Muốn chơi chứng khoán có lời...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Handsome_hn, 31/03/2007.

4763 người đang online, trong đó có 371 thành viên. 21:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 866 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. Handsome_hn

    Handsome_hn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Muốn chơi chứng khoán có lời...

    Muốn chơi chứng khoán có lời...



    TTCT - Thị trường chứng khoán VN đang ở trong một giai đoạn mà giới đầu tư tài chính gọi là ?ohiệu chỉnh? với chỉ số VN-Index liên tục mất điểm và hầu hết cổ phiếu từ loại thượng hạng (blue-chips) đến loại ?oruồi? (penny stocks) đều dắt tay nhau đi xuống.

    Vào lúc này, những nhà đầu tư khôn ngoan nên phản ứng thế nào? Tuổi Trẻ Cuối Tuần đã có cuộc trao đổi với Th.S Lê Đạt Chí, một trong những giảng viên đại học (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) đang nghiên cứu sâu về lĩnh vực đầu tư chứng khoán và cũng là một nhà đầu tư ?okha khá? trên thị trường, xung quanh vấn đề này.

    * Thấy anh chơi chứng khoán (CK), sinh viên của anh có nói gì không?

    - Có chứ, họ bảo ?olúc nào thấy thầy bán ra thì y như rằng giá CK tăng lên?!

    * Đó không phải là một lời khen?

    - Hẳn nhiên rồi! Chúng tôi cho chi phí giao dịch của những ?ophi vụ? như vậy là quá đắt, bởi bán ra rồi không thể mua lại được với mức giá đó. Nhưng mà sau bao nhiêu năm lăn lộn trên thị trường này, tôi suy ra một điều rằng đã đi đầu tư thì nên bán ra khi đã đạt mức lãi kỳ vọng. Mà đã bán ra thì giá có lên bao nhiêu cũng không bao giờ hối tiếc, nếu không cứ phải ngồi tiếc mãi!

    * Có phải thị trường đã cho anh những bài học lớn?

    - Với cổ phiếu (CP) Sacombank (STB), tôi mua khi Ngân hàng Sacombank chưa niêm yết với giá năm hai (52.000 đồng/CP). Giá leo lên chín mươi cũng ngần ngại không bán vì nghĩ chắc lên đến hơn một trăm. Nào ngờ STB chào sàn (ngày 12-7-2006) chỉ có bảy tám và khi tôi quyết định bán thì còn sáu bảy. Trước đó tôi định mua một căn nhà và chỉ vì chậm bán STB (ở mức giá 90), xem như tôi mất một ngôi nhà.

    * Theo dõi giá hằng ngày, anh có sốt ruột khi thị trường đi xuống?

    - Không, vì tôi đã kịp bán rồi! Tôi đang là tổng giám đốc ?otự phong? của một ?oquĩ đầu tư? cũng lơn lớn do nhiều anh em bạn bè trong trường và ở ngoài góp lại. Nhiều người học vị còn cao hơn tôi nhưng nhát tay không dám chơi, bảo thị trường này ?oghê? quá, lên lên xuống xuống không hiểu được! Còn tôi được tin cậy giao tiền vì tôi chơi CK từ thời sinh viên, lúc ấy chả có mấy đồng nhưng cũng mon men ra sàn vì muốn biết thị trường có vận hành giống những gì mình học và đọc không. Sau khi ra trường, tôi gom góp từng đồng lương tiếp tục gắn bó với sàn và các thầy cô đã ?otự nguyện? lập quĩ cho tôi vào năm 2005.

    Ngoài sự nhạy cảm có lẽ đã được tích lũy qua nhiều năm, bây giờ tôi cũng đã có thêm những công cụ hỗ trợ để tìm ra các tín hiệu mua - bán của thị trường. Chẳng hạn vừa rồi, khi bản phân tích kỹ thuật của tôi cho thấy những dấu hiệu sắp có đợt hiệu chỉnh xuống, tôi đã kịp ?othanh lý? hơn 50.000 CP các loại ngay ngày 12-3, khi chỉ số VN-Index đạt mức kỷ lục 1.174,22 điểm. Các cổ đông góp vốn nói chung khá hài lòng với kết quả kinh doanh của tôi. Còn bây giờ tôi đang ?oán binh bất động?, chờ đến một thời điểm thích hợp nào đó sẽ lại mua vào. [/size=2] * Anh có thể tiết lộ về ?ocông cụ? mua bán CK của mình? Liệu các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân nhỏ lẻ có thể sử dụng?

    - Phải nói rằng không có công cụ nào chính xác, vì trên thị trường của ta bây giờ NĐT cá nhân chiếm đa số và họ đầu tư theo cảm tính là chính. Mặc dù vậy vẫn có những nguyên lý chung mà thị trường nào cũng vận hành theo và các chuyên gia có thể dựa vào để đưa ra các dự báo về xu hướng. Chẳng hạn với lý thuyết sóng Elliott (Elliott Wave Principle) mà các định chế tài chính thường hay áp dụng, lý thuyết này nói lên rằng thị trường CK cho phép nhịp điệu lặp đi lặp lại của năm sóng tiến được theo sau bởi ba sóng lùi. Nói một cách đơn giản là thị trường sau những đợt tăng mạnh sẽ có những đợt hiệu chỉnh xuống, nhưng trong những đợt hiệu chỉnh này giá CP không chỉ có đi xuống mà vẫn có vài ngày giảm, vài ngày tăng, chỉ có điều độ tăng không thể đạt đỉnh như lớp sóng trước. Theo lý thuyết này, thị trường của ta đang ở đợt sóng thứ tư (hiệu chỉnh xuống), và những công thức tính toán của lý thuyết cho thấy chỉ số VN-Index có khả năng sẽ giảm xuống đến 950 điểm trong đợt này, trong đó có những ngày sẽ nhích lên nhè nhẹ.
    * Nói như vậy thì những NĐT vừa mới mua nên bán ra ngay bởi càng ?oôm? càng lỗ?

    - Bán hay không là tùy quyết định mỗi người đã mua vào ở thời điểm nào. Nhiều người hoảng loạn bán ra tất giá sẽ xuống, lúc ấy sẽ có những NĐT mua vào và đi vào giai đoạn tích lũy vốn để chờ một đợt tăng giá mới. Tôi chỉ muốn nói rằng các NĐT chuyên nghiệp luôn ở thế chủ động. Trên thị trường hiện nay, nhiều cá nhân trong nước đang mua bán theo các NĐT nước ngoài, thấy họ mua thì mình mua, họ bán mình cũng lao bán theo. Khi đi đầu tư mà không có công cụ phân tích để làm niềm tin thì phải dựa dẫm vào hành vi của người khác là điều đương nhiên. Nhìn quanh thì thấy ai cũng ?otrúng? nhưng đây là trò chơi có tổng bằng 0, tiền chỉ chạy từ túi người này sang túi người khác thôi. Vì vậy, NĐT cá nhân cần nâng trình độ của mình lên để không mãi là người đến sau làm ?omồi? cho kẻ khác.

    * Có ý kiến cho rằng đằng sau giá CK cao có bàn tay của chính các công ty niêm yết. Họ liên tục tăng vốn điều lệ để ?odụ? NĐT mua CP, rồi lấy số tiền đó đi đầu tư vào CK, mua bán CK lẫn nhau tạo nên một hệ thống đầu tư chéo. Điều này ảnh hưởng đến thị trường và nền kinh tế như thế nào?

    - Giá CK đang cao, công ty nào cũng muốn tận dụng thời cuộc để phát hành thêm huy động vốn. Nhưng họ quên rằng để sử dụng vốn sao cho hiệu quả còn khó hơn đi xin vốn rất nhiều lần. Có vốn mà chưa có dự án, họ liền lấy tiền mua CK, thậm chí có công ty trong hồ sơ xin phát hành thêm ghi thẳng mục đích là để đầu tư CK. Mà cũng không trách họ được, vì sản xuất kinh doanh bây giờ khó khăn, làm mòn mỏi lắm mới có ROE (tỉ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) đạt 20-30%, trong khi chơi CK 2-3 tuần là đã có thể có số lợi nhuận này. Thực tế cho thấy có một phần không ít thu nhập của nhiều công ty là từ đầu tư tài chính, chẳng hạn có công ty lợi nhuận hoạt động cả năm là 38 tỉ đồng, trong đó thu nhập đầu tư tài chính chiếm đến 12 tỉ đồng. Trong khi đó các NĐT mới tham gia chỉ thấy mức lợi nhuận của công ty mà mình đã đầu tư, chứ ít chú ý đâu là nền tảng sự phát triển của doanh nghiệp.

    Thế nhưng, nếu nhìn toàn cục trong nền kinh tế thì hành vi này không được khuyến khích. Bởi nó có thể gây ra tổn thất khi giá CK sụt giảm, các công ty đang sa đà vào chuyện đầu tư CK có thể bị ?osập bẫy? và không gượng dậy được. Nhưng nguy hiểm hơn là thay vì huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm giá trị gia tăng cho xã hội thì việc các công ty đem vốn đi chơi CK làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Mới đây Trung Quốc cũng đã ban hành qui định cấm các công ty sử dụng vốn huy động sai mục đích, ngăn chặn việc đầu tư trở lại thị trường CK, một phần cũng là để giảm nhiệt thị trường.
  2. caothuck

    caothuck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thằng này bán hết cp rồi nên cũng muốn kéo thị trường xuống ấy mà. Hắn cũng khác gì chúng ta đâu. Cũng lý thuyết với cả sóng ai chả biết mà cứ tinh vi làm gì.
  3. vantruongdia

    vantruongdia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Hù doạ nhau ko hà
  4. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0


    Các bác đừng mắng mỏ anh này, tôi cho rằng đây là một nhà đầu tư rất giỏi. Các bác quá ỷ vào cái EPS cao mà bỏ qua ROE và ROA là chưa hiểu thấu đáo về doanh nghiệp mình đầu tư rồi. Đó chưa phải là một nền tảng vững chắc để chúng ta đầu tư. ROE mà thấp thì chứng tỏ khả năng sử dụng vốn sinh lời của doanh nghiệp chưa tốt (SJS và REE tuy có EPS cao nhưng lôi ROE ra thì cũng trên bình thường một tí -> theo chuẩn: 20-25% là trung bình).
    - Em đầu tư PVD vì dự kiến ROE 2007 rất cao (EPS thì khỏi nói rồi) => chỉ có những doanh nghiệp đặc biệt mới có được ROE 40-50%.

Chia sẻ trang này