Này thì thiếu tiền. Ngân hàng E đang ra sức mời các pak vay vốn ah...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nocomment, 20/08/2010.

4206 người đang online, trong đó có 395 thành viên. 10:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 217 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. nocomment

    nocomment Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng ra sức mời khách vay tiền
    Giữa vô vàn lời mời chào hấp dẫn của ngân hàng trong và ngoài nước, thật khó khăn cho các khách hàng cá nhân khi phải đưa ra lựa chọn vay sao cho phù hợp với khả năng chi trả mà ít rủi ro, ràng buộc.
    Vợ chồng chị Hải Minh (Hoàng Mai, Hà Nội) cùng các anh chị em đang lên kế hoạch xây nhà trên diện tích chung hơn 1.000 mét vuông, vừa để ở, vừa cho thuê. Căn cơ tình hình lương tháng và nguồn thu từ nhà cho thuê sau này, mọi người quyết định vay ngân hàng khoảng 5 tỷ đồng.
    Mới thử đánh tiếng vài nơi, anh chị choáng ngợp trước sự đón tiếp nhiệt tình. Ngân hàng nào cũng có chương trình khuyến mại, tặng quà và ưu đãi hết sức hấp dẫn. Lãi cho khoản vay 10-15 năm của anh chị được các ngân hàng chào phổ biến từ hơn 14% đến 15,5% một năm, tạm chấp nhận được cho dù cao hơn so với lãi vay dành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (phổ biến là 12-13%). Những tháng đầu năm, bạn bè của anh chị phải vay sửa nhà với lãi suất 16-17%, thậm chí 18%.
    Tại Ngân hàng An Bình chi nhánh Hà Đông (Hà Nội) thời điểm cuối tháng 7, chị Minh được chào lãi suất 15,5% trả trên dư nợ giảm dần, lãi điều chỉnh định kỳ 3 tháng. Chỉ hỏi rồi để đấy, bẵng nửa tháng không gọi lại, giữa tháng 8 chị nhận được điện thoại của cô nhân viên từng tiếp mình. Cô nhiệt tình hỏi han kế hoạch xây nhà, thông báo lãi suất có thể giảm tiếp và ngân hàng đang có chương trình ưu đãi tặng quà.
    [​IMG]Ngân hàng đầu tư nhiều hơn cho các dịch vụ khách hàng cá nhân. Ảnh: Hoàng Hà
    Trao đổi với VnExpress.net, ông Lưu Trung Thái, Phó tổng giám đốc Phụ trách Khách hàng cá nhân Ngân hàng Quân đội (MB Bank) xác nhận các ngân hàng đang đặt nhiều kỳ vọng vào mảng dịch vụ này. Tại MB Bank, lượng vốn cho vay với các khách hàng cá nhân hiện chiếm 20-25% tổng dư nợ, trong khi mức kỳ vọng của ngân hàng là 30-35%.
    "Cùng một đồng bỏ ra cho vay, nhưng khách hàng cá nhân mang lại thu nhập cao hơn 20-25% so với khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi đang chú trọng đầu tư cho mảng tín dụng này", ông Thái nói.
    MB Bank hiện cho vay tiêu dùng lãi suất phổ biến 14-15% một năm, trường hợp hồ sơ tốt có thể xuống dưới 14%. Đặc biệt, MB Bank là một trong số ít ngân hàng còn duy trì hình thức ân hạn trả nợ gốc với thời hạn tối đa lên đến 12 tháng (12 tháng đầu tiên chỉ trả lãi, hết thời gian ân hạn mới phải trả gốc cho ngân hàng).
    Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cũng đặt nhiều kỳ vọng vào mảng dịch vụ này. Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc khối Dịch vụ ngân hàng tài chính cá nhân cho biết năm nay Techcombank đặt mục tiêu tăng dự nợ tín dụng tiêu dùng gấp đôi năm ngoái. 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã đạt gần 66% chỉ tiêu. Quyết giành thị phần, Techcombank tung ra các gói dịch vụ hấp dẫn, thậm chí còn cho phép khách hàng đăng ký vay qua các kênh giao dịch tự động như ATM, Internet Banking.
    "Chỉ xét riêng nhu cầu vay mua sắm, sửa chữa nhà cửa của khách hàng TP HCM, các ngân hàng hiện mới đáp ứng được 31%, trong khi con số này ở Hà Nội thấp hơn nhiều. Đây là động lực để không chỉ ngân hàng mà các tổ chức tài chính khác như công ty tài chính cũng rất tích cực tham gia", bà Dung nói.
    Khác với những năm trước, năm nay các ngân hàng có điều kiện thuận lợi và cũng chịu sức ép đẩy mạnh tín dụng cá nhân. Đầu năm, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh vẫn theo cơ chế trần, duy nhất vay tiêu dùng được áp dụng lãi suất thỏa thuận. Các ngân hàng phải trông chờ nhiều vào tín dụng cá nhân để bù đắp khó khăn ở mảng doanh nghiệp, nơi mà chi phí đầu vào cao nhưng đầu ra vẫn bị khống chế. Khi lãi suất thỏa thuận được áp dụng đồng loạt với tất cả các đối tượng vay vốn, ngân hàng vẫn không có nhiều dư địa lợi nhuận với mảng khách hàng doanh nghiệp bởi Chính phủ có chủ trương hạ lãi suất phục vụ sản xuất, xuất khẩu trong khi lãi suất đầu vào vẫn ở mức cao.
    Các ngân hàng dự báo tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng sẽ chậm lại trong tháng 8 do trùng với tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn, khách hàng kiêng mua sắm, sửa chữa nhà cửa). Tuy nhiên dư nợ sẽ tăng cao trở lại trong các tháng cuối năm, do nhu cầu chuẩn bị cho Tết và khi đó khách hàng cũng có nguồn tiền dồi dào hơn.
    Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút và giữ khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt là một bài toán không dễ giải. Phó tổng giám đốc MB Bank Lưu Trung Thái thừa nhận cách thức triển khai dịch vụ bán lẻ của ngân hàng nước ngoài bài bản hơn, có sức hút với khách hàng. "Bản thân họ có hệ thống hỗ trợ kỹ thuật chuẩn. Các ngân hàng trong nước có lợi thế về mạng lưới, khả năng tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, song cũng không nên mãi trông vào lợi thế này", ông Thái nói.
    Sau hơn một tháng tham khảo các nơi, cuối cùng vợ chồng chị Minh quyết định vay ngân hàng nước ngoài, không chỉ vì lãi suất hấp dẫn hơn (dưới 15%), mà thấy yên tâm bởi cách làm việc chuyên nghiệp của nhân viên tư vấn.
    "Tôi gặp 3 nhân viên tư vấn khác nhau của ngân hàng này, cả 3 đều đưa ra mức lãi suất giống hệt nhau, điều kiện vay giống nhau cho dù trong số này có người tôi quen biết. Trong khi một số ngân hàng trong nước, mỗi nhân viên tư vấn một kiểu và lãi suất cũng khác nhau, thường cao hơn so với công bố chính thức", chị Minh tâm sự.
    Theo chị Minh, khi ký hợp đồng vay vốn, khách hàng nên thỏa thuận rõ về phí, lãi suất và các điều kiện ràng buộc kèm theo. Có ngân hàng công bố lãi suất thấp nhưng cuối cùng lại tính thêm phí quản lý hồ sơ, hợp đồng, phí thẩm định tài sản. Một số ngân hàng công bố cho ân hạn trả nợ gốc, nhưng thực tế trong thời gian ân hạn khách vẫn phải trả một phần vốn vay. Khoản phí phạt trả nợ trước hạn cũng cần rạch ròi, tránh tình trạng thua thiệt khi muốn trả nợ sớm cho ngân hàng.

Chia sẻ trang này