Mua ngân hàng STB khẩn trương -

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Acer2003, 14/02/2008.

3741 người đang online, trong đó có 169 thành viên. 07:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1719 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Mua ngân hàng STB khẩn trương -

    ?o2008 chưa phải là năm của bất động sản?

    Giám đốc CB Richard Ellis Việt Nam, ông Richard Leech, nói phải 2 - 3 năm nữa thị trường nhà đất Việt Nam mới có những thay đổi lớn.

    Có nhiều dự báo trong năm 2008 sẽ có một làn sóng, cơn sốt thứ ba ở thị trường bất động sản và thị trường này vẫn diễn biến khó lường, ông nghĩ gì về vấn đề này?

    Cũng có người từng hỏi tôi rằng năm 2008 có phải sẽ là năm của ngân hàng và bất động sản hay không, và tôi đã trả lời họ rằng năm 2008 sẽ là năm của ngân hàng, nhưng chưa phải là năm của bất động sản.

    Lý do là vì năm 2008, cũng như 2007 chứng kiến sự bắt đầu của hàng loạt dự án bất động sản lớn như Vincom City Towers 2, BIDV Tower, Crown Plaza, The Keangnam Hanoi Landmark Tower, The Landmark, CEO Tower, Indochina Plaza..., mà đây mới chỉ là một số dự án tại Hà Nội.

    Sau 2-3 năm khi các dự án này hoàn thành và đi vào hoạt động, lúc đó mới là lúc mà thị trường bất động sản có những sự thay đổi lớn.

    Theo ông, những biến động của thị trường bất động sản ở Việt Nam chịu tác động của những vấn đề gì?

    Cũng như các thị trường khác, thị trường bất động sản không nằm ngoài sự tác động của quy luật cung cầu, việc giá dầu tăng trên toàn thế giới, việc Việt Nam gia nhập WTO, việc biến động của thị trường chứng khoán...

    Ngoài ra, thị trường bất động sản Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nội tại như việc quỹ đất trong trung tâm hạn chế, giá đất cao, cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu, các vấn đề về thủ tục giấy tờ...

    Vậy ông nhận định như thế nào về xu hướng thị trường bất động sản của Việt Nam trong năm 2008 và những năm tới?

    Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2008 và các năm tới. Đặc biệt trong năm 2008, giá cả trên thị trường sẽ vẫn tăng mạnh mà nguyên nhân chính là do lượng cung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi đó năm 2008 không có nhiều dự án được đi vào khai thác.

    Tuy nhiên, năm 2008 cũng như năm 2007, lại là thời điểm bắt đầu của rất nhiều dự án bất động sản lớn như BIDV Tower, Vincom City Towers 2, CEO Tower, The Garden, Crown Plaza, The Keangnam Hanoi Landmark Tower, The Landmark... tại Hà Nội.

    Vì thế, trong 2-3 năm tiếp theo là khi các dự án này hoàn thành và được đưa vào sử dụng thì chắc chắn sẽ có những thay đổi lớn trên thị trường.

    Và ông có nghĩ rằng thị trường bất động sản Việt Nam đang tiến đến con đường hoạt động chuyên nghiệp?

    Điều này có thể thấy rõ qua sự phát triển và lớn mạnh của các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. CBRE đã hoạt động tại Việt Nam đến nay là năm thứ 5, tại Tp.HCM chúng tôi có hơn 100 nhân viên. Tại Hà Nội chúng tôi có hơn 40 nhân viên. Không chỉ ở 2 thành phố lớn, chúng tôi còn mở rộng hoạt động với các văn phòng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và sắp tới là Cần Thơ.

    Bên cạnh các công ty nước ngoài như chúng tôi, gần đây các tập đoàn lớn của Việt Nam như Viglacera, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Bitexco... đều thành lập các công ty chuyên tập trung đầu tư phát triển bất động sản, điều này cho thấy tiềm năng là rất lớn và cơ hội dành cho tất cả mọi người.

    Tuy vậy, trong môi trường với nhiều diễn biến sôi động và có tính cạnh tranh cao để thành công và đứng vững thì sự chuyên nghiệp là một trong những yếu tố hàng đầu.

    Theo ông, thách thức lớn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là gì? Thách thức đó sẽ phải theo sau những biện pháp giải quyết nào?

    Ba thách thức lớn hiện nay là: quỹ đất trong khu vực trung tâm hạn chế; giá đất trên thị trường cao; cơ sở hạ tầng như là giao thông đi lại, tiếp cận dự án, giải phóng mặt bằng, thủ tục giấy tờ còn phức tạp.

    Tuy nhiên, tôi tin là Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ có những giải pháp tích cực để giải quyết. Ví dụ như năm vừa rồi ta thấy sự ra đời của Nghị định 84, việc đưa ra dự thảo và phê chuẩn quyền mua nhà của một số nhóm Việt kiều và đối tượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
  2. zonezone

    zonezone Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Đã được thích:
    0
    SCB từ chối IFC


    (TBKTSG Online) - Ngân hàng TMCP Saigon (SCB) đã chính thức từ chối lời đề nghị trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới.

    Phát biểu tại đại hội đồng cổ đông thường niên triệu tập trước Tết Nguyên đán, Tổng giám đốc SCB, ông Phạm Anh Dũng, nói: ?oSau hơn một năm để cho IFC vào khảo sát, chúng tôi đã quyết định không đồng ý chọn IFC làm cổ đông chiến lược?.

    Ông Dũng giải thích, IFC đã từng nắm giữ cổ phần tại hai ngân hàng khác ở Việt Nam nhưng gần đây họ đã bán đi. Hơn nữa, điều kiện IFC đưa ra không có lợi cho SCB, như IFC đề nghị được khảo sát SCB lần thứ hai và yêu cầu SCB phải trả chi phí cho việc này.

    Tháng 12-2007, IFC thông báo sẽ bán gần 9 triệu cổ phần đang nắm giữ tại Ngân hàng Saigon Thương Tín (Sacombank) trong vòng sáu tháng kể từ ngày 25-12-2007. IFC đã sở hữu 34 triệu cổ phần của Sacombank, tương đương 7,63%, trong gần bốn năm. Hiện IFC cũng là cổ đông của Ngân hàng Á Châu (ACB).

    Ông Dũng cho biết SCB dự định sẽ niêm yết trong năm nay nhưng chỉ sau khi SCB lựa chọn được cổ đông chiến lược trong nước và nước ngoài.

    Kết thúc năm 2007, SCB đạt 364 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng khoảng 134% so với năm 2006, tổng tài sản tăng gấp 2,5 lần và đạt gần 26.000 tỉ đồng. Dư nợ cho vay của SCB năm qua tăng 137% và đạt gần 20.000 tỉ đồng.

    Đáng chú ý là cơ cấu vốn huy động của SCB đã thay đổi đáng kể. Tổng vốn huy động đến cuối năm 2007 là 22.753 tỉ đồng, tăng 155% so với cuối năm 2006, trong đó 75% là huy động từ dân, còn lại là từ các tổ chức tín dụng khác. Năm 2006, cơ cấu vốn huy động của SCB là 40:60, tức chỉ có 40% là huy động từ dân, còn lại là đi vay các ngân hàng khác.



    IFC là con buôn bị ghẻ lạnh sau khi ăn cháo đái bát. Chỉ vì nó bán nên STB bị down 7 % sau khi nó thông báo .
  3. Stb

    Stb Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Tính đến cuối tháng 01/2008, Sacombank đã đạt được: Lợi nhuận trước thuế đạt 157 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng huy động đạt 60.298 tỷ đồng, tăng 159% so với cùng kỳ năm trước; tổng dư nợ cho vay là 40.252 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2007; và tổng tài sản 69.917 tỷ đồng, tăng 162% so với tháng 1/2007". Bên cạnh đó, Sacombank vẫn tiếp tục dẫn đầu khối Ngân hàng TMCP về mạng lưới hoạt động với hơn 210 điểm giao dịch tại 44/64 tỉnh thành.
  4. khunglongmax

    khunglongmax Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    16
    Trời! tổng TS tăng hơn gấp rưỡi, tức là giá trị cổ phiếu lẽ ra tăng tương ứng, thị giá Cp có lẽ cũng phải tăng tương ứng= gấp rưới chữ nhỉ? nhẽ ra phải là bao nhiêu nhỉ? mua.
  5. newsways

    newsways Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Vốn tăng gấp đôi mà lợi nhuận tăng gấp rưỡi thì cũng chưa có gì nổi bật. Cứ từ từ xem đã.
  6. langtu82

    langtu82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Em cũng mong cho nó tăng, khổ thân em, mua gần 20.000 toàn giá 68,69.... lỗ chỏng vó. Thằng này ì ạch wá.
  7. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    Cứ đà này thì STB sẽ có quy mô bằng với VCB mất. Em tính sơ bộ thì chỉ với tốc độ tăng trưởng thế này thì 3 năm nữa sẽ bằng với VCB
  8. khunglongmax

    khunglongmax Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    16
    Bác ơi, em thiển nghĩ vốn tăng gấp đôi đúng rồi nhưng đưa khoản vốn tăng đó vào sử dụng từ thời điểm nào, chắc không phải là ngay từ đầu năm 2007, và hiệu quả có độ trễ nhất định, đem lại chút lợi nhuận gia tăng ngay từ nguồn vốn tăng đó cũng đã là giỏi rồi, đằng này tăng những hơn 150%. mua
  9. zonezone

    zonezone Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Vốn tang gấp đôi lên 4300 tỷ nhưng tổng tài sản tăng 22.000 tỷ đó bác. Book value cũng tăng tương ứng .tổng tài sản 69.917 tỷ đồng, tăng 162% so với tháng 1/2007"



    Được zonezone sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 14/02/2008
  10. Stb

    Stb Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Thêm bác này học lớp 2 nữa .... vốn tăng gấp đôi là tăng 100% .... lợi nhuận tăng 157% tức là tăng gấp đôi rưỡi chứ ko phải gấp rưỡi ....... năm ngoái lợi nhuận tháng 1 là 61 tỷ, năm nay là 157 tỷ .....

Chia sẻ trang này