chính, kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực kinh doanh vàng được phép tiếp tục thực hiện mua bán vàng miếng.

    Tuy nhiên, để bảo đảm quyền tích trữ, mua bán vàng của người dân, dự thảo Nghị định quy định các điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng của TCTD tương đối thuận lợi để dựa vào mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD thực hiện mua bán vàng với người dân.

    Đồng thời, để tăng cường hiệu quả quản lý, dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định. Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
    Như vậy, việc kinh doanh vàng miếng không có giấy phép của NHNN và hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường tự do là hoạt động bất hợp pháp và sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của Nghị định 95/2011/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.
    Thứ ba, NHNN quản lý chặt chẽ hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu. NHNN là cơ quan tổ chức và/hoặc cấp phép hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Theo quy định này, NHNN sẽ tổ chức xuất nhập khẩu hoặc cấp phép cho doanh nghiệp, TCTD xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. NHNN sẽ lựa chọn hình thức phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý theo từng giai đoạn.

    Thứ tư, NHNN thực hiện quản lý chặt chẽ hơn hoạt động sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Theo quy định tại dự thảo Nghị định, hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Việc quy định các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là cơ sở để cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Mặt khác, việc yêu cầu các doanh nghiệp phải đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm và công bố tiêu chuẩn áp dụng sẽ góp phần kiểm soát chất lượng và hạn chế tình trạng gian lận tuổi vàng.

    Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, dự thảo Nghị định quy định hoạt động này là hoạt động kinh doanh có điều kiện nhưng không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

    Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, giúp tăng cường quản lý chất lượng vàng trên thị trường, dự thảo Nghị định quy định các doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ có trách nhiệm:


    • Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường;
    • Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hoá đơn chứng từ;
    • Tuân thủ các quy định pháp luật về đo lường;
    • Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh...

    Thứ năm, quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng khác. Dự thảo Nghị định quy định các hoạt động kinh doanh vàng khác, ngoài hoạt động được quy định trong dự thảo Nghị định sẽ chỉ được phép thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép và được NHNN cấp phép. Quy định nhằm tạo sơ sở pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh này không có phép của NHNN (như hoạt động của sàn vàng bất hợp pháp, kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, kinh doanh các sản phẩm phái sinh về vàng...).

    Ngoài ra, hoạt động kinh vàng trên tài khoản, hoạt động phái sinh về vàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ, gây bất ổn thị trường vàng, ngoại hối, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và quyền lợi của người dân. Do vậy, việc cho phép thực hiện các hoạt động này phải tùy thuộc vào điều kiện thực tế trong từng thời kỳ.

    Thứ sáu, tạo cơ chế cho phép NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường. Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động can thiệp của NHNN nhằm bình ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường, dự thảo Nghị định quy định cho phép NHNN thực hiện can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua các hoạt động:

    • Cấp phép sản xuất vàng miếng;
    • Tổ chức mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước;
    • Tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu;
    • Tổ chức huy động vàng.
    Việc nâng cao vai trò can thiệp và quản lý của NHNN sẽ giúp kiểm soát cung – cầu vàng trên thị trường, bình ổn giá vàng, từ đó khắc phục tình trạng đầu cơ, lũng đoạn thị trường, đồng thời góp phần tiết kiệm ngoại tệ để nhập khẩu vàng. Đồng thời, hoạt động mua, bán vàng can thiệp của NHNN trong tương lai có thể giúp duy trì mức chênh lệch hợp lý giữa giá vàng trong nước và quốc tế, do đó hạn chế việc buôn lậu vàng qua biên giới
    Thứ bảy, Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường vàng thông qua chính sách thuế. Dự thảo Nghị định quy định Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu vàng, thuế trị giá gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ. Theo quy định này, ngoài chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu vàng, Bộ Tài chính sẽ làm đầu mối kiến nghị việc ban hành chính sách thuế đối với kinh doanh vàng trong nước như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập nhằm giảm tính hấp dẫn của việc mua bán, tích trữ vàng miếng.



    :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  2. money-money

    money-money Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Đến bây giờ thì thấy bác Bình mới là số 1. Làm nhiều việc và không nói.

    Bác Thăng và bác Huệ chưa thấy gì mà toàn thấy báo chí ầm ỹ cả.

    Phục bác Bình quá.
  3. tocxinhtocdep

    tocxinhtocdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Hahaha !


    Cái gì ko tuân theo quy luật thị trường thì phải bị đào thải !
  4. rulebreaker

    rulebreaker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Đã được thích:
    33
    Năm sau đánh thuế VAT khi mua, bán ngoại tệ USD cho nó đồng bộ[:D][:D][:D]
  5. tocxinhtocdep

    tocxinhtocdep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Hehehe. Đến đường cùng thía nào cũng có. Bản chất xưa nay là vậy !

    Máy in VND lúc nào cũng in thì dù có cấm dân sở hữu Vàng, Ngoại tệ thì họ cũng sẽ tìm cách sở hữu.

    Con người hành động vì động cơ. Đừng bao giờ chống lại bàn tay vô hình của thị trường !
  6. money-money

    money-money Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhưng dù sao cũng tốt, nếu không cứ để mấy cửa hàng vàng chợ giời thì nay có khi 48

    Vàng nhập nhiều thì $ lên.

    Còn nhập ít thì $ đỡ căng hơn.

    Bài toán vàng sẽ giúp NHNN giữ được vị thế VND khi dân ít gom vàng, gom $.

    Đó là mong thế, còn thực tế sao thì cũng khó lắm
  7. money-money

    money-money Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Giải thích lý do đến thời điểm này các đơn vị xả USD ra, tổng giám đốc một công ty kinh doanh vàng cho biết: “Trước đây, các đơn vị (gồm các ngân hàng và SJC) bán vàng mua USD. Nay khi các đơn vị mua được vàng trong nước sẽ thực hiện bán lại USD và đóng trạng thái vàng đã mua ở nước ngoài trước đó

    Giá vàng thế giới tăng là thời điểm thuận lợi để thực hiện việc cân đối này”

    Chính sách của Bác Bình hay quá.
  8. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Phải đánh cả thuế thu nhập trên lãi gửi tiết kiệm nữa ...
  9. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33


    Có đánh thuế gì đi nữa thì người mua đều phải gánh chịu hết chứ chả có thằng KD nào nó chịu đâu, khi đó mỗi lượng vàng cộng thêm 10 - 20 % thuế VAT và Tiêu thụ ĐB nữa thì sẽ cán mốc 50 triệu/L là hiển nhiên.......:)):)):)):)):)):))



    .
  10. INKE

    INKE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    861
    Chuẩn, chuẩn, đang giữ 30% accuont là vàng đây, đang mong nó đánh thuế này. Với dân Việt cái tính tiết kiệm từng đồng bạc cắc đã ăn vào máu thì mấy cũng chơi.

Chia sẻ trang này