Nếu bong bóng bất động sản nổ ra Đà nẵng sẽ là nơi thiệt hại nặng nhất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi noname123, 07/05/2011.

8303 người đang online, trong đó có 1119 thành viên. 14:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8542 lượt đọc và 128 bài trả lời
  1. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Nỗi lo của các nhà đầu tư

    06/05/2011 23:25

    Đà Nẵng vốn được coi như một điểm đầu tư hấp dẫn nhất miền Trung cùng với sự thông thoáng của chế độ chính sách và các điều kiện cực kỳ ưu đãi được tiếp sức bởi một ban lãnh đạo năng động mạnh mẽ trong việc đổi mới đã vươn dậy khá mạnh chỉ trong vòng vài năm. Thời đó, chính quyền TP đã thông qua hàng loạt dự án với giá trị hàng trăm triệu USD. Nhưng điều đó hiện đã trở thành quá khứ.
    [​IMG]
    HanRiverside
    Điệp khúc nằm và… chờ
    13 nghìn m2 sát chân cầu sông Hàn với cả 3 mặt tiền có thể coi là 1 trong những khu đất đẹp nhất TP Đà Nẵng nhưng nhiều năm nay bị quây kín bởi hàng rào tôn kẽm. Sau 3 lần đổi chủ, khu đất vàng bị bỏ hoang từ năm 2003 đã được Cty CP Địa ốc Vũ Châu Long làm lễ khởi công xây dựng khu phức hợp Hanriverside với 2 cao ốc, 3 tầng hầm, 27 tầng (đầu tư 110 triệu USD) từ tháng 3/2008. Dự kiến, sau 30 tháng hoàn công đưa vào sử dụng. Song sau lễ khởi công và hoàn thiện móng, dự án tiếp tục nằm im cho cỏ mọc.
    Đó chỉ là một trong rất nhiều dự án loại “khủng” của Đà Nẵng mà chính quyền TP đã đặt khá nhiều kỳ vọng để sau bao năm bỏ hoang vẫn tiếp tục bỏ hoang và dự án trong mơ vẫn… tiếp tục nằm trên giấy.
    Kể sơ sơ cũng có đến cả chục cái dự án như vậy. Chẳng hạn như dự án Viễn Đông Meridian với mức đầu tư ước tính 180 triệu USD của Cty CP Địa ốc Viễn Đông; Dự án tổ hợp và chung cư biệt thự của Cty TNHH Deawon Tuyên Sơn trên diện tích 4,3ha; Tổ hợp JadeCenter với 1.600 căn hộ do Cty Kreves - Hanna đầu tư gần 200 triệu USD… Tiếp đó là những dự án vừa được thông qua của Tập đoàn Thiên Thanh với mong muốn phá bỏ sân vận động tại Trung tâm TP xây dựng lên một trung tâm thương mại với những tòa nhà cao nhất miền Trung, hay dự án BĐS kết hợp du thuyền của Cty CP Quốc Cường Gia Lai với mức đầu tư tạm tính 174 triệu USD.
    TP mạnh tay?
    Hàng loạt thông điệp đã được phát đi từ UBND TP Đà Nẵng với cùng một nội dung “Đẩy nhanh tiến độ thi công. Nếu chậm sẽ phạt. Tiếp tục chậm, rút giấy phép”. Cụ thể nhất, mới đây, TP đã làm việc trực tiếp với chủ đầu tư dự án Đà Nẵng Center yêu cầu phải khởi động lại dự án vào giữa năm 2011, nếu không sẽ bị phạt, và nếu cuối năm vẫn không khởi động, giấy phép sẽ bị rút.
    Liệu lần này, TP có thực sự mạnh tay trước những dự án “nằm ì trên giấy”? Đó là câu hỏi của dư luận, bởi theo những gì mà dân Đà Nẵng còn nhớ thì mới chỉ duy nhất một lần, một dự án chậm tiến độ tới gần 1 năm là khu khách sạn tại 74 Bạch Đằng bị rút giấy phép (!). Theo Luật Đất đai thì những dự án đầu tư sau 12 tháng đã cấp phép không triển khai sẽ bị rút giấy phép. Căn cứ vào Luật thì Đà Nẵng rõ ràng là đã rất châm chước. Mà nương tay cũng là tất nhiên khi hầu hết DN đều đang hoặc vừa thoát khỏi cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu và vì vậy nếu có chậm đôi ba năm cũng là sự dễ hiểu cần thông cảm.
    Từ suy nghĩ ấy của giới chức TP, các DN đã tìm mọi cách trì hoãn. Bỏ ra cả đống tiền xây dựng lúc này khi đầu ra hết sức mơ hồ chẳng khác nào tự sát. Song sự né tránh ấy chắc chắn không thể kéo dài khi các khu đất vàng giữa trung tâm TP cứ để cỏ dại mọc quá lâu, đã gây phản cảm quá nhiều cho người dân Đà Nẵng.
    Và nỗi lo của các nhà đầu tư
    Giới kinh doanh BĐS Đà Nẵng cho rằng, nếu chính quyền TP mạnh tay kiên quyết bắt các DN tái khởi động dự án thì thị trường nhỏ bé này sẽ không thể hấp thụ nổi. Sau những ồn ào mua bán của các dự án Blooming Tower, Golden Square, Azura, những nhà đầu tư (chủ yếu là Hà Nội vào) đã không còn mấy mặn mà với những dự án tại đây. Theo ước tính, thị trường BĐS Đà Nẵng có khởi sắc được cũng phải đợi 6,7 năm nữa. Ai sẽ là người đủ kiên nhẫn và hơn thế, đủ tiềm lực cho sự chờ đợi?
    Khánh Vy

    theo báo xây dựng
  2. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế ĐN không mạnh như người ta nghĩ

    Hiệu quả chi tiêu ngân sách nhìn từ Đà Nẵng


    SGTT.VN - Lễ hội pháo hoa quốc tế hoành tráng tại thành phố Đà Nẵng đã kết thúc. Phải nói rằng, một trong những thành công của lễ hội này là ngân sách nhà nước đã không phải bỏ ra đồng nào nhờ sự hào phóng của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố. Theo thông tin từ ban tổ chức, 50 tỉ đồng tài trợ cho lễ hội chủ yếu đến từ các doanh nghiệp địa ốc. Nói vui, nếu có cuộc thi nữa cho các nhà tài trợ thì các doanh nghiệp địa ốc sẽ đoạt cả giải vàng, bạc, đồng và thậm chí cả giải khuyến khích.

    Sự áp đảo của các doanh nghiệp địa ốc cho thấy sự lên ngôi của ngành bất động sản trong bộ mặt kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Thị trường địa ốc Đà Nẵng có vẻ là thị trường ăn nên làm ra, những con số thống kê ấn tượng những năm vừa qua cho thấy lượng nhà bán ra ở đây liên tục tăng lên và giá cả cũng không ngừng leo thang. Khi đã ăn nên làm ra thì các doanh nghiệp địa ốc sẵn sàng chi để nâng cao hình ảnh và thanh thế của mình.

    Tuy nhiên, sự khởi sắc của ngành bất động sản Đà Nẵng cũng mang lại lắm thách thức. Thống kê của Savills có lẽ sẽ làm cho các nhà kinh tế, nhà làm chính sách và các nhà lãnh đạo lo ngại, đó là trên 80% khách bất động sản đến từ Hà Nội và 13% đến từ TPHCM. Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu % trong những khách mua sẽ thực sự sống ở đây? Câu trả lời mà nhiều người có thể đoán được là không đến 10%. Điều này có nghĩa là các khách mua ở đây chủ yếu là nhà đầu tư và khi lượng khách mua để đầu tư chiếm đến 90% thì dù muốn dù không vẫn có thể gọi họ là những nhà đầu cơ; mà đã đầu cơ thì sớm hay muộn sẽ có bong bóng. Khi bong bóng nổ, hậu quả sẽ khó lường, không chỉ cho nền kinh tế địa phương này mà còn đối với cả nước.

    Những diễn biến nóng sốt trên thị trường bất động sản Đà Nẵng không phải ngẫu nhiên mà có. Đây là hệ quả của chính sách phát triển kinh tế của địa phương này. Ngay từ khi Đà Nẵng được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương, nhiều chính sách ưu đãi đã được áp dụng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Một trong những chính sách rầm rộ và ấn tượng nhất là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2008, chi đầu tư phát triển mà chủ yếu là chi đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng trên 50% chi tiêu ngân sách của Đà Nẵng.

    Mặt tích cực của những khoản chi tiêu này là bộ mặt đô thị nhanh chóng được hiện đại hoá, nhưng mặt tiêu cực là dù cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể nhưng kinh tế không tăng trưởng tương xứng. Chi tiêu công tăng trung bình 30%/năm và tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội cao hơn mức trung bình cả nước trong khi kinh tế tăng trưởng vào khoảng 11%/năm cho thấy sự phụ thuộc vào đầu tư công của tăng trưởng kinh tế ở Đà Nẵng. Điều này đặt ra một câu hỏi: liệu những hạ tầng mà Đà Nẵng đang đầu tư có mang lại sự phát triển kinh tế như kỳ vọng hay đây chỉ là những khoản đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhất thời mà một trong những hệ luỵ của nó là những đợt nóng sốt bất động sản liên tục ở Đà Nẵng?

    Một đặc điểm quan trọng cần lưu ý là nguồn vốn đầu tư công chủ yếu được tài trợ từ nguồn thu tiền sử dụng đất – trung bình giai đoạn 2003 – 2007 chiếm trên 50%, năm 2008 lên mức cao nhất là 70,86% – trong khi quỹ đất vốn không nhiều của Đà Nẵng ngày càng cạn kiệt. Nói cách khác, chủ trương “biến quỹ đất thành nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế – xã hội” của lãnh đạo Đà Nẵng đã không mang lại hiệu quả cao khi mà thành phố đã sử dụng hầu hết nguồn vốn đất của mình để tài trợ cho cơ sở hạ tầng nhưng cho đến nay vẫn chưa tạo được cú hích phát triển kinh tế như mong đợi.

    Trong bối cảnh nền kinh tế đang lạm phát cao – mà một trong những nguyên nhân chính là tính kém hiệu quả của hoạt động chi tiêu ngân sách – thì sự thiếu bền vững của cơ cấu ngân sách một địa phương được xem là kiểu mẫu trong quá trình phát triển như thành phố Đà Nẵng đặt ra nhiều câu hỏi và bài học về tính hiệu quả trong quản lý ngân sách ở các địa phương.

    Nhìn rộng ra, có thể thấy cơ cấu ngân sách của thành phố Đà Nẵng không bền vững. Nguồn thu chủ yếu của Đà Nẵng là từ thu tiền sử dụng đất, chiếm 42% ngân sách trong giai đoạn 2003 – 2007, các khoản thu phân chia mà chủ yếu các loại thuế chỉ chiếm 17,8% mặc dù tỷ lệ giữ lại mà Quốc hội đang áp dụng cho Đà Nẵng lên đến 90% (tỷ lệ này ở Hà Nội là 32% và TP.HCM 29%). Các khoản thuế có độ nổi cao và bền vững như thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm 4,4% ngân sách và thuế thu nhập cá nhân chiếm khoảng hơn 1% hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng vốn gấp hai lần cả nước. Một nghịch lý nữa là khi bất động sản Đà Nẵng đang sốt, quỹ đất đã sử dụng gần hết thì các khoản thu về thuế nhà đất và cho thuê đất chỉ chiếm 1% thu ngân sách. Điều này cho thấy những lợi ích từ việc sử dụng đất không thuộc về Nhà nước (đại diện của người dân). Cơ cấu nguồn thu ngân sách Đà Nẵng một lần nữa cho thấy rằng hoạt động kinh tế Đà Nẵng không tương xứng với tiềm năng kinh tế và cơ sở hạ tầng mà Đà Nẵng đang có (xem biểu đồ Cơ cấu thu ngân sách Đà Nẵng).

    [​IMG]
    Về chi ngân sách, như đã nói ở trên, các khoản chi chủ yếu của Đà Nẵng là chi đầu tư cơ sở hạ tầng trên 50% ngân sách hàng năm. Trong khi đó, các khoản chi cho giáo dục đào tạo, y tế giai đoạn 2003 – 2007 gần như không đổi về giá trị và giảm một nửa về tỷ trọng. Điều này cho thấy những ưu tiên phát triển của Đà Nẵng đang hướng đến các mục tiêu rất ngắn hạn.

    Sau gần 15 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bộ mặt đô thị Đà Nẵng đang trở thành đô thị kiểu mẫu của cả nước nhưng cơ cấu ngân sách của Đà Nẵng thì rõ ràng không thể nói là kiểu mẫu mà các tỉnh, thành phố khác nên/cần noi theo. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế đang lạm phát cao – mà một trong những nguyên nhân chính là tính kém hiệu quả của hoạt động chi tiêu ngân sách – thì sự thiếu bền vững của cơ cấu ngân sách một địa phương được xem là kiểu mẫu trong quá trình phát triển như thành phố Đà Nẵng đặt ra nhiều câu hỏi và bài học về tính hiệu quả trong quản lý ngân sách ở các địa phương. Việc chống lạm phát, nâng cao hiệu quả đầu tư công không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Trung ương mà trong nhiều trường hợp, nó là trách nhiệm lớn của chính quyền địa phương.

    Hoàng Xuân Huy
  3. kienvkt

    kienvkt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    355
    Không tin là BĐS Đà Nẵng bị ntn?
  4. kiemtienvungday

    kiemtienvungday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.836
    Lại chơi đè hàng bđs Đà nẵng rồi
  5. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Cienco 5 ít đầu tư vào miền Trung

    06/05/2011 23:33

    Năm 2011, chính sách tiền tệ đã phát đi thông điệp thắt chặt, có nghĩa là tiêu dùng và đầu tư sẽ giảm đi. Ông có lo ngại cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cienco 5?
    [​IMG]
    Tổng giám đốc Thân Đức Nam - Với Cienco 5, chúng tôi còn nhiều dự án gối đầu từ năm 2010 chuyển sang năm 2011 thì tiếp tục thi công. Những dự án đường bộ như Cầu Giẽ - Ninh Bình thì đã có ghi vốn rồi, nhiều dự án giao thông khác cũng có nguồn vốn ngân sách rồi. Các dự án đô thị, Cienco 5 đã thu tiền góp vốn của người mua, chỉ còn phải tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng…Vẫn biết năm nay là năm khó khăn, nhưng Cienco 5 không phải vay vốn ngân hàng, mình đã chủ động trước từ nguồn vốn của mình để tự sản xuất. Cienco 5 hiện tập trung hoạt động BĐS tại các thị trường như TP.HCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Cần Thơ, Nha Trang là những TP lớn thuận lợi về kinh doanh BĐS. Những dự án tại đây sẽ được tiếp tục, còn tất cả phải thu gom nhỏ lại, không đầu tư. BĐS với Cienco 5 hiện nay dừng lại như thế là đủ sức. Trước mắt chúng tôi sẽ không tiếp tục xin thêm, cũng không mở rộng nữa.
    Chứ không phải do Cienco 5 xác định sẽ đi theo hướng phát triển các dự án giao thông kết hợp BĐS như vừa qua?
    - Đất nước còn phải phát triển nữa, 20 năm sau hạ tầng vẫn có thể chưa đủ. Do đó mình phải luôn luôn đi đầu và phát triển, giữ lấy ngành nghề chính và tiếp tục đi theo con đường mà mình đã có, với những gì mình đã có là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư. Còn BĐS, làm đến một lúc nào đó mà thị trường bão hòa thì không thể đầu tư tiếp tục ào ạt nữa. Khi người mua ít đi, đầu ra thu hẹp thì không khéo mình lại bị khó khăn thậm chí lỗ vốn.
    Đó là lý do Cienco 5 ít đầu tư vào miền Trung?
    - Đúng. Vì thực ra chúng tôi phải cân nhắc, đầu tư vào đâu thì phải tính dân số ở đó bao nhiêu, thu nhập của họ là bao nhiêu, hạ tầng hiện đã đủ chưa mới quyết định đầu tư. Chứ còn hạ tầng đủ rồi thì đầu tư ít còn được, nhiều là khó. Ở miền Trung tôi thấy thị trường gần như bão hòa, quá trời dự án BĐS mà đất vẫn còn quá nhiều, nhà chưa xây. Thế thì nhà, đất nằm ở đâu? Nằm ở người kinh doanh hết. Người ta bán chưa được thì đến một lúc nào đó tự nhiên thị trường đóng băng, giống như trước đây từng có những lúc như thế.
    Ví dụ năm 2003, chúng tôi đầu tư một dự án ở Bình Thuận và xong là đi luôn, không bao giờ đầu tư nữa. Bởi vì chúng tôi nghĩ là với Bình Thuận, với Phan Thiết thì chỉ cần một dự án 50ha là đủ cho người dân ở đó. Nó phải phụ thuộc chủ yếu người dân ở đó, những người mua nhà, chứ không thể người ở đâu ra đó mà mua được.
    [​IMG]
    Dự án Thanh Hà Cienco 5 tại Hà Nội.
    Cienco 5 có dự án BĐS lớn ở nhiều tỉnh thành. Vì sao Cienco 5 lại được các địa phương ưu ái thế?
    - Đó là vì, tất cả các địa phương trong cả nước hiện đều mong muốn phát triển hạ tầng. Muốn CNH, HĐH, đô thị hóa thì phải phát triển hạ tầng. Muốn thu hút đầu tư cũng phải có hạ tầng. Tất cả các con đường giao thông đang có thì cũng đến lúc phải làm rộng ra vì lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng lớn…
    Nơi nào cũng phải có hạ tầng và phải đầu tư, nhưng về kinh phí thì chọn đầu tư lớn hay nhỏ, đầu tư lâu dài, nhanh hay chậm mà thôi, tùy nguồn ngân sách. Nhưng cũng có nhiều nguồn khác, ví dụ như dùng quỹ đất bán để lấy hạ tầng. Như thế thì tất cả các địa phương đều có nhu cầu.
    Với chủ trương này, Cienco 5 cũng là đơn vị làm rất nhiều công trình giao thông và hạ tầng đô thị, uy tín của thương hiệu đã có. Chính vì thương hiệu đó mà người ta chọn chúng tôi, nhiều tỉnh, thành, địa phương giao dự án cho chúng tôi thực thi.
    Có phải vì thế mà trong cái tên Cienco 5 gần đây, khía cạnh BĐS dường như nổi trội hơn giao thông, thưa ông?
    - Thực ra, lĩnh vực tiền thân của chúng tôi là giao thông. Cienco 5 bắt đầu đa ngành nghề từ khoảng năm 2000 trở lại đây. Chính địa ốc đã tháo gỡ những khó khăn cho Cienco 5 trong thời gian vừa qua, nhưng lĩnh vực chính, "cánh tay phải" của Cienco 5 vẫn là giao thông.
    Anh Quân (thực hiện)

    Theo báo xây dựng
  6. thatnghiepvbc

    thatnghiepvbc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/11/2010
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này vớ vẩn nhất trong những thằng vớ vẩn.
  7. tienkhom-Hanoi

    tienkhom-Hanoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Đã được thích:
    0
  8. tietn3honquy

    tietn3honquy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Cứ xem lại đi,trừ Đà Nẵng ra thì 63 tỉnh thành đã làm dc cái gì?

    Nhìn xa ra thế giới họ đã bỏ ta rất xa rồi,người dân Đà Nẵng luôn tự hào với quê hương của mình...LĐ TP đã làm cho người dân bớt khổ có cuộc sống ấm no đạt gần 80% đó là thành công lắm rồi...
  9. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    các dự án ở ĐN trong thế kẹt tiến thoái lưởng nan, buông thì tốn tiền phí bôi trơn đầu tư tiếp thì lỗ là chắc:((:((:((
  10. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    1 thành phố với 887.070 người như Đn thì việc xây dựng ồ ạt căn hộ văn phòng là điều mà quá dư thừa kiểu làm theo phong trào không tính đến nhu cầu :-o:-o:-o

Chia sẻ trang này