Nào mời các bác, thì ra luồng tiền nó chảy vào chỗ này ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi wildcard, 23/10/2008.

1869 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 04:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 282 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. wildcard

    wildcard Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Nào mời các bác, thì ra luồng tiền nó chảy vào chỗ này ...

    Tiền mất đi đâu?
    16/10/2008 10:19:48 AM






    Đọc tin thế giới thấy hàng ngàn tỉ đô la tiền cổ phiếu bay hơi theo từng phiên sụt giá trên thị trường chứng khoán, chắc ai cũng tự hỏi, thế tiền này chạy đi đâu? Theo quy luật thông thường, người này mất thì người khác phải hưởng chứ.


    Nói về chuyện được mất, dạo gần đây đã lan truyền khá nhiều đồn đoán theo dạng ?olý thuyết âm mưu?, rằng mất là mất của các nhà đầu tư bình thường khắp toàn cầu, còn được là các tay tài phiệt tài chính đã khôn ngoan bán cổ phiếu đi khi giá chúng còn cao; rằng được là các quỹ đầu tư nhà nước của các nước sản xuất dầu vùng Vịnh?

    Thật ra, tiền có thật sự hiện hữu trước đó đâu mà gọi là mất. Nhà kinh tế học Robert Shiller của đại học Yale nói thẳng: ?oÝ nghĩ cho rằng người ta mất một đống tiền khi thị trường chứng khoán lao dốc là một sai lầm?.

    Để dễ hình dung, chúng ta giả định thị trường X đang ở mốc 100 điểm, mấy tháng sau vọt lên 500 điểm, tức là những người sở hữu cổ phiếu bỗng thấy tài sản của mình tăng bình quân đến năm lần. Nhưng thực sự tài sản của họ đâu có tăng trong thực tế, tất cả các con số đó chỉ nằm trong thế giới ảo.

    Dĩ nhiên, nếu ai bán cổ phiếu ra chuyển thành tiền mặt thì con số đó được chuyển thành tài sản thật nhưng tỷ trọng cổ phiếu có giao dịch mua bán chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài sản niêm yết của thị trường X. Và chúng ta đang nói toàn bộ thị trường chứ không phải từng trường hợp riêng lẻ.

    Nay, thị trường X giảm mạnh, xuống lại 100 điểm, ai nấy đều nói hàng tỉ đô la bốc hơi trong khi thực tế chỉ là sự chuyển dịch các con số ảo trong đầu óc tính toán của các nhà đầu tư.

    Ngay cả trong thế giới thật, Robert Shiller lấy ví dụ một căn nhà được định giá 400.000 USD, một tuần sau cũng chính công ty định giá đó hạ xuống còn 350.000. Chủ nhà thấy mình mất đi 50.000 USD trong một tuần nhưng không có xu nào chạy đi đâu cả ?" tất cả chỉ nằm trong đầu hai người, chủ nhà và nhân viên định giá.

    Nói vậy không có nghĩa, với từng trường hợp cụ thể, sự sụt giá thê thảm của chứng khoán toàn cầu chỉ là sự mất mát ảo. Mất mát ấy rất thật cho từng cá nhân.

    Một người dành dụm hết toàn bộ tiền hưu trí vào quỹ hưu bổng do một công ty đầu tư quản lý, nay bỗng thấy tiền làm lụng cực nhọc suốt đời của mình bay tiêu một nửa. Nếu ông chủ nhà nói trên có ý định bán nhà thì việc chần chừ một tuần như thế làm ông ta mất 50.000 USD tiền thật.

    Nhưng góc nhìn này cũng nên đối chọi lại với góc nhìn lúc thị trường lên giá. Một người khác bỏ ra 100 triệu đồng mua cổ phiếu, lúc giá lên 10 lần, thấy tài sản của mình (chưa thật) lớn quá, bèn tự thưởng một chiếc xe hơi nửa tỉ đồng với tiền vay ngân hàng.

    Lúc người này thực hiện động tác đó, anh ta đã góp phần làm phức tạp hoá tình hình hiện nay, tức là mất mát trên thế giới ảo tác động ngay vào thế giới thật. Cộng tất cả những trường hợp riêng lẻ đó lại, nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với cơn khủng hoảng thật sự, chứ không phải là ảo nữa.

    (Theo SGTT)

Chia sẻ trang này