1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

mua cổ phiếu vànggg

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi istctw, 20/11/2011.

3285 người đang online, trong đó có 63 thành viên. 04:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1139 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. istctw

    istctw Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Đã được thích:
    0
    mua cổ phiếu vàngggggggggggggggggggggggggggggggggggggg

    Khám phá cánh đồng vàng Bồng Miêu

    Tags: Phước Sơn, Bông Miêu, Olympus Pacific Minerals Inc, NMKTV Phước Sơn, Quảng Nam, Bồng Miêu Ảnh, Mỏ Vàng Bồng Miêu, giám đốc công ty, Bảo hộ lao động, khai thác vàng, tổng giám đốc, lần đầu tiên, cánh đồng, khu mỏ, thăm dò, đến
    Nếu bạn lần đầu tiên đến mỏ vàng Bồng Miêu (hay còn gọi là Bông Miêu), một cảm giác như phiêu bồng giữa mây núi sẽ tràn ngập. Leo dốc, mệt, vui... và hồi hộp chờ đợi đến lượt mình mặc bộ trang phục bảo hộ lao động của người thợ mỏ. Thêm dây núi, đèn pin, giày ủng...


    Dẫu chỉ một đoạn ngắn vài trăm mét trong tổng số 25km đường hầm lò chạy chằng chịt trong lòng núi sâu nhưng sự háo hức được khám phá ngay là có thật. Có du khách đưa ra ý tưởng độc đáo, sẵn sàng mua... một vài phân vàng hoặc thỏi quặng được tạo hình đẹp mắt có chạm khắc hai chữ Bồng Miêu.
    [​IMG]
    Du khách háo hức với những mẫu quặng chứa vàng ở mỏ Bồng Miêu Ảnh: HC
    Dấu xưa trên “Cánh đồng vàng”
    Con đường đến mỏ vàng Bồng Miêu như dải lụa mềm, vắt theo sườn đồi, dọc hồ Phú Ninh. Công ty Khai thác Vàng Bông Miêu đón đoàn du khách với vài mẫu quặng thăm dò tại mỏ; một sản phẩm lưu niệm “độc đáo” của riêng công ty - chiếc hộp gỗ chứa quặng và logo mỏ, kèm theo vài lời vắn tắt: “Mỏ vàng Bông Miêu từng được người Chăm phát hiện và khai thác từ hơn nghìn năm trước!”.
    Mỏ vàng này nằm ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thị xã Tam Kỳ 35km về hướng Tây Nam. Từ 1.000 năm trước, các vương triều Chămpa đã phát hiện ra nơi đây và khai thác. Sau một thời gian dài gián đoạn, đến thế kỷ 14, Bồng Miêu được khai thác trở lại, sang thế kỷ 15 dưới thời các chúa Nguyễn nơi đây phát triển khá hưng thịnh. Đến thời Pháp thuộc thì nơi đây được khai thác một cách quy mô và cho ra sản lượng lớn. Thời kỳ này, mỏ vàng Bồng Miêu không chỉ nổi tiếng trong nước mà vang rộng trên khắp thế giới về sản lượng vàng.
    Để việc khai thác tiến hành thuận lợi, từ năm 1890 đến năm 1895, người Pháp đã mở tuyến đường Tam Kỳ - Bồng Miêu và thành lập Công ty vàng Bông Miêu. Theo tài liệu lịch sử, tính đến năm 1939, người Pháp đã khai thác được 2.283kg vàng tại đây. Tuy nhiên, phải đợi đến ngày 6/4/2006, nơi đây mới chính thức trở thành mỏ vàng đầu tiên ở VN hoạt động sản xuất với quy mô công nghiệp.
    [​IMG]
    Du khách đến với mỏ vàng Bồng Miêu Ảnh: HC
    Băng qua cánh đồng đầy quặng và những căn nhà cũ nát, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vàng Bông Miêu loan báo: “Chúng ta đang đi trên đống vàng. Đâu đâu cũng là vàng. Bồng Miêu theo tiếng Chăm còn có nghĩa là cánh đồng vàng mà!”.
    Hàng chục đôi mắt bất chợt nhìn dưới chân mình, sững sờ, ngơ ngác. Trên “cánh đồng vàng” vẫn còn lại những khu nhà “Thùng” (người dân trong vùng gọi như vậy vì trông giống… cái thùng!) tuy thời gian và chiến tranh đã làm cho không còn nguyên vẹn song vẫn khá kiên cố, trạm phát điện hư hỏng và khu đất xưa kia có văn phòng của khu mỏ cũ…
    Du khách được vào thăm đường hầm, nơi những người thợ mỏ khai thác quặng. Ở đây có 40 đường hầm dài khoảng 18km do người Pháp dựng nên. Khách được trò chuyện, chụp ảnh cùng công nhân làm vàng. Sau đó, 10 người một tốp được trang bị ủng, đèn pin… dưới sự hướng dẫn của bảo vệ mỏ, tham quan lò 7 Adit dài 18km, thăm thẳm và ẩm ướt. Cảm giác tò mò xen lẫn hồi hộp khi chui vào đường hầm thật thú vị. Đây là một trong 40 lò của mỏ Hố Gần mà người Pháp khai thác bằng phương pháp hầm lò, chống bằng những cây gỗ.
    [​IMG]
    Những dấu tích của mỏ vàng Bồng Miêu từ thời Pháp thuộc Ảnh: HC
    Ra khỏi hầm, du khách tiếp tục được đến thăm khu nhà máy sản xuất, nơi cho ra sản phẩm vàng. Ngoài đường hầm, có lẽ đây là nơi được du khách quan tâm nhất. Tại đây, hướng dẫn viên sẽ đưa mọi người đi thăm một số điểm nhất định.
    Riêng cảnh khâu trực tiếp sản xuất vàng thì không được xem vì công ty phải đảm bảo một số quy định về an ninh cũng như bí mật nghề nghiệp. Phó TGĐ Nguyễn Ngọc Quỳnh an ủi, du khách không nên thất vọng về điều này, vì ất cả các mỏ vàng trên thế giới đều có chung những quy định dành cho những khu "bất khả xâm phạm"…
    Viễn cảnh ngành công nghiệp khai thác vàng VN
    Bồng Miêu hiện là nhà máy khai thác vàng (NMKTV) hiện đại và lớn nhất nước. Hoạt động sản xuất của nhà máy thực hiện theo quy trình kép kín. Quặng lấy được sẽ xay nhuyễn, 90% đưa ra ngoài mà không có hại đến môi trường. Còn lại 10% tinh quặng chuyển sang địa phân, phần vàng được nung chảy cho vào khuôn.
    [​IMG]
    Quang cảnh khu mỏ Bồng Miêu nhìn từ nhà "Thung" Ảnh: HC
    Hiện nhà máy tinh luyện đạt công suất 500 tấn quặng mỗi ngày. Trong năm đầu, Công ty dự kiến khai thác 600kg vàng, số lượng này sẽ được nâng lên 1.500kg vào các năm kế tiếp. Chất lượng vàng ở đây mới đạt độ tuổi là 9, nếu muốn đạt được 9,999 phải đưa sang Thụy Sỹ tinh luyện.
    Sau khi liên doanh với Công ty Phát triển khoáng sản (MEDICO), Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam (MINCO) xây dựng NMKTV Bông Miêu đưa vào hoạt động tháng 4/2006, Olympus Pacific Minerals Inc. (Canada) vừa thành lập tiếp Công ty Khai thác vàng Phước Sơn. Công ty này đầu tư 30 triệu USD xây dựng NMKTV Phước Sơn ở khu mỏ Dăksa (xã Phước Đức, huyện Phước Sơn), dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2007 hoặc đầu năm 2008.
    Khi chúng tôi đến, quang cảnh ở công trường Dăksa đang diễn ra khá sôi động. Công ty cổ phần Xây dựng giao thông Quảng Nam đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục cuối cùng cho con đường dài 8km từ cầu Dăksa đến khu mỏ Bãi Đất (kinh phí 1,3 triệu USD) để chuyển thiết bị, vật tư cho việc xây dựng NMKTV Phước Sơn. Còn ở khu mỏ Dăksa, các công nhân của CTKTV Phước Sơn đang mở đường hầm chuẩn bị khai thác quặng.
    [​IMG]
    Đường vào hầm khai thác quặng vàng ở Bồng Miêu Ảnh: HC
    Theo ông Charlet Barclay, Tổng Giám đốc Công ty khai thác vàng Phước Sơn (cũng là Tổng Giám đốc Công ty khai thác vàng Bồng Miêu), mỏ vàng Phước Sơn có trữ lượng được bảo vệ theo luận chứng là 7,2 tấn. Thời gian hoạt động của NMKTV Phước Sơn vào khoảng 70 - 80 năm (tương đương thời gian hoạt động của mỏ vàng Bồng Miêu). Quy mô khai thác ban đầu ở mỏ Phước Sơn tương đương giai đoạn đầu ở Bồng Miêu, công suất khoảng 180.000 tấn quặng/năm, số công nhân dự kiến 300 - 400 người.
    Ông Charlet Barlay cũng cho biết, hàm lượng vàng ở mỏ Hố Gần của Bồng Miêu là 3,85gram/tấn quặng, trong khi hàm lượng vàng ở Phước Sơn cao hơn gấp 5 lần. Tuy nhiên, ở Bồng Miêu chỉ có khu mỏ Hố Kẽm khai thác hầm lò, các khu mỏ khác đều khai thác lộ thiên; trong khi ở Phước Sơn chỉ toàn khai thác hầm lò bằng phương tiện cơ giới nên chi phí sẽ cao.
    Những diễn biến mới ở mỏ vàng Phước Sơn đã gây sự chú ý của nhiều người về thắng lợi của Olympus Pacific Minerals Inc. Nhưng trên thực tế, nhà đầu tư này cùng các đối tác liên doanh đã trải nhiều gian nan, vất vả trong thăm dò, phát hiện và cả việc "khai sinh" Công ty khai thác vàng Phước Sơn. Ngoài những khó khăn, tốn kém cho việc thăm dò ở vùng rừng núi vốn có điều kiện thời tiết khắc nghiệt này là tình trạng làm vàng trái phép tồn tại ở đây quá lâu đã khiến cho nhận thức của nhiều người về hoạt động thăm dò khai thác trở nên sai lệch.
    [​IMG]
    Khu vực tuyển quặng ở Nhà máy khai thác vàng Bông Miêu Ảnh: HC
    Nhưng đáng nói nhất, theo ông Barclay là có quá nhiều luật lệ, thủ tục cũng như những quy định trong việc xin cấp phép thăm dò, khai thác khiến tốn kém quá nhiều thời gian, gây khó khăn, bất lợi không ít cho liên doanh này. "Phải chờ đến gần ba năm từ khi được cấp giấy phép đầu tư thăm dò, chúng tôi mới có giấy phép khai thác. Hy vọng sắp tới tình trạng này sẽ được chuyển biến tốt hơn..." - Ông nói.
    Chưa dừng lại với hai dự án khai thác vàng Bồng Miêu và Phước Sơn, Olympus Pacific Minerals Inc. đang tiếp tục công cuộc thăm dò để phát hiện các khu mỏ vàng mới trong vùng. Ông Barclay nhấn mạnh: "Hai mỏ vàng này chỉ mới là phần nhỏ trong "cánh đồng vàng" của VN kéo dài từ Bắc xuống Nam chưa được thăm dò đầy đủ.
    Hoàn toàn có thể nghĩ đến viễn cảnh một ngành công nghiệp khai thác vàng rộn ràng, sôi nổi ở VN. Và chính vì vậy mà Olympus Pacific Minerals Inc đề ra mục tiêu trong 10 năm đến VN sẽ trở thành trụ sở chính của công ty; và đến cuối năm 2009, bộ phận thăm dò sẽ phải đưa các khu mỏ Hố Ráy, Thác Trắng của Bồng Miêu vào sản xuất và phát hiện thêm ít nhất 2 khu mỏ vàng mới!”.

    • Hải Châu

    Việt Báo (Theo_VietNamNet)





  2. istctw

    istctw Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Cánh đồng vàng Bồng Miêu
    20/11/2011 0:41
    Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam) là một làng miền núi. Tên làng thơ mộng ấy là phiên âm của tiếng Chămpa - Bbon Amưh - có nghĩa là Đồi Vàng. Vàng ở đây đã được khai thác trên ngàn năm qua.
    Hiện nay, Bồng Miêu vẫn là mỏ vàng lớn nhất Việt Nam với trữ lượng ước tính trên 30 tấn.

    [​IMG]
    Tinh thể vàng nằm trong đá pyrit - Ảnh: Ng.Huy Hoàng
    Huyền thoại xứ vàng
    Từ thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), ta đi theo tỉnh lộ ĐT 616 về hướng tây khoảng mươi cây số rồi rẽ trái, đi chừng 15 km nữa là tới xã Tam Lãnh. Đến trụ sở UBND xã Tam Lãnh là ta đã đến với cánh đồng vàng Bồng Miêu. Từ đây, bạn sẽ làm một vài thủ tục nghiêm ngặt theo quy định của khu vực sản xuất kinh tế nhạy cảm này rồi mới vào được cánh đồng vàng. Nơi đây chỉ cách thành phố Tam Kỳ chưa tới 35 km đường chim bay nhưng cho đến cuối thế kỷ 20, nó vẫn được xem là nơi rừng thiêng nước độc.
    Về địa hình tự nhiên, cánh đồng vàng Bồng Miêu có núi cao, đồi thấp, thung lũng bằng phẳng, sông sâu, suối biếc. Phong cảnh thật lãng mạn, tươi đẹp. Đây là một vùng thiên nhiên tĩnh lặng, phù hợp với những người tu tiên, ở ẩn hơn là một khu sản xuất kinh tế. Thế nhưng, từ trên 10 thế kỷ qua, các tên gọi đập Ba Ra, núi Sa Rô, Hầm Hô, Thác Trắng, Núi Kẽm, Hố Gần, Dốc Dẻo… đã gắn liền với việc khai thác vàng. Bồng Miêu là mỏ vàng lớn nhất Việt Nam.
    Huyền thoại cánh đồng vàng Bồng Miêu đã có từ lâu. Lương thư (Sử nhà Lương) thế kỷ thứ 5 có đoạn viết về nước Chămpa: “Nước đó có nhiều núi vàng, có nhiều đá đỏ sinh ra vàng, ban đêm tỏa sáng ra trông như đom đóm”. Phan Khoang trong Việt sử xứ Đàng Trong viết: “Năm 446, Đan Hòa Chi đánh xứ Lâm Ấp, lấy được nhiều vật quý lạ đều là của báu chưa biết tên. Nấu chảy tượng vàng được mấy vạn cân”.
    Từ thế kỷ thứ 10, các vua Chămpa tiếp tục cho người khai thác vàng tại Bồng Miêu để làm giàu cho vương quốc. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tuần du về phương Nam. Dinh trấn Quảng Nam được thành lập. Vùng đất phía nam tỉnh Quảng Nam được gọi là huyện Hà Đông (gồm Tam Kỳ, Phú Ninh và Núi Thành ngày nay) chính thức có tên trên bản đồ Đại Việt, gồm 8 tổng, 46 xã. Nhà Lê cho phép nhân dân khai thác vàng. Khu vực Bồng Miêu được nhà Lê gọi là Liêm hộ thuộc. Hoạt động khai thác vàng đến đời Tây Sơn, nhà vua đổi tên gọi vùng đất này là Kim hộ thuộc.
    Trong hai thế kỷ 17 và 18, công nghiệp khai thác vàng Bồng Miêu khá thuận lợi. Vàng Bồng Miêu được tinh chế, đưa xuống cửa Đại Chiêm, Hội An xuất khẩu. Từ trên 300 năm trước, vàng Bồng Miêu cùng quế Trà My đã làm nên hai thương hiệu nổi tiếng của đất Quảng Nam. Khi vua Gia Long lên ngôi (1802), triều Nguyễn độc quyền khai thác vàng Bồng Miêu.



    Bồng Miêu có hai loại vàng thiên nhiên. Vàng sa khoáng là vàng trầm tích trong sông suối. Người tìm vàng phải dùng cái bòn - vật dụng bằng gỗ giống hình cái chiêng, ở giữa lõm xuống, để đãi cát trong dòng nước. Cát theo nước trôi đi; tinh thể vàng nặng hơn, lắng lại giữa đáy bòn. Loại vàng thứ hai là vàng kết tinh trong đá pyrit. Khai thác đá, đập rồi xay ra thành bột, xử lý qua quy trình lắng lọc thì lấy được quặng vàng. Công nghiệp khai thác vàng Bồng Miêu hiện nay là khoan hầm lò lấy đá pyrit.


    Vàng và máu
    Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng. Chiếm được Quảng Nam, Pháp làm ngay hai công trình là đào sông Câu Nhí và lập sở khai thác vàng Bồng Miêu. Thế nhưng, phải đợi đến năm 1890, sau khi đã khảo sát địa hình từ Tam Kỳ lên Bồng Miêu, người Pháp mới mở một con đường rừng xuyên qua Dốc Dẻo để tiến tới Hầm Hô và Thác Trắng. Con đường không dài, chỉ trên dưới 5 km nhưng phải xuyên qua một địa hình hiểm trở, phức tạp. Đó là con đường xương máu. Một trận lở núi mùa đông đã đè chết 150 dân phu người Việt. Những người bị thương tật thì khá nhiều.
    Con đường hoàn thành năm 1895. Người Pháp lập ở đây một sở khai thác vàng, một nhà máy nhiệt điện, hai nhà kho trữ thuốc nổ, nhiều tòa nhà văn phòng và nhà ở, nhà ăn cho phu đào vàng. Họ đào vào núi Sa Rô trên 40 miệng hầm lò, ra sức khai thác vàng từ đá lấy ra trong hầm lò lẫn các vỉa quặng lộ thiên nằm trên mặt đất. Bồng Miêu, từ một vùng rừng thiêng nước độc bỗng trở thành một thị trấn vàng giữa rừng với ánh điện sáng của một nền văn minh khai hóa giả tạo.
    Người Pháp dùng phu vàng là những tù nhân. Nhiều tù nhân phu vàng đã chết tại Bồng Miêu vì bị đánh đập, bị tai nạn lao động, bệnh tật. Những thỏi vàng tinh chế người Pháp thu được có cả xương máu của phu vàng Việt Nam.
    Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công. Người Pháp tháo chạy khỏi Bồng Miêu và không quên phá hủy những công trình, máy móc mà họ đem vào đây. Tính ra, họ đã khai thác vàng Bồng Miêu tròn 60 năm (1885-1945), kiếm được khoảng 3.000 kg vàng tinh chế. Theo sự đánh giá của các kỹ sư khai khoáng Pháp, vàng Bồng Miêu đã cạn kiệt. Trong một báo cáo của mỏ vàng Bồng Miêu, có đoạn: “Nếu ********* không chiếm nơi đây thì chúng ta cũng bỏ Bồng Miêu mà đi vì Bồng Miêu không còn quặng vàng nữa”.
    Từ năm 1945, Tam Kỳ trở thành vùng tự do trong Liên khu 5. Năm 1948, lực lượng cách mạng Liên khu 5 chọn Bồng Miêu làm một công binh xưởng. Bồng Miêu trở thành một căn cứ địa bất khả xâm phạm. Vì vậy có thể nói, những dòng sông, con suối ở Bồng Miêu bỗng trở nên có linh hồn của những người đã hy sinh cạnh trầm tích của quặng vàng sa khoáng.
    Sau giải phóng, người khai thác vàng trái phép ở Quảng Nam và nhiều tỉnh khác tập trung về Bồng Miêu tìm vàng. Họ hy vọng những hầm lò, những vỉa quặng lộ thiên bỏ quên từ thời Pháp vẫn còn vàng. Họ đến Bồng Miêu để mót vàng. Họ phá nát tất cả những gì mà người Pháp đã xây dựng, đặc biệt là các hầm lò xuyên vào lòng núi. Đã có nhiều cái chết thương tâm xảy ra. Phổ biến nhất vẫn là nạn sập hầm lò. Cũng có những cái chết khác xảy ra do nghiện ma túy, do thanh toán lẫn nhau, do tranh giành khu vực đào đãi, do ăn chia không sòng phẳng.

    [​IMG]
    Khai thác vàng Bồng Miêu
    Cánh đồng vàng sống lại
    Năm 1991, Công ty Olympus Pacific Minerals của Canada được phép thăm dò trữ lượng vàng tại mỏ vàng Bồng Miêu. Đến năm 2006, công ty này khai thác được 18,7 kg vàng đầu tiên, đưa về nhà máy tinh chế vàng tại Thụy Sĩ tinh luyện và xác định lại tuổi vàng. Ông David Seton - Chủ tịch công ty - nói lượng vàng này là không lớn so với thế giới nhưng vô cùng ý nghĩa đối với Chính phủ Việt Nam và công ty của ông. Ngày 6.4.2006, Công ty khai thác vàng Bồng Miêu, liên doanh giữa Canada và Việt Nam, chính thức hoạt động sản xuất vàng tại Bồng Miêu.
    Người Pháp đã đánh giá sai về trữ lượng vàng ở Bồng Miêu. Với hệ thống máy móc của thời đó, họ chỉ có thể khai thác những vỉa quặng lộ thiên và đào một số đường hầm xuyên vào lòng núi để chỉ lấy được 3.000 kg vàng trong 60 năm. Thực tế khai thác ở Bồng Miêu hiện nay cho thấy chỉ riêng một mỏ Hố Gần đã có thể cho được 180.000 tấn quặng/năm, tương đương với 600 kg vàng tinh chế. Công việc khảo sát được thực hiện trong 15 năm, cho thấy Hố Gần có trữ lượng hơn 1 triệu tấn quặng.
    Ông Charles Barclay, Tổng giám đốc công ty, nhận định một cách lạc quan: “Bồng Miêu có khả năng khai thác không dưới 50 năm”. Nhận định trên là có cơ sở đáng tin cậy bởi ba khu vực Hố Ráy, Thác Trắng và Núi Kẽm chưa được khai thác. Hàm lượng vàng ở Hố Gần nằm lộ thiên, tương đối ít với 3,85 gam/tấn quặng, còn hàm lượng vàng ở Núi Kẽm rất cao, đạt tới 10 gam/tấn quặng.
    Đá pyrit hoặc quặng khoáng từng cục nặng khoảng 1 đến 1,5 kg được đưa vào máy nghiền, nghiền ra thành viên cỡ 1,2 cm. Sau đó các viên quặng được đưa vào máy nghiền bi nghiền nhuyễn ra thành hạt trên dưới 0,5 mm. Từ khâu nghiền bi nhuyễn tới các khâu ngâm chiết, tuyển nổi, phân kim bằng cyanure diễn ra trong một quy trình kín. Cuối cùng, bột vàng đến khâu đúc thành thỏi. Gần như nơi đây chỉ có chuyên gia đúc vàng mới được phép có mặt. Lò gas nung chảy vàng bột ra, hơi lửa nóng như trong… lò bát quái.
    Mỏ vàng Bồng Miêu hoạt động lại trong 4 năm qua và sẽ tiếp tục hoạt động trong vòng 50 năm nữa, là niềm tự hào của tỉnh Quảng Nam và huyện Phú Ninh. Thương hiệu vàng Bồng Miêu có trên 300 năm đang thực sự sống lại nhờ trữ lượng hồn vàng nhập trong từng cục đá pyrit.
    Vũ Đức Sao Biển





    Từ khóa Cánh đồng, Bồng Miêu




    Chia sẻ qua:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



    Gửi phản hồi



    In
    E-mail




    TIN MỚI
    Truyền nhân của làng nghề bốn thế kỷ (20/11/2011)

    “Siêu trộm” tiệm vàng - Kỳ 3: Tay chơi khét tiếng(20/11/2011)

    “Siêu trộm” tiệm vàng - Kỳ 2: Đủ chiêu biến hóa(19/11/2011)

    “Siêu trộm” tiệm vàng(18/11/2011)

    “Đêm dữ” với bác sĩ cấp cứu - Kỳ 4: Ám ảnh những ca đâm chém(17/11/2011)



    TIN KHÁC
    Tôi đi chữa bệnh… “thánh nhân” - Kỳ 1: Đủ kiểu “xả bệnh”(16/11/2011)

    “Đêm dữ” với bác sĩ cấp cứu - Kỳ 3: Căng thẳng từng phút(16/11/2011)

    “Đêm dữ” với bác sĩ cấp cứu - Kỳ 2: Đổ máu từ bàn nhậu(15/11/2011)

    “Đêm dữ” với bác sĩ cấp cứu(14/11/2011)

    Nuôi người điên không công(12/11/2011)

    Một thời “cởi áo cà sa, khoác chiến bào”(05/11/2011)

    Gian truân đời công nhân - Kỳ 4: Khó nói chuyện chồng con(05/11/2011)

    Gian truân đời công nhân - Kỳ 3: Nỗi niềm gửi trẻ(04/11/2011)

    Gian truân đời công nhân - Kỳ 2: Bị chèn ép đủ kiểu(03/11/2011)

    Gian truân đời công nhân(02/11/2011)


    Các tin bài khác









    “Đêm dữ” với bác sĩ cấp cứu
    [​IMG]
    Ám ảnh những ca đâm chém


    [​IMG]
    Căng thẳng từng phút


    [​IMG]
    Đổ máu từ bàn nhậu


    [​IMG]
    “Đêm dữ” với bác sĩ cấp cứu




    200 ngày dưới họng súng cướp biển
    [​IMG]
    Kỳ 1: Trong địa ngục trần gian


    [​IMG]
    Kỳ 2: Cuộc ngã giá


    [​IMG]
    Kỳ 3: Đường về trắc trở




    Đất thiêng trên biển Đông
    [​IMG]
    Cuộc trùng phùng lịch sử


    [​IMG]
    Người đặc biệt ở Trường Sa


    [​IMG]
    Đất thiêng trên biển Đông




    Vượt biên đánh bạc
    [​IMG]
    Trẩy hội... casino


    [​IMG]
    Bên trong casino Prey Vor


    [​IMG]
    Rầm rộ “phong trào casino”




    Thâm nhập những lò độ xe đi “bão”
    [​IMG]
    Muốn làm cỡ nào cũng được!


    [​IMG]
    Dập tắt nguồn cơn “bão đêm”


    [​IMG]
    Cuộc chơi của những ông “trùm”










    <a href='http://d1.openx.org/ck.php?n=a5b8c348&cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE' target='_blank'><img src='http://d1.openx.org/avw.php?zoneid=189225&cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE&n=a5b8c348' border='0' alt='' /></a>
  3. istctw

    istctw Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Đã được thích:
    0
    MIC cân nhắc nhặt
    con này chạy thì không có đỉnh
  4. istctw

    istctw Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Theo ông Charlet Barclay, Tổng Giám đốc Công ty khai thác vàng Phước Sơn (cũng là Tổng Giám đốc Công ty khai thác vàng Bồng Miêu), mỏ vàng Phước Sơn có trữ lượng được bảo vệ theo luận chứng là 7,2 tấn. Thời gian hoạt động của NMKTV Phước Sơn vào khoảng 70 - 80 năm (tương đương thời gian hoạt động của mỏ vàng Bồng Miêu). Quy mô khai thác ban đầu ở mỏ Phước Sơn tương đương giai đoạn đầu ở Bồng Miêu, công suất khoảng 180.000 tấn quặng/năm, số công nhân dự kiến 300 - 400 người.
    Ông Charlet Barlay cũng cho biết, hàm lượng vàng ở mỏ Hố Gần của Bồng Miêu là 3,85gram/tấn quặng, trong khi hàm lượng vàng ở Phước Sơn cao hơn gấp 5 lần

    cụ sexy xuống tàu lâu rồi đã tính vào lại chưa[r2)]
    tin cụ chuẩn luôn
  5. istctw

    istctw Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Phước Sơn: Khai thác mỏ vàng lớn nhất Việt Nam
    Vào ngày: 05/09/2011 - Lượt xem: 301


    Trước kia, người Chăm chỉ biết dùng các công cụ giản đơn để đào đãi vàng, người Pháp mở lối khai thác bằng hầm lò…thì ngày nay vàng trong lòng đất đã được tận thu gần như tuyệt đối. Hiện Nhà máy tinh luyện vàng Đắk Sa là một trong những nhà máy tinh luyện vàng hiện đại bậc nhất của Việt Nam.

    Mỏ vàng Đắk Sa là khu mỏ có hàm lượng vàng cao nhất Việt Nam với trữ lượng trung bình 15g/tấn quặng, thậm chí có nơi lên đến 118g/tấn quặng và mỗi năm thu được đến 1 tấn vàng ròng.

    Theo quy trình: sau khi được khai thác ở độ sâu hơn 400m trong lòng đất, quặng vàng được vận chuyển khỏi lòng đất theo các băng chuyền đổ vào các máy xay, nghiền trước khi chảy vào các bể xử lý lớn chứa đầy các dung dịch đậm đặc như axit sulfuric và cyanure. Vàng gốc có trong đất đá sẽ được các hóa chất này khử làm sạch và lắng xuống tụ thành khối quặng vàng có chứa lẫn các hợp chất bạc và chì.

    Công đoạn tiếp theo là khối quặng vàng có chứa bạc và chì này sẽ theo dây chuyền đi qua phòng làm vàng. Tại đây chúng được đưa vào lò nung điện ở nhiệt độ gần 2.000oC. Vàng tan chảy vào các khuôn đúc vàng đợi sẵn. Những thỏi vàng xuất khỏi lò sẽ được công nhân cho vào nước làm nguội rồi làm vệ sinh sạch và đóng số đưa vào kho cất giữ. Con đường trở thành vàng thương phẩm của vàng Đắk Sa chưa dừng lại ở đó bởi hàm lượng vàng ròng có trong thỏi vàng Đắk Sa chỉ đạt 85%. Vậy nên những thỏi vàng này sẽ được chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để gia công cho ra vàng 9999 đúng chuẩn quốc tế.

    Theo Tuổi Trẻ




    Các tin khác
    [​IMG] Đông Giang: Mô hình “Sổ công tác” phát huy hiệu quả 05/09/2011
    [​IMG] Điện Bàn: Chuyển mục đích sử dụng 94,3ha đất sân golf 05/09/2011
    [​IMG] Thăng Bình: Tìm mật đạo trong lòng Phật viện Đồng Dương 01/09/2011
    [​IMG] TP Tam Kỳ: Hiệu quả của mô hình trồng lúa “3 giảm 3 tăng” 01/09/2011
    [​IMG] Nông Sơn: Làng dó trầm Trung Phước 01/09/2011
    [​IMG] Thành phố Tam Kỳ: Đăng ký nhãn hiệu nước mắm Tam Thanh 01/09/2011
    [​IMG] 14,5 tỷ đồng cho phục hồi và quản lý sau cai nghiện 01/09/2011
    [​IMG] Bắc Trà My: Phải gần dân mới làm tốt công tác an sinh xã hội 01/09/2011
    [​IMG] Thăng Bình: Người dân đổ xô đi xem gà 4 chân 31/08/2011
    [​IMG] Nam Trà My: Khánh thành công trình nhà ở cho trường bán trú 31/08/2011 Quay về [​IMG]
    [​IMG]

  6. istctw

    istctw Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Đã được thích:
    0
    có phải MINCO đang bị thâu tóm ko hả cụ
  7. minco

    minco Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    238
    đang bị gom:))
  8. istctw

    istctw Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Đã được thích:
    0
    giá 15 đang bị gom~X
  9. minco

    minco Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    238
    sexy xuống tàu nhưng vẫn Quách Tỉnh đấy:))
  10. vuadauco

    vuadauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2011
    Đã được thích:
    19
    vào đọc chỗ đâm chém hay hơn :))

Chia sẻ trang này