Nếu thu phí lưu hành p tiện cá nhân của Bộ trưởng Thăng mà chống được ùn tắc thì PGS.TS Nguyễn Văn T

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kevintran, 13/01/2012.

4651 người đang online, trong đó có 351 thành viên. 09:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1340 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. kevintran

    kevintran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2010
    Đã được thích:
    63
    Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đưa ra đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân. Theo đó, xe máy sẽ phải đóng phí 500.000 - 1 triệu đồng/năm.
    Hoàn toàn không khả thi

    Thưa ông, Bộ GTVT vừa đưa ra đề xuất sẽ thu phí lưu hành phương tiện cá nhân. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?

    Tôi xin khẳng định là việc thu phí này không hề khả thi, đặc biệt là ở Hà Nội và TPHCM. Bộ trưởng nói rằng, mục đích thu phí lưu hành phương tiện này là nhằm làm giảm phương tiện cá nhân, lấy nguồn tiền đó để nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, từ đó giảm ùn tắc. Tôi cho rằng, đó là điều không tưởng.

    Vì sao ông lại cho là không tưởng?

    Bởi lẽ, trên thực tế, xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở ta hiện nay. Với rất nhiều hộ gia đình, đó là chiếc cần câu cơm theo đúng nghĩa. Tôi đi công tác TPHCM, đến thăm một gia đình vợ chồng đều là công nhân, chỉ có một chiếc xe máy cà tàng ngày ngày vợ chồng chở nhau đi làm, tan ca chiều chồng tranh thủ đi chở xe ôm.

    Họ có cô con gái chừng 3 tuổi nhưng tìm mãi trong nhà ấy không có nổi một chiếc vỏ hộp sữa nào. Nếu tính ra, vợ chồng đó chỉ phải trả chưa đến 50.000đ tiền phí trong một tháng thì cũng không phải là quá lớn. Nhưng tiền đó có thể mua được khoảng chục hộp sữa tươi cho cháu bé cơ đấy! Khi cái ăn của người ta còn chật vật thì việc đẻ thêm một loại phí càng khiến cuộc sống của họ túng quẫn hơn. Nhưng khi Nhà nước bắt buộc thì họ phải tuân theo, còn có nhận được sự đồng thuận hay không lại là chuyện khác.

    Còn nữa, với những người có điều kiện, bỏ ra hàng trăm triệu để mua ô tô thì tiền phí dù có là mấy chục triệu cũng không thấm gì so với họ.

    Nếu chống được ùn tắc, tôi sẽ đi tù!

    Nói như thế thì rõ ràng phí này là hoàn toàn không phù hợp?

    Không phù hợp quá đi chứ! Tôi đảm bảo dù có đóng phí cao hơn nữa thì người ta vẫn sẽ đi, vì nhu cầu bức thiết của cuộc sống, họ không còn lựa chọn nào khác.

    Sao lại không còn lựa chọn khác? Người dân có thể đi bộ hoặc là đi xe bus cơ mà?

    Nếu bạn đi với quãng đường dưới 5km có thể đi bộ được, nhưng cũng là bất khả kháng thôi. Còn đi xe bus à? Đến chính Bộ trưởng đưa ra yêu cầu mỗi cán bộ, nhân viên của Bộ phải đi làm ít nhất 1 lần/tuần bằng xe bus, thế rồi có thực hiện được đâu? Vì chất lượng chưa ổn: Xe bỏ bến, vào giờ cao điểm luôn phải chứa vượt số người quy định, phải chờ đợi dưới khói bụi, tắc đường...

    Trong trường hợp cần kíp phải đi nhanh thì xe bus không thể là lựa chọn. Còn với những người hành nghề xe ôm, người chở rau vào nội thành bán, không có xe máy nghĩa là cả gia đình họ bị đói. Do đó, tôi chắc chắn đề xuất này không hiệu quả.

    Ông có bi quan quá không? Vì để đưa ra đề xuất này, người ta cũng phải nghiên cứu, có tính toán cụ thể chứ?

    Tôi lấy danh dự là người có mấy chục năm giảng dạy, nghiên cứu về giao thông, tham gia lập nhiều dự án giao thông cho các đô thị ở Việt Nam để khẳng định điều đó. Các ông đưa ra đề xuất đó có dám cược không? Tôi sẵn sàng cược: Nếu việc thu phí lưu hành này hạn chế phương tiện cá nhân và chống được ùn tắc, tôi sẽ chịu mọi sự trừng phạt của pháp luật, kể cả đi tù.


    Nhưng chẳng lẽ người ta lại không biết được điều đó?

    Tôi nghĩ là họ biết.

    Vậy tại sao họ vẫn đưa ra?

    Có thể họ bắt chước nước ngoài, tưởng họ làm được thì mình cũng làm được. Thứ hai là có thể bí giải pháp thì đành phải đưa ra để cho mọi người và đặc biệt là Trung ương thấy rằng tôi rất cố gắng đấy chứ, năng động và sáng tạo đấy chứ? Còn giải pháp đó có hợp lý hay không thì không cần biết. Đã thấy có ai lên tiếng chịu trách nhiệm rằng nếu thu được phí mà còn ách tắc thì sẽ từ chức đâu? Bản chất giao thông của ta chẳng khác gì anh có 1m vải mà cứ đòi may cả chiếc váy cưới cho cô dâu. Đừng mong như thế! Tiếc là các nhà quản lý của ta vẫn đang nuôi tham vọng này.

    Phải đánh phí những ông quản lý

    Theo Bộ trưởng, việc thu phí này nhằm đảm bảo công bằng xã hội, những người đi ô tô, xe máy phải nộp phí để cùng Nhà nước đầu tư tái tạo hạ tầng giao thông. Ý kiến của ông thế nào?

    Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT, việc thu phí này hoàn toàn không khả thi, chẳng khác nào "tấm vải có 1m đòi đi may bộ váy cưới cho cô dâu".

    Tôi đồng tình là cần đảm bảo công bằng xã hội, ở đó người giàu cần phải chia sẻ với người nghèo. Thế nhưng, nói rằng việc thu phí này đảm bảo công bằng xã hội thì tôi không biết công bằng kiểu gì, ở đâu? Nếu công bằng thì phải thực hiện đồng loạt trên cả nước chứ, với cả người đi bộ, đi xe đạp nữa, vì anh cũng đi trên đường do Nhà nước xây dựng, cải tạo cơ mà!

    Nhưng ở các thành phố lớn thì giao thông mới phức tạp, hay ùn tắc cơ mà?

    Phức tạp, ùn tắc là do đâu? Do ông quản lý chứ. Nếu việc đánh phí nhằm vào những phương tiện gây ra ùn tắc thì tôi cho rằng phải đánh phí những ông quản lý trước tiên.

    Đánh phí nhà quản lý?

    Đúng vậy. Ở ta có kiểu không quản lý được thì cấm, không thì thu phí. Phí đẻ ra phí. Cuối cùng người dân vẫn gánh chịu nhiều nhất, trong khi trách nhiệm quản lý thì lại không rõ ràng. Đó là bất cập mà bao lâu rồi chưa khắc phục được.

    Nếu giải pháp thu phí không khả thi thì để hạn chế được ùn tắc và giảm phương tiện cá nhân, theo ông cần phải làm gì?

    Theo tôi, vào giờ cao điểm nên cấm tất cả xe taxi, xe rác thô sơ, đỗ xe dưới lòng đường, xe ô tô con. Đường khi đó chỉ dành cho xe buýt và xe máy. Phải nghiên cứu ách tắc từng nút, từng đường một, để đưa ra những giải pháp cụ thể. Việc thi công đường cần diễn ra ban đêm, ban ngày trả lại mặt đường cho người dân. Phải phát triển và nâng cao chất lượng xe bus. Khi đó mới hy vọng giảm được phần nào ùn tắc và phương tiện cá nhân.
    http://cafef.vn/2012011308272589CA33/pgsts-nguyen-van-thu-co-1m-vai-dung-may-vay-co-dau.chn
    trước có tranh luận về bác Thăng tôi có nói để hồi sau sẽ rõ... giờ các bác nào bênh bộ trưởng Thăng mới thấy "sướng" nhé, cái gì rồi cũng đi đến mục đích cuối cùng là $$$$$$$$$ mà thôi :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w
  2. kevintran

    kevintran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2010
    Đã được thích:
    63
    Các bác sợ anh Thăng chưa
  3. kevintran

    kevintran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2010
    Đã được thích:
    63
    Bộ trưởng Thăng nhắc lại: Không đóng phí, dân... đi bộ
    17:57 | 12/01/2012
    Đọc báo - Đọc báo - - “Việc thu này đảm bảo công bằng, thực tế, người sử dụng nhiều hạ tầng phải nộp phí nhiều hơn... còn đối với người đi bộ, xe đạp không phải nộp”.

    Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết: Tính pháp lý của đề án thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí lưu hành phương tiện vào trung tâm thành phố giờ cao điểm không phải là sáng kiến mới mẻ của Bộ. Bộ Giao thông vận tải phải thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội. Đây không phải là quy trình ngược.
    Theo Bộ trưởng Thăng, đề xuất trên căn cứ vào báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai vừa qua. Theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ có báo cáo về các giải pháp cấp bách giảm thiểu, kiềm chế tai nạn giao thông và xử lý ùn tắc tại các thành phố lớn.
    Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, các đại biểu Quốc hội đã nghiên cứu và căn cứ vào kết quả trả lời chất vấn, Quốc hội đã ra Nghị quyết, trong đó có nội dung thông qua các giải pháp của Chính phủ. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có kết luận, giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng đề án trình Chính phủ, Chinh phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bổ sung phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào Pháp lệnh về phí và lệ phí.

    Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trực tiếp trả lời tất cả các câu hỏi của người dân liên quan đến vấn đề giao thông vận tải.
    Trả lời câu hỏi của độc giả Thái Bá Minh (ở Hà Nội), tại sao lại thu phí lưu hành phương tiện theo cách cào bằng đầu xe cùng mức mà không theo lưu thông thực tế, không phân biệt xe mới, xe cũ… Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, chúng tôi đã có tính toán rất kỹ, không cào bằng, tính đến thực tế của giao thông, mức thu nhập của người dân, nhu cầu đi lại và kinh nghiệm các nước…
    Theo Bộ trưởng, mức phí lưu hành xe máy chia làm 2 loại, loại dưới 175 phân khối là 500.000 đồng/năm, như vậy mỗi tháng khoảng 46 nghìn đồng, tương đương khoảng 2 lít xăng. Chúng tôi nghĩ mức này là phù hợp. Với loại xe trên 175 phân khối, mức phí là 1 triệu đồng/năm.
    Với xe ô tô, mức thu là 20 triệu đồng/năm cho ô tô có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3, như vậy một tháng chưa đến 2 triệu và chúng tôi cho rằng phù hợp với người sử dụng loại phương tiện này. Với xe từ 2000 đến 3000 phân khối, mức thu là 40 triệu và trên đó thì mức phí lại cao hơn. Chúng tôi dự kiến có phân chia thành các mức phí như vậy cho phù hợp với từng đối tượng.
    Đưa quan điểm của mình về “sự công bằng trong đề án thu phí phương tiện, khi mà chủ nhân của những chiếc ô tô đang lăn bánh đã đóng góp vào ngân sách nhiều hơn rất nhiều so với những người đi xe đạp hay những phương tiện khác” (độc gải Nguyễn Quốc Cường, Hà Nội).
    Bộ trưởng Thăng cho rằng, mục tiêu của việc thu phí không chỉ để giảm ùn tắc giao thông, mà còn tạo ra nguồn thu để đầu tư trở lại hạ tầng, để phục vụ người dân tốt hơn.
    “Việc thu này đảm bảo công bằng, thực tế, người sử dụng nhiều hạ tầng phải nộp phí nhiều hơn. Người sử dụng xe máy thì nộp phí vừa phải, mức 500.000/năm, còn đối với người đi bộ, xe đạp không phải nộp”, Bộ trưởng Thăng khẳng định.
    Ngòai ra, theo Bộ trưởng Thăng, chúng ta cũng phải đặt ngược lại vấn đề, người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, họ làm gì để nộp thuế. Nhưng công sức bảo vệ biên giới của họ thì không thể tính bằng tiền. Nếu tính về sự đóng góp thì không thể tính được.
    Anh có thể nộp ngân sách hàng năm, hàng tháng nhưng sự hy sinh của những người nơi biên giới, của người nông dân làm ra hạt gạo… có tính được không, và họ luôn bị thiệt thòi. Cho nên người hỏi cũng phải xem lại.
    Bộ trưởng Thăng giải thích thêm, nếu mình không thu phí này, tạo thêm nguồn thu, chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước thì không có tiền đầu tư cho giao thông nông thôn, đường ven biển, đường tuần tra biên giới… Do vậy tôi nghĩ, nếu nói bình đẳng thì chúng ta phải hiểu một cách đầy đủ như vậy.
    Độc giả Nguyễn Quốc Cường hỏi thêm, nếu sau khi người có các phương tiện cá nhân đã nộp đầy đủ phí theo quy định mới, mà tình hình ùn tắc không được đẩy lùi, thì Bộ trưởng có sẵn sàng đề xuất Chính phủ trả lại những khoản phí đã đóng, thậm chí là lãi suất ngân hàng cho người dân nói chung hay không?
    Trở lời khúc mắc trên, Bộ trưởng Giao thông vận tải cho biết, đây là nhiệm vụ để giảm thiểu ùn tắc giao thông, khi giảm thiểu được, toàn dân được hưởng. Còn nếu nói hết hẳn, ở những nước phát triển như Mỹ, Nga, Anh, Nhật… cũng còn ùn tắc giao thông. Cho nên, chúng ta đang hướng đến mục tiêu giảm, còn giảm tới mức độ nào thì phụ thuộc vào tất cả chúng ta.
    http://docbao24h.vn/danh-muc/thi-truong/bo-truong-thang-nhac-lai-khong-dong-phi-dan-di-bo.html ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  4. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Chuyên gia giao thông hàng đầu người ta lên tiếng đó,.........thật xấu hổ cho anh kế toán.........:))
  5. kevintran

    kevintran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2010
    Đã được thích:
    63
    Chỉ biết làm theo và ăn theo thôi, chứ biết tính toán cái gì đâu ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  6. kevintran

    kevintran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2010
    Đã được thích:
    63
    Bộ trưởng Thăng nhắc lại: Không đóng phí, dân... đi bộ
    Nếu ko tuân thủ thì đi bộ hết nhé các bác, mấy ông nhà báo giật tít kiểu quan liêu thật =))=))=))=))=)):)):)):)):)):)):)):))
  7. uyendan

    uyendan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Đã được thích:
    0
    "....Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có kết luận, giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng đề án trình Chính phủ, Chinh phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bổ sung phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí lưu hành phương tiện vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào Pháp lệnh về phí và lệ phí...."

    Thế ra dân chửi anh Thăng là OAN vì cái tối kiến này không phải do A Thăng nghĩ ra mà là làm theo chỉ đạo của bác Phúc mà!

  8. Dancewithwolves

    Dancewithwolves Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    1.899
    cái ông này bảo cấm taxi là ko hợp lí rồi. Cần phải phát triển taxi như 1 phương tiện giao thông công cộng chủ lực.
  9. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Cho nên cái này không thể trì hoãn được rồi,.........thủng túi mới khẩn trương vá như thế...
  10. kevintran

    kevintran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2010
    Đã được thích:
    63
    Yên tâm đi rồi sẽ ko oan đâu, anh Thăng sẽ nghĩ ra nhiều chiêu mới nữa nhé..... :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

Chia sẻ trang này