Này thì STB, ACB, ngân hàng này... Này thì giảm lãi suất cơ bản này.... Trăm dâu đổ đầu tằm ngân hàn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vo_thuong_81, 19/11/2008.

3526 người đang online, trong đó có 339 thành viên. 12:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1794 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Này thì STB, ACB, ngân hàng này... Này thì giảm lãi suất cơ bản này.... Trăm dâu đổ đầu tằm ngân hàng.... Khổ quá... B

    Thứ tư, 19/11/2008, 09:46 GMT+7 E-mail Bản In

    Ngân hàng chịu thua ''thượng đế''

    Khách hàng từng gửi tiền vào nhà băng thời lãi suất chạm đỉnh 19% đang tính chuyện cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn với lãi suất dưới 18%. Trong khi doanh nghiệp từng vay với mức 21% nay muốn thanh toán trước hạn.

    Cuối tháng 6, thời điểm các ngân hàng cần huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, một cuộc chạy đua tăng nóng lãi suất đã diễn ra trên thị trường. Lãi suất huy động lúc này được các ngân hàng áp dụng ở mức trên dưới 19% một năm như Kienlong Bank, VIB Bank, Pacific Bank, Oceanbank... Kỳ hạn gửi áp dụng mức lãi cao chót vót này phổ biến 6-12 tháng.

    Chị Ngọc Hà (ngụ Hai Bà Trưng, quận 1) cho biết, giữa tháng 7, khi lãi suất huy động các ngân hàng đưa ra quá hấp dẫn, chị đã quyết định mang 500 triệu đồng gửi tiết kiệm ngân hàng. Toàn bộ số tiền dự định mua căn nhà tại quận Thủ Đức, chị Hà đã đem gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng hưởng lãi suất 19% một năm.

    Hiện nay, chị Hà có nhu cầu rút tiền. Chị tính toán: "Nếu tất toán sổ tiết kiệm thì sẽ bị tính lãi không kỳ hạn chỉ khoảng 3% một năm, trong khi chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là đến ngày đáo hạn, nếu vay với lãi suất cao nhất phải trả hiện nay là 18% một năm thì vẫn có lợi hơn". Vì vậy, chị Hà yêu cầu ngân hàng cho cầm cố sổ tiết kiệm để vay.

    Lãnh đạo ngân hàng nơi chị Hà gửi tiết kiệm than thở, lãi suất cơ bản giảm xuống 12% một năm đã kéo trần lãi suất cho vay còn 18% một năm khiến ngân hàng khó khăn. Vừa qua, khá nhiều trường hợp khách hàng có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền. Vô hình trung khách hàng vẫn lời trong thời gian vay.

    "Ngân hàng lỗ vì lãi suất tiền gửi vẫn phải trả là 19% một năm, trong khi lãi suất cho vay chỉ 18%, ngoài ra không được thỏa thuận hay thu phí khác", vị lãnh đạo này nói.

    Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại có hội sở ở quận 1 nhìn nhận tình hình bớt bi quan hơn. Theo ông, ngân hàng không đến mức thua lỗ nặng nề cho dù phải cho khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm vay tiền với lãi suất 18% một năm, trong khi hàng tháng phải chi trả lãi suất tiền gửi cho chính khách hàng đó trên 19% một năm. Ông tách bạch, phần lớn nguồn vốn huy động cách đây 4-5 tháng với lãi suất cao thực tế đã được nhà băng đem cho vay với lãi suất 21% một năm.

    Hiện nay, nguồn vốn các ngân hàng trở nên dồi dào, nhưng gặp phải tình trạng nhiều khách hàng không đáp ứng được điều kiện để vay cho. Vì vậy, theo một số ngân hàng, những khách hàng có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm để vay cũng là đối tượng khách hàng tiềm năng.

    Trong khi người gửi đang có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền thì một số khách hàng là những doanh nghiệp đã vay tiền thời điểm trần lãi suất 21% một năm lại đang tìm cách thanh toán trước hạn, sau đó vay lại để hưởng mức lãi suất thấp dưới 18% một năm. Tuy nhiên, để tránh làm xáo động hoạt động kinh doanh, các ngân hàng khó chấp nhận những yêu cầu này.

    Hầu hết những hợp đồng doanh nghiệp vay trong thời gian qua là trung và ngắn hạn, cho nên, dù lãi suất giảm, nhưng đối với những khách hàng vay này lãi suất không được áp dụng hồi tố. Vì vậy, phải đợi đến thời điểm kết thúc hợp đồng, thanh toán các khoản vay cũ, doanh nghiệp mới được vay mới với mức lãi suất giảm.

    Tần Vy
    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/11/3BA088EF/

    Doanh nghiệp cứ thanh toán hết trước hạn đi để khỏi phải chịu lãi suất cao

    Rồi sang ngân hàng KHÁC mà VAY với lãi suất mới thấp hơn nhiều

    Nghe báo chí nói là có ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay xuống đến 13.5% rồi cơ đấy. Chỉ cần chi thêm khoản xyz để được vay là Doanh nghiệp LÃI TO nhờ chênh lệch lãi suất vay đầu năm- cuối năm roài

    Chỉ có Ngân hàng là méo mặt thoai. Cho vay lãi suất thấp cũng chết, mà không cho vay thì thừa tiền chả biết làm gì, è cổ ra chịu lãi suất huy động cao hồi giữa năm

    Thôi, vác tiền ra mua cổ phiếu quỹ kích giá cổ phiếu lên giúp mấy anh đầu cơ CK nhỏ lẻ ngắn hạn cơ hội kiếm bộn tiền vậy
  2. doihiuquanh1

    doihiuquanh1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Mệt nhỉ, vay mượn TK cũng lướt sóng kiểu oánh xuống mới kinh chứ.:))
  3. doihiuquanh1

    doihiuquanh1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Thôi không chịu nổi nhiệt thì phá sản bớt đi, có nghị định hướng dẫn cụ thể rồi đây.
    Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật phá sản đối với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính chứng khoán
    (CafeF) - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Phá sản đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chứng khoán.


    Ngày 03/11/2008, Thủ tướng Chính phủ *************** đã ban hành Nghị định số 114/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Phá sản đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm chứng khoán.


    Đối tượng áp dụng

    Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Ngoài ra còn có các công ty Xổ số kiến thiết.

    Trường hợp phát sinh các mô hình doanh nghiệp mới mà việc phá sản các doanh nghiệp này ảnh hưởng lớn tới công chúng, tác động trực tiếp tới sự phát triển an toàn, ổn định của hệ thống tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố bổ sung danh mục doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính khác sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.



    Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn đề nghị tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp


    Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của DN;


    Đại diện người lao động hoặc đại diện Công đoàn DN;

    Chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN;


    Đại diện chủ sở hữu vốn (đối với DN nhà nước);

    Các cổ đông (công ty cổ phần) và thành viên hợp danh (DN hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh).


    Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước nếu nhận thấy DN lâm vào tình trạng phá sản, có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng trên xem xét việc nộp đơn yêu cầu toà án tiến hành các thủ tục phá sản và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.


    Phục hồi sản xuất kinh doanh

    Trường hợp nhận thấy nguy cơ mất khả năng thanh toán, trước khi quyết định việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán.


    Đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật


    Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, bằng cách bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu; Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động; Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp; Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm...

    Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát khả năng thanh toán. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

    Đối với trường hợp doanh nghiệp chứng khoán có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền sau:

    Yêu cầu doanh nghiệp chứng khoán thực hiện việc bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, nhà đầu tư uỷ thác, các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác thay thế.


    Việc lựa chọn đối tác để bàn giao quyền và nghĩa vụ do doanh nghiệp tự thoả thuận và phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Trường hợp doanh nghiệp không tự thoả thuận và thống nhất được đối tác bàn giao thì việc lựa chọn doanh nghiệp cùng ngành nghề sẽ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ định.

    Yêu cầu doanh nghiệp chứng khoán thực hiện niêm phong tạm thời một phần hoặc toàn bộ các tài khoản tiền và tài khoản chứng khoán của khách hàng và tài khoản tự doanh của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

    Đặt doanh nghiệp chứng khoán vào tình trạng cảnh báo theo quy định tại Điều 74 Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

    Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tài chính chứng khoán sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản





    Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động cất giấu, tẩu tán tài sản; Thanh toán nợ không có bảo đảm; Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;


    Thanh toán nợ cho các chủ nợ đồng thời là bên nợ của doanh nghiệp; Nhận mở tài khoản giao dịch chứng khoán với khách hàng, thực hiện các hoạt động môi giới chứng khoán; Thực hiện các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến các tài khoản tiền và tài khoản chứng khoán của khách hàng, của doanh nghiệp.

    Nếu trong khoảng thời gian ba tháng trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác đang áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán thì việc thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn, thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ, chi trả tiền gửi trên tài khoản chứng khoán của khách hàng, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ không áp dụng các quy định về giao dịch vô hiệu.

    Thanh lý tài sản

    Việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán, tài chính khác phá sản thực hiện theo phương thức và thứ tự ưu tiên như sau:

    Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho đối tượng hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh;

    Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho các đối tượng khác trong trường hợp không có đối tượng hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực tham gia đấu giá mua doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh;

    Bán theo phương thức trực tiếp toàn bộ doanh nghiệp cho đối tượng hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh trong trường hợp chỉ có một đối tượng đăng ký mua;

    Bán đấu giá từng tài sản riêng lẻ được thực hiện trong trường hợp không thực hiện được theo phương thức bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp;

    Bán từng tài sản riêng lẻ theo phương thức trực tiếp được thực hiện trong trường hợp không thực hiện được theo phương thức bán đấu giá từng tài sản hoặc giá trị tài sản dưới mức phải bán theo phương thức đấu giá theo quy định của pháp luật.

    Việc bán toàn bộ doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, bán đấu giá công ty nhà nước và bán đấu giá tài sản thực hiện theo các quy định của pháp luật.
  4. Rothschild

    Rothschild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2008
    Đã được thích:
    3


    Tốt rồi, hồi đấy nghe ma xui quỷ khiến thế nào em lại tham gia cái rút gốc linh hoạt giờ mấy thằng NH nó cứ khích bác để mong em rút. Thôi hy sinh NH để cứu cả nền KT quốc gia cũng phải thôi.
  5. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    mấy bác cầm cổ phiếu ngân hàng như ACB, STB... lại còn hô hào gào thét đòi giảm LSCB về 8% mới kinh chứ

    thế thì cổ phiếu của các bác dem bán theo cân, theo mớ cho nhanh
  6. Amherst2

    Amherst2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Mấy chú ngân hàng nông thôn chết hết cả đi để anh cả ACB, STB còn chiếm lĩnh thị phần chứ.
  7. doihiuquanh1

    doihiuquanh1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Đấy, cứ đòi giảm để mong bơm tiền vào chứng, ai ngờ hậu quả của nó lại là khác. Cũng giống như chia cổ tức ấy nhể, cũng không phải bỗng dưng doanh nghiệp nó hào phóng xế.
  8. huhu122OO1

    huhu122OO1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2008
    Đã được thích:
    0
    huhu122001 tóm tắt thế này nếu có gì chỉnh sửa thì các bác cứ chỉnh :
    .
    - NH huy động vốn đa số là > 18% / năm và cho vay tín dụng là 21%
    - Bây giờ thời thế thay đổi : Khi LSCB xuống mạnh thì thằng gửi nó không chịu rút ra mà thằng đi vay thì nhanh chóng không vay nữa
    - Chưa tính các bác lướt sóng Sổ tiết kiệm
    + NH đừng ở giữa mất mịa khoản chênh lệch kia
    .
    Đợt gửi tiền ồ ạt trước kia thì càng NH uy tín như VCB, ACB , STB dân chúng đổ tiền vào càng nhiều ... Bây giờ họ đíu rút ra mà cứ nằm ỳ lĩnh tiền lãi ... quý này STB và ACB toi thật rồi
  9. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    thế có khác gì trước đây giới đầu tư vàng quốc tế mong chứng giảm mạnh để vàng tăng.

    ai dè chứng giảm thê thảm khiến các quỹ đầu tư phải bán tháo vàng để bù các khoản thua lỗ chứng khiến cho vàng giảm còn mạnh hơn cả chứng

    giờ lại có người mong các ngân hàng nông thôn chết cả để ACB, STB sống khỏe cơ đấy, he he he. Nực cười thật. Chỉ cần 1 anh ngân hàng nông thôn "ngỏm" thì toàn hệ thống NH lao đao chết đầu nước, trong đó có cả ACB, STB đấy. Chưa kể là các hệ luỵ khủng hoảng khác: dân tình đổ xô đi rút tiền, doanh nghiệp gửi tiền nguy cơ mất trắng, uy tín sụt giảm, niềm tin của nước ngoài sụp đổ.... thì có mà vỡ trận loạn hết

    chỉ có Gừ mới có ý tưởng hy sinh thằng ngân hàng này để thằng NH kia sống khoẻ thôi

    Thế mà cũng đòi phân tích nhận định này nọ như thật. Không biết để cho ai xem nhỉ? Người ta xem để tránh các sai lầm của chuyên gia MUA ĐỈNH BÁN ĐÁY à?
  10. Marrickvill

    Marrickvill Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là cho vay hay không vẫn là do ngân hàng nó quyết. Không ảnh hưởng gì đến tình hình thế giới cả. Thượng đế đừng có mơ.

Chia sẻ trang này