1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nếu than tăng giá thì xi măng cũng tăng??? => CPI???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hugncom, 28/03/2008.

4252 người đang online, trong đó có 270 thành viên. 00:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 528 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Nếu than tăng giá thì xi măng cũng tăng??? => CPI???

    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2008/03/3BA00B9F/

    Điều đáng nói là quyết định tăng giá của TKV được đưa ra hôm 18/3 chỉ sau 3 ngày Thủ tướng có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước VN và có tuyên bố không tăng giá điện, than để kìm chế lạm phát. Than là đầu vào của nhiều mặt hàng quan trọng như điện, xi măng, phân bón và giấy, Chính phủ e ngại than tăng giá đồng nghĩa với nhiều mặt hàng khác sẽ phải điều chỉnh theo.
    ....

    Ngày 21/3/2008 Bộ Xây dựng cùng Hiệp hội xi măng, Tổng công ty xi măng Việt Nam và 24 doanh nghiệp xi măng lớn trong nước đã họp và cam kết không tăng giá bán xi măng trong quý 2. Khi đó các đơn vị này vẫn dựa vào quyết định giá than được giữ tới 1/7.
    ....

    Trao đổi với VnExpress sáng nay, ông Phạm Đức Duyên - Phụ trách báo chí của Tập đoàn Than - Khoáng sản VN (TKV) cho hay: "Chúng tôi chỉ mới nghe các phương tiện thông tin đại chúng thông báo ý kiến của Thủ tướng chứ chưa nhận được văn bản chính thức".

  2. nguyenthacthe

    nguyenthacthe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Đã được thích:
    387
    chỉ đạo ko tăng giá than nhưng giá đã tăng gấp đôi trong 1 tháng trở lại đây
  3. o1oo1o

    o1oo1o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Sợ đến siêu thị
    Thứ sáu, 28/3/2008, 15:02 GMT+7

    Vừa mới tăng giá hơn 300 mặt hàng trong tháng 3, các nhà kinh doanh siêu thị lại tiếp tục đánh tiếng sẽ có khoảng 1.200 mặt hàng của 500 nhà cung cấp bán trong siêu thị sẽ tiếp tục tăng giá trong tháng 4 này.

    Đây sẽ là đợt tăng giá lớn nhất về số lượng hàng hoá với mức tăng bình quân 20% cho nhóm thực phẩm, 10% ở nhóm hoá mỹ phẩm, 10% ở nhóm gia dụng và 8%/nhóm hàng may mặc?

    Giá cả như ngựa bất kham

    Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark nói: ?o Đợt tăng giá trong tháng 3.2008 mới chỉ là khởi đầu, đợt tăng giá tháng 4 mới đúng là ?obão?. Hiện lượng hàng dự trữ của các siêu thị, các công ty đã bán hết và họ đang chịu các áp lực về chi phí sản xuất sau khi tăng giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu, lãi vay ngân hàng? nên phải tăng giá ?. Cụ thể ở Maximark, đã có trên 500 nhà cung cấp hàng áp dụng mức giá mới cho hơn 1.000 mặt hàng.

    Với những công ty đã điều chỉnh giá trong tháng 3 ở mức chỉ 5%, lần này lại tiếp tục điều chỉnh giá thêm 5%; những công ty chưa tăng giá lần trước thì lần này tăng bình quân 10 - 20%. Ở các chợ bán lẻ và chợ đầu mối, giá nhiều loại rau củ, khô, cá đã cao hơn mức ?ođỉnh? của tết nguyên đán vừa rồi. Theo ban quản lý các chợ, hàng hoá về chợ không thiếu, nhưng giá cứ nhích dần lên do tác động tăng giá chung.

    sovaosieuthi.jpg
    Giá cả ban đầu khiến NTD thay đổi sự lựa chọn, giờ đây họ lại bắt đầu giảm mua khi các mặt hàng nhảy lên một mặt bằng giá mới. (Ảnh: A.Q.)

    Như vậy, toàn thị trường sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới, đều khắp với mức cao hơn ít nhất là 5%, cao nhất có thể lên đến gần 40% so với mức giá của đầu năm 2008. Chưa có năm nào CPI trong tháng 3 lại tăng so với tháng 2 (tháng 3.2008 tăng so với tháng 2.2008 là 1,9%) vì thông thường đây là tháng mua sắm thấp điểm nhất trong năm. Lần này, quy luật giảm giá trong tháng 3 hàng năm so tháng 2 bị phá bỏ.

    Phản ứng của người tiêu dùng

    Giảm chi tiêu, đặc biệt giảm số lần đến siêu thị mua sắm là cách mà nhiều người tiêu dùng áp dụng để phản ứng lại với giá tăng. Bà Nguyễn Thị Hạnh, phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết: ?oHiện nay khách hàng thường tập trung mua những mặt hàng thiết yếu và giảm mua ở những mặt hàng không thường xuyên như may mặc, mỹ phẩm, đồ dùng??.

    Vì giá tăng, nên cùng mức chi tiêu như trước, khách hàng phải cân nhắc để co kéo mua sắm cho vừa các nhu cầu. Chị Hoàng Lê cho biết: ?oTrước đây một tuần tôi đến siêu thị ít nhất hai lần, ngoài nhu cầu mua các thứ thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày tôi còn mua thêm những thứ mà mình thấy thích dù chưa cần dùng. Nay thì mỗi lần đi siêu thị tôi phải tính trước cần mua những gì, mang theo số tiền vừa đủ để tránh việc gặp gì mua nấy.

    Nhiều người tiêu dùng còn thay đổi thói quen mua sắm bằng cách tìm đến các điểm bán khác để mua các loại sản phẩm có giá rẻ hơn như ra cửa hàng mua hoá mỹ phẩm để có giá rẻ hơn 3 - 5% so với tem giá in sẵn trên bao bì, chọn thực phẩm chế biến Thái Lan, chọn bánh kẹo Malaysia, chọn hàng gia dụng Trung Quốc? thay cho những mặt hàng Việt Nam đang có giá cao? Vì lý do kinh doanh, nhiều chủ siêu thị dè dặt trong việc công bố mức giảm sức mua, nhưng bà Nguyễn Thị Hải, giám đốc hệ thống siêu thị Hà Nội cho biết: ?oDo tăng giá, sức mua tại siêu thị đã giảm từ 10 đến 15% so cùng kỳ năm ngoái?.

    Các chợ như Bến Thành, Tân Định, Bà Chiểu sức mua cũng giảm từ 10 đến 30%. Trên thị trường, ngay ở mặt hàng được coi là ?othiết yếu? như thịt heo, vì giá tăng, nên lượng thịt về chợ Phạm Văn Hai mỗi ngày chỉ còn 110 tấn (so với mức bình quân 150 tấn) nhưng tiêu thụ cũng không hết. Tương tự, tại chợ thịt heo An Lạc, trước đây tiêu thụ trên 100 tấn/ngày thì nay giảm còn 70 tấn. Ngay cả thực phẩm khô hiện nay lượng tiêu thụ mỗi ngày đều giảm mạnh trong thời gian qua. Trung bình mỗi ngày lượng tiêu thụ tại chợ đầu mối Bình Điền chỉ còn khoảng 17 tấn/ngày so với mức bình quân trước đây là 25 tấn/ngày.

    Theo Bích Thuỷ
    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/kinhte/193058/
  4. o1oo1o

    o1oo1o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Không kiểm soát được thì.....

    Những tỷ phú đói ăn ở Zimbabwe

    Tờ bạc 10 triệu đô của Zimbabwe vừa được phát hành tháng này và có mệnh giá lớn nhất thế giới. Với nó, bạn mua được hai cuộn giấy vệ sinh hoặc một chiếc bánh mì.
    Đống đôla Zimbabwe này có thể đổi được một tờ 100 USD. Ảnh
    Đống đôla Zimbabwe này có thể đổi được một tờ 100 USD. Ảnh: AP.

    Nói một cách chính xác, đó là tờ séc vô danh màu đỏ có dấu của ngân hàng trung ương Zimbabwe. Zimbabwe từ lâu không còn in tiền nữa. Hiện nay dân chúng tiêu những tờ séc.

    Đất nước châu Phi này có nền kinh tế bị tham nhũng và không thể điều khiển nổi, tồi tệ nhất thế giới hiện nay. Tỷ lệ lạm phát của Zimbabwe là 100.000 phần trăm - cũng nhất thế giới luôn. Lạm phát được ví như một con tàu tốc hành ngỗ ngược không người lái, không phanh và không có giới hạn tốc độ.

    Vì thế, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi người Zimbabwe đã phát minh ra một thị trường chợ đen tinh vi nhất thế giới. Giả sử các "con buôn" không đủ sức làm cho nền kinh tế này có đủ nhiên liệu, ngô và dầu ăn - được phân phối hòan toàn nhờ tiền mặt - thì nước này đã rơi vào nội chiến từ lâu.

    Cuộc bầu cử tổng thống ngày mai cũng sẽ không mang lại chút dễ thở nào cho tình hình lạm phát hiện nay. Ông Robert Mugabe, tổng thống tại nhiệm đã 28 năm nay, cho rằng sự hỗn loạn kinh tế hiện giờ là do những hậu quả để lại từ thời đế quốc Anh. Các đối thủ tranh cử của ông cũng không đưa ra giải pháp nào để giải quyết khủng hoảng

    Về mặt lý thuyết, mỗi đôla Mỹ ăn 30.000 đôla Zimbabwe. Giá thực tế ở chợ đen tuần trước là mỗi đôla Mỹ ăn 35 triệu đôla Zimbabwe, tức là gấp gần 1.700 lần tỷ giá chính thức. Một bữa ăn đơn giản cho 6 người ở một quán cà phê tầm thường có giá 581 triệu đôla Zimbabwe. Quy ra giá thị trường là bao nhiêu? 21 USD. Nếu quy theo tỷ giá chính thức: hơn 19.000 USD.

    Lương tháng của một nông dân nước này là 30 triệu đôla, của người giúp việc gia đình cao hơn 5 lần, của một công nhân là 300 triệu. Nghe thật sướng lỗ tai.

    Nhưng cầm số tiền đó ra chợ thì hết sướng. Giá một bịch bốn lon Coca-Cola giá 20 triệu đôla. Giá một vé xe buýt vòng quanh thành phố tốn 10 triệu, và khi leo lên xe rồi có khi bạn vẫn phải trả thêm tiền. Một yến bột ngô - đủ ăn cho một gia đình bốn người trong hai ngày - 45 triệu đô. Muốn mua một ổ bánh mì ư? 10 triệu đô.

    Nếu bạn là công chức nhà nước, bạn kiếm được tiền lương tháng là 60.000 (sáu mươi nghìn) đôla Zimbabwe. Trong khi một gói khoai tây thôi, giá đã là 2 triệu, gấp 33 lần lương tháng của bạn.

    Tất nhiên là chợ đen phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Trung tâm của chợ đen là nhiên liệu. Giá xăng dầu có thể tăng từng giờ, tăng suốt ngày. Tuần trước, mua một gallon (chừng bốn lít) mất 25 triệu, tuần này mất 32,5 triệu, và tuần sau sẽ là 40 triệu.

    "Xăng mà tăng thì giá cái gì cũng tăng", một tay buôn chợ đen giảng giải. Trong phòng anh ta có một cái bàn trên chất đống những cọc tiền 10 triệu đô. Hàng tỷ, hàng tỷ đôla nằm rải rác trên mặt bàn như những chiếc khăn ăn. Trên cái giá bên cạnh là hàng đống cọc tiền nữa. Tay này bán được 1.000 lít xăng và dầu mỗi ngày

    "Xăng chẳng bao giờ đứng yên, giá lên hàng giờ", anh ta nói. "Xăng điều khiển tất cả những thứ khác quanh ta".

    Chính phủ cũng nhập nhiên liệu, nhưng hầu như không người dân nào có thể mua được nếu không ra chợ đen bởi các thủ tục hành chính quá nhiêu khê rối rắm.

    "Khi đơn mua xăng của anh được duyệt thì đã mất ba ngày rồi, lúc anh đến cây xăng thì ở đó cạn sạch, làm gì còn giọt nào", tay buôn giải thích tiếp.

    Khi Godfrey, một tay chạy chợ đen khác, nghe tin về việc phát hành tờ 10 triệu đôla tháng trước, phản ứng đầu tiên là: "Sao lại 10 triệu thôi nhỉ?". Giá trị của tờ 10 triệu chỉ tồn tại được vài tuần. Ngay sau đó, dân tình ở Zimbabwe bắt đầu phải tiêu một đống tờ 10 triệu mỗi lần mua bán, vác những cặp, những túi lèn đầy tờ bạc loại này. Hai tháng trước, người ta bắt đầu tiêu bằng đơn vị tiền tỷ, nhưng bây giờ, theo Godfrey, đơn vị tính phải là nghìn tỷ.

    Hệ quả là Zimbabwe có nền kinh tế như kiểu mafia, nơi công quyền và công dân cùng buôn bán bất hợp pháp. Các tay chợ đen cho biết cứ đến cuối tháng, các quan chức chính phủ vác hàng bao tải tiền bản tệ đi mua đôla Mỹ. Chính phủ có những khoản nợ phải trả cho nước ngòai: nợ tiền điện, tiền xăng dầu, tiền mua vũ khí và đều phải trả bằng USD bởi đôla Zimbabwe có khác gì giấy lộn khi ở nước ngoài. Thế là cứ cuối tháng, các con buôn chợ đen mang USD bán cho quan chức. Chợ đen hoạt động thật thông thái, và đúng như thông lệ - giới chức chẳng bao giờ có bình luận về những chuyện thế này.

    Tại Zimbabwe tồn tại những lời đồn về việc một số người hưởng lợi kếch xù nhờ chênh lệch tỷ giá chính thức và chợ đen. Người ta truyền nhau những câu chuyện về quan chức đổi hàng đống đôla Zimbabwe ra tiền Mỹ với tỷ giá chính thức, rồi lại đem đô Mỹ ra chợ đen, kiếm hàng núi tiền lời.

    Có một thời chính phủ tìm cách kiểm soát lạm phát bằng cách áp đặt giá đối với tất cả các mặt hàng trong nước. Sẽ là phi pháp nếu ai đó dám bán hàng hóa với giá khác với những gì chính phủ đưa ra. Các chủ hàng cũng không được phép đóng cửa. Và thế là tất cả các cửa hàng đều bị vét sạch sành sanh trong vòng vài giờ kể từ khi lệnh có hiệu lực.

    "Thật hỗn loạn", tay buôn chợ đen nói trên nhớ lại. "Không còn một thứ gì trong các quầy hàng. Chính phủ có một đội kiểm soát, họ đi kiểm tra và nếu thấy hàng nào dám đóng cửa, tòan bộ tài sản ở đó sẽ bị tịch thu". Những kẻ có tiền và gặp thời liền đi theo chân các đội kiểm soát, mua như cướp tất cả các loại hàng và chất lên xe tải. Giá một chiếc tủ lạnh lúc đó là 10 triệu đôla, tức là ngang với 10 cent Mỹ theo tỷ giá chợ đen hiện thời. "Đúng là ăn cướp có tổ chức", tay buôn bình luận.

    Ở Zimbabwe cái gì cũng có giá chợ đen của nó. Một buổi chiều, một phụ nữ đến quầy đổi tiền, và kể chuyện rằng chị đang phải chạy thủ tục hộ chiếu cho một người bạn. Chị lẩm bẩm làm con tính và cho biết số tiền sẽ phải dùng để chi phí và "bôi trơn".

    "24,7 tỷ đôla để làm xong bộ giấy tờ", chị nói. "Đấy là số tiền cần có để có tên có tuổi đàng hoàng. Tôi từng thề là sẽ không đút lót, nhưng cuối cùng thì vẫn phải làm thế cho từng việc nhỏ nhất. Ai cũng thế cả".

    Không biết liệu cuộc bầu cử tổng thống ngày mai có giải quyết được vấn đề của chị và những người Zimbabwe khác hay không.
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Phan-tich/2008/03/3BA00AB6/
  5. huhu1220011

    huhu1220011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Đã đến thời kỳ làm giá thì lạm phát 30% , than . dầu , điện tăng thoải mái khôgn ảnh hưởng gì đến ck cả
    Hãy hy vọng nó điều chỉnh sớm mà múc nhanh đi
  6. bumchatbum

    bumchatbum Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Múc nhanh những thằng tăng giá bán sp để CP đang rẻ
  7. fsminh

    fsminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Bình tĩnh xem tuần sau ra sao đã bác
  8. Winter-Girl

    Winter-Girl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Đã được thích:
    3
    Theo như kinh nghiệm của em, mỗi lần fsminh xuất hiện thì nên chuẩn bị đồ nghề để chạy. Chạy té khói một thời gian. Chả biết lần xuất hiện này có thế không nữa
  9. skyman05

    skyman05 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Đã được thích:
    0
    cô chú nào chưa cưới thì cưới nhanh lên không là không đủ tiền đâu!
  10. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    2.010
    giá bán nội dịa với xuất khảu cứ chênh 1 trời 1 vực thế thì chịu sao đc, tăng 1 tý cũng là phải rồi

Chia sẻ trang này