Nền kinh tế đã hết sức chịu đựng .Bọn NH chính thức sắp bị khóa mõm, hết cửa hút máu DN,

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bangbang1, 20/04/2012.

2729 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 03:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1441 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Thứ Sáu, 20/04/2012 | 16:42

    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A


    Lãi suất ngân hàng: Quản thế nào?

    Trong một thời gian ngắn, NHNN đã hai lần chỉ đạo hạ lãi suất huy động (LSHĐ) đối với các NHTM và tổ chức tín dụng (NHTM) với hy vọng là lãi suất cho vay (LSCV) sẽ giảm. LSHĐ hiện nay đã ở mức 12%/năm.

    Thế nhưng, các DN vẫn phải vay vốn với lãi suất cũ, cách đây vài ba tháng, từ 18% đến 20% cho các loại hình sản xuất, kinh doanh. Câu hỏi đặt ra là: Nhà nước có cần quản lý LSHĐ và LSCV hay không và quản như thế nào?

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=60062 Quản "trần" là không thấu lý
    LSCV của NHTM có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các DN. Bởi lẽ, vốn kinh doanh của các DN hiện nay phụ thuộc phần lớn vào vốn vay của các NHTM. LSCV là bộ phận cấu thành chi phí kinh doanh của các DN. LSCV càng cao thì khả năng cạnh tranh của các DN càng yếu. Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta ở tình trạng bất ổn với lạm phát cao. Song, điều không bình thường là, lạm phát cao đã đẩy LSCV lên cao, các DN càng khó khăn thì ngược lại, các NHTM lại càng lãi lớn. Từ đó, nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý cho rằng, Nhà nước cần quản lý đối với LSCV. Khi thảo luận, góp ý cho Luật Giá sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới, một số ý kiến đề nghị đưa LSCV của các NHTM vào danh mục giá do Nhà nước quy định. Như vậy, rõ ràng là việc quản lý LSCV đã trở thành đòi hỏi khách quan của nền kinh tế. Vấn đề còn lại chỉ là quản như thế nào để không trái luật và phù hợp với đòi hỏi của kinh tế thị trường. Tuy nhiên việc NHNN không quy định trần LSCV, nhưng lại quy định trần LSHĐ đã nảy sinh ý kiến cho rằng, NHNN đang "quản ngược"!
    LSHĐ là đầu vào và LSCV là đầu ra của NHTM. Trong kinh tế thị trường, trừ các sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá, các DN có quyền quyết định giá đầu vào và giá đầu ra của hàng hoá, dịch vụ của mình. Các NHTM cũng là những DN và cũng có các quyền đó. Vì vậy, NHNN dùng mệnh lệnh hành chính để áp đặt trần LSHĐ và cả trần LSCV là không thoả đáng. Hơn nữa, với quy định cứng về trần LSHĐ và LSCV, các NHTM đã "lách luật" bằng rất nhiều biện pháp tinh vi để cạnh tranh thu hút tiền gửi và nâng LSCV trong thực tế. Chẳng hạn, với tiền gửi, các NHTM đã áp dụng khá nhiều biện pháp thưởng, khuyến mãi đối với người gửi tiền. Với LSCV, các NHTM đặt ra hàng loạt phí để thu thêm từ người vay như phí quản lý hồ sơ, phí quản lý tài sản đảm bảo, phí đôn đốc thu nợ...
    Phân tích trên cho thấy, quản "trần" LSHĐ và LSCV đều không thấu lý. Nhưng lại không thể thả nổi LSCV vì khi đó, các NHTM sẽ có cuộc liên minh ngầm, đẩy LSCV lên cao, thao túng nền kinh tế. Và hậu quả sẽ là, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chỉ để "nuôi" các ngân hàng. Khi tư bản tài chính khống chế nền kinh tế thì tư bản sản xuất, tư bản thương mại sẽ biến mất. Đó là vấn đề có tính quy luật trong kinh tế tư bản!
    Quản lý khoản chênh lệch - tại sao không?
    Hiệu quả hoạt động của các NHTM không phụ thuộc vào LSHĐ hay LSCV mà phụ thuộc vào khoản chênh lệch giữa hai chỉ tiêu này. Rõ ràng, phần thu của NHTM trong hoạt động cho vay tính trong một thời kỳ nhất định bằng LSCV bình quân trừ (-) LSHĐ bình quân. Khoản chênh lệch nêu trên càng lớn, lợi nhuận của NHTM càng cao và ngược lại. LSHĐ bình quân, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào cơ cấu nguồn tiền đem cho vay. Nếu toàn bộ số tiền đem cho vay là tiền huy động thì LSHĐ bình quân là số bình quân của LSHĐ các NHTM thực trả cho người gửi tiền. Nếu trong số tiền cho vay, có một tỉ lệ vốn tự có của NHTM thì LSHĐ bình quân sẽ nhỏ hơn LSHĐ mà NH thực trả. Tỉ lệ vốn tự có của NHTM trong tổng số tiền cho vay càng lớn thì LSHĐ bình quân càng thấp so với LSHĐ thực trả cho người gửi tiền. LSHĐ bình quân càng thấp thì NHTM càng có điều kiện để hạ LSCV, tăng sức cạnh tranh của mình. Điều đó có nghĩa là, NHTM có VĐL càng cao, khả năng cạnh tranh càng cao và ngược lại.
    Thực tế những năm qua cho thấy, khi LSHĐ ở mức 19%/ năm thì LSCV tới 24% đến 25%/ năm, cá biệt có trường hợp tới 32%/ năm. Khi NHNN quy định LSHĐ không vượt quá 14%/năm thì LSCV phổ biến vẫn ở mức 19% đến 20%/năm. Như vậy, khoảng cách giữa LSHĐ với LSCV ở mức 5% đến 7%. Khoảng cách này ở các NH trên thế giới chỉ ở mức 3,50% đến 4%. Rõ ràng, khoảng cách giữa đầu vào và đầu ra của các NH Việt Nam là quá cao.
    Từ phân tích trên, có thể thấy, NHNN chỉ cần quy định "khoản chênh lệch định mức" giữa LSHĐ bình quân và LSCV bình quân của NHTM. Chẳng hạn, khoản chênh lệch định mức là 3,00, LSHĐ bình quân của NHTM A là 12%/ năm thì LSCV bình quân sẽ là 15%/ năm. Với biện pháp này, NHNN không can thiệp vào quyền tự chủ trong huy động tiền gửi và cho vay của NHTM. Các NHTM sẽ cạnh tranh với nhau trên thị trường, NHTM nào có khả năng cho vay với LSCV thấp sẽ giành được khách hàng và ngược lại. Tất nhiên, NHNN cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy định về "chênh lệch định mức". Đồng thời, cần có chế tài nghiêm khắc đối với những NHTM cố tình vượt "chênh lệch định mức" với quy định: khoản thu nhập do vượt "chênh lệch định mức" sẽ thu toàn bộ vào NSNN. Quy định chỉ tiêu "Chênh lệch định mức" như nêu trên là biện pháp quản lý thuộc thẩm quyền của NHNN, không bị cấm theo các quy định của pháp luật. Nó cũng tương tự như biện pháp Nhà nước quy định định mức phí lưu thông trong kinh doanh xăng dầu hiện nay. Vấn đề chỉ là, chúng ta có quyết tâm thực hiện hay không?
    Luật gia Vũ Xuân Tiền
    lao động






    http://*********.vn/Images/1x1.gif
  2. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Nhadautu1970 đã từng nhận định khá lâu rằng thập kỷ phía trước ko phải của NH.[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4
    Việc khóa mõm chúng lại tuy muộn nhưng còn hơn không[r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. BMC_No1

    BMC_No1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2012
    Đã được thích:
    0
    =D>=D>=D>=D>=D> Cứ hàng giá trị nắm. Sắp qua thời kỳ đen tối rồi a nhỉ.
  5. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Chủ tịch NTL Nguyễn Văn Kha: “Doanh nghiệp BĐS hiện nay càng vay càng chết”
    Ông Nguyễn Văn Kha Chủ tịch NTL
    Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là khôi phục lại tâm lý khách hàng, giải quyết hàng tồn, chứ không phải là đi vay ngân hàng để đầu tư tiếp, doanh nghiệp càng vay đầu tư càng lún sâu vào “cái chết”.

    Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Phát triển đô thị Từ Liêm (NTL) khi trao đổi với phóng viên bên lề Đại hội cổ đông của NTL được tổ chức ngày 14/4 vừa qua.

    Thời gian gần đây, tín hiệu từ chính sách tiền tệ của Chính phủ đối với Bất động sản phần nào nới lỏng hơn so với trước đây. Giải pháp dần hạ lãi suất, hỗ trợ cho vay cho hầu hết các đối tượng trong lĩnh vực bất động sản đã có những tín hiệu tích cực và tốt hơn cho thị trường BĐS vốn dĩ đã mất thanh khoản khá trầm trọng trong thời gian dài vừa qua.

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, động thái của NHNN sẽ có tác động tịch cực vào tâm lý của khách hàng, “đánh vào” dòng tiền huy động trong dân bởi khi hạ lãi suất huy động xuống 12%/năm sẽ tác động ngay đến sự so sánh giữa gửi tiền vào ngân hàng hay đổ tiền vào bất động sản của người dùng.

    Theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Kha, vấn đề ở đây là tính thanh khoản của thị trường, chứ không phải là các DN bất động sản thiếu quá nhiều vốn để đầu tư xây dựng. Nếu vẫn cứ vay ngân hàng và đem đầu tư các dự án thì doanh nghiệp bất động sản sẽ ngày càng lún sâu vào “cái chết”. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải tạo được niềm tin cho người dùng và tăng tính thanh khoản của thị trường để giải quyết hàng tồn.

    Ông có đánh giá ra sao về những giải pháp tín dụng mà NHNN vừa mới ban hành nhằm hỗ trợ cho thị trường bất động sản vừa qua, thưa ông?

    Với giải pháp này của Chính phủ đưa ra thời gian qua sẽ chưa có tác động ngay mà có độ trễ của nó, giải pháp này nhằm tạo niềm tin. Người kinh doanh có thể được một chút, mất một chút nhưng cũng không quan trọng bằng mất niềm tin. Niềm tin của khách hàng mới là quan trọng nhất hiện nay.

    Khi niềm tin mà bị mất thì rất khó kéo lại được, kinh nghiệm của chúng tôi là tạo dựng được niềm tin cho toàn xã hội là cái then chốt trong điều hành doanh nghiệp. Nhìn xa hơn là niềm tin của người dân đối với các chính sách của Chính phủ, nếu mất niềm tin của người dân thì mọi hoạt động kinh tế sẽ trì trệ và khó khăn.

    Giảm lãi suất nhưng vay vốn vẫn khó khăn, lãi suất cao, DN kinh doanh bất động sản sẽ ứng phó với điều này như thế nào trong thời gian tới?

    Tín hiệu nới tín dụng và giẩm lãi suất của cả đầu ra và đầu vào đó là một tín hiệu tốt không chỉ cho riêng các doanh nghiệp bất động sản mà còn cho tất cả các lĩnh vực khác đều được tháo gỡ. Đương nhiên là điều đó còn có độ trễ, chứ không phải là nói một cái là có tác dụng ngay. Nói một cái mà có tác động ngay thì chỉ là lãi suất huy động, còn cho vay thì không dễ gì ngân hàng có thể hạ ngay vì thực tế là hiện nay các ngân hàng vẫn còn khó khăn về thanh khoán. Nhưng tôi nghĩ rằng, sau quý 2/2012 thì các ngân hàng sẽ bội thu về tiền.

    Chúng ta vẫn thường nói nhiều đến các doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn, nhưng quan điểm của tôi lại khác. Đương nhiên là thiếu vốn nhưng không phải là quá nhiều. Vấn đề là ở tính thanh khoản của thị trường, thanh khoản hiện nay là rất kém. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tạo được niềm tin cho người sử dụng bỏ tiền ra mua bất động sản.

    Chúng ta đã đặt nặng vấn đề “cái chết” của bất động sản, do đó, người dân đang chờ cho bất động sản xuống nữa. Đây là một tâm lý rất nguy hiểm cho thị trường. Làm sao để cho người sử dụng thấy đây là thời điểm tốt để mua nhà ở, tạo nguồn vốn cho người dân vay mua nhà còn tốt hơn.

    Còn bản thân các doanhnghiệp BĐS bây giờ mà vay vào để tạo ra sản phẩm nhưng lại không tiêu thụ được thì còn “chết nữa ”, lún sâu hơn nữa vào “cái chết”.

    Doanh nghiệp bất động sản hiện nay nên từ từ trong việc tạo ra sản phẩm (đầu tư xây dựng dự án), mà cần dần dần giải quyết số lượng hàng tồn kho. Sau khi giải quyết xong lượng hàng đang tồn kho quá lớn đó thì các doanh nghiệp mới đủ sức để kinh doanh tiếp.

    Ngoài giải pháp tín dụng, còn có thể có biện pháp nào tạo tính thanh khoản?

    Hiện nay thực tế là người dân đang mất lòng tin nhiều, nhiều người đang có tâm lý chờ cho BĐS chết để mua được bất động sản rẻ. Vì thế, điều quan trọng hiện nay là phải gây dựng lại được niềm tin cho người mua hàng.

    Trên thực tế, Công ty Nhà Từ Liêm đã có khá nhiều khách hàng đã có sản cả trục tỷ đồng chuẩn bị “xuống tiền” mua sản phẩm nhưng lại thấy tín hiệu thị trường là ngành kinh doanh bất động sản sắp chết, người ta lại dừng lại không mua nữa, khách hàng đã xác định giá, và đồng ý mua với giá đó rồi nhưng lại “khất”, lại để tiền vào kho không mua nữa.

    Ông có nhận định như thế nào cho thị trường bất động sản thời gian tới?

    Đây là giai đoạn mua phù hợp, trong năm 2012 người mua dùng là nhiều chứ không còn là những người đầu tư thứ cấp nữa.

    Thị trường bất động sản năm 2012 sẽ không thể sốt như năm 2010, chỉ ở mức có thanh khoản và có giao dịch nhưng sẽ dần dần hồi phục hơn. Giá tại thời điểm này hiện tại là đã khá thấp, nhiều nhà đầu tư hiện tại muốn bán sản phẩm ra để thu hồi vốn thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, chứ không còn là mục đích kiếm lợi nhuận cao.

    Xin cám ơn ông!

    Phạm An (thực hiện)
  6. ttvndotcom

    ttvndotcom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Đã được thích:
    0
    [:D][:D]
  7. vaidaichua

    vaidaichua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Đã được thích:
    464
    NTL quyết ko bán cổ phiếu quỹ giá dưới 35.000đ/cp << cha nội chủ tịch NTL này họ nổ thì phải, đúng là Nổ Tè Le ^:)^^:)^
  8. trongvcbs_1

    trongvcbs_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    189
    Theo tôi thì chính phủ nên quốc hữu hóa các NHTM CP là biện pháp hay nhất. Việc quốc hữu hóa NH sẽ mang lại lợi ít rất nhiều cho người dân....cứ quốc hữu hóa, thằng nào chống thì bắn bỏ làm gương...kakaka
  9. vuvanhixx

    vuvanhixx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    53
    Tào lao quá anh ơi, chém như thật tem[:p][:p][:p]
  10. laycacbac

    laycacbac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2012
    Đã được thích:
    18
    Bọn này hút máu của XH ghê lắm cần phải siết thật chặt bọn cho vay nặng lãi này

Chia sẻ trang này