Năm ngoái Thác Mơ – Năm nay Thác Gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi LakeHayes, 07/07/2022.

4320 người đang online, trong đó có 374 thành viên. 07:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31756 lượt đọc và 133 bài trả lời
  1. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.702
    Những ai theo dõi sát TMP từ năm kia đã gặt hái thành công ở năm ngoái và đầu năm nay.

    Tiếp theo sẽ là Thác Bà TBC

    Có một nghịch lý là sản lượng phát điện tháng 1 và nửa đầu tháng 2 rất thấp thì giá cổ phiếu lại đạt đỉnh 32.7. Đến tháng 6 và đầu tháng 7, thủy văn thuận lợi, sản lượng phát điện tăng rất mạnh đồng thời với giá bán điện cạnh tranh tăng cao vì được huy động triệt để do giá than và khí đắt đỏ thì giá lại tụt xuống dưới 30.0. Cụ thể:

    Sản lượng phát điện Q2/22 đã đạt 92.9 triệu kWh, cao hơn sản lượng Q2/21 7%.

    Quan trọng hơn thế, TBC còn được hưởng lợi nhiều hơn từ mức tăng giá bán điện: Giá trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh Q1/22 tăng 37% yoy. Dự kiến quý 2 còn tăng mạnh hơn do diễn biến thiếu hụt than và giá than, khí tăng mạnh.

    Có thể thấy sản lượng phát điện Q1 giảm mạnh so với cùng kỳ (-25%), nhưng LNST vẫn tăng trưởng 18%, cho thấy giá bán điện tăng mạnh kéo lợi nhuận thế nào. Do vậy, chắc chắn LNST quý 2 sẽ tăng trưởng hơn nhiều khi cả sản lượng lẫn giá bán điện đều tăng mạnh. Còn vài ngày nữa sẽ có BCTC Q2 để đối chiếu.

    Vậy liệu các quý còn lại và sang đầu năm 2023 có còn được hưởng lợi?

    Mức nước ở thời điểm cuối tháng 6 năm nay là 53m, chênh 6.4 m so với cùng kỳ. Nghe thì nhỏ nhưng nếu nhân với diện tích mặt hồ thì con số chênh lệch này tương đương với khoảng 1,5 tỷ mét khối nước. Một khối lượng khổng lồ để phục vụ cho nhu cầu điện tăng cao so với mùa dịch năm ngoái. Và mùa mưa bão vừa mới bắt đầu với cơn bão số 1 vào đầu tháng 7. Quá may mắn cho ngành điện miền Bắc!

    Trước xu thế tiêu thụ điện cũng như biến động giá cả nguyên liệu đầu vào của nhiệt điện than, EVN cho biết sẽ huy động tối đa các nhà máy thủy điện có nước về tốt; còn nhiệt điện than, tourbin khí chỉ huy động theo nhu cầu hệ thống và bài toán tối ưu thủy - nhiệt điện.

    Tại cuộc họp về điều tiết, vận hành liên hồ chứa thuỷ điện ở khu vực miền Bắc do Tổng cục Phòng chống thiên tai tổ chức mới đây, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, giá thành sản xuất mỗi số điện từ nhiệt điện than hiện nay đang đắt gấp 4 lần chi phí từ thuỷ điện. Nguyên nhân là do hiện giá than đã tăng gấp 5 lần so với năm ngoái, nên giá thành sản xuất điện từ than lên tới 4.000 đồng/kWh, trong khi thủy điện chỉ khoảng 1.000 đồng/ kWh. Điều này có nghĩa là chi phí sản xuất điện từ thuỷ điện là rất rẻ, chỉ bằng 25% của điện than.

    Trong khi theo báo cáo của EVN về cơ cấu huy động nguồn phát trong thời gian qua thì thuỷ điện chỉ chiếm khoảng 26% trong tháng 4 đã nâng lên thành 28% trong tháng 5; còn nhiệt điện than chiếm tới 46% (tháng 4) đã giảm còn chiếm 44% (tháng 5)

    https://www.sggp.org.vn/luong-dien-tieu-thu-trong-thang-6-nam-nay-giam-so-voi-moi-nam-819393.html”

    Về sản lượng bán điện, số liệu thống kê cho thấy các Quý 3-4/21 và Quý 1/22 rất thấp do nhu cầu tiệu thụ giảm mạnh trong dịch Covid (nhớ lại khủng hoảng thừa điện phát đến mức gây nguy cơ cho hệ thống). Do vậy, 3 quý tiếp theo sẽ có khả năng tăng trưởng sản lượng rất lớn so với nền thấp, trong khi khả năng phát điện được hậu thuẫn bởi thuận lợi về thủy văn năm nay.

    Cụ thể, chỉ mới 6 ngày đầu của tháng 7, sản lượng phát điện của TBC đã gấp 11 lần thời gian cùng kỳ.

    Và với tình hình than và khí còn tiếp tục khan hiếm và đắt đỏ kéo dài, TBC sẽ còn tiếp tục hưởng lợi với giá phát điện cạnh tranh cao.

    Như vậy, ít nhất trong 3 quý tới, TBC sẽ được hưởng lợi từ cả 3 yếu tố: thủy văn – nhu cầu điện – giá bán.

    Cổ tức

    Năm 2021 còn 1.500 đ/cp chưa chia.

    Với LNST 2022 dự phóng và khoản lợi nhuận chưa phân phối 187 tỷ, năm 2022 dự kiến cổ tức chia tối thiểu 3.000 đ/cp.

    Như vậy tổng cộng cổ tức cho 1 năm tới sẽ là 4.500 đ/cp, tương đương DY 15%.
    luong_gia, gadabong, Butchep012 người khác thích bài này.
  2. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    9.643
    Theo dõi số liệu thì lợi nhuận Thác Bà đang giảm 10% so với năm ngoái
  3. ngoisaoxanhat

    ngoisaoxanhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2018
    Đã được thích:
    404
    Thác bản giốc... thác loạn =))
    Soigia271 thích bài này.
  4. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.702
    Phải mổ xẻ kỹ thì mấy thấy bản chất tăng giảm. Sản lượng Q1 giảm hơn 25% (do Covid) nhưng doanh thu thuần công ty mẹ gần như không giảm, cho thấy giá bán tăng thế nào. LNST công ty mẹ giảm một phần nữa chủ yếu là vì doanh thu tài chính giảm.
    LNST hợp nhất (pmi) thì vẫn tăng.
    Nhưng nhìn về Q1 chỉ để biết giá bán điện đã tăng thế nào, chứ kết quả SXKD giờ còn quan trọng gì nữa. Quan trọng là dự phóng Q2 sắp tới thế nào khi sản lượng tăng chứ không giảm như Q1 và giá bán khả năng tăng cao hơn khi thấy vào quý 2 than cho điện thiếu và tăng giá thế nào.
    Và quan trọng hơn nữa là nhìn vào các quý còn lại khi thấy sản lượng khả năng tăng mạnh hơn Q2 rất nhiều. Trong khi giá than vẫn tăng một mình một chợ, bỏ lại bao nhiêu commodities khác.
    Quan trọng khi đầu tư những cổ phiếu thủy điện là phải lưu trữ số liệu thủy văn và sản lượng phát điện của các năm trước thì mới tính toán được.
    Tôi sẽ không chia sẻ cụ thể nhưng có thể nói rằng sản lượng phát của TBC các Q3-4/21 và Q1/22 cực thấp vì Covid. Chịu khó chờ 1 vài quý nữa sẽ thấy mức tăng trưởng sản lượng rõ thế nào. Giờ mới chỉ thể hiện được ở 6 ngày đầu tháng 7 thôi!
  5. emxinhemkieu

    emxinhemkieu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    1.201
    TT vn chán thật nhiều hàng tiền ngon hơn bank mà vẫn vác hàng ra bán .
  6. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.702
    Vì có mấy ai mua hay giữ cổ phiếu vì nghĩ đến giá trị. Cũng như có mấy ai cầm TBC mà lưu trữ số liệu thủy văn và sản lượng phát điện gần như hàng ngày từ năm 2000 đến giờ. Rất buồn chán nhưng 1-2 năm lại được 1 em như Thác Mơ năm ngoái thì cũng tỉnh cả ngủ.
    Vì vậy, tôi không thấy TT Việt Nam chán mà chỉ thấy cơ hội!
    gadabongcodienlanh thích bài này.
  7. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.702
    Kinh tế vào chu kỳ suy thoái, dự kiến kéo dài. Đúng lý thuyết thì cứ chui vào cổ phiếu phòng thủ để trú ẩn (điện, nước, dược, ...) rồi tính sau. Nhưng chui vào đâu (mã nào) cũng còn cần phải xem định giá còn hợp lý không, kẻo lại vào bẫy. Quá nhiều mã điện đã được nêu ra, nhưng chẳng thấy mấy ai nói đến định giá. Với TBC, nếu tính theo P/E thì cần tính forward, chứ không phải trailing. Ngoài ra, còn cần xem nợ ròng của các công ty điện là bao nhiêu. Nợ nhiều quá, dù lợi nhuận có cao mấy thì cũng cần nhiều năm mới trả hết nợ. Lúc đó, tài sản mới tạm tính là của cổ đông.
    "VCBS cho rằng các công ty có các nhà máy thủy điện ở khu vực Bắc bộ tới Bắc Trung Bộ được hưởng lợi lớn khi mùa mưa quay trở lại đồng thời với La Nina mạnh trở lại như REE, Thủy điện miền Trung (CHP), Thủy điện Thác Bà (TBC), Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH)…"
    https://ndh.vn/doanh-nghiep/thuy-di...-khi-kem-sang-trong-nua-cuoi-nam-1319101.html
  8. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.702
    Hôm qua miền Bắc mát mẻ, tưởng sản lượng phát điện của TBC thấp nhưng vẫn đạt gần 1,4 triệu kWh, trong khi sản lượng trung bình ngày từ giờ đến hết năm chỉ cần từ 0.8 - 1 triệu kWh/ngày là quá tốt.

    Phát điện nhiều nhưng mực nước hồ lại tăng lên 53.88m, nghĩa là nước thượng nguồn chuyển qua đập, chuyển hóa thành tiền cho cổ đông nhưng nước trong hồ không tiêu hao mà lại lên cao, tích lũy thêm năng lượng cho nhiều quý sau. Một business rất đơn giản và dễ hiểu.

    Vài năm tới, business này sẽ phức tạp hơn một chút, nhưng hấp dẫn hơn, khi thủy điện Thác Bà 2 (lẽ ra khởi công vào tháng 6/22) hoàn thành xây dựng và vận hành theo chế độ liên hồ, lượng nước qua đập sẽ được tái sử dụng và một lần nữa lại chuyển hóa thành tiền. Lưu ý là TB2 nằm ở hạ lưu và có công suất nhỏ hơn nên hiệu quả khai thác sẽ cao hơn khi nước ít. Vì với lượng nước từ nhà máy mẹ chuyển về vào mùa khô, dù ít với công suất lớn của mẹ, nhưng vẫn thoải mái cho công suất của con để đạt gần công suất thiết kế hơn. Ngoài ra, với sự tham gia của REE, chắc chắn việc vận hành liên hồ sẽ được tính toán để tối ưu hóa việc khai thác nguồn nước.

    Ngắn hạn, dự báo thời tiết miền Bắc nói chung và Yên Bái nói riêng sẽ mưa cả tuần. Khí tượng thủy văn Việt Nam dự báo mùa mưa sẽ kéo dài muộn, dự kiến sang tháng 10. Khí tượng thủy văn Úc dự báo La Nina sẽ kéo dài sang năm thứ 3, dự kiến kết thúc vào mùa Xuân. Như vậy, pha La Nina lần này khả năng kéo dài hơn các lần trước.

    Với mức nước cao hiện nay cộng với mùa mưa kéo dài thì khả năng lượng nước cho thủy điện Thác Bà sẽ tốt trong cả mùa khô sang năm cho tới mùa mưa tiếp theo. Bình thản trong hầm trú ẩn số 1 (TDM) và số 2 (TBC) để chờ kết quả SXKD Q2 để vào nốt hầm số 3 (dược) là yên tâm chờ đủ tín hiệu qua suy thoái mới tính các dòng khác.
    gadabongVandu75 thích bài này.
  9. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.702
    https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep-thuy-dien-tot-loi-post300902.html
    Nỗi khổ người trong cuộc

    Tuy nhiên, “hoa nở” chỉ đến với những nhà máy thủy điện quy mô lớn, đã hoạt động được 13 - 14 năm với chi phí khấu hao nhà máy, trả nợ vay thấp.

    Bên cạnh đó, các thủy điện lớn như Thác Bà có hồ chứa lớn có thể điều tiết được nước để tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Các nhà máy thủy điện nhỏ quy mô dưới 50 MW đa phần chỉ có hồ điều tiết nước trong ngày nên hiệu quả theo chia sẻ của một lãnh đạo doanh nghiệp “chỉ thường thường”.

    Khi quy mô hồ chứa nước nhỏ, La Nina có thể khiến mưa lớn và nhiều nước, song các hồ khó có thể tích nước để dành dùng phát điện cho các tháng cuối năm được dự báo khô hạn hơn.

    Một điểm mà nhà đầu tư cũng cần lưu ý là suất đầu tư các nhà máy thủy điện nhỏ thường rất cao, nên dù sản lượng điện được huy động tốt nhưng nếu giá bán điện vẫn chỉ đều đều, thậm chí giảm so với trước thì lãi vay cũng ăn mòn hết lợi nhuận.

    Giới đầu tư thủy điện vẫn chia sẻ câu chuyện của Công ty cổ phần Thủy điện Sử Pán 2 (mã SP2, đang giao dịch trên UPCoM) đã hoạt động 10 năm nay, nhưng mới chỉ trả nợ được chưa đầy 10%, các phương án tài chính đều “phá sản” so với dự toán.

    Hay Thủy điện Sông Bung 5 của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (mã TV1), con đẻ của EVN nhưng cũng hoạt động èo uột suốt nhiều năm nay. TV1 rao bán Nhà máy Thủy điện Sông Bung 5 suốt 3 - 4 năm với giá chỉ cao hơn vốn chủ sở hữu 30 - 40%, tức là chấp nhận lỗ đến 70% nếu tính lãi vay đầu tư nhưng vẫn không có người mua.

    Những câu chuyện trên cho thấy không phải cứ doanh nghiệp đầu tư thủy điện là thu lãi lớn. Hiệu quả doanh nghiệp còn phụ thuộc lớn vào quy mô nhà máy, năng lực hồ chứa và thời gian nhà máy đã hoạt động để giảm áp lực chi phí khấu hao, nợ vay đầu tư.
    luong_gia thích bài này.
  10. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.702
    So với cùng kỳ, thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) quý 2 doanh thu chỉ tăng trưởng 151% nhưng lợi nhuận tăng trưởng 700%/. Tiếc là giá đã fair nên không thể mua. Tuy nhiên cho thấy giá bán điện của thuỷ điện đã tăng thế nào. Hồi hộp chờ TBC ra báo cáo!
    luong_gia thích bài này.

Chia sẻ trang này