Mua nhanh lên các bác ơi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngocleasing, 21/09/2008.

4700 người đang online, trong đó có 343 thành viên. 17:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 387 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. ngocleasing

    ngocleasing Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    20
    Mua nhanh lên các bác ơi

    Mua chứng khoán là yêu nước nào
    Vấn đề đặt ra hiện nay là phải dự báo mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và chuẩn bị trước những phương án, chính sách để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh?

    Khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam. Đây là nhận định của các chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành và nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sĩ Kiêm.



    Xuất khẩu sẽ bị giảm



    Kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn, chiếm 30% tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường thế giới. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên ?onhất cử, nhất động? của một nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới, chưa nói tới một nền kinh tế lớn như Mỹ.



    Cùng chung nhận định về những lĩnh vực bị ảnh hưởng tức thì của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, các ông Bùi Kiến Thành và Cao Sĩ Kiêm đều khẳng định: Xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ngay.



    Tốc độ xuất, nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ phát triển tương đối nhanh và Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam. Quan hệ vốn và công nghệ giữa hai nước mới chỉ là bước đầu. Mỹ chỉ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, các dự án phần lớn còn ở giai đoạn đầu và phần nhiều đầu tư vào hạ tầng dài hạn.



    "Khi xuất khẩu bị ảnh hưởng, Việt Nam cần hướng tới mở rộng thị trường trong nước" - chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành.



    ?oNhưng ảnh hưởng này đối với từng khu vực, từng lĩnh vực là khác nhau vì nó phụ thuộc vào mối quan hệ về kinh tế thực tiễn (vay trả nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ) thì nước nào gắn nhiều, sâu sẽ chịu ảnh hưởng lớn, nước nào không chặt chẽ thì chỉ ở mức độ nào đó chứ không bị tác động khuynh đảo, trực tiếp như một số khu vực phụ thuộc vào Mỹ hoàn toàn? ?" ông Cao Sĩ Kiêm phân tích.



    Theo ông Bùi Kiến Thành, ?oKhông riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở châu Á còn phải chịu những tác động sâu xa hơn từ việc sẽ bị mất đi một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất nếu nền kinh tế Mỹ suy thoái. Một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung vít chi tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm chỉ mua đủ dùng... thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn?.



    Xáo trộn với thị trường tài chính-tiền tệ



    Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam khá nhiều.



    ?oTrong tình hình thị trường hiện nay cộng với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang diễn ra, một số nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài, theo tôi, sẽ giảm bớt đầu tư vào Việt Nam.



    Với những nhà đầu tư riêng lẻ như các ngân hàng, tổ chức tài chính thời gian tới cũng sẽ phải tính lại và có thể bán ra để cơ cấu lại danh mục cũng như sắp xếp lại nguồn lực đầu tư. Việc các tổ chức này bán ra mạnh liên tục trong vài ngày có thể tạo ra tâm lý ?obầy đàn? kéo theo sự tháo chạy trên thị trường.



    Chính vì vậy Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính cần có sự chuẩn bị trước các phương án để hỗ trợ thị trường.



    Cụ thể nhất là phải cung cấp đầy đủ và liên tục các thông tin về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, minh bạch thông tin về tình hình doanh nghiệp và kịp thời đưa ra các khuyến cáo khi cần thiết. Theo tôi việc trấn an dư luận, tạo tâm lý bình ổn thị trường là rất quan trọng? ?" ông Bùi Kiến Thành nhận định.



    Còn theo ông Cao Sĩ Kiêm thì tác động với Việt Nam chủ yếu là dòng vốn (qua kênh chứng khoán hay "Việt Nam cần nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro hệ thống tiền tệ" - ông Cao Sĩ Kiêm khẳng định hệ thống đầu tư). Bởi các nhà đầu tư Mỹ (gián tiếp, trực tiếp) đã vào Việt Nam nên khi nền kinh tế thế giới có sự biến động thì họ có thể rút vốn về giải quyết vấn đề trong nước nên vốn mới vào Việt Nam sẽ hạn chế.



    Trước cảnh báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) về nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro hệ thống tiền tệ của Việt Nam, ông Cao Sĩ Kiêm khẳng định: Lạm phát tăng dẫn tới nợ xấu, khả năng không trả được nợ đã xuất hiện nên gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng, thậm chí cho nền kinh tế.



    So với trước thì hệ thống tín dụng ?" ngân hàng của Việt Nam đã tiến lên một bước trong việc phòng chống, ngăn ngừa rủi ro, nhưng so với yêu cầu còn hạn chế, biểu hiện là chất lượng tín dụng, bền vững của thị trường chứng khoán, bất động sản? chưa cao. Cho nên, trong thời điểm hiện nay và về lâu dài chúng ta cần kiểm soát chặt chẽ hơn rủi ro hệ thống tiền tệ và cảnh báo của ADB là hoàn toàn đúng?.



    Trong cái rủi có cái may?



    Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng ?ođây là lúc các nhà sản xuất Việt Nam nên hướng sự quan tâm khai thác vào các nhóm người tiêu dùng trong nước?.



    Ngoài ra, cũng theo ông Thành, Việt Nam chưa hội nhập sâu trong ?ocuộc chơi? toàn cầu nên đang có lợi thế là cơn tác động này chưa lan tới trong khi nhiều nền kinh tế khác trong những ngày qua đã bị ảnh hưởng.



    Lợi thế này tạo cho chúng ta cái nhìn tốt về một nền kinh tế ?oan bình? không bị bão táp làm tan vỡ. Vấn đề này gần giống như cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực châu Á năm 1997 khi đó Việt Nam ít bị tác động của khủng hoảng trong khi các nền kinh tế khác trong khu vực bị đảo lộn, ảnh hưởng khá nặng nề.



    ?oCần tận dụng lợi thế này để thu hút thêm các luồng vốn từ ngoài vào. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cơ chế, môi trường. Những gì liên quan đến chính sách có thể thực hiện thông thoáng hơn thì chúng ta nên làm? ?" ông Bùi Kiến Thành khẳng định.



    Theo phân tích của các chuyên gia tài chính ?" kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ trước sau cũng sẽ tác động với chúng ta ở góc độ này hay góc độ khác.



    Vấn đề đặt ra hiện nay là phải dự báo mức độ ảnh hưởng của nó và lập ra những lá chắn để phòng có thể xảy ra. Phải chuẩn bị trước những phương án, chính sách để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh trong nhiều trường hợp, đề phòng những cú sốc bất ngờ nếu có ảnh hưởng xảy ra.



    Theo Vũ Hạnh
    http://cafef.vn/20080921081719720CA33/quan-trong-la-chuan-bi-phuong-an-chinh-sach-phu-hop.chn
  2. hoathuong_thich_du_thu

    hoathuong_thich_du_thu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Đã được thích:
    1
    PPC? STB
  3. aaichat

    aaichat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Mua gì bây giờ? STB được không? STB đăng ký mua vào những 25 triệu cổ
  4. thaoph

    thaoph Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Phân vân giữa STB và PPC
  5. aaichat

    aaichat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Đã được thích:
    0
    STB lên nhanh nhất
  6. Strathfield

    Strathfield Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Đã được thích:
    0
    Đủ lực thì chơi cả 2 bác ạ. Điện sang năm tăng giá rồi. Ai kêu cứ kêu, thủ tướng phát biểu trước QH bênh ngành điện chằm chặp

Chia sẻ trang này